Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Thế là cả hai chính thức làm hòa, Hứa Tuế xoa thuốc giúp cậu, rồi vào phòng bếp dọn dẹp chén vỡ, sau đó mới nấu một nồi mì trứng gà cà chua mới, giải quyết cơm tối hôm đó cho cậu.
Ngày hôm sau là Tết Đoan Ngọ, mỗi nơi đều có phong tục riêng, tập tục đón Tết ở Thuận Thành là ăn bánh ú, treo lồng đèn giấy và đi đạp thanh vào buổi sáng sớm.
Từ sáng sớm Hách Uyển Thanh đã gọi hai người dậy, rồi lấy cặp lồng sắp xếp bánh ú nóng hôi hổi và trứng trà, bốn người đi ba chiếc xe đạp, đạp mấy cây số ra công viên bờ hồ để đạp thanh.
Thời đấy không khí của các ngãy lễ tết phải gọi là dày đặc, trời vừa tờ mờ sáng, là đã có rất nhiều người đi cùng về một hướng.
Hứa Khang chở Hứa Tuế, nên cô không cần nhìn đường, cứ nằm bò ra lưng bố như sắp ngủ đến nơi.
Trần Chuẩn tự đạp một chiếc, mắt mũi thì lim dim, không nhịn nỗi cơn ngáp.
Hứa Khang nhắc nhở: “Trần Chuẩn à, đừng có lảo đảo, nắm chặt tay lái vào.”
Trần Chuẩn bèn lắc lắc đầu, cố gắng tỉnh táo lên.
Hách Uyển Thanh chê mấy bố con đạp chậm, một mình bà đạp lên trước, lúc này đã chẳng thấy bóng dáng bà đâu.
Đợi đến khi họ đến công viên bờ hồ Hách Uyển Thanh đã gửi xe xong từ lâu, đang đứng lựa vòng ngũ sắc ngay sạp hàng.
Hứa Tuế chạy qua nói: “Mẹ ơi, không cần mua đâu, hôm qua con tự mua rồi.”
Hách Uyển Thanh lựa mấy sợi mẫu bình thường rồi so với nhau: “Mua cho Trần Chuẩn, con lớn vậy rồi, đeo đồ của con nít làm gì.”
Hứa Tuế bĩu môi.
Hách Uyển Thanh trả tiền, rồi quay lại kêu Trần Chuẩn.
Trần Chuẩn khoát tay: “Không cần đâu mà bác ơi…”
“Phải theo lễ tết, nhớ là trời mưa mới tháo xuống đó.” Không cho cậu cơ hội từ chối, Hách Uyển Thanh kéo tay đeo lên cho cậu.
*Một vài vùng ở Trung Quốc sẽ có tập tục đeo vòng ngũ sắc vòng Tết Đoan Ngọ và sẽ tháo bỏ vào cơn mưa đầu tiên từ sau tết. Đối với họ dây ngũ sắc tượng trưng cho sự trường thọ, đeo vào Tết Đoan Ngọ để phòng trừ bệnh tật, và tháo bỏ vào ngày mưa để cuốn hết bệnh tật đi.
Bốn người đi vào công viên, bước xuống bậc thang, thì đã thấy rừng cây xanh tốt, giữa đó có một con đường nhỏ, được xây xung quanh hồ, lúc này đã có rất nhiều người đi tản bộ rồi.
Hách Uyển Thanh kéo cả nhà gia nhập vào nhóm người.
Trần Chuẩn chỉ cảm thấy mình ngốc chết, cậu nhìn xung quanh, toàn là các cô các dì, làm gì có bạn nam nào ở tuổi cậu đâu chứ.
Cậu kéo cổ áo Hứa Tuế, tụm lại nói: “Tìm chỗ nào ngồi chút đi, đi hết một vòng phải tầm nửa tiếng hơn đó.”
“Đi đâu giờ?”
Trần Chuẩn hất cằm: “Cạnh hồ có ghế dài kìa.”
Sau khi xin phép Hách Uyển Thanh, hai người cầm cặp lồng đi xuyên qua hàng cây, tìm ghế dài ở xung quanh hồ.
Lúc này trời hửng sáng hơn một chút, sương mù trên mặt hồ vẫn chưa tan hết, vẫn còn một lớp bồng bềnh như tranh vẽ.
Hứa Tuế vươn vai thật dài, cô rảnh rổi sinh nông nổi, kéo tóc đuôi ngựa bên vai qua, tìm những sợi tóc bị chẻ ngọn.
Trần Chuẩn hỏi: “Thời gian quý báu, chị không học thêm chút từ vựng à?”
Hứa Tuế chẳng thèm nhìn một cái: “Tự lo cho cậu đi.”
“Tôi có gì mà cần lo chứ.”
Hứa Tuế nghiêng đầu nhìn cậu, hỏi liên tục: “Bài tập toán hôm qua làm xong chưa? Cậu hỏi thứ hai trong đề bài đã giải được chưa? Học thuộc “Tiểu Thạch Đàm kí” chưa? Anh văn…”
“Chị phiền phức thế.” Trần Chuẩn nhíu mày.
Hứa Tuế càu nhàu: “Kêu cậu để tâm đến việc học nhiều hơn chút, sau này không thi đậu đại học, thì ở đó mà hối hận.”
Trần Chuẩn nghe mà tai sắp mọc kén đến nơi: “Trên trường thì có giáo viên, về nhà thì có mẹ với bác gái, chị để cho tôi thở với chứ.”
“Thở đi, cậu hít thở sâu vào.” Hứa Tuế tiếp tục kích thích cậu: “Không thi đậu đại học, cậu có thể đi bán hột vịt lộn nướng trên cầu vượt đó, cùng là làm việc thôi, nhưng cái sau dễ hơn nhiều.”
“Hứa Tuế!”
Hứa Tuế bật cười thành tiếng.
Hai người cãi nhau đến là vui vẻ, bỗng nhiên sau lưng lại có âm thanh thảm thiết nghẹn ngào kỳ lạ, Trần Chuẩn phát hiện trước, cậu ra hiệu cho Hứa Tuế im lặng.
Sau lưng là bụi cỏ cao cả nửa người, được ngăn cách bởi một hàng rào sắt, bên ngoài là một con đường an tĩnh.
Cậu quay đầu, nhìn thấy trong lùm cỏ thấp thoáng bóng đen đang di chuyện chầm chậm, mỗi lần nó đi qua thì cỏ sẽ bị ép xuống, phát ra âm thanh xào xạc.
Hứa Tuế sợ hãi, tim cô nhảy lên đến cổ họng.
Trần Chuẩn đứng dậy.
Hứa Tuế kéo cánh tay cậu: “Cậu muốn làm gì?”
“Đi xem thử coi cái gì.”
“Đừng đi.”
“Không sao đâu.” Trần Chuẩn gỡ từng ngón tay của cô, chậm rãi đi đến đó, vạch lùm cỏ ra.
Như phát giác ra có người đang lại gần, kẻ đó nằm im tại chỗ không nhúc nhích.
Hứa Tuế sợ nhỡ là dã thú gì gây hại con người hoặc là kẻ gian lòng dạ bất chính, cô nhìn xung quanh, chẳng có ai để nhờ giúp đỡ cả.
Cô đứng ở ngay ghế dài, sốt ruột đến nỗi giậm chân liên tục, cô nói nhỏ: “Trần Chuẩn, cậu quay lại đây!”
Trần Chuẩn ra hiệu cho cô im lặng, rồi lại vạch chút cỏ ra, thì thấy một cặp mắt đen sáng lấp lánh, đang nhìn cậu một cách hết sức cảnh giác.
Mặc dù đã có chuẩn bị tâm lý trước, nhưng khi bốn mắt nhìn nhau, cậu vẫn thấy khá là sợ hãi.
Đến khi bình tĩnh lại, Trần Chuẩn mới thấy rõ đây là một chú chó.
Chú chó này cả người một màu đen nhánh, chỉ có phần má và bốn chân là có thêm hoa văn màu gỉ sắt, lông sát, đuôi ngắn, tai cụp.
Mặc dù cậu thích chó, nhưng chưa từng nghiên cứu quá sâu, không biết nó thuộc giống nào.
Hứa Tuế thấy cậu cứ ngồi chồm hổm đó không nhúc nhích, cô lo lắng nói: “Cái gì thế?”
Trần Chuẩn nói: “Một chú cho con.”
Lúc này trái tim thấp thỏm của Hứa Tuế mới bình tĩnh lại, cô lau mồ hôi trong lòng bàn tay, đi đến đó, nhưng lại bất giác lùi về sau vài bước: “Này là chó con?”
Chú chó này mà đứng lên thì cũng phải cao đến cỡ đối gối người rồi, mặc dù nó ốm, nhưng cơ bắp phát triển, cái miệng thì to, hàm răng sắc bén, chỉ nhìn bề ngoài thôi đã cực kỳ hung dữ rồi.
Hứa Tuế túm cậu: “Đừng để bị cắn đó, mau tránh xa ra một chút.”
“Nó đang bị thương, chị nhìn chân trước của nó kìa.” Trần Chuẩn chỉ cho cô xem, rồi lại gạt cỏ ra: “Sau người nó toàn là máu.”
Hứa Tuế nhìn, không kìm được tiếng hét: “Này, thật là.”
Trần Chuẩn: “Dưới đất cũng toàn là máu.”
“Vậy làm thế nào?”
Chú chó rụt người nằm đó, đuôi nó cũng hướng bên đây, nghiêng đầu nhìn cô và Trần Chuẩn, ở chân trước bên trái của nó bị kẹp một cái bẫy thú đã bị gỉ sét, phần răng cưa cắm sâu vào thịt, phần lông xung quanh dính nhớp, lòng bàn chân đã sưng lên như bị hấp chín vậy. Nửa người sau cũng nó toàn máu, dưới đất cũng có một vũng, không biết nó đến từ đâu, làm sau mà kéo được cái chân bị thương của nó đi suốt đường đến đây.
Trần Chuẩn giơ tay, muốn thử thu hút nó ngửi tay mình xem sao.
Chú chó phát ra tiếng gầm gừ nhỏ nhỏ đầy cảnh giác, mắt nó hung dữ, ngăn cậu lại gần nó.
Trần Chuẩn rụt tay vè.
Hứa Tuế lấy trứng trà trong lồng cơm ra, bóc vỏ trứng, “Ngoan nhé, qua đây”, cô dợm đưa về trước: “Đói rồi hả, cho cưng cái này.”
Nhưng nó chỉ liếc cô một cái, gác cằm trên bụi cỏ, mặt mày vẫn ra vẻ cảnh giác.
“Đưa tôi.” Trần Chuẩn nhận trà trứng mà Hứa Tuế đưa, tiến thêm một bước vào bụi cỏ.
Lúc này chú chó đã trực tiếp nhe răng nhìn cậu, nó cúi đầu, thể hiện tư thế công kích.
Trần Chuẩn lập tức lùi lại, đưa tay gãi đầu.
Giằng co hồi lâu, nhưng chú chó vẫn không để họ lại gần.
Có lẽ nó đã nghỉ đủ sức rồi, nó lại cố gắng đứng lên, lê cái chân bị thương đi vào sau trong bụi cỏ.
Ở ngoài kia thì Hách Uyển Thanh đang gọi họ, hóa ra cứ thế mà nửa tiếng đã trôi qua rồi.
Lúc này mặt trời đã lê cao, rọi ánh sáng vàng cam chiếu khắp mặt hồ.
Quay đầu lại nhìn, chú chó ấy đã chẳng thấy bóng dáng đâu, chỉ còn để lại một vũng đỏ giữa lùm cỏ.
Suốt cả ngày hôm ấy, Trần Chuẩn cứ cảm thấy phiền muộn, hình ảnh nó quay đầu bước đi cứ hiện lên trong đầu cậu không cách nào xóa được.
Trưa đó cậu ăn cơm với bạn học ở tiệm ăn ngoài trường, tình cờ gặp Hứa Tuế và bạn cùng bàn đang thanh toán chuẩn bị về.
Hứa Tuế gọi thêm một phần đùi gà cho cậu, cậu ngẩng đầu nói cảm ơn, lần đầu tiên không đấu võ mồm với cô.
Đại khái Hứa Tuế hiểu tại sao cậu cứ rầu rĩ như vậy, trời sinh con người dễ đồng tình với kẻ yếu, cho dù đối phương là ai. Mặc dù chú chó đó không có đáng yêu, thì hôm nay trong lúc đang học thỉnh thoảng cô cũng sẽ thất thần, nghĩ xem tiếp theo nó sẽ sống thế nào, vết thương ở chân nó chắc chắn rất đau, có được người ta cứu không, hay là sẽ chết mất…
Có lẽ khi gặp được nó, số phận của nó đã phải khiến con người bận tâm.
Cô đoán, có lẽ Trần Chuẩn cũng đang ở trạng thái như vậy.
Một ngày cứ trôi qua một cách qua loa như thế, sau khi kết thúc giờ tự học buổi tối, trời đã tối mịt.
Hứa Tuế vừa đi vừa nhớ lại đề khó trên lớp vật lý ngày hôm nay, giáo viên nói gì mà chẳng thể nào liên kết lại được.
Vào đến nhà rồi thay giày, Hách Uyển Thanh đón cô: “Có thấy Trần Chuẩn đâu không?”
Hứa Tuế ngơ ngác: “Không thấy.”
Hách Uyển Thanh sốt ruột nhìn đồng hồ: “Không biết thằng nhóc này đi đâu rồi.”
Mặc dù Trần Chuẩn đã đến cái tuổi ương bướng, nhưng cậu biết giới hạn, cậu rất rõ mình đang sống ở nhà người khác, không nên gây phiền phức, cho nên chưa từng có tình trạng về trễ.
Vì chuyện này quá là khác thường, Hách Uyển Thanh mới hoang mang lo sợ như vậy, bỗng chốc những tình tiết đáng sợ như mấy thằng choi choi hút chích, cãi vã đánh nhau, bạo lực học đến, mất tích, thậm chí là chết đều lần lượt chạy trong đầu bà.
“Cậu ấy chưa về à?” Hứa Tuế đặt ba lô xuống: “Bố đâu rồi?”
“Đi tìm Trần Chuẩn rồi.”
“Đi đâu để tìm?”
“Đến trường trước rồi, sau đó thì đi mấy quán net xung quanh xem thử.” Hách Uyển Thanh suy đi nghĩ lại: “Không được, mẹ phải gọi cho mẹ Trần Chuẩn đã.”
“Đợi chút đã.” Hứa Tuế cản bà lại, cô lập tức mang giày vào, “Chắc là con biết cậu ấy đi đâu rồi, con đi tìm, chốc nữa bố về nói bố không cần đi tìm nữa.”
“Con đi đâu tìm?”
Hứa Tuế giơ chân mang giày, giọng cô biến mất ở cầu thang: “Đừng quan tâm nữa, cứ ở nhà đợi điện thoại của con.”
Huế Tuế bắt xe đi thẳng đến công viên bờ hồ, đã đoán được cậu ở đâu, nên cô đi không hề gấp gáp.
Lúc này công viên đã đóng cửa rồi, chỉ có ở gần cổng Nam có một cái lỗ chó, vừa cho một người chui qua.
Hứa Tuế trả tiền xong, xuống xe chạy về hướng đó.
Cô chui vào từ trong lỗ chó đó, vào ngay thời điểm này, trong công viên không hề có chút sức sống, cỏ dại đâm vào eo, nguy hiểm trùng trùng, cây cối và hồ nước đã không còn giữ màu sắc nguyên bản, mà trở thành màu đen đặc đầy khủng bố.
Cô cắn răng, vừa bước bước chân đầu tiên, bỗng nhiên có một bóng đen từ sau bụi cây lủi vào người cô, ngay sau đó có một giọng nói vang trên đỉnh đầu: “Hi, làm gì đó.”
Hứa Tuế: “Á———-“
Trần Chuẩn giơ tay bịt miệng cô: “Là tôi là tôi, đừng có la, ông cụ nghe được lại đến bây giờ.”
Giọng nói này cô không thể nào quen thuộc hơn, Hứa Tuế cấu vào eo cậu, cô dùng hết sức của mình, vặn một vòng thật mạnh xong cũng không buông tay ra.
Trần Chuẩn rít qua kẽ răng tiếng hít hà.
“Chị Hứa Tuế.”
“Chào chị gái.”
Lúc này Hứa Tuế mới phát hiện, không chỉ có một mình Trần Chuẩn, mà còn có thể hai cậu con trai nữa, cô có biết hai cậu này, mỗi lần gặp cô đều gọi chị tiếng ngắn tiếng dài, ngọt miệng lắm.
Ngoài ra, ở bãi đất bên cạnh còn để một cái túi du lịch to.
Hứa Tuế thả Trần Chuân ra: “Chú chó buổi sáng?”
“Ừm.”
“Làm sao bắt được thế?”
Trần Chuẩn xoa eo: “Đi đã rồi nói.”
Giơ đã rất trễ rồi, hai người bạn giúp cậu tìm chó hết cả buổi chiều, nên đã đạp xe về nhà trước. Trần Chuẩn và Hứa Tuế đứng bên đường gọi một chiếc taxi, đi đến bệnh viện thú ý duy nhất ở Thuận Thành thời đó.
Trên đường đi Trần Chuẩn kể lại cho cô nghe cả quá trình, cậu kể họ gần như lục hết cái công viên này lên một lượt, may mà chú chó vẫn còn ở đó, lúc tìm thấy tinh thần nó đã không còn được như buổi sáng, đói khát và đau đớn khiến nó chẳng còn sức để phản kháng, ba cậu mới thuận lợi tóm được nó.
Sau khi đến bệnh viện, lập tức đưa chú chó đi kiểm tra.
Hứa Tuế gọi điện thoại cho ở nhà, chẳng dám nói Trần Chuẩn cúp học đi tìm chó, cô phải nói dối, bảo là bạn học của cậu chơi bóng rổ té bị thương ở chân, Trần Chuẩn đang ở bệnh viện với bạn học, chút nữa cô sẽ cùng về với cậu.
May mà Hách Uyển Thanh không nói gì.
Hứa Tuế cúp điện thoại, thở phào một hơi.
Trần Chuẩn ra khỏi nhà vệ sinh, đuổi theo cô trên hành lang: “Nói với bác gái chưa?”
Hứa Tuế liếc cậu một cái.
Hiển nhiên là tâm trạng của cậu đã tốt lên rất nhiều, cậu lúc lắc đuôi tóc của cô: “Cũng to gan đó chứ, nửa đêm dám một mình đi tìm tôi.”
“Cậu cứ mà vô tâm vô tư đi.”
Trần Chuẩn nói: “Thật là ngại quá, để mọi người lo lắng rồi.”
Hứa Tuế rất giận, giọng cô cao hẳn lên: “Cậu đã sắp mười lăm tuổi rồi, vẫn còn là con nít hả? Có thể đừng có tùy ý vậy không, muốn cái gì là làm cái đó.”
Trần Chuẩn ngoan ngoãn nhận sai: “Được rồi, được rồi.”
“Cũng đâu có đi làm chuyện gì nhẫn tâm ác độc đâu, cũng phải biết tìm chỗ gọi điện thoại về, nói với mọi người trong nhà chứ.”
“Đúng vậy, đúng vậy.”
Hứa Tuế: “Cậu có biết hai bác sốt ruột cỡ nào không, suýt nữa thì gọi cho mẹ cậu rồi đấy, đã trễ vậy rồi, còn để cho chú và dì chạy thiệt xa về đây à?”
Trần Chuẩn dưng ngón trỏ lên trước mặt cô: “Chỉ một lần này thôi, chắc chắn chỉ có lần này thôi.”
Hứa Tuế gạt ngón tay cậu đi, thấy thái độ hối lỗi của cậu, cô cũng không truy cứu nữa.
Trần Chuẩn thầm lau mồ hôi, đứng dựa vào tường, chỉ cảm thấy một cơn đau lờ mờ ở chỗ nào đó ở eo mình, lén vén áo lên nhìn thử, chỗ bị Hứa Tuế nhéo đã xuất hiện một vết bầm tím rồi.
Cậu thả áo xuống, nhìn về phía trước, lặng lẽ xoa eo.
Không bao lâu sau, bác sĩ thú y làm xét nghiệm xong, nói bẫy thú đã được gỡ rồi, đang có người xử lý vết thương cho nó. Vì đã để lỡ quá nhiều thời gian, nên chân trước bên phải của nó cho dù không cắt bỏ, thì sợ là cũng sẽ bị tàn tật. Ngoài ra không còn vết thương nào khác, chỉ là do thời gian dài không ăn uống, cơ thể sẽ hơi yếu.
Hôm đó đến mười giờ đêm Hứa Tuế với Trần Chuẩn mới về đến nhà, Hứa Khang đã ngủ rồi, Hách Uyển Thanh đợi cả hai mà không hề mở đèn. Vì đã có Hứa Tuế gọi điện báo Trần Chuẩn không sao hết từ ban đầu, cho nên bà chỉ hỏi mấy câu, rồi đi vào bếp hâm nóng thức ăn cho cả hai.
Chó vẫn còn để ở bệnh viện thú y, cần nằm viện truyền dịch.
Tiếp theo là làm sao sắp xếp chỗ ở cho nó, đó cũng là cả vấn đề. Dắt về nhà Hứa Tuế thì không được, Trần Chuẩn đã ở ké rồi, sao mà còn dắt thêm một chú chó đến được, huống hồ diện tích cũng có hạn, không có chỗ cho chú chó to như vậy ở.
Hứa Tuế đề nghị: “Chú chó này không biết bị bỏ rơi hay do đi lạc, mặc dù cậu cứu được nó, nhưng suy cho cùng không phải là chủ của nó. Nếu như nó có thể về cạnh chủ mình, có lẽ là một chuyện tốt.”
Bình thường cho dù hay cãi nhau, nhưng Trần Chuẩn vẫn nghe lời Hứa Tuế. Mấy ngày sau đó vừa hay là cuối tuần, chú chó xuất viện, Trần Chuẩn thật sự mang nó ra công viên bờ hồ ngồi ở đó hai hôm, nhưng từ đầu đến cuối chẳng có chủ nào lại tìm, rồi cậu lại dán nhiều tờ quảng cáo lên cột điện, cột thông báo, nhưng chẳng có ai gọi đến tìm chó.
Bất đắc dĩ, Trần Chuẩn dắt chó về nhà mình.
Sau đó cậu hi sinh rất nhiều thời gian ngủ của mình, sáng dậy sớm đạp xe năm cây số, về nhà dắt cho đi tiểu tiện, thay chỗ vệ sinh, rồi đặt thức ăn và nước cả ngày cho nó, sau đó mới đến trường.
Cứ như vậy, loáng cái một tháng trôi qua.
Chân phải của nó bị tật, nhưng lại được Trần Chuẩn nuôi càng lúc càng cường tráng, lông đen nhánh bóng mượt, hai mặt lấp lánh có hồn, mỗi lần thấy cậu đến đều vẫy đuôi, dựng hai chân trước trèo lên ngực cậu, nhiệt tình liếm láp một hồi mới chịu thôi.
Nhiệt độ ngoài trời tăng nhanh, một hôm, cậu lấy ống nước, tắm cho chó trong sân.
Đúng lúc Hứa Tuế đến, cách cánh cửa cổng cô đã thấy Trần Chuẩn mặc áo ba lỗ ngồi trên ghế nhỏ, vạt áo bị nước thấm ướt, thấp thoáng hiện ra bả vai đang ngày càng rộng và vòng eo thon hẹp.
“Cậu có lạnh không?” Hứa Tuế dựa vào cổng, thình lình hỏi lớn.
Chưa đợi Trần Chuẩn có động tĩnh gì, chú chó đã vọt ra đó, sủa ầm ĩ với cô.
Hứa Tuế sợ lùi ra sau một bước.
Trần Chuẩn: “Về đây!”
Nói ra cũng kỳ, chú chó này mới ở với Trần Chuẩn một tháng, nhưng cực kỳ thông minh hiểu chuyện, nghe hiểu lệnh, vào phục tùng cực cao, thế là nghiêng đầu quay về bên cạnh Trần Chuẩn.
Trần Chuẩn nói “Ngồi.”
Thế là nó ngoan ngoãn ngồi xuống, ngẩng cao đầu, thè lưỡi liếm cằm.
Trần Chuẩn ra mở cửa cho Hứa Tuế.
Hứa Tuế không chịu vào, bị Trần Chuẩn túm vào trong. Cô không dám đi lên trên, vừa hay ngay chân có một cái ghế, bèn ngồi ngay ngắn ở đó.
Trần Chuẩn lấy ống nước tiếp tục tắm cho nó, rồi giới thiệu với nó: “Cô ấy là Hứa Tuế, nữ, năm nay mười bảy tuổi, cũng chẳng đẹp đẽ gì đâu, học hành thì tạm, bình thường thích lầm bầm lèm bèm, thích ngủ nướng, không uống sữa bò, là một bé lùn, con người rất dã man, còn rất bá đạo. Cưng nhớ mặt này nhé, người nhà đó, lần sau không được cắn.”
Hứa Tuế nhếch moi: “Cứ như nó nghe hiểu vậy.”
“Đừng có xem thường nó, não của nó phát triển hơn động vật bình thường đó, IQ tương đương với trẻ sáu tuổi.” Cậu nói: “Nhiều khi còn ngoan hơn chị đó.”
“Xí.”
Trần Chuẩn nghiêng đầu nhìn cô, bỗng nhiên rất muốn chọc cô.
Cậu vỗ vỗ lưng nó: “Đi, hoan nghênh chút nào.”
Chú chó nghe lệnh thì đừng dậy, sủa một tiếng vỗ đuôi lạch phạch chạy bước nhỏ đến chỗ Hứa Tuế.
“Đừng đừng đừng, áaaaa…….” Hứa Tuế sợ đến lóng ngóng, cả người cứ nhảy lên rồi lùi vô góc tường.
Trần Chuẩn cười ha hả.
Hứa Tuế sợ chết đi được, chú chó đứng thẳng lên gần bằng cả cô, cái miệng thì to, sợ là nó cắn một phát là cắn đứt cả cổ cô, không còn chỗ đến trốn, chân trước của chú chó gác lên vai cô, nó thè lưỡi, thể hiện lễ nghĩa sùng bái và thân thiện nhất của nó dành cho loài người.
Hứa Tuế lấy hai tau ôm mặt, chỉ cảm thấy có gì đó vừa ướt vừa nóng liếm mu bàn tay cô, cô sắp khóc đến nơi: “Trần Chuẩn, Trần Chuẩn, năn nỉ cậu đó.”
Trần Chuẩn ngơ ngác, lần đầu tiên cậu nghe thấy giọng điệu mềm mại nhẹ nhàng thế này phát ra từ miệng Hứa Tuế, không biết vì sao, đầu ngón tay cậu cảm giác tê liệt theo sinh lý đầy ngắn ngủi.
Ngơ ngác một lúc, cậu mới nhanh chóng tách chú chó ra.
Hai má Hứa Tuế đỏ ửng lên, túm áo ba lỗ của Trần Chuẩn lau tay, rồi lại cấu một phát đầy chính xác vào eo cậu.
Trần Chuẩn: “Ối!”
Lần này cậu đàng hoàng rồi, chỗ bị cấu lần trước còn chưa hết bầm, nay còn thêm vết thương mới.
Lúc ấy mặt trời đã cao đến lên đỉnh đầu, thêm hơi nước trên mặt đất bốc lên, mang đến cảm giác mát mẻ.
Đùa giỡn một hồi, hai người mới vào nhà tìm cái để ăn.
Chú chó đó theo người ta lắm, Trần Chuẩn đi đâu là nó đi đó.
Hứa Tuế đi vòng qua nó, mở một gói mì ăn vặt rồi ngồi trên sô pha, hỏi: “Chú chó này giống gì? Chó sói nhỉ.”
“Cứ mà chó đen là chó sói hả?” Trần Chuẩn chê cười cô kém hiểu biết: “Rottweiler.”
“Bao lớn rồi?”
“Bên thú y bảo là nhìn răng thì cũng tầm năm sáu tháng rồi.”
“Cái tướng này đâu có giống năm sáu tháng.” Hứa Tuế hỏi tiếp: “Đặt tên là gì?”
Trần Chuẩn nói: “Chưa có tên.”
“Đặt tên đi.”
“Chưa nghĩ ra tên nào hay hết.”
Hứa Tuế bò ra, gối lên tay vịn sô pha, nhìn nó qua khe hỡ của bàn trà, lúc nói chuyện, mỳ trong miệng còn chưa nuốt xong: “Nhặt được nó vào ngày Tết Đoan Ngọ, đặt tên là Đoan Ngọ đi.”
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");