Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Nếu thấy tôi trên đường tới Vực Ngàn Thước vào ngày hè năm 1973, bạn sẽ ngỡ rằng tôi bước ra từ tấm ảnh chính thức của đại hội Đảng Cộng sản, hay từ chân dung đám cưới của một cán bộ cách mạng. Tôi mặc áo khoác xanh lính thủy, cổ áo xám sậm, do cô bé thợ may may chọ Nó đúng y cái áo khoác Mao chủ tịch mặc, từ cổ xuống tới dáng túi và đường viền trên tay áo: ba cái cúc đồng lấp lánh mỗi khi tôi cử động cánh taỵ Để ngụy trang vẻ trẻ trung của mái tóc mất trật tự dựng đứng trên đầu tôi, cô thiết kế y phục của bọn tôi : che đầu tôi bằng cái nón kết cũ màu lục như nón sĩ quan của cha cộ Không may là đối với tôi cái nón nhỏ ít nhất một số.
Còn Lạc, để đúng với vai thư ký, nó mặc quân phục bạc màu chúng tôi mượn ngày hôm trước của một nông dân trẻ vừa xong nghĩa vụ quân sự trở về. Ngực nó lóng lánh một huy hiệu đỏ chói, hình nổi đầu Mao mạ vàng, tóc chải lật ra sau đâu vào đấy.
Vì trước đó chưa bao giờ phiêu lưu vào vùng núi hoang dã và heo hút này, chúng tôi suýt lạc trong rừng tre rậm rạp. Tre chót vót khắp nơi, lóng lánh hạt mưa, chùm lá giao nhau trên đầu và vây lấy chúng tôi. Mùi hăng của thú vật vô hình, thỉnh thoảng nghe tiếng tách nhẹ của mầm măng mới lớn và đang đâm chồi. Những loại tre mạnh hơn dường như có thể mọc thêm ba tấc mỗi ngày.
Máy xay chạy bằng nước của người ca sĩ già giạng chân trên dòng nước lũ từ vách đá cao đổ xuống. Trông nó như một di vật thời quá khứ, với những guồng đá trắng vân đen, khổng lồ, quay theo nhịp đều đều thôn dã.
Bên trong, phiến gỗ sàn nhà tầng trệt rung lên. Nhìn qua khe ván cong cũ kỹ có thể thấy nước chảy xiết giữa các tảng đá. Tiếng đá nghiến vang dội trong tai. Ông cụ mình trần đứng giữa phòng, đổ ngũ cốc vào lỗ xaỵ Ông ngừng việc lúc chúng tôi vào, và nghi ngại lặng lẽ nhìn chúng tôi. Tôi chào ông, không bằng tiếng Tứ Xuyên của mình, mà bằng tiếng quan thoại như thể mình là tài tử xi nê.
Ông cụ ngạc nhiên hỏi Lạc:
"Nó nói tiếng gì vậy?"
Lạc đáp:
"Tiếng chính thức. Tiếng Bắc Kinh. Cụ không nói tiếng quan thoại à?"
"Bắc Kinh ở đâu?"
Chúng tôi sửng sốt vì câu ông hỏi, nhưng khi nhận ra ông nói thật, bọn tôi không khỏi cười ồ. Trong thoáng chốc, tôi hầu như ganh với sự mù tịt về thế giới bên ngoài của ông.
Lạc hỏi:
"Bắc Bình, cụ có thấy quen quen không?"
Ông cụ nói:
"Bách Bình à? Quen, thành phố lớn ở phía bắc! "
Lạc giải thích:
"Tên đổi hai mươi năm trước rồi, bố ạ. Và ông này đây, ổng nói tiếng chính thức ở Bách Bình như cụ gọi."
Ông cụ nhìn tôi kính nể. Ông nhìn đăm đăm cái áo Mao của tôi, rồi dán mắt lên ba cái khuy trên cánh tay áo. Ông thò đầu ngón tay sờ chúng. Ông hỏi:
"Mấy cái thứ xinh xắn này để làm gì?"
Lạc dịch câu hỏi cho tôi. Tôi trả lời bằng tiếng quan thoại ngập ngừng của mình. Nhưng thông dịch viên của tôi bảo cụ già xay cối rằng tôi nói chúng là dấu hiệu của cán bộ cách mạng thứ thiệt.
Lạc nói tiếp bằng giọng khéo léo của tên đại bợm:
"Ông này tận Bắc Kinh tới để sưu tập các bài dân ca của vùng này, và công dân nào biết đều có nhiệm vụ truyền lại cho ông tạ"
Ông cụ nghi ngờ liếc về phía tôi và hỏi:
"Bài ca miền núi của chúng tôi à? Anh cũng biết, không thích hợp đâu, toàn mấy bài ngắn, cổ lỗ sĩ ấy mà."
"Ông này tìm đúng mấy bài đó: mấy lời hát chính gốc, nguyên thủy, thô thiển trong các đoản khúc xưa."
Cụ thợ xay ngẫm nghĩ yêu cầu rất cụ thể này. Rồi ông cười toe toét nhìn tôi với ánh mắt tinh quái lạ lùng.
"Anh có thật... ?"
Tôi cương quyết đáp:
"Thật."
"Ông ấy thật muốn tôi hát mấy bài thô lỗ nhảm nhí cho ông ấy à? Vì, ông thấy, mấy khúc hát của chúng tôi, như mọi người biết là... "
Ông ngừng lại vì một toán nông dân vác những sọt nặng trên lưng đi vào.
Tôi rất lo, gã "thông dịch viên" cũng lo không kém. Tôi thì thầm vào tai nó: "Chuồn hả?" Nhưng ông cụ quay sang chúng tôi và hỏi Lạc:
"Ông ấy nói gì?"
Tôi thấy đỏ mặt, và để giấu vẻ bối rối, tôi vội ra phụ các nông dân hạ sọt xuống.
Họ có sáu người. Hình như chưa ai tới làng chúng tôi, và khi biết chắc họ không rõ chúng tôi là ai, tôi cảm thấy yên tâm hơn. Họ để trên sàn những sọt bắp nặng mang tới xay.
Cụ thợ xay bảo các nông dân:
"Tới đây nào, để tôi giới thiệu anh thanh niên từ Bách Bình đến cho các ông. Thấy ba cái cúc trên ống tay áo chưa?"
Hớn hở, ông già ở ẩn nắm cổ tay tôi giơ lên vẩy trước mặt nông dân, cho họ say ngắm những cái cúc vàng vớ vẩn.
Ông reo lên, rượu phì khỏi miệng:
"Các ông biết là gì không? Dấu hiệu của cán bộ cách mạng đấy."
Tôi sửng sốt vì bàn tay chai sạn mạnh mẽ của ông cụ khẳng khiu này. Cái nắm chặt trên cổ tay tôi muốn dập xương. Thằng bịp Lạc đứng cạnh dịch lời ông thợ xay ra tiếng quan thoại với tất cả vẻ trang trọng của một thông dịch viên chính thức. Tôi thấy mình gật chào, và bắt tay mọi người như nhà lãnh tụ trong phim thời sự, cùng lúc lắp bắp những câu lịch sự bằng tiếng quan thoại rất nghèo nàn.
Đời tôi chưa bao giờ cư xử như thế. Tôi ân hận chuyến viếng thăm giả danh này, đảm nhận sứ vụ bất khả một cách thiếu suy nghĩ vì Bốn Mắt, chủ nhân độc địa của cái va li da.
Tôi gật đầu hăng hái tới nỗi cái mũ xanh của mình, hay đúng hơn là mũ ông thợ may, rơi xuống đất.
Rốt cuộc các nông dân ra về, để lại một núi bắp đợi xay.
Tôi cảm thấy kiệt quệ, đầu nhức vì cái nón chật càng lúc càng như vòng sắt siết lên xương sọ.
Ông cụ thợ xay dẫn chúng tôi tới thang gỗ ọp ẹp, thiếu hai ba thanh ngang lên tầng trên. Ông lục giỏ mây lôi ra bầu rượu đầy và ba cái chén nhỏ.
Ông nhe miệng cười:
"Ở đây ít bụi. Nào mình uống."
Sàn nhà rộng, tối tăm và rải rác những hòn sỏi, chúng tôi ngờ là "bánh bao ngọc" mà Bốn Mắt đã kể. Như nhà dưới, không một mảnh đồ đạc gì ngoại trừ cái giường lớn. Trên tường treo tấm da beo hay báo đen lốm đốm, và cây đàn, một thứ đàn cò bằng tre có ba dây.
Cụ thợ xay mời chúng tôi ngồi xuống giường. Đúng cái giường đã cho Bốn Mắt một kỷ niệm đau đớn.
Tôi liếc gã thông dịch của mình, rõ ràng nó cũng e sợ như tôi. Lạc lắp bắp, nó bắt đầu sờn lòng:
"Ngồi bên ngoài không thích hơn sao? Trong này tối quá."
"Đừng lo, cứ để tôi."
Ông cụ thắp đèn dầu đặt xuống giữa giường. Bình gần cạn, vì thế ông bỏ đi tìm dầu. Phút sau ông quay lại với bầu dầu đầy. Ông đổ thêm vào cây đèn, và đặt nửa bầu dầu cạnh bầu rượu.
Chúng tôi ngồi xổm trên giường uống rượu quanh ngọn đèn dầu. Cạnh tôi, một bó áo quần bẩn cuộn trong cái chăn thộ Vừa nhấp rượu tôi vừa cảm thấy lũ rận tí ti đang bò lên một chân mình. Tôi quyết định từ bỏ lễ nghi cán bộ và kín đáo thò tay vào quần, nhưng lập tức thấy chân kia cũng bị tấn công. Tôi tưởng tượng thân mình là bãi tập họp của đoàn quân chấy rận đang say máu mới, cồn cào vì món hẩu trên gân máu khốn khổ của tôi. Tôi hình dung Bốn Mắt khuấy một vạc lớn áo quần cuồn cuộn, chìm đắm, quay cuồng - chỉ khác đó là cái áo khoác mới kiểu Mao của tôi sôi sục giữa đám bọt tăm đen.
Lát sau ông cụ thợ xay bỏ đi, phó mặc chúng tôi cho chấy rận. Ông quay lại mang theo đĩa, cái chén nhỏ và ba đôi đũa, để hết trên chăn cạnh cây đèn. Rồi ông lại leo lên giường.
Cả Lạc lẫn tôi đều không giây phút nào nghĩ ông cụ lại trơ tráo mời chúng tôi cùng một món như đã mời Bốn Mắt. Nhưng muốn lảng ông ta đi thì đã quá muộn. Cái đĩa đầy những hòn sỏi nom bình thường, đủ màu xám và lục, cái chén đựng nước trong lóng lánh dưới ánh đèn dầu. Những hạt muối dưới đáy cho chúng tôi biết đây phải là sốt máy xaỵ Trong khi đó, bọn tấn công đang tiến tới giới hạn bành trướng lãnh thổ của chúng: chúng chui vào nón, và tôi thấy tóc mình dựng đứng lúc chúng xâm lăng da đầu tôi.
Ông cụ bảo:
"Xin mời. Đây là món nhắm thông dụng của tôi: bánh bao ngọc với sốt mặn."
Ông cầm đũa gắp một hòn sỏi trong đĩa và từ từ chấm vào nướt sốt như đang làm lễ. Rồi ông đưa viên sỏi lên môi mút ngon lành. Ông ngậm trong miệng một lúc lâu. Tôi thấy nó lăn giữa hàm răng sâu của ông, nhưng đúng lúc như sắp nuốt, nó lại trồi lên từ sâu trong cuống họng. Ông cụ mím môi, từ khoé miệng phun hòn sỏi ra trượt trên sàn nhà.
Sau một thoáng lưỡng lự, Lạc cầm đũa và nếm món bánh bao ngọc đầu tiên trong đời, vẻ mặt lịch sự tán thành pha lẫn thương hại. Ông khách từ Bách Bình là tôi theo sau. Nước sốt không mặn lắm, và viên sỏi có vị chua ngọt.
Ông cụ cứ rót đầy ly rượu và ép chúng tôi cùng ông nâng chén. Ba cái miệng phun sỏi bay cầu vòng khắp không gian. Có viên đập những viên đã rơi vãi trên sàn thành tiếng lách cách vui tai.
Ông cụ đang hứng. Ông cũng biết duyên cớ hôm naỵ Trước khi hát những sơn khúc ngắn, ông xuống nhà ngưng cối xay đang quá ồn. Rồi ông ra đóng cửa sổ để âm thanh tốt hơn. Ông vẫn cởi trần, và cẩn thận sửa lại sợi dây lưng bện rơm trước khi gỡ cây đàn ba dây trên tường xuống.
Ông đề nghị:
"Các chú muốn nghe mấy bài hát xưa hả?"
Lạc nói bằng giọng tin cẩn:
"Thưa phải, cho một tạp chí quan trọng của nhà nước. Chúng tôi tin nơi cụ. Chúng tôi cần những bài chính gốc, chân thực, điểm nét hiện thực lãng mạn."
"Anh bảo lãng mạn nghĩa là gì?"
Lạc ngẫm nghĩ câu hỏi, rồi đặt tay lên ngực như đang làm chứng trước quyền năng siêu nhiên:
"Cảm xúc và tình yêu."
Ông cụ khảy nhẹ dây đàn như cầm cây ghi tạ Sau vài nốt, ông bật hát hầu như không nghe rõ.
Chúng tôi chú ý ngay tới cái bụng méo mó của ông, kỳ lạ tới nỗi khoa? lấp giọng hát, giai điệu và mọi thứ. Gầy gò, ông gần như không có bao tử, chỉ một lớp da nhăn vô số nếp trên bụng. Lúc ông khởi sự hát, lớp nhăn cuồn cuộn lên, tạo thành những đợt sóng nhỏ lăn tăn trên thân thể sạm nắng bóng loáng. Sợi dây lưng bện rơm cũng bắt đầu nhấp nhộ Thỉnh thoảng nó biến mất vào trong cuộn da, nhưng ngay lúc tưởng như chìm hẳn trong dòng thủy triều nó lại trồi lên, nghễu nghện và tinh khôi. Một cái thắt lưng thần kỳ.
Giọng cụ thợ xay lập tức đổi sang khàn và trầm, mỗi lúc mỗi lớn. Khi hát, mắt ông đảo không ngừng từ mặt Lạc sang tôi, vẻ nhìn từ thân thiện đồng loã sang đăm đăm hoang dại.
Đây là bài hát của ông:
Hãy kể cho tôi:
Con rận già,
Nó sợ gì?
Nó sợ nước sôi,
Nước sôi là nước sôi.
Còn cô tiểu nhỏ,
Hãy kể cho tôi,
Cô sợ gì?
Cô sợ sư cụ,
Sư cụ là sư cụ,
Bọn tôi ôm bụng cười. Tất nhiên, chúng tôi cố kìm mình, nhưng tiếng khúc khích ngầm càng lúc càng tăng tới khi nổ bùng. Cụ thợ xay cũng mỉm cười và hát tiếp, trong lúc làn da cứ cuộn trên bao tử. Lạc và tôi lăn ra sàn, bật cười rũ rượi.
Lạc lau mắt đứng dậy. Nó cầm bầu rót đầy ba chén trong khi chúng tôi đợi người ca sĩ già hát hết bài ca sơn cước chân chất, chính gốc, lãng mạn này.
Lạc đề nghị:
"Nâng chén chúc mừng cái bao tử khó tin của cụ."
Vung vẩy ly rượu, người ca sĩ của bọn tôi mời bọn tôi đặt tay lên bụng ông. Ông hít hơi thật sâu, không hát, mà chỉ làm trò dợn sóng trên bao tử. Rồi chúng tôi cụng chén uống một hơi cạn. Trong vài giây, cả ba chúng tôi ngồi chết sững. Rồi thình lình cổ tôi ứ lên một vị kinh khủng tới nổi tôi quên vai của mình, và buột miệng bằng tiếng Tứ Xuyên lộ liễu:
"Cái món rượu lậu của cụ nấu bằng gì?"
Tôi hỏi vừa xong, cả ba lập tức phun hết những gì trong miệng ra hầu như đồng loạt: Lạc đã cầm lộn bầu. Nó không rót rượu mà rót dầu đèn.
*
Tôi nghĩ từ khi tới núi Phụng Hoàng chắc đây là lần đầu tiên Bốn Mắt mới thật sự nhìn một người nào với vẻ mãn nguyện sâu xa như thế. Trời nóng. Mặt nó đổ mồ hôi, cặp kính cứ trượt trên cái mũi nhỏ. Trong lúc nó cắm đầu trên những mẩu giấy vấy muối, rượu và dầu đèn, trên đó chúng tôi ghi mười tám bài hát của cụ thợ xay, Lạc và tôi để nguyên giầy áo bò lên giường nó. Bọn tôi mệt đứt hơi: lặn lội gần suốt đêm băng qua núi, và sau khi xuyên rừng tre, tiếng thú hoang vô hình theo chúng tôi mãi tới bình minh. Bất chợt nét mỉm cười tan biến trên mặt Bốn Mắt, nhường chỗ cho vẻ cáu kỉnh.
Nó quát tháo:
"Đồ chết tiệt! Tụi mày ghi được toàn mấy câu tục tĩu!"
Giọng nó sắc cạnh như sĩ quan quân đội. Tôi giật lùi vì cơn thịnh nộ của nó, nhưng không nói. Chúng tôi chỉ muốn nó cho mượn hai cuốn sách để đổi lấy cố gắng của mình.
Lạc bồn chồn nhắc cho nó nhớ:
"Mày nói mày muốn bài hát miền núi chính gốc."
"Trời ơi! Tao muốn, mà tao cũng nói tụi mày là tao muốn những câu hát tích cực đượm chất hiện thực lãng mạn."
Vừa nói Bốn Mắt vừa nhón ngón tay giơ một trang lên vẫy vào mặt chúng tôi. Tiếng giấy sột soạt lẫn với giọng thầy giáo mắng nhiếc của nó.
"Hai đứa mày sao vậy, chỉ toàn kiếm thứ bị cấm hả?"
Lạc nói:
"Đừng cường điệu."
"Mày nghĩ tao cường điệu? Mày muốn tao trình cái này cho ủy ban xã không? Lão thợ xay của tụi mày sẽ bị kết tội phổ biến thứ dâm ô, thậm chí có thể đi tù. Tao nói thiệt."
Bỗng nhiên tôi ghét nó. Nhưng tôi không tỏ ra. Tốt hơn nên đợi tới khi nó giữ lời hứa cho bọn tôi mượn thêm sách.
Lạc nói:
"Thì cứ đi báo cáo ông cụ đi! Tao nghĩ ổng hay - bài hát, giọng ca, cái bụng dợn sóng quái đản, và những thứ ổng kể. Tao sẽ trở lại đó biếu ổng ít tiền vì lòng ân cần của ổng."
Ngồi ở mép giường, Bốn Mắt gác cái cẳng khẳng khiu của nó lên bàn và đọc tiếp những tờ ghi chép của chúng tôi.
"Làm sao tụi mày phí bằng ấy thời giờ chép thứ ngớ ngẩn này? Tao không tin nổi. Tụi mày nghĩ tạp chí nhà nước sẽ tính chuyện đăng đồ cứt này hả? Họ sẽ cho tao việc nhờ cái này hả? Tụi mày mất trí rồi."
Từ khi nhận được thư mẹ, nó thay đổi thật khác thường. Vài ngày trước khó mà nghĩ nó quạt chúng tôi như thế này. Tôi không ngờ một tia hy vọng nhỏ xíu cho tương lai có thể hoàn toàn biến đổi một con người. Nó kiêu căng một cách điên rồ, giọng nó sôi lên khao khát và căm hờn. Nó không nhắc gì đến cuốn sách đáng lẽ cho bọn tôi mượn. Nó đứng bật dậy, ném những tờ ghi chép của chúng tôi lên giường rồi đi vào bếp. Chúng tôi nghe nó vừa thái rau vừa lầu bầu.
"Tao đề nghị tụi mày gom hết mấy tờ giấy của tụi mày cất vào túi, hay tốt hơn nên đốt ngay đi. Tao không muốn đồ bị cấm đó nằm vạ vật , nhất là trên giường tao!"
Lạc vào bếp gặp nó:
"Cho tao mượn hai cuốn sách rồi tụi tao sẽ về."
"Sách gì?"
Tôi nghe Bốn Mắt vừa lải nhải, vừa tiếp tục thái bắp cải và củ cải.
"Sách mày hứa với tụi tao."
"Mày nghĩ tao điên hay sao? Mày đem về cho tao thứ rác rưởi vô dụng, chỉ tổ làm tao bị rắc rối! Rồi mày còn trơ mặt giả bộ... "
Nó ngưng giọng và lao lại vào phòng, tay vẫn cầm con dao bếp. Nó chộp mớ giấy trên giường, rồi chạy ra cửa sổ đọc lại lần nữa dưới ánh mặt trời ban mai. Nó thốt:
"Trời đất! Tao thoát rồi. Tao chỉ cần đổi chút xíu. Tao có thể thêm đúng lời chỗ này chỗ kia, và cắt bỏ mấy chỗ tục tĩu... Đồ ngu, tụi mày đúng là ngụ Ít nhất tao còn nghĩ đúng được, hơn cả hai đứa mày."
Không chút khó khăn, nó đọc lớn bài hát đầu tiên với các câu cải biên, hay nói đúng hơn là bóp méo của nó:
Hãy kể cho tôi:
Lũ chí rận tư sản,
Chúng sợ gì?
Chúng sợ làn sóng vô sản sục sôi.
Tôi chồm lên lao vào nó. Trong cơn phẫn nộ, tôi chỉ muốn giật những tờ giấy khỏi tay nó, nhưng khi vung tay, tôi vô tình đấm vào hàm nó khiến nó lảo đảo. Ót nó đập vào tường, con dao rơi khỏi tay, và mũi nó chảy máu. Tôi cố giật giấy ghi chép của mình để xé thành từng mảnh vụn và nhét vào miệng nó, nhưng nó giữ chặt.
Từ lâu tôi không dự vào bất cứ vụ đánh nhau nào, vì thế tôi quá đà, và trong mấy phút tôi chẳng biết chuyện gì xảy ra. Tôi thấy miệng nó mở lớn, nhưng không nghe tiếng nó hét.
Ra đến ngoài tôi bình tĩnh lại. Lạc và tôi ngồi ven đường, ở chân một tảng đá. Lạc xỉa ngón tay lên chiếc áo khoác kiểu Mao của tôi, có vết máu Bốn Mắt.
Nó nói:
"Mày giống người hùng trong phim chiến tranh. Ôi dào, từ nay khỏi có Balzac."
*
Mỗi khi có ai hỏi tôi thị trấn Vĩnh Kính như thế nào, tôi sẽ lập lại điều bạn Lạc nói: nhỏ tới nỗi khi căng tin địa phương nấu thịt bò xào hành, mùi bay tới mũi từng cư dân.
Thật vậy, thị trấn không hơn một con lộ độc đạo khoảng hai trăm thước, với bưu điện, thị sảnh, cửa hàng tạp hoá, thư viện và trường học. Cũng có một quán ăn dính với khách sạn mười hai phòng. Ở cuối thị trấn, trên giữa sườn đồi, là bịnh viện huyện.
Hè năm đó trưởng làng gửi chúng tôi tới thị trấn vài lần xem phim. Tôi tin rằng lý do chính đằng sau thái độ cởi mở của ông là cái đồng hồ báo thức hết sức hấp dẫn, với con gà trống lông công kiêu căng của chúng tôi: nhà cựu canh tác thuốc phiện cải hoá thành cộng sản mụ người vì nó. Cách duy nhất để chiếm trọn nó cho mình, dù chỉ một thời gian ngắn, là phái chúng tôi đi Vĩnh Kính. Suốt bốn ngày chúng tôi ra đó xem phim rồi quay về làng, ông sẽ là chúa tể và là chủ cái đồng hồ.
Tới cuối tháng Tám, một tháng sau khi chúng tôi cãi nhau với Bốn Mắt, từ đó cắt đứt liên hệ, chúng tôi lại lên đường ra Vĩnh Kính, nhưng lần này bọn tôi có cô bé thợ may tháp tùng.
Sân bóng rổ kiêm rạp chiếu bóng ngoài trời chật cứng khán giả. Họ vẫn chiếu phim cũ của Bắc Hàn, Cô bé hàng hoa, phim đã làm bốn bà phù thủy ở nhà cô bé thợ may chảy nước mắt. Bộ phim dở, và xem lại lần thứ hai không làm chúng tôi đổi ý. Nhưng không vì thế chúng tôi cụt hứng. Vì chúng tôi mừng được ra thị trấn một lần nữa, ngay cả một thị trấn không lớn hơn chiếc khăn taỵ Hoài niệm về cuộc sống thị thành dồn dập trở về, và xin cam đoan, ngay cả mùi thịt bò xào hành cũng mang hương vị tinh tế. Hơn nữa, Vĩnh Kính có điện thay vì đèn dầu như chỗ chúng tôi. Tôi không nói quá rằng chuyến thăm thị trấn của chúng tôi trở thành nỗi ám ảnh, nhưng phải lê bước qua núi để xem phim nghĩa là ít nhất có bốn ngày khỏi lao động ngoài đồng, từ việc vác phân người và phân thú trên lưng, hay cày bừa trên ruộng lúa với con trâu đuôi dài quất ngang mặt.
Lý do lên tinh thần khác của chúng tôi là cô bé thợ may đi cùng. Lúc chúng tôi đến nơi, phim đã bắt đầu, và chỉ còn chỗ đứng sau màn ảnh, nơi hình ảnh lật ngược và mọi người thuận tay trái. Nhưng cô bé thợ may không muốn bỏ lỡ cuộc vui hiếm có này. Còn chúng tôi, chúng tôi hài lòng ngắm khuôn mặt yêu kiều của cô đẫm trong màu sắc rạng ngời từ màn ảnh dội lại. Đôi lúc, màn ảnh tối đi và cặp mắt cô lấp lánh như đốm lân tinh trong bóng đen. Rồi bất chợt, khi đổi cảnh, mặt cô sáng lên, tràn ngập sắc màu, và nở hoa diệu kỳ. Trong số các cô gái giữa ít nhất hai ngàn khán giả, hiển nhiên cô nàng xinh nhất. Niềm hãnh diện nam tính khuấy lên sâu trong lòng chúng tôi, giữa những cái nhìn ganh tị của bọn đàn ông trong đám đông. Khoảng giữa phim, cô quay sang thì thầm vào tai tôi. Lời cô nhói tim tôi.
"Anh kể hay hơn nhiều."
Khách sạn chúng tôi tới sau đó rất rẻ tiền - năm xu một phòng, chưa tới giá một phần thịt bò xào hành. Trong sân, chúng tôi gặp ông gác đêm đầu hói quen thuộc, đang ngủ gà gật trên ghế. Ông chỉ lên một cửa sổ đèn sáng, và thấp giọng bảo chúng tôi rằng căn phòng đã có một bà đi một mình thuê qua đêm. Ông nói bà ta khoảng bốn mươi và từ thủ phủ của tỉnh đến. Bà sẽ đi Phụng Hoàng sơn sáng mai.
Ông nói thêm:
"Bả đón con trai. Bả kiếm được việc cho nó ở thành phố."
Lạc hỏi:
"Con trai bả đang học cải tạo à?"
"Ừ, như mấy chú."
Thằng có diễm phúc này là ai - đứa đầu tiên trong hơn trăm thanh niên trên núi được thả từ học tập cải tạo về? Câu hỏi làm chúng tôi thao thức ít nhất nửa đêm, nôn nóng vì ganh tị. Giường chúng tôi như lửa đốt không thể ngủ được. Chúng tôi không biết đứa may mắn là ai, dù chúng tôi lược qua tên mọi đứa khả dĩ, loại trừ những đứa như chúng tôi thuộc loại ba phần trăm, vì là con tư sản như Bốn Mắt, hay con kẻ thù giai cấp như Lạc và tôi.
Hôm sau chúng tôi trên đường về, tình cờ tôi gặp người đàn bà đến để cứu đứa con. Ngay trước khi lối mòn dốc lên giữa vách đá rồi mất hút trong mây trắng che phủ đỉnh núi, chúng tôi thấy một triền núi lớn điểm những ngôi mộ Tây Tạng và Trung Hoa. Cô bé thợ may muốn chỉ cho chúng tôi nơi chôn cất ông ngoại. Bản thân không thích nghĩa địa, tôi ở lại trong khi cô và Lạc thám hiểm rừng bia mộ, một số bia chìm phân nửa dưới đất, số khác phủ dây leo dầy đặc.
Tôi ngồi dưới một mỏm đá nhô ra, và như thường lệ, nhóm lửa với lá khô và cành cây. Tôi lấy hai củ khoai lang trong túi và lùi dưới than hồng, khi nhìn lên tôi thấy người đàn bà ngồi trên ghế gỗ buộc vào vai một thanh niên. Thật ngạc nhiên là trong chỗ ngồi không chút gì vững chắc, bà tỏ vẻ hầu như thanh thản siêu nhân và đang đan áo, như thể đang ngồi trên ban công nhà.
Dáng người gầy, bà mặc áo khoác bằng nhung kẻ, màu lá cây đậm, quần nâu và đôi giầy phẳng gót bằng da mềm màu lá mạ. Khi họ đi ngang, người phu quyết định nghỉ và hạ thấp ghế xuống mặt đá phẳng. Người đàn bà cứ tiếp tục đan, không tỏ vẻ bước xuống ghế. Bà chẳng buồn liếc xem tôi làm gì, cũng chẳng nói một lời với người phụ Dùng giọng địa phương, tôi hỏi bà có phải đã trọ qua đêm ở khách sạn Vĩnh Kính. Bà gật đầu xác nhận và tiếp tục đan. Một bà thanh lịch, hẳn là giầu có, không ngạc nhiên trước bất cứ điều gì.
Tôi nhặt que đâm một củ khoai giữa than hồng, đập lên đá vài lần để rũ trọ Tôi quyết định đổi cách phát âm.
"Mời bà hương vị núi non."
Bà reo lên, giọng nhẹ và du dương:
"Cậu nói giọng Thành Đô!"
Tôi giải thích gia đình tôi ở Thành Đô, đó là quê tôi. Nghe thế bà xuống ghế, tay vẫn cầm que đan, và đến ngồi bên đống lửa của tôi. Hiển nhiên bà không quen ngồi xổm trong tình huống tùy tiện như thế.
Bà mỉm cười nhận củ khoai tôi mời và thổi, nhưng tránh không ăn bằng cách hỏi vì sao tôi tới chốn xa xôi này. Tôi bị học tập cải tạo à?
Tôi vừa đáp vừa lấy que cời tro tìm củ khoai kia:
"Vâng, trên Phụng Hoàng Sơn."
Bà kêu lên:
"Thật sao? Con trai bác cũng bị cải tạo ở đó. Cháu có thể đã gặp nó. Hình như trên đó nó là đứa duy nhất đeo kính."
Đầu que của tôi trượt khỏi củ khoai đâm vào trọ Đầu tôi choáng váng như bị tát vào mặt.
"Con trai bác là Bốn Mắt? "
"Ừ nó."
"Thế ra nó là đứa đầu tiên được thả!"
"Ồ, cháu đã nghe rồi à? Ừ, đúng vậy, nó sẽ làm cho tạp chí văn chương."
"Con bác là một chuyên gia không ngờ về dân cạ"
"Bác biết. Thoạt đầu hai bác sợ nó phí phạm thời giờ trên núi. Nhưng hai bác lầm. Nó sưu tập được nhiều bài ca thôn dã tuyệt vời mà nó đã phỏng theo và cải biên. Ông tổng biên tập rất thích lời bài hát."
"Nhờ bác mà nó có thể khảo cứu. Bác đã cho nó nhiều sách để đọc."
"Tất nhiên."
Bà bỗng im bặt, rồi liếc tôi nghi ngờ. Bà lạnh lùng nói:
"Sách à? Chắc chắn là không. Cám ơn cháu về củ khoai."
Bà quả thật nao núng. Nhìn bà thận trọng đặt củ khoai giữa than hồng, đứng lên sẵn sàng tiếp tục lên đường, tôi tiếc là đã nhắc tới chuyện sách.
Thình lình bà quay lại đặt câu hỏi mà tôi e ngại:
"Cháu tên gì? Bác muốn kể cho con bác người bác gặp trên đường."
Tôi ngần ngại đáp:
"Tên cháu à? Tên cháu là Lạc."
Lời nói dối vừa buột khỏi miệng khiến tôi hối hận. Tôi vẫn còn nghe vẻ cảm động trong giọng nói du dương êm dịu đó khi mẹ Bốn Mắt thốt lên:
"Vậy cháu phải là con của ông nha sĩ lừng danh! Quả là ngạc nhiên! Có thật như mọi người nói ba cháu chữa răng cho Mao chủ tịch không?"
"Ai bảo bác thế?"
"Con trai bác kể trong một lá thự"
"Cháu không biết."
"Ba cháu không kể cho cháu à? Ông thật khiêm tốn! Ông ấy nổi danh là một nha sĩ giỏi, rất giỏi."
"Thật ra, ba cháu lúc này đang bị giam. Ông bị liệt vào thành phần kẻ thù của nhân dân."
Giọng bà thấp xuống thành tiếng thì thầm:
"Bác cũng nghe thế. Ba của Bốn Mắt cũng đang gặp rắc rối tương tự. Nhưng cháu không nên quá lọ Lúc này, dốt nát là thời trang, nhưng một ngày nào đó sẽ lại cần có bác sĩ giỏi. Vả lại, Mao chủ tịch sẽ cần ba cháu nữa."
"Lần tới gặp ba cháu, chắc chắn cháu sẽ chuyển lời thông cảm của bác."
"Cháu cũng không nên mất hy vọng. Như bác đây, dù có vẻ bận đan cái áo len xanh này, thật ra bác đang làm thơ trong đầu, mà tay vẫn cứ đan."
"Hay thật! Loại thơ gì, thưa bác?"
"Bí mật, cậu à."
Dùng mũi que đan bà đâm củ khoai, lột vỏ và cho củ khoai còn nóng hổi vào miệng.
"Con bác thích cháu lắm, cháu biết không? Nó nhắc tới cháu nhiều lần trong thự"
"Thế ạ?"
"Ừ. Nhưng nó không thích bạn cháu, hình như là anh chàng sống cùng làng với cháu."
Thật là một phát hiện. Tôi tự khen mình vì đã giả danh Lạc. Tôi hỏi, cố giữ giọng hững hờ:
"Sao nó không thích bạn cháu?"
"Bác nghĩ nó hơi ranh. Nó nghi con bác giấu một cái va li, mỗi lần tới chơi nó cứ tìm."
"Một va li sách à?"
Bà lại ngờ vực:
"Bác không biết. Một hôm con bác tức cậu đó tới nỗi con bác đấm nó vào hàm và cho một trận. Bác nghe kể nó chảy máu nhiều lắm."
Tôi lầm bầm bực tức, và phải dằn cơn thôi thúc nói cho bà biết trí tưởng tượng sống động của con bà dùng để viết tiểu thuyết thích hợp hơn là giả mạo lời bài hát dân gian.
Bà nói tiếp:
"Bác không ngờ con bác khoẻ thế. Ngay thư sau, bác khuyên nó tránh xa rắc rối, và đừng bao giờ dính líu trong tình thế nguy hiểm như vậy nữa."
"Bạn cháu sẽ rất thất vọng khi nghe con bác từ giã chúng cháu luôn."
"Sao thế? Nó muốn trả đũa à?"
"Không, cháu không nghĩ thế. Nhưng nó sẽ phải bỏ hy vọng có ngày đặt tay lên cái va li bí mật."
"Ôi dào. Chắc là thế."
Khi người phu bắt đầu tỏ vẻ sốt ruột, bà từ giã tôi. Chúc tôi may mắn, bà lên ghế, cầm lấy món đan, và đi mất.
*
Mộ tổ của cô bé thợ may ở cách xa đường mòn chính, nằm trên triền dốc hướng về phía nam giữa những ngôi mộ nghèo. Một số không hơn đống đất đủ cỡ. Số khác ở trong tình trạng hơi khá hơn, bia mộ chìm trong cỏ cao, tàn úa. Ngôi mộ tổ rất khiêm tốn, thậm chí tầm thường. Bia là tảng đá xám đậm, có vân xanh, xói mòn vì khí hậu khắc nghiệt nhiều thập kỷ, khắc chỉ một tên và hai ngày tóm lược một cuộc đời không gì đáng nhớ. Lạc và cô bé thợ may đặt những bó hoa dại hái gần đó, những nụ hoa đỏ hình trái tim, lá đủ màu, hoa anh thảo trên cuống cong duyên dáng, hoa bóng nước được dân địa phương gọi là "Phụng Hoàng tiên", và cả một số lan dại hiếm, cánh hoa tinh khiết trắng như sữa vây quanh đài hoa vàng nhạt.
Cô bé thợ may gọi lớn:
"Sao dài mặt ra thế kiả"
Tôi hét trả:
"Tôi đang buồn cho Balzac."
Tôi xuống triền dốc gặp hai đứa và kể cuộc gặp gỡ mẹ Bốn Mắt, nhà thơ đan áo. Tụi nó hình như không chia sẻ nỗi căm phẫn của tôi về chuyện ăn cắp đáng tởm các bài hát của ông cụ thợ xay, không bị ảnh hưởng gì với tin Bốn Mắt sẽ được rời vùng sơn cước, cũng như viễn ảnh mất Balzac. Nhưng tụi nó rất thú vị khi tôi kể đã giả vờ làm Lạc, con ông nha sĩ, và tiếng cười của chúng vang đầy nghĩa trang lặng lẽ.
Một lần nữa, tôi thấy vẻ quyến rũ trên khuôn mặt cô bé thợ maỵ Cô hấp dẫn như đêm trước ở buổi xi nê ngoài trời. Nhưng lúc này cô cười làm tôi say đắm cùng cực muốn cưới cô ngay lập tức, bất kể cô là bạn gái của Lạc. Trong tràng cười của cô, tôi thấy hương xạ của lan rừng, ngát hơn cả mùi hoa dưới chân cô.
Lạc và tôi vẫn đứng trong lúc cô quỳ bên mộ Ông ngoại. Cô cúi lạy mấy lần, lẩm bẩm một mình những lời dịu dàng khấn ông.
Bất chợt cô quay đầu nhìn chúng tôi.
"Mấy cuốn sách đó - hay là mình ăn trộm chúng?"