Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Dịch] Thuận Minh
  3. Chương 294 : Nghĩa cha vợ đối xử bình đẳng (1)
Trước /587 Sau

[Dịch] Thuận Minh

Chương 294 : Nghĩa cha vợ đối xử bình đẳng (1)

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

Năm Sùng Trinh, các tỉnh Giang Bắc gặp đại tai nhiều năm liên tục. Bắc Trực Đãi. Sơn Đông. Hà Nam. Thiểm Tây. Sơn Tây dân chúng đều lầm than, có điều thê thảm nhất vẫn là Hà Nam.

Nếu nói mức thiên tai thì Hà Nam cũng không lợi hại bằng Sơn Đông và những tỉnh khác, nhưng nhân họa khốc liệt. Trung Châu Hà Nam. nếu ở vào thời kỳ bình thường, là chỗ giao thông thông suốt bốn phương ở Trung Nguyên, đất đai phì nhiêu, dân cư đông đảo. coi như là một địa phương tốt. Nhưng kết quả hoàn toàn thê thảm, triều đình Đại Minh đã phong tám phiên vương ở Hà Nam. còn lại hoàng thân quốc thích, trí sĩ quan viên thì lại càng nhiều không kể siết.

Những người cao quý này chiếm cứ phần lớn đất đai. nhất là Phúc vương tài mạnh thế lớn, năm đó lúc ban thuộc địa phong vương, đất đai tỉnh Hà Nam thậm chí cũng không đủ phong thưởng, còn phải phân định cả những tỉnh khác. Đây là kết quả mà đại thần trong triều và hoàng đế Vạn Lịch cố gắng được.

Người ít thế nhưng lại chiếm cứ nhiều đất đai như vậy. hết lần này tới lần khác vì công danh thân phận của những người này. đất đai của bọn họ và tá điền liền không cần nộp thuế và làm lao dịch cho triều đình.

Nhưng Đại Minh thì bất luận là vùng giàu có thế nào đi nữa, ví dụ như Luyện Hướng, Liêu Hướng kể cả Hà Nam cũng ở trong phạm vi đánh thuế. Mà người gánh chịu những thuế phú này chỉ có thể là bá tánh bình dân không có đất và ít đất kia. Hơn nữa tệ đoan này lại tăng thêm tầng tầng, nên ở Hà Nam càng thê thảm gay gắt hơn.

Mỗi một lần tăng thuế, đều có rất nhiều nông dân phá sản, ruộng đất của những nông dân này tất nhiên là bị bọn phỉên vương, hoàng thân quý thích ngầm chiếm sạch. Phần lớn những nông dân này trở thành lưu dân. trở thành căn nguyên họa loạn của đế quốc Đại Minh, số nông dân còn lại càng ít. gánh nặng thuế phú và áp bách cũng cứ tuần hoàn ác tính như vậy mà nặng hơn, khiến cho sinh tồn sinh thái của bá tánh bình dân đã trở nên yếu ớt cực kỳ. căn bản không chịu nổi chút biến động nhỏ nào.

Ví dụ như đại hạn hán năm Sùng Trinh 12 và 13. Sơn Đông có tập thể nông trang tương tự thể chế quân sự chuyên chế, khởi công xây dựng thủy lợi. điều tiết khống chế các tài nguyên hợp lý. miễn cưỡng có thể vượt qua, nhưng Hà Nam thì có cái gì. Chỉ có sự quấy nhiễu liên tiếp của Trương Hiến Trung, sự tàn bạo vơ vét của Tả Lương Ngọc và Tổng binh Đại Minh Mãnh Như Hổ. đương nhiên hình như là còn có bóc lột và áp bách không có điểm dừng.

Tháng 3 năm Sùng Trinh thứ 13. Tỉnh Hà Nam đã không còn đường cho người đi. Trong trăm dặm không có người ở. lưu dân Đại Cổ tập hợp nổi dậy. giết quan tạo phản.

ở mấy năm trước sau khi Lý Tự Thành lập đại hội quân hùng ở Hà Nam. Hà Nam vốn loạn binh đạo tặc cũng không có gì ra hồn. Nhưng hôm nay thì có mười mấy đại đội mấy vạn người trở lên. ngoại trừ châu huyện Hà Nam gần hai nơi Bắc Trực Đãi và Hồ Quảng, những địa phương còn lại đều loạn thành một đoàn.

Quan binh và bọn địa chủ. thân sĩ đều sống ở trong thành trì dựa vào vận lực của sông lớn như Hoàng Hà và Y Thủy để duy trì ra vào. dựa vào công sự của thành trì để bảo đảm an toàn.

Thái độ của trên dưới Hà Nam với đoàn đạo tặc này là. nếu chỉ là ở vùng quê hẻo lánh, liền xem như không tồn tại. quan binh có thể tiêu diệt thì tiêu diệt, không thể tiêu diệt thì không cần để ý. mỗi ngày từng bức văn thư báo nguy gửi tới triều đình, nhưng triều đình đã tập trung khoảng bảy thành ở vùng Tứ Xuyên Hồ Quảng, vùng Cầm Châu Bắc Trực Đãi binh Đại Minh, căn bản không rút ra được lực lượng thừa nào để tiêu diệt, chỉ có thể ngồi yên mặc hoành hành.

Nhưng tình huống mặc dù nguy cấp như thế. song lại không ai muốn xoa dịu cục diện như thế. Thôn tính đất đai, thu thuế má không hạn chế, những ác nhân này không ai muốn đi cải thiện.

Từng có kẻ sĩ nào đó trần thuật với triều đình, để nghị trụ cột trong triều đình ức chế thôn tính đất đai, lại bị hoàng đế Sùng Trinh bác bỏ nói: "Lần này không thể ban nhân tình". Còn có một vị quan nào đó ở phủ Lạc Dương khẩn thiết khuyên Phúc Vương có thể giảm thấp thuế ruộng và lao dịch ở điền trang của Phúc vương hay không, lại bị Phúc Vương quát mắng: "Đất đai Chu gia ta. con dân Chu gia ta. ta làm sao làm, quan khanh sao nhiều chuyện".

vốn Dương Tự Xương can gián hoàng đế Sùng Trinh nói. Hồ Quảng và Tứ Xuyên vây quét Trương Hiến Trung và Lý Tự Thành, Lã Như Tài không chỉ vây quét mấy tên đại tặc này, đồng thời còn có thể tiêu diệt đại tặc. kinh sợ bọn trộm cướp tặc nhân trong thiên hạ, để bọn chúng không dám có tâm tự vọng động.

Nhưng không ai ngờ. đại bại của Trương Hiến Trung, sự cùng đường của Lã Như Tài. không có chút tác dụng làm kinh sợ bá tánh bình dân gì. ngược lại càng loạn hơn.

Trong đại đội mấy vạn người trở lên. có "Tống Giang" và "Lý Chấn Hải". "Phá Thiên Vương", vân vân, là Đại Cổ tương đối nổi tiếng, nếu Lã Như Tài dùng "Tào Thao" làm tên hiệu, vậy dùng "Tống Giang" cũng không có gì là kỳ lạ.

Trong những loạn dân tập hợp khởi nghĩa của Hà Nam này. có ba bốn tốp là đội của lão Bát Thiểm Tây. cũng chính là tàn dư lúc Cao Nghênh Tường. Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung hoạt động ở Hà Nam lưu lại. Thực lực những người này là mạnh nhất, cũng có sức chiến đấu lớn nhất, dân chúng tụ tập lại cũng nhiêu nhất. "Tống Giang" không thể nói là lớn nhất, cũng không thể nói là có sức chiến đấu mạnh nhất, nhưng lại bại trận ít nhất, hơn nữa nó còn có ý đồ xuất hiện công khai đánh dẹp triều đình,

Bởi vì đầu tháng 3 năm Sùng Trinh thứ 13, một tốp của "Tống Giang" này bắt đầu hoạt động xung quanh Khai Phong Thành, có mấy lần quan binh trên đầu thành đều thấy bộ nhân mã "Tống Giang, kết quả Khai Phong Thành hiện giờ ban ngay không dám mở cửa thành quá ba canh giờ. hơi có biến động nhỏ liền lập tức đóng chặt cửa thành.

Phải biết rằng Hà Nam đại tai, thu hoạch của bản địa không thỏa mãn được yêu cầu của bản địa, nhất định phái dựa vào tiếp tế đường thủy trên sông Hoàng Hà, nhưng nhóm người "Tống Giang" này cứ suốt ngày lui tới quanh thành trì như vậy. lương thực và cấp dưỡng bổ sung ngoài thành không thể đưa vào. nên trong thành càng thêm quẫn bách.

Mà còn nhóm tặc binh "Tống Giang" này ở quanh Khai Phong Thành thì lại nếm trái ngọt, hiện giờ Hà Nam đại loạn, cư ngụ ở xung quanh thành trì vào lúc khẩn cấp có thể chạy vào trong thành, tính an toàn cao hơn ở những lũy hàng chỗ nông thôn nhiều, hơn nữa vật tư bên trong thành phong phú, cuộc sống ở ngoài thành cũng khá hơn lúc ở nông thôn nhiều.

Như vậy thì có rất nhiều bá tánh bình dân còn có chút của cải, thậm chí là tiểu địa chủ ở ngoài thành. Những người này tốt xấu gì cũng mập hơn nông dân – kẻ ngoại trừ cái mạng ra không có thứ gì có thể cướp được, "Tống Giang" qua lại mấy lần đều rất có thu hoạch.

Nhưng Phó tướng Trần Vĩnh Phúc thủ vệ Khai Phong Thành, lúc này đang bảo vệ đồ quân nhu hậu cần của đại quân ở phủ Nam Dương. Khai Phong Thành cực kỳ trống rỗng, cũng may Chu Vương và Phúc Vương keo kiệt khác nhau rất lớn. Phiên vương này chịu bỏ tiền xuất lương, huy động được rất nhiều tráng đinh trong ngoài thành dựa thành mà thủ.

Dùng dân binh thủ thành, mặc dù đến bây giờ vẫn chưa có kẽ hờ gì. nhưng vẫn luôn khiến người ta lo lắng, nói chuẩn xác hơn là kinh hồn táng đởm. Chu Vương mấy lần phái sử giả đi kinh thành cầu viện. Nhưng hoàng đế Sùng Trinh đã bị lần nhập quan kia của Thát tử làm cho sợ hãi, binh mã Bắc Trực Đãi mặc dù đông đảo. nhưng không muốn phái tới Hà Nam tốp nào cả.

Binh mã Nam Trực Lệ ở Phụng Dương. Lư Châu. An Khánh để phòng toàn lực. cũng không điều động được chút binh mã, còn binh ở biên giới Sơn Tây thứ nhất là tiêu hao trong chiến đấu với Mông Cổ và Thát tử Nữ Chân mấy năm trước, hai là phải phòng thủ quan khẩu Đại Đồng, cũng không thể điều động binh mã.

về phần binh mã Hồ Quảng. Thiểm Tây thì vẫn còn đang ở vùng Hồ Quảng. Tứ Xuyên tray kích và tiêu diệt Trương Hiến Trung và Lã Như Tài. cũng không cách nào điều động.

Lại nói tiếp chuyện này có chút thú vị. binh mã Sơn Đông hầu như đều bị mọi người không đếm xỉa. Ngày đó lúc Thát tử xâm nhập Bắc Trực Đãi và Sơn Đông. Dương Tự Xương điều động binh mã sai. lại kết bè với thái giám Cao Khởi Tiềm bức tử Đốc sư chủ chiến Lô Tượng Thăng. Sau đánh giá ưu khuyết điểm, lại đại sát đốc phù. tướng lĩnh hai vùng Bắc Trực Đãi và Sơn Đông, để trốn tránh trách nhiệm.

Phải nói Dương Tự Xương gần như đồ hết trách nhiệm cho người khác, sự tín nhiệm của hoàng đế Sùng Trinh vẫn không hề giảm sút với gã. nhưng có một người phá hủy kế hoạch của gã. Tham tướng Sơn Đông Lý Mạnh đánh bại đại quân Thát Lồ ở huyện Tề Hà. chém đầu hơn bảy trăm, công lớn như vậy khiến Dương Tự Xương có chút xấu hổ. Muốn trừng phạt thì nhất định là vô tội nên phải thêm tộL Nhưng cho dù xử trí thế nào. cũng đều sẽ dây ra chuyện gã chỉ huy vùng Sơn Đông sai lâm khi Thát Lồ xâm nhập kinh kỳ, nồi đen sẽ chụp lên đầu mình.

Cho nên chuyện Dương Tự Xương chỉ có thể làm chính là xử lý lạnh hoàn toàn đại thẳng này. nội các học sĩ. Binh bộ Thượng thư Dương Tự Xương đặc biệt giỏi làm chuyện lừa dối này, Đốc sư Lô Tượng Thăng chết ở Cự Lộc đã nửa tháng, gã còn định bịa ra được sự thật Lô Tượng Thăng còn sống, xử lý lạnh thắng lợi này. vậy lại càng đơn giản.

Kết quả, phía quan cũng không phải là không thừa nhận thắng lợi này. nhưng thắng lợi này được để cập vô cùng ít. cho dù là trên công báo của phía quan cũng chỉ mấy chữ mà thôi.

Hơn nữa sau chuyện này. bất kể là người của triều đình hay là địa phương khác, Dương Tự Xương đều cực kỳ ghét, còn chủ động ngăn người khác nói tới bất cứ chuyện gì liên quan tới Sơn Đông. Cho dù là trận thắng của Tổng binh Sơn Đông Lý Mạnh ở huyện Tề Hà. còn cả mấy chiến tích toàn thắng diệt tặc bình loạn của Lý Mạnh trước kia, hoặc là Sơn Đông vào năm đại tai. nhưng lại có cảnh thái bình, lưu dân và nạn dân rất ít xuất hiện.

Khác với Lý Mạnh đến từ hiện đại, khi đó cũng không có tư vấn phong phú và truyền thông phát triển gì. trung tâm ép xử lý lạnh một nơi nào đó. người phía dưới cũng sẽ coi thường theo hoặc là quên đi. Lý Mạnh ở trung tâm lại không có ô dù nào có thể dựa vào. Thái giám Lưu Phúc Lai trấn thủ Nam Kinh đang ở địa vị cao lại rời khỏi kinh thành, sau lại bị giáng chức làm dân Tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ và thái giám giám quân Lưu Nguyên Bân với Lý Mạnh vốn là quan hệ nắm lấy nhược điểm của nhau, càng sẽ không tranh thủ cái gì cho hắn.

Kết quả Sơn Đông, bất kể là binh hay là dân đều bị người trong thiên hạ coi thường, địa phương này hầu như không có nhiễu loạn, cũng không có chiến tích gì. nói tóm lại. chính là không có gì để người khác quan tâm.

Nhưng ý chỉ trả lời của triều đình sau khi trở lại Khai Phong Thành, Chu Vương cũng không xem, trước mắt rất nhiều tráng đinh dân tráng thủ thành mỗi ngày, tổn hao đều bạc của nhà Chu Vương mình, lương thực cũng đều tư lương do gã tồn trữ. Nha môn tuần phủ Hà Nam nghèo đến nỗi ngay cả con chuột cũng chết đói. tất nhiên là không trông cậy vào được, mà đường sông của nha môn hiện giờ thì đã ở trạng thái nửa hoang phế. nếu không có bạc của triều đình phát xuống. gã so với nha môn Tuần phủ chỉ kém chứ không hơn.

Chu Vương biết tiền này. lương thực này phải xuất ra, nhưng cứ tiếp tục như vậy. thật sự là thịt đau. hơn nữa cũng đã tổn hao không ngừng rồi! Nhưng tình hình thực tế là triều đình vẫn chưa phái binh mã nào.

Nếu những người khác thì sẽ cam chịu số phận, có điều Chu Vương Chu Cung Hiếu thì lại hoi khác với những người khác, ý chỉ triều đình ban xuống, bên nha môn Tuần phủ phái người báo tới. nhìn câu trả lời này thật khiến người ta khóc không ra nước mắt, nhưng Chu Vương Chu Cung Hiếu vẫn suy nghĩ có phải là thái giám hoặc là một vị các lão muốn nhận hối lộ hay không, nếu trong văn tự có dấu hiệu như vậy. thì sẽ gom một số bạc tặng qua, có thể giải được hiêm cảnh Khai Phong thì cũng đáng.

Quảng cáo
Trước /587 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Tôi Sẽ Khiến Anh Phải Tỏ Tình Với Tôi

Copyright © 2022 - MTruyện.net