Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Dịch] Đại Thời Đại 1958 - 1958
  3. Chương 13 : Khrushchyov nổi lên
Trước /130 Sau

[Dịch] Đại Thời Đại 1958 - 1958

Chương 13 : Khrushchyov nổi lên

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

Trong cuộc họp Đoàn Chủ tịch Beria đưa ra đánh giá rất chi tiết về tình thế Đông Đức. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tương lai Andrei Gromyko là thành viên tham gia hội nghị, ông cảm thấy lời Beria nói mang theo vẻ khinh thường đầy khẳng định: “Dân chủ Đức? Nó là cái thứ gì? Nó thậm chí không phải là một quốc gia thực sự - hoàn toàn dựa vào sự ủng hộ của quân đội Liên Xô, dù cho chúng ta cũng gọi nó là ‘nước Cộng hòa Dân chủ Đức’.”

“Tôi phản đối thái độ đối xử với quốc gia hữu hảo như vậy.” Molotov nổi giận, những người phát ngôn khác cũng nhiệt liệt hưởng ứng. Gromyko nói: “Nước Đức hiện tại đã là một thành viên khối xã hội chủ nghĩa, đồng chí Beria, đề nghị chú ý ngôn từ của mình!”

“Ngôn từ?” Beria ngạo nghễ nhìn những người phản đối xung quanh, giống như đang ở tổng bộ Lubyanka nhìn người chờ bị xét xử. “Ngôn từ của tôi? Thế giới hiện nay đã chia làm hai phe, tin rằng mọi người đều đã hiểu. Tôi từng đề xuất kiến nghị để nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức thống nhất, như vậy có thể ép nước Mỹ rút khỏi lãnh thổ nước Đức, có thể giúp các nước đồng minh của chúng ta tại Đông Âu có thêm một một vùng đệm an toàn, còn về vấn đề địa vị của nước Đức, hoàn toàn có thể tham khảo chế độ nước Áo! Lúc trước các vị đều phản đối ý kiến của tôi, đúng chứ?”

“Beria, ý kiến của anh không thực tế!” Khrushchyov hắng giọng một tiếng, nói: “Đầu tiên, người Đức phát động hai lần chiến tranh thế giới, để bọn họ thống nhất không kèm thêm hạn chế sẽ quá nguy hiểm, hơn nữa cho dù bây giờ chúng ta đồng ý, anh nghĩ người Mỹ sẽ đồng ý sao!”

“Giả dối!” Đôi mắt sâu hoắm của Beria nhìn chằm chằm vào mọi người, “Vậy bây giờ sao? Nếu ý tưởng thành lập vùng đệm đã không thể thực hiện được, yêu cầu cấp thiết của Liên Xô lúc này chính là lập tức thành lập một người bạn trung thành, nhất định phải để tình hình nước Đức hiện tại ổn định lại! Đáng tiếc chúng ta chỉ có một phần ba nước Đức, nhất định phải phát huy toàn lực một phần ba này, cần biết rằng đây là quốc gia duy nhất trong tay chúng ta có tố chất người dân và năng lực khoa học kỹ thuật có thể hỗ trợ được cho Liên Xô.”

“Nếu không còn chuyện gì khác nữa thì tôi có thể ra về trước chưa? Bộ Nội vụ còn có việc cần xử lý!” Beria ung dung đeo găng tay, không đợi nguời khác trả lời đã ra khỏi phòng họp.

Rầm…

“Khốn kiếp, hắn nghĩ hắn là ai? Coi mình là Stalin rồi sao?” Khrushchyov đứng bật dậy hất văng đồ đạc trước mặt xuống đất, hung tợn nói: “Liên Xô không phải là vương quốc độc lập của bất kỳ ai!”

Phòng họp rộng rãi vắng lặng như tờ, tất cả mọi người đều đã trải qua sóng to gió lớn dưới thời Stalin, Đại Thanh trừng không nghi ngờ gì chính là ác mộng ẩn sâu trong nội tâm mỗi người, tuy bề ngoài không có ai nhắc tới nhưng tất cả đều hiểu, không ai hy vọng Bộ Nội vụ không bị kiềm chế sản sinh uy hiếp với họ.

Không có ai lên tiếng, cũng không cần biểu hiện liên lạc ra ngoài mặt, chỉ cần một ánh mắt, mấy người Malenkov, Molotov, Khrushchyov đều hiểu, có một số chuyện họ đã đạt thành nhất trí chung.

Ngày tháng của Beria chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, dù cho bản thân Beria hoàn toàn không thể ngờ được sẽ có ngày này. Âm mưu hạ bệ Beria do Nikita Khrushchyov đứng đầu, trong giai đoạn ban đầu có bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bulganin và cấp phó nguyên soái Zhukov ủng hộ ông ta, bọn họ đảm bảo lực lượng vũ trang sẽ ủng hộ hành động lần này. Chỉ vỏn vẹn hai tháng, Khrushchyov đã lôi kéo được người thay thế Stalin giữ chức Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Georgy Malenkov về phe mình.

Từ một trợ lý của bản thân Sergei Kruglov, Khrushchyov có thêm một sự ủng hộ then chốt nhất. Ngày 26/6, Đoàn Chủ tịch triệu tập một cuộc họp đặc biệt, Khrushchyov giắt theo súng lục tới phòng họp.

Beria ngồi xuống, lười nhác dựa người vào lưng ghế, lên tiếng hỏi: “Ai, chương trình hôm nay sắp xếp kiểu gì vậy? Sao lại đột ngột quyết định triệu tập hội nghị như thế?”

Khrushchyov đạp nhẹ chân Malenkov dưới bàn, thì thầm: “Khai mạc cuộc họp, sau đó để tôi phát biểu.” Malenkov sắc mặt trắng bệch, có thể thấy miệng cũng không mở ra nổi.

Vì thế Khrushchyov liền đứng dậy, nói: “Chương trình hôm nay chỉ thảo luận một vấn đề: Hành vi gây chia rẽ của kẻ đại diện chủ nghĩa đế quốc Beria. Hiện tại đề xuất triệt tiêu chức vụ ủy viên trung ương và ủy viên Đoàn Chủ tịch của y, khai trừ khỏi Đảng, bàn giao cho tòa án quân sự. Mọi người có đồng ý không?”

Mấy người Molotov, Bulganin tiếp nhau phê phán Beria, trước khi Khrushchyov chính thức đề nghị tiến hành biểu quyết, Malenkov án một nút bấm dưới bàn, Zhukov dẫn một đội sĩ quan vũ trang đầy đủ xông vào phòng họp, bắt giữ Beria và áp giải ra khỏi phòng họp. Trong cặp táp của Beria phát hiện một tờ giấy trên viết hai chữ “Báo động “ bằng bút đỏ, ông ta từng hy vọng dùng nó để cầu viện.

Do lo ngại lực lượng quân đội của Bộ Nội vụ giải cứu cấp trên của mình, Zhukov điều hai sư đoàn vào đóng tại Moscow, một sư đoàn tăng thiết giáp và một sư đoàn bộ binh cơ giới hóa, đến lúc tất yếu có thể dập tắt hành động của quân đội Bộ Nội vụ. Mấy ngày sau nhân viên của Bộ Nội vụ mới được thông báo: Beria đã bị bắt.

Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Malenkov đại diện ủy viên trung ương Đoàn Chủ tịch báo cáo vấn đề liên quan đến việc Beria “âm mưu đặt Bộ Nội vụ Liên Xô lên trên chính phủ và Đảng Cộng sản Liên Xô”, tiến hành các hoạt động phản quốc gia. Hội nghị quyế định xử lý Beria như “kẻ địch của Đảng Cộng sản và nhân dân Xô-viết”, xóa bỏ tất cả mọi chức vụ trong và ngoài đảng của ông ta, giao bản án này cho toàn án tối cao xét xử.

Đối với không ít người, biểu hiện đầu tiên của việc Beria rớt đài là hình ảnh của ông ta biến mất. Đầu tháng 7, Gordievsky khi ấy 14 tuổi đang ở Ukraina nghỉ mát, nhận được một bức thư của cha mình, trong thư viết: ‘Hôm qua xảy ra một chuyện không thể tưởng tượng nổi, tranh vẽ cấp trên của chúng ta bị tháo xuống.” Mấy ngày sau lá thứ thứ hai tới: ‘Sếp bị bắt rồi, vào nhà giam.”

Tin tức Beria bị bắt được tuyên bố chính thức ngày 10/7, Khrushchyov lãnh đạo chính biến, bây giờ ông ta trở thành nhân vật quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo, mặc cho chính phủ vẫn tự nhận là do tập thể lãnh đạo, đến tháng 9, ông ta nhận chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 24/9, tòa án tối cao nhận định Beria và 6 cấp dưới (trong số này bao gồm cả Merkulov – người phụ trách Ban Dân ủy An toàn Quốc gia NKGB trước đây, Dekanozov – cựu lãnh đạo Tổng cục đối ngoại) có tội, nguyên nhân là họ tham dự âm mưu khôi phục lại chủ nghĩa tư bản.

Trong quá trình thẩm vấn bí mật Beria, tòa án tối cao được thông báo, ở chỗ một cảnh vệ của Beria phát hiện một tờ giấy ghi tên và số điện thoại của hơn 40 người phụ nữ, đây là một phần trong vài trăm người phụ nữ bị bắt vào chỗ ở của Beria và bị cưỡng hiếp, trong số họ có cả những bé gái chưa đầy 16 tuổi.

Một trong những tội danh lớn nhất của Beria là hợp tác với cơ quan tình Anh, mà chứng cứ duy nhất trình ra trước tòa về việc ông ta có liên hệ với cơ quan tình báo Anh đến từ hồ sơ cá nhân của ông ta. Theo hồ sơ ghi chép, trong thời kỳ nội chiến Nga, Beria làm việc tại cơ quan phản gián Baku của phần tử dân tộc chủ nghĩa Müsavat, mà trong thời kỳ ấy, khu vực này do người Anh kiểm soát.

Một nhân chứng trong vụ án Beria sau này thừa nhận, trong phần hồ sơ cá nhân đó không hề có bất kỳ nội dung nào liên quan đến nhiệm vụ được giao cho Beria cũng như ông ta hoàn thành nhiệm vụ như thê nào, nhưng nguồn tin chính quyền về việc xét xử Beria nói, bắt đầu từ thập niên 20 cho đến khi bị bắt, ông ta không những không đình chỉ mà còn mở rộng liên hệ bí mật với các cơ quan gián điệp nước ngoài.

Cứ như vậy, Beria nối gót Yagoda và Yezhov bị tử hình từ những thập niên 30, trở thành lãnh đạo KGB thứ ba bị buộc tội làm việc cho cơ quan tình báo Anh, nhận án tử hình.

Sau khi Stalin qua đời, Molotov một lần nữa đảm nhiệm bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Có lẽ là do kiến nghị của ông ta, đại sứ ngoại giao Aleksandr Semyonovich Panyushkin đảm nhiệm chức vụ cục trưởng Tổng cục đối ngoại. Molotov mong muốn khôi phục sức ảnh hưởng đặc thù của mình với công tác trinh soát đối ngoại như thời kỳ Bộ An ninh Quốc gia (MGB) mới thành lập. Từ năm 1947 đến năm 1952, Panyushkin làm đại sứ Liên Xô tại Washington, sau đó ông ta còn đảm nhiệm đại sứ tại Bắc Kinh.

Panyushkin không những là thủ lĩnh đặc vụ hợp pháp thường trú tại Washington thời kỳ Bộ An ninh Quốc gia hoạt động mà còn trực tiếp lãnh đạo công tác tình báo trong 1 năm 1949 khi lãnh đạo đặc vụ Georgy Sokolov được triệu hồi về nước. Năm 1953, Panyushkin còn là một người rất chất phác, không tự cao tự đại theo đuổi danh lợi, ông ta cao ráo, hơi gầy, lưng hơi khom, gương mặt màu nâu rám giống như thợ mỏ và công nhân.

Đây là ấn tượng của các đồng nghiệp tại Tổng cục đối ngoại khi gặp ông ta tại lễ đường nhà khách sỹ quan. Peter Deriabin khi ấy đang là thư ký một tổ chức đảng nào đó, đón tiếp ông ta ở cửa nhà khách sỹ quan, dẫn đường đến đài chủ tịch, ngồi cạnh Kruglov, trợ lý của ông ta Ivan Serov cùng các bí thư khác trong tổ chức đảng.

Kruglov công bố quyết định bổ nhiệm Panyushkin, tiếp đó Panyushkin phát biểu sơ qua về phối hợp công tác sau này và đề nghị mọi người cho ý kiến, những người tham dự đều choáng váng với bầu không khí tương đối tùy tiện này, tất cả im lặng không lên tiếng, cuộc họp theo đó kết thúc.

“Không nghi ngờ gì, trò chơi của họ lúc này không có liên quan đến chúng ta!” Yegorychev tay cầm một điều xì gà lớn, đầu dựa vào lưng ghế rộng rãi, giống như tư thế này khiến ông ta rất thoải mái.

Mesyatsev cười ha ha: “Một đám lão già toàn thân đầy mùi mục nát, sao có thể nhìn rõ ràng được thế giới này. Thời đại đang thay đổi, đầu óc của những lão già đã xơ cứng rồi nhưng vẫn chiếm lấy vị trí ngăn cản người đến sau…”

“Được rồi, Mesyatsev, đừng nói như vậy!” Shelepin cúi đầu không biết đang suy nghĩ gì, hồi lâu sau mới lên tiếng: “Quốc gia nên phải nằm trong tay người trẻ tuổi, chính trị người già tuyệt đối không thể tiến hành, hiện giờ Beria không biết đang bị thẩm vấn ở xó xỉnh nào, cũng không biêt phía trên đang có kế hoạch gì…”

“Kế hoạch??? Những lão già ấy thì có thể có kế hoạch gì, dù Stalin có chết rồi thì bọn họ cũng sẽ chiếu theo con đường đã định sẵn tiếp tục tiến lên!” Yegorychev gẩy gẩy xì gà, cười khẩy khinh thường, “Trước đây đã là một đám con rối bị giật giây, anh còn hy vọng bọn họ đưa ra được kế hoạch gì? Kế hoạch là cái gì? Hữu ích hay là vô ích? Có thành quả chừng nào?”

“Kỳ thật ý tưởng của đồng chí Malenkov cũng không tồi, khá là sáng tạo!” Mesyatsev đứng lên, đi đi lại lại, nói: “Hiện tại đồng chí Malenkov đang cải cách, chúng ta nên chăng đứng ở bên đó…”

“Yếu hèn!” Shelepin cân nhắc hồi lâu rồi đưa ra đánh gia của bản thân, “Ý tưởng của Malenkov là không tồi, nhưng nhìn lại hành trình của ông ta xem, thực sự khiến tôi không thể tin tưởng, thủ đoạn quá ấu trĩ. Hành động lần này hoàn toàn bị Khrushchyov kéo đi, cho dù là có ý tưởng, đến lúc đó lại không giữ được vị trí thì thử hỏi ông ta làm thế nào thực hiện được ý tưởng của mình?”

“Aleksandr, cũng không thể nói như vậy chứ? Beria quyền lực lớn đến thế không phải cũng vẫn bị bắt lại sao!” Mesyatsev tuy bị phản bác nhưng cũng không tức giận, tiếp tục nói: “Điều đó chứng minh trong cái thứ gọi là chính trị này không có chuyên gia trăm phần trăm….”

“Beria nếu không phải cuồng vọng như thế, đắc tội với nhiều người như thế, Malenkov, Molotov, Khrushchyov bất kỳ một ai đơn độc đứng ra khiêu chiến hắn đều đã sớm bị điều tới tận đẩu tận đâu làm công nhân kỹ thuật rồi…” Shelepin đánh giá rất cao phong cách làm việc của Beria, bởi vì tính cách hai người cũng có một số điểm tương tự.

Tin tức trong xã hội hiện đại hoàn toàn không bế tắc, trong vòng vài ngày toàn Liên Xô đều đã biết Moscow phát sinh đại sự, Serov biết nguyện vọng của Alexios hẳn là bốc hơi rồi, nhìn tội danh trên thông báo, Serov bĩu môi: “Lại là cấu kết với chủ nghĩa đế quốc? Không thể đổi mới từ ngừ một chút sao? Hay là do Bộ Nội vụ chết mất quá nhiều bộ trưởng nên mới phải đổi tên thành KGB? Đây coi như chuyện thường ngày của Bộ Nội vụ nhỉ?”

Quảng cáo
Trước /130 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Ra Vẻ Mang Tool Hack Là Dễ Chết Nhất

Copyright © 2022 - MTruyện.net