Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Dịch]Thiên Hạ Đệ Nhất Đinh, Chương 33 : Kinh Thành Tam Hại
  3. Chương 23 : Mỹ nữ
Trước /30 Sau

[Dịch]Thiên Hạ Đệ Nhất Đinh, Chương 33 : Kinh Thành Tam Hại

Chương 23 : Mỹ nữ

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

- Thực không ngờ, tỷ tỷ sau khi tắm xong trông thật đúng như một tiểu tiên nữ đẹp đẽ từ trên trời xuống phàm gian.

Giữa sườn núi, trong một ngôi nhà gõ nhỏ cũ nát, một thanh âm non nớt trong trẻo vang lên.

Tiểu la lỵ Đinh Nguyệt Hoa đứng bên cạnh chiếc giường gỗ đơn sơ phủ đầy rơm rạ, vừa cười duyên vừa vỗ tay khen ngợi, từ người toát ra vẻ thanh xuân mỹ miều, mắt trong sáng như sao, hai hàng lông mày lông mi nhìn thoáng qua như hai ánh trăng non.

Tú Hương lúc này vừa tắm xong, ngồi ở đầu giường, mái tóc dài được bó gọn lại thả xuống trên ngực, một tay đỡ tóc, một tay dùng một tấm ván nhỏ buộc một hàng xương cá làm một cái lược thô sơ để chải tóc, tóc dài và mềm mại như suối chảy, nét mặt trắng mịn lung linh tưởng như làm sáng bừng cả cái gương soi.

Nàng tuy đã thay đổi một bộ quần áo sạch sẽ, nhưng chúng vẫn có nhiều lỗ vá khắp nơi như bộ quần áo cũ kia, quả thực khiến người ta nhìn vào mà không khỏi thương cảm. Cổ áo sờn rách để lộ ra một mảng da cổ mịn màng như tuyết không nhuốm một chút bụi trần. Có thể ví nàng như một đóa hoa sen tươi thắm giữa hồ, là một vẻ đẹp của thiên nhiên tạo nên mà người ta chỉ sợ khi đụng vào sẽ khiến nó tan biến.

Không riêng gì Đinh Nguyệt Hoa, mà ngay cả người có định lực siêu phàm như Triển Chiêu khi nhìn mỹ nhân mà cũng thấy si mê, vội vàng quay đầu đi, thầm vận nội lực trấn định tinh thần.

- Tỷ… ta đã về rồi !

Đột nhiên có một thanh âm non nớt trẻ con vang lên, cùng lúc đó một tiểu nam hài mặt bụ bẫm thông minh mở cánh cửa gỗ cũ nát, chạy thẳng về phía Tú Hương.

Nam hài chợt phát hiện sự có mặt của Đinh Nguyệt Hoa và Triển Chiêu, nhất thời hơi ngẩn ra trong giây lát, nhưng nhanh chóng trấn định lại, bộ dáng như một tiểu đại nhân chất vấn người khác :

- Các người là ai, tại sao lại ở trong nhà của ta ?

- Hi hi…

Đinh Nguyệt Hoa nhịn không được, bật cười.

Nam hài này rõ ràng còn nhỏ tuổi, khuôn mặt phúng phính đáng yêu khiến người ta chỉ muốn véo nhẹ một cái, lại làm ra cái vẻ nghiêm chỉnh, hung hăng “đe dọa” người. Nam hài lúc này phùng mang trợn má, đôi lông mày thanh tú nhếch lên, cánh tay nhỏ bé bụ bẫm chỉ chỉ, quả thực như là một búp bê xinh xắn, khả ái dễ thương.

- Ngươi cười cười cái gì!!!

Nam hài mặt đỏ bừng, quát to, cố gắng làm ra vẻ hung ác. Nào ngờ hắn càng cố gắng bao nhiêu thì càng khiến Đinh Nguyệt Hoa cười to lên bấy nhiêu.

- Không cho phép, không cho phép!

Nam hài chạy đến bên giường, hai tay che ở trước người của Tú Hương.

- Có ta bảo hộ tỷ tỷ, tuyệt không để cho các ngươi khi dễ chị ấy!

Trên khuôn mặt nhỏ nhắn toát ra một vẻ kiên nghị như đinh đóng cột.

- Thanh Nhi, em hiểu lầm rồi. Hai vị này là bằng hữu của tỷ tỷ.

Tú Hương cực kỳ ôn nhu xoa xoa đầu của nam hài, ánh mắt chan chứa yêu thương.

- Bằng hữu ư?

- Đúng. Tỷ tỷ của ngươi bị người khi…

Đinh Nguyệt Hoa chưa kịp nói hết câu, Triển Chiêu từ phía sau vỗ nhẹ vào vai nàng ta, mắt thầm nhắc nàng ta không nên nhiều chuyện.

- Thanh Nhi!

- Dạ!

- Ngày hôm nay em đã học những gì ở trường?

Tú Hương quan tâm hỏi.

- Hai mươi bốn hiếu, ngoài ra tiên sinh còn giảng về chuyện xưa nữa.

Nam hài dùng thanh âm non nớt đáp lời, ánh mắt trong sáng nhìn Tú Hương, ưỡn ngực nói tiếp:

- Tỷ tỷ, Thanh Nhi tương lai cũng muốn làm một vị tướng quân vô địch.

- Ừ, chắc chắn rồi, tỷ tỷ tin tưởng em sẽ làm được.

Tú Hương cười thật tươi, gò má có chút hồng hồng, cẩn thận mở cái áo của Bàng Dục cho nàng mượn được gấp ngay ngắn trên giường ra, lấy một quyển sách đưa cho nam hài.

- A, binh pháp Tôn Tử, tỷ tỷ mua cho em đó ư?

Nam hài hưng phấn kêu lên, cầm quyền sách không nỡ buông tay, khuôn mặt nho nhỏ tràn ngập vui mừng.

Hắn vui vẻ, Tú Hương càng vui vẻ hơn, bỗng nhiên tất cả những khổ cực nàng gánh chịu đều đáng giá, sự vui mừng trên mặt nàng sáng bừng như hoa tươi mới nở.

- Cái gì, ngươi mua sách cho đệ đệ ngươi ư?

Đinh Nguyệt Hoa vừa nghe tới đây, giẫm chân tức tối nói:

- Tú Hương tỷ à, ngươi đi sớm về tối bán củi kiếm tiền, ngay cả một chiếc bánh cũng không dám ăn chỉ để mua sách cho tiểu tử này ư?

- Nguyệt Hoa!

Triển Chiêu trừng mắt nhìn cô bé.

- Ta mặc kệ, ta mặc kệ, ta càng muốn nói!

Cơn tức trong lòng Đinh Nguyệt Hoa đã bộc phát thì thần tiên cũng không cản nàng ta được, liền quay về phía nam hài, tức giận nói:

- Tiểu tử thối ngươi đúng là giả bộ hồ đồ không hiểu chuyện, nhưng ngươi có biết rằng, trong lúc ngươi ở nhà ăn uống đầy đủ, có sách để học, có thầy dạy chữ thì tỷ tỷ ngươi phải liều mạng đi bán củi kiếm tiền nuôi ngươi hay không? Vừa rồi, nếu không phải có ta và Triển đại ta thì cô ấy đã bị người…

- Bị người làm gì?

Nam hài lập tức cướp lời.

- Bị người ta bắt tỷ tỷ của ngươi đem về làm thị tỳ rồi

Đinh Nguyệt Hoa lập tức trả lời, Triển Chiêu muốn ngăn cản cũng không kịp nữa.

- Cái gì, ai làm? Là ai?

Nam hài giận dữ quát to.

- Kẻ mà hầu như ai ai củng biết, chính là tên ác ôn An Lạc Hầu Bàng Dục…

Đinh Nguyệt Hoa còn chưa kịp nói hết câu, nam hài đã phẫn hận túm chặt lấy cái then cửa nho nhỏ bằng gỗ, cố sức gập lại.

"Bốp!", dưới sức lực của hắn, then cửa vỡ thành hai đoạn.

- Cẩu tặc Bàng Dục!

Nam hài nghiến răng nghiến lợi, đẩy cửa ra nhìn lên trời quát to.

- Không đem ngươi lột da để báo thù cho tỷ tỷ, Địch Thanh ta thề không làm người!

Đinh Nguyệt Hoa sửng sốt, không ngờ một đứa bé bộ dáng khả ai như Địch Thanh trong chớp mắt lại biến thành như vậy. Hàm răng nghiến kêu ken két, đôi bàn tay nhỏ bóp chặt đến ửng hồng, đôi con mắt đỏ au tựa như muốn ăn thịt người. Ý định trách cứ Địch Thanh mải học hành, ăn uống, để cho tỷ tỷ vất và cực nhọc kiếm sống của Đinh Nguyệt Hoa trong thoáng chốc biến mất sạch sẽ.

Tú Hương và Địch Tanh sống nương tựa nhau từ lúc bé, cho nên nàng rất hiểu tính nết của đệ đệ, biết hắn một khi đã quyết định cái gì thì khó mà khuyên can. Nàng chỉ có thể nhắm mắt lại cầu xin Phật tổ phù hộ chỉ đường dẫn lối cho em mình, nhưng chẳng biết vì sao mà khi nhắm mắt lại, trong đầu nàng luôn hiện lên hình bóng của người gia đinh trẻ tuổi mặc áo xanh, đầu đội mũ quả dưa kia.

Tú Hương thì vậy, còn hai mắt của Triển Chiêu thì sáng ngời.

Hắn là cao thủ, lần đầu tiên khi nhìn thấy Địch Thanh đã đoán tiểu tử này căn cốt tinh kỳ, thiên phú dị bẩm, chính là điều kiện luyện võ vô cùng tốt, hơn nữa, chứng kiến tiểu tử này tuy còn nhỏ tuổi, nhưng khí lực lại mạnh, tuy là cái then cửa không to và cũng cũ nát, nhưng với độ tuổi của tiểu nam hài này, bẻ được nó cũng là ngoài sức tưởng tượng, càng chứng minh cho nhận định vừa rồi của mình, Hơn nữa, thấy Địch Thanh trọng tình trọng nghĩa, thương yêu tỷ tỷ, không khỏi có lòng muốn thu tiểu tử này làm đồ đệ.

- Tiểu đệ đệ.

Triển Chiêu đi qua, cúi đầu nhìn Địch Thanh nói:

- Ngươi có muốn học võ công không?

- Võ công ư?

- Đúng rồi, học xong có thể vung đao múa kiếm, hành hiệp trượng nghĩa như Triển đại ca ca, trừng trị người xấu, vì tỷ tỷ ngươi báo thù, còn có thể…

- Không muốn!

Địch Thanh trả lời đầy bất ngờ.

- Vì sao?

- Cho dù có luyện võ công tốt đến mấy, cùng lắm cũng chỉ đối phó được khoảng hơn kém mười người, cho nên có học cũng vô nghĩa.

- Vậy ngươi muốn học cái gì?

Triển Chiêu sửng sốt hỏi.

Địch Thanh ưỡn ngực ngẩng đầu, đôi mắt trong sáng toát ra một ý chí sắt đá, dõng dạc đáp:

- Ta muốn học cách đánh nhau, học binh pháp, tương lai phải giống như Hạng Võ, Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh, những người tung hoành ngang dọc chiến trường, chinh chiến thiên hạ, một người đánh vạn người!

*** Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh

Vệ Thanh người Bình Dương, nguyên họ Trịnh, ban đầu địa vị thấp hèn, cha là Trịnh Quý làm Trung tiểu lại trong huyện, cộng sự với với Bình Dương Hầu -Tào Thọ, từng thông dâm với Vệ Ổn vợ lẽ của Bình Vương Hầu, sinh được Vệ Thanh. Vệ Thanh làm người hầu trong nhà Bình Vương Hầu, thời còn nhỏ về quê cha đẻ phải đi chăn cừu, các con cái của vợ cả Trịnh Quý đều đối đãi với Vệ Thanh như một người nô bộc, chứ không coi là anh em máu mủ.

Sau khi khôn lớn, Vệ Thanh làm kỵ binh trong nhà Bình Dương Hầu, hàng ngày bảo vệ bên cạnh quận chúa Bình Dương. Mùa xuân năm 139 trước công nguyên, tức năm Kiến Nguyên thứ 2 Hán Võ Đế, người chị gái của Vệ Thanh là Vệ Tử Phu vào cung và được Hán Võ Đế sủng ái. Vì hoàng hậu không có con trai, nên khi được tin Vệ Tử Phu mang bầu, thì vô cùng ghen tức, bèn cử người ra bắt Vệ Thanh. Vệ Thanh bị bắt nhưng được một người bạn thân tên là Công Tôn Ngao cứu thoát. Hán Võ Đế biết được tin này rất bực cho hoàng hậu, liền phong Vệ Tử Phu làm phu nhân, còn Vệ Thanh cũng do đó trở thành Thái Trung Đại Phu, Vệ Thanh vì họa gặp phúc cuối cùng đã bước lên vũ đài chính trị. Theo đà chị gái ngày càng được nhà vua sủng ái, thì Vệ thanh càng chiếm địa vị quan trọng trong con mắt của nhà vua.

Hán Võ Đế vốn đã sắp đặt một kế hoạch lớn, đó là tấn công Hung Nô, nhưng ngặt vì các nhân tài như Đậu Anh và Quán Phu đều phạm tội đã bị giết chết, còn Hàn An Quốc thì tuổi đã cao, ngoài Lý Quảng còn có thể tác chiến ra, trong tay Hán Võ Đế chẳng còn quân cờ nào thích hợp cả. Nay thấy cậu Vệ Thanh là người có thể tin dùng, bèn quyết định để Vệ Thanh gánh vác trọng trách tác chiến với Hung Nô.

Năm Nguyên Sóc thứ 5, Vệ Thanh cùng 4 viên đại tướng dẫn 30 nghìn kỵ binh tiến đánh Hung Nô. Còn một đạo quân khác của quân Hán thì do Lý Tức và Trương Thứ chỉ huy. Hữu hiền vương Hung Nô những tưởng quân Hán không thể nào tiến sâu vào doanh trại của mình, nên đã lơ là cảnh giác, uống rượu say khướt. Ngờ đâu bị Vệ Thanh đánh tập kích vào ban đêm, ngoài Hữu Hiền Vương cùng hơn trăm người chạy thoát ra, còn toàn bộ quân Hung Nô đều bị bắt làm tù binh. Trận thắng này đã khiến quyền lực của Vệ Thanh đạt tới đỉnh cao trong suốt cuộc đời mình.

Vệ Thanh được Hán vương Lưu Thiết phong làm đại tướng quân, thống lĩnh toàn bộ quân Hán, cậu bé chăn cừu thuở nào thật không ngờ lại có cuộc đời vinh hoa phú quý như ngày nay. Nhà vua lại gia phong cho ba người con trai của Vệ Thanh làm Hầu, mặc dù ba người này vẫn còa là trẻ thơ. Vệ Thanh thoái thác rằng: "Thần đánh thắng mấy trận đều là nhờ vào công lao của các tướng sĩ, ba người con của thần đều còn nhỏ tuổi, chưa làm nên việc gì cả, nếu hoàng thượng phong chúng là Hầu, thì làm sao có thể khích lệ được các tướng sĩ lập công?". Hán Võ Đế nghe xong như sực tỉnh, liền phong 7 vị tướng của Vệ Thanh làm Hầu.

Vệ Thanh đánh Hung Nô lần cuối cùng là vào năm Nguyên Thủ thứ 4, ông cùng cháu ngoại là phiêu kỵ tướng quân Hoắc Khứ Bệnh chia quân làm hai đường tiến đánh Hung Nô. Đây là thời kỳ diều gặp gió của Hoắc Khứ Bệnh, viên tiểu tướng này cũng được vua Hán mến mộ như Vệ Thanh năm xưa, Vệ Thanh nay đã già nua, thời đại Vệ Thanh đã kết thúc, thời đại Hoắc Khứ Bệnh trẻ khỏe, anh dũng, thiện chiến bắt đầu.

Hoắc Khứ Bệnh lúc đó mới 17 tuổi dẫn 800 kỵ binh đánh tập hậu, chén chết hơn 2 nghìn quân Hung Nô, bắt sống tể tướng, giết chết ông tổ và bố nuôi của vua Hung Nô. Hoắc Khứ Bệnh oai dũng nhất toàn quân, được phong làm Quán Quân Hầu, sau lại gia phong làm Đại Tư Mã, uy danh còn vượt hơn cả Vệ Thanh, có rất nhiều bộ tướng của Vệ Thanh đã tới tấp chuyển sang theo Hoắc Khứ Bệnh.

Năm Nguyên Thủ thứ 6, Tức năm 117 trước công nguyên, Hoắc Khứ Bệnh lâm bệnh mất tại Tràng An, hưởng thọ 23 tuổi.

Hoắc Khứ Bệnh sinh thời từng 4 lần cầm quân tiến đánh Hung Nô, đều giành toàn thắng, tiêu diệt hơn 110 nghìn tên địch, gọi hàng hơn 40 nghìn dân Hung Nô, mở ra miền đất Hà Tây, Tửu Tuyền, phá tan được sự uy hiếp của Hung Nô đối với triều nhà Hán, là người tác chiến dũng mãnh, một thiên tài quân sự trong lịch sử TQ.

Địch Thanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Địch Thanh (tiếng Trung: 狄青, 1008 - 1057), tự Hán Thần, là tướng nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Địch Thanh người Tây Hà, Phần Châu[1] thời Bắc Tống (nay thuộc huyện cấp thị Phần Dương, tỉnh Sơn Tây). Ông là người xuất thân bần hàn nhưng giỏi việc cưỡi ngựa bắn cung.

Thăng tiến

Năm Bảo Nguyên thứ nhất thời Tống Nhân Tông (1038) ông nhận chức Duyên Châu (延州) Chỉ huy sứ, vừa gan dạ lại có mưu kế nên trong thời gian Chiến tranh Tống-Hạ (1040-1042), mỗi khi ra trận ông đều đeo mặt nạ bằng đồng để xung phong nơi trận tiền, lập được nhiều chiến công.

Năm Khang Định thứ nhất, được Doãn Thù tiến cử, ông được Thiểm Tây Kinh lược sứ là Hàn Kỳ, Phạm Trọng Yêm đích thân khen thưởng. Phạm Trọng Yêm trao cho ông cuốn Tả thị Xuân Thu và nói rằng "将不知古今, 匹夫勇尔" (tướng bất tri cổ kim, thất phu dũng nhĩ, nghĩa là làm tướng mà không hiểu chuyện xưa nay thì cũng chỉ là người tầm thường có lòng dũng cảm mà thôi). Bị chọc tức bởi câu nói này, ông đã kiên trì đọc sách để tinh thông binh pháp thời Tần-Hán. Do gan dạ, dũng cảm, lập nhiều chiến công nên ông thăng tiến nhanh trên con đường làm quan, từ Tần Châu Thứ sử, qua Huệ Châu Đoàn luyện sứ, Bộ quân Phó đô chỉ huy sứ tới Mã quân Phó đô chỉ huy sứ.

Tháng sáu năm Hoàng Hữu thứ tư (1052), ông được thăng tới Khu mật phó sứ. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến với Nùng Trí Cao, ông được phong làm Khu mật sứ, người đứng đầu của Khu mật viện, một cơ quan ngang hàng với Trung thư Môn hạ, chuyên quản lý việc binh.

Chiến tranh với Đại Nam

Năm 1052, tại khu vực Quảng Tây, Nùng Trí Cao khởi binh, tự xưng là Nhân Huệ hoàng đế của Đại Nam quốc, đem quân công phá nhiều thành trì của nhà Tống tại khu vực Quảng Đông, Quảng Tây và đã lên kế hoạch tấn công lên Hồ Nam. Quân Tống liên tục thua trận và triều đình nhà Tống rơi vào khủng hoảng do không ai nghĩ ra được phương sách gì.

Mới nhậm chức được 3 tháng, Khu mật phó sứ Địch Thanh đã dâng biểu xin đem quân đi chinh phạt. Tống Nhân Tông cả mừng, phong ông làm Tuyên Huy Nam viện sứ, Tuyên phủ Kinh Hồ Nam Bắc lộ, Kinh chế Quảng Nam đạo tặc sự, tự thân thiết yến để tiễn đưa ông tại điện Thùy Củng.

Đầu năm 1053, Địch Thanh dẫn quân tới và hợp quân với Dư Tĩnh cùng Tôn Miện ở Tân Châu rồi hội các tướng lại, chấn chỉnh quân lệnh, cấm không cho ra đánh nhau với Nùng Trí Cao. Quan kiềm hạt tỉnh Quảng Tây là Trần Thự trái tướng lệnh, đem quân ra đánh bị thua, Địch Thanh đem chém đi, rồi lệnh cho quân nghỉ 10 ngày. Quân do thám biết chuyện về báo cho Trí Cao biết. Trí Cao tưởng là quân nhà Tống sợ hãi không dám đánh và thế là lơ là mất cảnh giác, không thèm phòng bị. Đêm Thượng nguyên, Địch Thanh chia quân thành tiền, trung, hậu hỏa tốc xuất kích đến Côn Lôn quan (gần phủ Nam Ninh) đánh Nùng Trí Cao. Lúc đang đánh nhau, Địch Thanh lại đem kị binh đánh hai bên tả hữu áp lại, quân của Trí Cao tan vỡ, tướng dưới quyền là Hoàng Sư Mật và 57 người tử trận. Quân Tống đuổi theo giết hơn 2.200 quân của Nùng Trí Cao làm người này phải đốt thành bỏ chạy. Sau chiến thắng, Địch Thanh được phong chức Khu mật sứ.

Bãi quan

Sau khi nhận chức Khu mật sứ, chức vụ võ quan tối cao khi đó, cộng với chiến công lẫy lừng nên trong triều nhiều quan lại tỏ ra ghen ghét, nghi ngờ và đàn hặc ông, như Ngự sử Trung thừa Vương Cử Chánh, Hữu ti gián Giả Ảm, Ngự sử Hàn Chí, Thượng thư Âu Dương Tu, Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự Văn Ngạn Bác v.v, cho rằng ông thao túng triều đình và có khả năng gây ra nguy hiểm cho nhà Tống, giống như điều Tống Thái Tổ đã từng làm với Hậu Chu Cung Đế.

Tháng 8 năm Gia Hữu thứ nhất (1056), sau gần 4 năm đảm nhận chức Khu mật sứ, ông bị bãi chức, điều tới Trần Châu, rời xa kinh đô. Trước khi ông rời khỏi kinh đô, Tống Nhân Tông còn ban thêm cho ông hàm Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự (Tể tướng), vì thế dân gian mới có câu "tòng sĩ binh đáo Nguyên soái, tòng bố y đáo Tể tướng" để nói về ông. Tuy vậy, triều đình vẫn tiếp tục cho người giám sát ông, với việc mỗi nửa tháng lại cho người tới, về mặt danh nghĩa là hỏi thăm sức khỏe, nhưng thực ra là để giám sát. Sau đó ông bị mắc bệnh "sợ hãi suốt ngày" nên chưa tới nửa năm đã phát bệnh mà chết, vào tháng 2 âm lịch năm 1057, hưởng dương 49 năm, thụy Võ Tương. Tống sử chép rằng ông bị ung thư phát ra mồm mà chết (明年二月,疽發髭,卒: minh niên nhị nguyệt, thư phát tì, tốt nghĩa là tháng 2 năm mới, ung thư phát ra đằng mồm mà chết.)

Quảng cáo
Trước /30 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Hạt Dẻ Ngào Đường

Copyright © 2022 - MTruyện.net