Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. Bảy Mươi Hai Ngày Thiếu Gia Làm Con Gái
  3. Chương 142
Trước /151 Sau

Bảy Mươi Hai Ngày Thiếu Gia Làm Con Gái

Chương 142

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

- Các người phải cho tôi gặp phu nhân! Các người không thể lợi dụng bà ấy bị bệnh mà đối xử với tôi thế này. Các người mau cho tôi vào trong …

Ông Khôi gật đầu ra hiệu cho hai vệ sĩ ngay lập tức lúc đó Bảo Trân và ông Triệu bị cõng ra ngoài sân. Hai vệ sĩ thả họ xuống và nghiêm giọng:

- Yêu cầu hai người rời khỏi đây nếu không thì chúng tôi sẽ báo cảnh sát về tôi xâm phạm bất hợp pháp nhà của người khác!

Ông Triệu nghe vậy thì vội vàng quay sang con gái và khẩn trương nói:

- Thôi chúng ta về đi con! Mọi chuyện đã không thể cứu vãn được nữa!

Bảo Trân nghe vậy thì không khóc nữa. Cô lau nước mắt rồi mỉm cười và nhẹ giọng:

- Ừ! Chúng ta về đi ba! Có gì tối về chúng ta lại tính tiếp cực chẳng đã lại tốn công thêm một vở kịch thôi mà! Cả nước Việt Nam này đâu phải chỉ có mình Lâm gia là tỷ phú!

Nói xong thì hai cha con họ quay bước ra về với gương mặt rất bình thản không vương vấn hay còn sót lại chút cảm xúc nào của mấy phút trước. Ông Khôi lắc đầu ngao ngán rồi chạy vào trong. Chủ tịch Lâm đã ngồi chờ sẵn ở phòng khách. Ông vẫn bình thản thưởng thức nốt ly trà còn uống dở rồi chậm rãi nói:

- Họ đã về chưa?

Ông Khôi kinh cẩn thưa:

- Dạ! Hai người họ đã về rồi ạ!

- Vậy họ có nói gì trước khi rời đi không?

- Dạ! Cô Bảo Trân nói là cực chẳng đã thì diễn tiếp một vở kịch nữa, nước Việt Nam này đâu chỉ có mình Lâm gia là tỷ phú ạ!

Ông Châu thở dài rồi buông giọng:

- Vậy là …sẽ có thêm một nạn nhân của họ nữa rồi! …Hâz…thật là không hiểu được tại sao họ lại tự làm khổ mình như vậy? Tại sao không dùng hết cả trái tim mình để yêu thương một ai đó mà phải là gượng ép và giả tạo?

Ông lại thở dài rồi quay sang ông Khôi nhẹ giọng:

- Ông hãy mau đổi mật mã ở cổng chính! Tôi không muốn gặp lại Bảo TRân một lần nào nữa! Sau khi đổi thì ông hãy gọi điện cho Gia Bảo nói mật mã mới cho thằng bé!

Nói xong thì ông đứng dậy đi vào trong. Ông Khôi vội vã chạy ra cổng để đổi mật mã nhưng ông không biết nên chọn số nào để làm mật mã mới. Ông phân vân tự nói:

- Biết lấy số nào bây giờ! Ngày sinh của chủ tịch và phu nhân đều không có còn ngày sinh của thiếu gia thì Bảo Trân đã biết vậy mình phải lấy ngày nào để làm mật mã mới đây?

Ông Khôi suy nghĩ một lúc rồi reo lên mừng rỡ:

- Có rồi! Chính là ngày hôm qua! Dạo gần đây thiếu gia gặp rất nhiều chuyện ngoài ý muốn nhưng ngày hôm qua chính là ngày thiếu gia trở về từ cõi chết mà những ai trở về từ cõi chết đều rất may mắn vậy thì mình sẽ lấy ngày hôm qua làm mật mã mới của cổng.

Nói rồi thì ông vội vã bấm những con số mà mình chọn lên bàn phím của chiếc máy gắn trên cổng. Sau đó lấy điện thoại ra và gọi cho Gia Bảo. Gia Bảo bắt máy sau vài lần đổ chuông: -Cháu nghe đây chú!

Ông Khôi nhẹ giọng nói:

- Dạ! Tôi gọi cho thiếu gia để nói cho cậu biết mật mã mới của cổng chính ạ!

Gia Bảo tỏ ra ngạc nhiên:

- Mật mã mới của cổng chính sao? Sao bỗng dưng đổi mật mã làm gì vậy chú?

Ông Khôi đáp kính cẩn:

- Dạ! Đó là ý của chủ tịch ạ! Ông ấy không muốn gặp lại cô Bảo Trân nên đã bảo tôi thay mật mã mới!

Gia Bảo nhẹ giọng:

- Vậy chú đọc mật mã mới cho con đi!

- Mật mã mới là 238 2013 ạ!

Gia Bảo im lặng vài giây rồi hỏi nhẹ:

- Là ngày hôm qua sao chú? Sao lại lấy ngày đó làm mật mã mở cổng?

Ông Khôi gật đầu vẻ hài lòng rồi buông giọng tán thưởng:

- Thiếu gia thông minh thật đấy! Vừa đọc lên là đã biết tôi lấy ngày nào rồi. Thực ra thì ngày hôm qua là ngày thiếu gia trở về từ cõi chết nên rất may mắn chính vì vậy tôi muốn dùng nó để làm mật mã mới!

Gia Bảo nghe vậy thì nhẹ giọng:

- Cháu vốn thông minh từ nhỏ. Mấy chuyện này có là gì đâu ạ! Thế mẹ cháu thế nào rồi ạ? Bà ấy đã đỡ hơn chưa?

Ông Khôi đều giọng trả lời:

- Da! Thiếu gia cứ yên tâm ạ! Phu nhân bây giờ đã đỡ nhiều rồi ạ! Bác sĩ nói là chỉ cần nghĩ thêm vài ngày nữa là sẽ khỏi thôi ạ!

Gia Bảo gật đầu rồi nhấn mạnh:

- Dạ cháu biết rồi ạ! Chú cứ nói với mẹ cháu là cháu rất nhớ bà ấy. Chỉ cần mẹ cháu nghe được câu đó chắc chắn sẽ khỏi thôi ạ! Thôi không có việc gì nữa cháu cúp máy đây!

Gia Bảo vừa kết thúc cuộc trò chuyện với ông Khôi thì Phương Nghi nói khẽ giọng:

- Đồ cao ngạo!

Gia Bảo nghe vậy liền vội vàng nói:

- Tôi có nói gì quá đáng đâu mà cô nói tôi là cao ngạo! Tôi chỉ nói lên sự thật thôi mà! Cô không thấy tôi thông minh sao? Đẹp trai nữa! Còn chuyện của mẹ tôi thì đúng là như vậy mà lúc nào chỉ cần nghe tôi nói là tôi nhớ bà ấy thì dù trong người có mệt hay buồn đến đâu thì bà ấy cũng khỏi hết!

Phương Nghi không nói gì. Thấy vậy Gia Bảo cũng khẽ giọng: -Con gái các cô lúc nào cũng chỉ giỏi ghen tỵ!

Phương Nghi quay mặt ra cửa xe và thở dài rồi thầm nghĩ “Mình không có tâm trạng để nói lý lẽ với anh ta …loại người đó cho dù mình lôi cả toàn bộ kiến thức của mười bốn năm đèn sách ra để nói thì chắc cũng không lại!”

Phương Nghi quay mặt nhìn xung quanh rồi khẽ giọng hỏi:

- Anh ơi! Mình đang ở đâu vậy? Đã gần tới chưa?

Du Kiệt nhẹ giọng trả lời:

- Chưa đâu em! Con lâu lắm! Khoảng chiều ngày mai mới tới! Bây giờ chúng ta đang ở Phan Rang thôi em ạ!

Cao Lam quay lại rồi nói với ánh mắt đầy quan tâm:

- Em cảm thấy mệt hả? Nằm xuống ngủ đi cho khỏe!

Phương Nghi khẽ gật đầu rồi ngả ghế ra nằm. Thấy vậy Gia Bảo cũng bẻ ghế và nằm xuống. Phương Nghi liếc xéo với ánh mắt giận dữ. Gia Bảo nhìn thấy thế thì vội vàng chống chế:

- Tôi làm gì sai à? Cô mệt thì cô nằm! Tôi cũng cảm thấy mệt nên nằm thôi! Ghế cô và ghế tôi là hai cái khác nhau nếu cô không thích thì ngồi dậy đi!

Phương Nghi nghe vậy thì ngồi dậy nói vẻ ấm ức:

- Anh ơi! Sao anh lại cho anh ta đi theo? Sao chúng ta không cùng chị Cao Lam đi mà phải có anh ta đi theo cơ chứ?

Du Kiệt im lặng vài giây rồi trả lời:

- Du sao Gia Bảo cũng là bạn của chúng ta cho cậu ấy đi cũng có sao đâu vả lại anh tin là ba muốn gặp mặt cậu ấy! Nếu em không thích nhìn thấy Gia Bảo thì cứ lấy cặp kiếng đen ở trong túi sau lưng che mắt mình lại là được!

Phương Nghi nghe Du Kiệt nói vậy thì tỏ ra bực dọc rồi nói:

- Anh rõ ràng là đang bênh cho anh ta mà! Anh hãy nhớ em là em gái của anh đó!

Nói xong thì Phương Nghi mở túi lấy ra và lấy cặp kiếng để che mắt mình lại. Du Kiệt lắc đầu rồi thầm nghĩ “ Anh biết chứ! Anh biết em là em gái anh nhưng anh cũng hy vọng rằng em rễ tương lai của anh chính là Gia Bảo. Đó là hy vọng của anh và của ba!”

Cuộc hành trình của cứ kéo dài trong im lặng và buồn bã như vậy cho đến chiều ngày hôm sau. Du Kiệt dừng xe lại trước một ngôi nhà ba gian mới xây nằm bên đường. Mọi người bước xuống. Chủ nhà nhìn ra thấy Du Kiệt và Phương Nghi thì vui mừng chạy ra. Du Kiệt gật đầu và nhẹ giọng:

- Bác Tám! Bác và gia đình có khỏe không ạ?

Ông Tám gật đầu mấy cái liên tục và nói:

- Khỏe! Gia đình bác đều rất khỏe và được vậy là nhờ số tiền của ba cháu đấy!

Du Kiệt nghe vậy thì lặng lẽ gật đầu với đôi mắt buồn bã sau đó quay lại giới thiệu Cao Lam và Gia Bảo với ông. Ông Tám nhìn thấy họ thì thốt lên vẻ kinh ngạc và tán thưởng:

- Trời ơi! Sao người thành phố bọn cháu ai cũng đẹp như tiên vậy? Bác cứ tưởng hai anh em cháu là đẹp nhất rồi nhưng hai người này cũng không kém!

Ông Tám véo vào má của Gia Bảo và nói vẻ thích thú:

- Răng mà da dẻ cứ đẹp đến ri hỉ? Ăn cấy chi mà có được làn da ri hỉ?

Mọi người trố mắt nhìn nhau vẻ khó hiểu. Ông Tám thấy vậy liền cười tươi rồi vội giải thích: -Khổ quá! Bác sống ở đây gần hết đời rồi vả lại từ trước tới giờ chỉ thỉnh thoảng mới tiếp xúc với người nơi khác tới nên đôi khi nói chuyện với họ cũng thỉnh thoảng quen miệng nói luôn tiếng quê mình vào. Bộ nói vậy khó nghe lắm hả các cháu?

- Dạ! Rất khó nghe ạ!

- Cả bốn người đồng thanh đáp.

Ông Tám gật đầu cười trừ rồi nhấn mạnh:

- Vậy thì bác sẽ cố gắng không nói nữa. Nhưng mà lần này các cháu về một mình sao? Ba các cháu bận công việc à?

Nghe ông Tám hỏi vậy thì Phương Nghi bật khóc nức nở. Mọi người im lặng cúi xuống với ánh mắt đau xót. Ông Tám tưởng mình lỡ lời nên vội vã xin lỗi:

- Xin lỗi các cháu! Chắc là bác đã hỏi sai rồi! Bác cũng già rồi nên đôi khi lẩm cẩm hỏi những điều không đúng. Các cháu bỏ qua cho bác!

Du Kiệt nghe vậy lắc đầu và nghẹn ngào nói:

- Không phải lỗi của bác đâu ạ! Bác đừng tự trách mình! Thật ra thì …ba cháu ông ấy đã …mất rồi ạ!

- Mất ư? Sao lại như thế? –Ông Tám thốt lên vẻ kinh ngạc.

Du Kiệt mở chiếc hộp ra và nói:

- Dạ mất từ hôm kia ạ! Ba cháu bị bọn người Lào ép phải nhảy lầu tự tử ạ!

Ông Tám nghe vậy thì bật khóc rồi ngồi xuống nói trong nước mắt:

- Thật tội nghiệp cho thằng Quang! Đã mười chín năm rồi … vậy mà quá khứ vẫn không buông tha cho nó. Bọn người đó thật độc ác! Chúng đã giết cậu Tiến và cô Thảo vậy mà bây giờ cũng không chịu dừng tay lại! Vậy là lần gặp bữa trước cũng là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy mặt nó! Trời đất sao mà tàn nhẫn thế? Dùng ba mạng người trả giá ột số tiền ư?

Ông Tám ngồi khóc như vậy một lúc lâu rồi đứng dậy và nói với Du Kiệt:

- Vậy lần này các cháu về đây là muốn đưa ba Quang về với mẹ Thảo và cậu Tiến sao?

Du Kiệt gật đầu và khẽ giọng:

- Dạ! Đó là ý nguyện của ba cháu trước khi chết ạ! Ông ấy muốn được ở cạnh mẹ và cậu của cháu!

Ông Tám thở dài rồi với đôi mắt thương cảm: -Khổ thân cho ba cháu! Cuộc đời đang yên đang lành như vậy tự dưng bị cuốn vào cái vòng chết chóc này. Biết thế ba mươi chín năm trước bác đã không dẫn ba cháu vào rừng để không có cuộc gặp gỡ oan nghiệt đó! Thật đúng là không ai biết trước được số phận của mình.

Ông Tám im lặng một lúc rồi nhẹ giọng hỏi:

- Vậy các cháu định khi nào làm lễ yên nghỉ cho ba cháu?

Du kiệt nén tiếng thở dài rồi khẽ giọng trả lời:

- Dạ! Là sáng mai ạ! Sáng ngày mai anh em cháu sẽ đưa ba về với mẹ và cậu rồi chiều vào lại trong đó luôn ạ!

- Chiều về luôn sao? Sao không ở lại chơi thêm ít ngày rồi về?

- Ông Tám thốt lên kinh ngạc rồi nói giọng năn nỉ.

Du Kiệt chỉ vào Gia Bảo rồi nhẹ giọng từ chối:

- Dạ thôi bác ạ! Bọn cháu còn chút công việc dang dở trong đó vả lại người này không được vắng nhà quá lâu ạ!

Ông Tám nghe vậy thì thở dài và nói giọng buồn bã:

- Tiếc thật! Lần nào các cháu cũng về gấp cả! Nếu như công việc thư thả ở lại thêm được vài ngày thì tốt quá!

Ông dừng lại rồi bất chợt giật mình và tự trách:

- Chết thật! Lúc nãy tới giờ không mời các cháu vào nhà …trời đất! Dạo này bác lẩm cẩm quá rồi! Mau! Mau vào nhà đi! Ở ngoài này gió lạnh lắm! Các cháu vào trong rồi cứ tự nhiên như nhà mình nhé! Bác đi chút công chuyện lát sẽ về liền! Khoảng hai mươi phút thôi! Cứ vào trong đi!

Ông Tám đẩy họ vào nhà rồi vội vã lấy chiếc xe đạp rời khỏi nhà ngay sau đó. Ít phút sau ông dừng lại ở một cái chợ tự phát. Ông dựng xe xuống và móc tay vào túi mình rồi lôi ra một tờ tiền năm trăm ngàn, ông thầm nghĩ trong vui mừng“ May quá! Tiền sáng hôm qua bán cá vẫn còn! Mình sẽ dùng tiền này mua thức ăn ấy đứa cháu đó. Chắc chúng đi đường vừa mệt vừa đói rồi! Bữa trước cha con thằng Quang về không có tiền trong tay nên chỉ có món cá rô và mớ rau muống luộc. Nếu biết trước chuyện đau lòng này thì hôm đó cho dù bán hết đồ đạc trong nhà để lấy tiền mua thức ăn cho cha con nó thì mình cũng sẽ làm! ”

Nghĩ xong thì ông vội vàng chạy đi khắp chợ và dùng hết số tiền đó để mua thức ăn sau khi mua xong thì ông vội vã vã ra về như thể sợ sự chậm trễ của mình sẽ làm cho những thiên thần phải lo lắng.

Bữa tối hôm đó dưới ánh đèn nhạt và những cơn gió lạnh lùa vào qua cửa sổ họ ngồi quây quần bên mâm cơm.Có lẽ đang có một nỗi đau trong nên họ trò chuyện không nhiều và cũng không có tiếng cười đùa vui vẻ nhưng trong lòng thì ai cũng ấm áp. Không nhất thiết phải là sơn hào hải vị, bào ngư hay vi cá mới có thể làm cho người ta hạnh phúc. Đôi khi chỉ cần một quả cà luộc chấm với nước mắm nhạt cũng khiến cho lòng của ai đó mãn nguyện. Vật chất không thể hoàn toàn quyết định được tâm trạng của con người chỉ có là tâm trạng và tấm lòng của con người mới quyết định được giá trị của vật chất.

… …

Buổi sáng ở miền Trung không như là Sài Gòn. Cũng là mùa thu nhưng Sài Gòn thì ấm ấp với những tia nắng nhạt còn nơi đây thì thời tiết lại se lạnh và đôi khi có vài trận mưa phùn. Cao Lam vừa bước chân ra tới thềm cửa thì lập tức thụt vào lại bên trong, cô quay qua Du Kiệt nhăn mặt và nói:

- Ở ngoài này lạnh quá anh nhỉ?

Du Kiệt cười nhẹ rồi nói nói:

- Ừ! Miền Trung là vậy mà! Đây mới là thu chứ tới đông thì chúng ta không thể ở đây được một ngày đâu! Nó lạnh cắt da cắt thịt! Người ta phải mặc một lúc ba bốn chiếc áo dày cộm!

Phương Nghi bước tới và nhẹ giọng:

- Anh ơi! Mình đi được chưa?

Du Kiệt lắc đầu rồi nói: -Chưa đâu em ạ! Chúng ta đợi bác Tám đem lễ về đã rồi mới đi được!

- Lễ ư? Là cái gì vậy?

- Phương Nghi thốt lên với đôi mắt khó hiểu.

Du Kiệt quay sang xoa đầu em gái rồi nói khẽ:

- Em không nhớ sao? Chính là mấy thứ mà bữa trước hai anh em mình đội lên đầu để ba làm lễ ẹ và cậu Nhật Tiến đấy!

Phương Nghi khẽ gật đầu mấy cái rồi thầm nghĩ “ Bữa trước là Gia Bảo ra ngoài này cùng ba và anh Du Kiệt! Hèn gì mà mình không thấy anh ấy giới thiệu mình với bác Tám cũng may là mình chưa hỏi nếu không thì sẽ bị coi là ngớ ngẩn mất!”

Du Kiệt nhìn xung quanh một lượt rồi hỏi:

- Gia Bảo đâu? Sao không thấy cậu ấy?

Phương Nghi và Cao Lam đều lắc đầu rồi nói:

- Từ sáng tới giờ không thấy anh ấy đâu cả!

Du Kiệt im lặng vài giây như đang suy nghĩ rồi quay sang Phương Nghi nhẹ giọng:

- Có lẽ giờ này cậu ấy đang ngủ! Em hãy vào trong gọi cậu ấy dậy đi! Chúng ta sắp phải đi rồi! Bác Tám đã xem giờ rất cẩn thận chúng ta tuyệt đối không thể để qua giờ tốt được!

Phương Nghi nghe vậy thì vội vã bước vào trong. Cô nhìn Gia Bảo rồi chép miệng và nói qua kẽ răng:

- Đúng là cái thói thiếu gia đi đâu thì mang theo đó. Ở nhà mình thì ngủ tới 10 giờ mới dậy ở đây chắc cũng định như vậy đấy!

Cô bước lại và định nắm lấy tai Gia Bảo để kéo anh dậy nhưng khi nhìn thấy gương mặt của anh thì bỗng nhiên tim cô đập mạnh liên tục như thể bên trong đang thiếu ô xy vậy. Cô ghì chặt tay mình lên ngực như muốn ép trái tim đập về những nhịp ban đầu,cô thầm nghĩ trong sự bối rối “ Sao lại thế này? Sao tim mình lại đập loạn xạ lên thế này? Chẳng lẽ vì gương mặt đẹp như tranh vẽ của anh ta sao? Không phải đâu! Gương mặt của anh ta tầm thường nhất trong những kẻ tầm thường làm làm sao mà khiến cho tim mình đập mạnh lên được cơ chứ? Chắc là cơ thể mình không quen với khí hậu miền Trung thôi! ”

Phương Nghi hít một hơi thật sâu rồi nghiến chặt răng lại và kéo thật mạnh lỗ tai của Gia Bảo. Gia Bảo đang ngủ nhưng vẫn cảm nhận được sự đau rát ở tai nên bất giác thốt lên:

- Á! Sao tai mình đau vậy?

Phương Nghi cúi xuống và nói lớn tiếng vào tai của Gia Bảo:

- Nè! Làm ơn mau dậy đi! Đừng có mang cái thói thiếu gia từ Sài Gòn ra tận miền Trung này!

Vừa đau vừa giật mình Gia Bảo ngồi bật dậy như có lò xo dưới lưng vậy. Anh nhìn quanh một lúc rồi quay sang Phương Nghi hét lên:

- Cô điên rồi hả? Hết việc làm hay sao mà chạy đi véo người ta như vậy hả? Có biết da tôi mỏng lắm không?

Phương Nghi trả lời thản nhiên:

- Da anh mỏng thì liên quan gì tới tôi? Nếu có trách thì trách bản thân anh và trách anh Du Kiệt đấy! Nếu không vì anh ngủ nướng thì anh ấy đã không bảo tôi vào đây gọi anh dậy! Anh ấy đang đứng ngoài đấy! Anh ra mà chửi đi!

Nói xong thì Phương Nghi bước đi ra với ý nghĩ “ Tôi biết chắc chắn là anh không dám chạy ra nói với anh Du Kiệt! Vậy là từ nay hai người sẽ trở thành kẻ thù sẽ chẳng ai bênh được ai nữa! Đáng đời! Cứ nghĩ mình đẹp trai là có thể sai cả quỷ làm nô lệ chắc! ”

Phương Nghi bước gần ra tới cửa thì thoáng thấy có người chạy vụt qua rồi cô nghe giọng của Gia Bảo

Quảng cáo
Trước /151 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Vì Hận Mà Yêu

Copyright © 2022 - MTruyện.net