Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. Cửu Thiên Tuế - Tú Sinh
  3. Chương 45
Trước /58 Sau

Cửu Thiên Tuế - Tú Sinh

Chương 45

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

Ra khỏi ngục giam, Tiết Thứ quay về cung.

Hắn sắp xếp vài người đi điều tra chuyện của mấy thư sinh. Hoàng hôn dần tắt, hắn đến Đông Cung báo lại.

Nghe xong, Ân Thừa Ngọc rất tức giận:

- Đông Xưởng quá ngông cuồng.

Kể từ khi Long Phong đế phái Cao Hiền về kinh thành, đám triều thần dạo trước còn an phận lại bắt đầu rục rịch. Đặc biệt là đám Cao Viễn, cầm lông gà mà cứ tưởng là lệnh tiễn* (bọn quan luồn cúi, nịnh vua nhưng kiêu với dân), tuy không ảnh hưởng đến việc chống dịch trong kinh thành nhưng bọn chúng luôn tìm cách làm phiền người khác.

Nếu ở đời trước, Ân Thừa Ngọc sẽ nguyện ý làm con ngoan hiếu thảo, nhịn nhục thân tín của Long Phong đế. Song bây giờ y không còn là y của trước kia nữa, Long Phong đế còn không xứng đáng để y nhường nhịn thì việc gì y phải chịu đựng mấy con chó mà ông ta nuôi.

- Trong kinh thành đang bùng phát đại dịch, vốn lòng dân đã hoang mang thế mà Đông Xưởng lại dám ngang nhiên bắt người như lúc này thì chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Tuy văn nhân và thư sinh yếu thế nhưng bọn họ lại như cây liền cành, trong số này không thiếu những người dũng cảm.

Tiết Thứ hiểu được ý của y:

- Vậy thì chi bằng chúng ta cứ "mượn lực"*, âm thầm châm thêm một bó đuốc. Cao Viễn gây ra chuyện, đương nhiên lão ta phải chịu trách nhiệm. Dạo trước bệ hạ đã không hài lòng với Đông Xưởng về chuyện yêu hồ, nếu bây giờ lại xảy ra chuyện thì đến Cao Hiền cũng không bao che được cho lão.

Suy nghĩ của Ân Thừa Ngọc không hẹn mà trùng với hắn, y gật đầu:

- Giao việc này cho ngươi.

Tiết Thứ cung kính nhận lệnh, đoạn hắn lấy túi gấm nhỏ luôn mang theo bên mình ra:

- Mấy hôm trước điện hạ bảo thần bện một sợi kết mới cho ngọc cát tường, thần đã bện xong rồi.

Ân Thừa Ngọc nhận lấy, mở túi ra nhìn. Bên trong là một sợi dây đỏ được bện rất đơn giản.

Y cau mày, trong lòng bỗng nhận ra điều gì, nhìn Tiết Thứ:

- Ngươi tự bện sao?

Tiết Thứ thưa vâng, nói tiếp:

- Hay là để thần giúp điện hạ đeo vào?

Ân Thừa Ngọc lại nhìn hắn một hồi, rồi y ném túi gấm về cho hắn, cong môi, lười biếng dựa vào thành ghế:

- Cho phép.

Vì được đồng ý, khuôn mặt căng thẳng của Tiết Thứ dần thả lỏng. Tình cảm cuồn cuộn nơi đáy mắt bị hắn đè nén xuống tận đáy lòng.

Hắn quỳ một gối, kéo chân Ân Thừa Ngọc đặt lên đầu gối mình, cởi giày cho y. Hắn lấy ngọc cát tường ra, tháo nút thắt rồi đeo vào chân Ân Thừa Ngọc.

Dây đỏ rực rỡ ôm sát cổ chân, miếng ngọc cát tường màu xanh lục đậm vừa vặn nằm trên mắt cá chân y. Hệt như sắc xuân nở rộ trong băng tuyết, dụ dỗ người tò mò.

Quà sinh nhật hắn tặng cho điện hạ phải do chính tay hắn đeo cho ngài mới đúng.

Một sợi kết đỏ bao lấy cổ chân Ân Thừa Ngọc, cũng nhốt chặt tình cảm của hắn trong đó.

Tiết Thứ nhìn chăm chú, vô thức nắm chặt tay, động tác dần chậm lại.

Ân Thừa Ngọc thu hết những thay đổi của hắn vào trong mắt, cố tình hỏi hắn:

- Ngơ ngác gì đấy? Không mang giày vào cho Cô à?

Đương nhiên Tiết Thứ không đáp được, hắn còn nhận ra được ý trêu ghẹo trong ý của điện hạ.

Điện hạ rất thích trêu ghẹo hắn thế này, dẫn dụ dục vọng của hắn xuất hiện rồi lại phẩy tay chạy đi.

Nhưng tại sao hắn lại cảm thấy mình đang nếm được mật ngọt thế?

Tiết Thứ giúp Ân Thừa Ngọc mang giày vào, đoạn ngẩng đầu lên nhìn y. Khuôn mặt hắn sắc sảo, con ngươi đen láy, không hề che giấu tình cảm mãnh liệt trong mắt:

- Còn hai ngày nữa.

Hôm nay là ngày mười bốn tháng bảy.

Ân Thừa Ngọc hiểu rõ ý của hắn. Y hừ nhẹ, lạnh nhạt nhìn hắn:

- Ngươi xem Cô là ông lão bảy, tám mươi tuổi đấy à? Có mỗi chuyện nhỏ thế này mà hôm nào cũng nhắc, ngươi thiếu kiên nhẫn như này vậy thì làm sao Cô yên tâm giao việc cho ngươi được.

Tiết Thứ mím môi, không đáp, song lại không thấy mình sai.

Chưa bao giờ hắn chờ mong sinh nhật đến thế, trông mong đếm từng ngày một.

Ân Thừa Ngọc quan sát vẻ mặt của hắn, biết chắc hắn đang nghĩ gì trong đầu.

Nhưng bây giờ hãy còn sớm lắm, y chẳng muốn nổi giận vô cớ với Tiết Thứ cho nên đuổi hắn ra ngoài.

*

Tiết Thứ bất đắc dĩ phải quay về Tây Xưởng, Thôi Từ đang đứng chờ hắn ở cửa. Hôm qua hắn sai Thôi Từ đi điều tra chuyện của mấy thư sinh kia, chắc hẳn đã có kết quả rồi.

- Vào thư phòng rồi nói.

Tiết Thứ không vào phòng mà quay đầu đi đến thư phòng.

Đợi đến lúc hắn ngồi vào chỗ, Thôi Từ mới trình bày thông tin đã tra xét được.

Lần này có tổng cộng chín thư sinh bị bắt, tất cả đều là học sinh chuẩn bị thi Hương.

Bởi vì gần đây kinh thành bùng phát nạn dịch học nên thư viện cho nghỉ học, những học sinh này bị mắc kẹt ở thư viện, không thể về nhà, thường hội họp uống rượu ngâm thơ chuyện trò.

Thư sinh khá khí khái, lúc buồn bực thường bất cẩn nói vài câu. Đúng lúc bị phiên dịch Đông Xưởng đang đi thám thính nghe được, ghi vào trong sổ sách, cuối cùng bị Cao Viễn xem là con tốt thí để tranh công.

Trong chín người này có bảy người là học sinh có gia cảnh bình thường, hai người còn lại là Tôn Miểu và Tạ Uẩn Xuyên trái lại gia đình khá giả.

Thấy ba chữ "Tạ Uẩn Xuyên", Tiết Thứ có phần ngạc nhiên. Phỏng chừng là trong mộng từng xuất hiện cái tên này cho nên hắn có hơi không thích nó lắm. Nhưng vì không để chậm trễ việc quan trọng, hắn cẩn thận xem thật kỹ.

Nhà Tôn Miểu làm buôn bán, có chút tài sản. Ông nội của y rất kính trọng văn nhân, những năm gần đây thường quyên góp cho mấy thư viện và giúp đỡ rất nhiều thư sinh có gia cảnh bần cùng, gây dựng được chút danh tiếng nhỏ trong kinh thành. Tôn Miểu là văn nhân duy nhất của nhà họ Tôn, y được người nhà kỳ vọng cao. Nghe đâu học vấn của y tương đối khá, nếu không có chuyện gì ngoài ý muốn, ắt hẳn y có thể đỗ được hạng giữa.

Xem xong tư liệu của Tôn Miểu, Tiết Thứ hừ lạnh:

- Cao Viễn đúng là đồ ngu, chỉ giỏi hám cái lợi trước mắt.

Nhưng điều này cũng không bất ngờ, mấy năm nay Đông Xưởng và Cẩm y vệ ỷ được hoàng đế tin tưởng cho nên rất ngông cuồng, đây không phải lần đầu tiên bọn họ đổi trắng thay đen.

Cao Viễn tra được tên phản quốc thời Hiếu Tông xuất thân từ gánh hát của nhà họ Tôn, lão ta cho rằng nắm được điều này rồi vu oan cho Tôn Miểu là có thể tranh công trước mặt Long Phong đế.

Không cần quan tâm đến việc sau này nhà họ Tôn mới tiếp quản gánh hát, chỉ cần Tôn Miểu nhận tội thì nhà họ Tôn chẳng thể nào vực dậy được nữa.

Cao Viễn gảy bàn tính song lại không biết được rằng, tuy làm buôn bán nhưng nhà họ Tôn rất kính trọng người đọc sách. Ông cụ Tôn là người khí khái, Tôn Miểu lại được nhà họ Tôn kỳ vọng, được dạy dỗ rất tốt từ nhỏ, y không phải là kẻ hèn nhát.

Cho nên Tôn Miểu không bao giờ nhận tội.

Hôm nay y chết trong ngục giam, Cao Viễn vừa không ép được y nhận tội vừa mưu tính vu oan giá họa cho y, tàn sát dân lành.

Quả là đưa nhược điểm đến tận tay Tiết Thứ.

- Mang thi thể Tôn Miểu đến nhà họ Tôn. Cậu giúp tôi giao bức thư này vào tay ông cụ Tôn.

Nếu nhà họ Tôn muốn báo thù, hắn sẽ có cách giúp bọn họ một tay.

*

Phản ứng của nhà họ Tôn càng dữ dội hơn những gì Tiết Thứ đoán.

Ngày thi thể Tôn Miểu được đưa về nhà là ngày mười bốn tháng bảy, hôm sau là ngày mười lăm, Tết Trung nguyên, tế bái vong linh.

Ông cụ Tôn mạnh mẽ sai người nhập quan Tôn Miểu, song lại không an táng ngay mà lệnh cho con cháu trong nhà đến gõ cửa từng nhà mang ơn nhà họ Tôn.

Quan tài chưa kịp đóng nắp, thảm trạng của Tôn Miểu bày rõ rành rành trước mắt.

Nghe ông cụ Tôn khóc lóc kể đầu đuôi, mấy thư sinh cương trực kéo nhau đi theo sau quan tài đến nha môn đòi công bằng.

Được Tiết Thứ âm thầm mở đường, không ai cản được đoàn người nhà họ Tôn, số người đi theo ngày càng đông, tiền giấy bay lả tả khắp trời.

Đoàn người đến trước nha môn phủ Thuận Thiên thì bị cản lại.

Nhìn vẻ mặt khách khí từ chối của phủ doãn, Ông cụ Tôn biết nha môn phủ Thuận Thiên không giải quyết được việc này.

Đốc chủ Đông Xưởng là cận thần của thiên tử, có cho phủ doãn một trăm là gan, ông ta cũng không dám dính vào án này.

Quan tài của Tôn Miểu dựng trước cửa nha môn, ông cụ Tôn mở to đôi mắt già cả nhìn hồi lâu, cuối cùng mới quyết định trong lòng. Ông căm hận nói:

- Nếu nha môn phủ Thuận Thiên không tiếp, hôm nay cho dù có bỏ mạng tại đây tôi cũng phải đánh trống kêu oan cho bằng được!

Đánh trống kêu oan tức là tố cáo.

Theo luật Đại Yến, không cần biết đúng hay sai, người kêu oan phải chịu hai mươi trượng trước.

Đây cũng là điều Tiết Thứ đề nghị trong thư hôm qua.

Đông Xưởng nghe theo lệnh thiên tử, đốc chủ Đông Xưởng là cận thần của ngài. Nếu muốn nhổ cỏ tận gốc, phải tố cáo, làm lớn chuyện lên.

Đẩy tranh chấp giữa nhà họ Tôn và Cao Viễn trở thành mâu thuẫn giữa văn nhân và hoạn quan.

Tuy kiêng kỵ dư nghiệt thời Hiếu Tông song Long Phong đế lại để ý đến chút danh tiếng không còn nhiều lắm của mình hơn.

Mặc dù nhà họ Tôn là thương gia nhưng Tôn Miểu là một tú tài có công danh. Lại thêm việc nhiều năm qua nhà họ Tôn giúp đỡ văn nhân, có được danh tiếng tốt. Chỉ cần một số thư sinh đứng ra, dùng ngòi bút làm vũ khí cũng có thể nhấn chìm Long Phong đế vào hố ô danh.

Triều Đại Yến không có tiền lệ phạt người vạ miệng, nếu Long Phong đế muốn làm nguôi lửa giận của văn nhân thì đành phải bỏ Cao Viễn.

Đương nhiên, điều tiên quyết là ông cụ Tôn phải đồng ý tiên phong ra mặt.

Lúc Tiết Thứ nhận được tin, ông cụ Tôn đã dẫn đoàn người đến trước Ngọ Môn đánh trống kêu oan.

Đằng sau lưng ông có rất nhiều văn nhân phẫn nộ đi theo.

Nghe báo có người đánh trống kêu oan trước Ngọ Môn, Thông chính sử ti phái hữu tố nghị* đến đây hỏi thăm tình hình.

Hỏi xong đầu đuôi, hữu tố nghị thu đơn kiện vào, tạm thời giam giữ ông cụ Tôn.

Ngày hôm sau, theo quy định, ông cụ Tôn phải chịu hai mươi trượng trước mặt dân chúng ở Ngọ Môn.

Sau đó mới chính thức bắt đầu xử án.

Ông cụ Tôn đã hơn sáu mươi tuổi, bị bọc trong bao bố đặt trên ghế dài, chỉ có cái đầu lộ ra bên ngoài vẫn còn đang lớn tiếng kêu oan.

Cao Viễn đã sớm nhận được tin, nhưng không xuất hiện mà quan sát từ xa.

Lão ta đen mặt:

- Hôm qua ta đã sai ngươi ra tay rồi phỏng? Tại sao để lão ta làm đến mức này?

Thủ lĩnh bên cạnh lão ta ấp úng không nói nên lời.

Hôm qua gã đã sắp xếp người bỏ thêm chút thuốc vào thức ăn, nhưng ông cụ Tôn không ăn. Gã đang tính toán tìm cách khác thì lại vụt mất thời cơ.

Cao Viễn phiền lòng, không muốn nghe gã giải thích, khàn giọng nói:

- Đi chào hỏi nha môn, bảo quan hành hình làm mạnh tay.

Làm mạnh tay, ngụ ý là không để người sống.

Thủ lĩnh không dám nhiều lời nữa, nhận lệnh đi chào hỏi quan hành hình. Chuyện này thường xảy ra trong cung, gã rất quen tay hay việc nhét một túi bạc vào tay áo quan hành hình. Hai người nhìn nhau cười, ngầm hiểu đã giao dịch xong.

Nhưng khi đến lúc hành hình, thủ lĩnh thấy quan giám hình hướng hai bàn chân ra ngoài thành chữ bát (八).

Nội bộ đình trượng (bộ phận quản lý việc hành hình bằng trượng) rất phức tạp, nếu muốn đánh tàn phế thì nói "làm ra trò", còn nếu muốn đánh chết thì nói "làm mạnh tay". Giả dụ như không nói ra được thì có thể xem hướng bàn chân. Bàn chân hướng ra ngoài là xem tình hình, bàn chân hướng vô trong là đánh chết.

Thấy hình chữ bát, ngực thủ lĩnh đập thình thịch.

Lại nhìn sang ông cụ Tôn, từng trượng đánh xuống nhưng người lại không ngất đi mà vẫn còn đang chửi rủa kêu oan.

Đánh xong hai mươi trượng, ông cụ Tôn được đỡ xuống, tuy dáng đi tập tễnh song vẫn vô cũng khí khái.

Cao Viễn đang quan sát từ xa cũng nhận ra rằng có chuyện rồi, lão ta chưa kịp hoàn hồn đã thấy Tiết Thứ ung dung đi tới, cố tình nhìn thẳng vào lão ta, mỉm cười. Đoạn hắn đi đến pháp trường, nói lớn tiếng:

- Thái tử điện hạ đến.

Tuy nói là tố cáo nhưng trên thực tế, đa số án kiện đều do Thông chính sử ty hoặc bộ Hình thẩm tra, chỉ có một số ít được đưa đến trước mặt hoàng đế thì mới được đích thân ngài thiên tử giám sát.

Bây giờ Long Phong đế không ở trong kinh thành, người đứng ra đương nhiên là Ân Thừa Ngọc.

Ân Thừa Ngọc đến cùng với Tiết Thứ song không nhìn Cao Viễn mà nhìn ông cụ Tôn đang quỳ rạp dưới đất, nói:

- Cô đã nghe nói về oan khuất của nhà họ Tôn. Án oan này Cô sẽ đích thân giám sát, giao cho bộ Hình thẩm tra. Nhất định sẽ cho nhà họ Tôn và văn nhân, thư sinh khắp thiên hạ một câu trả lời thỏa đáng.

Dứt lời, y quay sang nói với Tiết Thứ:

- Nghe nói khi đó giám quan Tiết cũng có mặt ở ngục giam, vậy thì án này giao cho ngươi trợ giúp.

Tiết Thứ cung kính nhận lệnh. Hắn lạnh nhạt liếc sang Cao Viễn, đáp:

- Thần tuân mệnh.

Thấy hai người kẻ xướng người họa, Cao Viễn dần đen mặt.

- -------------------

Cún: TÔI MUỐN ĐÓN SINH NHẬT!!!!!!

- -------------------

R.I.P Tôn Miểu, tội ghê á T_T

Tạ Uẩn Xuyên là tình địch (tự tưởng tượng) của công nhé =)))) Anh Cún rất chi là ô vờ linh tinh =))))

P/S: Tui chưa đọc hết truyện nên không biết ảnh có ô vờ linh tinh thật không nhé, có gì sau này quay lại minh oan cho ảnh =)))))

Sorry vì đăng trễ nhưng mà wattpad của mình bị khìn, lúc vô được lúc không T_T

Quảng cáo
Trước /58 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Sở

Copyright © 2022 - MTruyện.net