Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Dịch] Thuận Minh
  3. Chương 315 : Lăng trì nghìn đao lưu tặc chiêu an (3)
Trước /587 Sau

[Dịch] Thuận Minh

Chương 315 : Lăng trì nghìn đao lưu tặc chiêu an (3)

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

Lần này các quan văn võ tổng binh tuần phủ Hà Nam và tổng binh, tuần phủ Sơn Đông cùng thượng tấu lên, nói là Lạc Dương thất thủ, Phúc vương bị giết không phải trách nhiệm của văn võ Hà Nam, mà là trách nhiệm của binh mã năm tỉnh do đốc su Dương Tự Xương cầm đầu truy kích tiêu diệt Trương Hiến Trung, La Nhữ Tài ở Hồ Quảng và Tứ Xuyên.

Nếu binh mã năm tỉnh vây hãm có công hiệu, Lý Tự Thành sao có thể từ Tứ Xuyên xuyên qua Hồ Quảng tới bên Hà Nam, tới hiện giờ vẫn không thể khống chế được tình hình, hơn nữa quân tặc vào Hà Nam, phần lớn binh mã Hà Nam lại đều đang tiêu diệt tặc ở Hồ Quảng và Tứ Xuyên, binh lực trống rỗng bị người ta thừa dịp mà vào, mới gây thành đại họa như vậy.

Mà tuần phủ Hà Nam Lý Tiên Phong, tổng binh Trần Vĩnh Phúc với chín nghìn người, trong vòng vây của mấy vạn tinh binh của quàn tặc, kiên trì tới khi viện quân tới, hơn nữa viện quân đại thắng, đó là công lao lớn.

Mặc dù bên ngoài sĩ lâm quan trường lan truyền hoàng đế Sùng Trinh vô cùng thánh minh, phân rõ sai trái, không trách tội công thần, nhưng những người có quan hệ gần gũi với cung vua ở kinh thành lại đồn đại, hôm đó bức tấu chương từ Hà Nam tới đặt trên bàn của hoàng đế Sùng Trinh, mặc dù lúc đó tâm trạng hoàng đế Sùng Trinh rất tốt.

Nhưng sau khi xem xong tấu chương này lại giận tím mặt, gạt mọi đồ đạc trên bàn xuống đất, nhưng lại có thái giám hầu hạ trong cung vua nói “nếu mà thượng tấu của văn võ quan lại tỉnh Hà Nam, còn có thể cho là lời thoát tội, nhưng tuần phủ và tổng binh Sơn Đông cùng thượng tấu, họ chỉ là khách quân cứu viện, không có quan hệ được mất với Hà Nam, chắc là lời nói công bằng rồi”.

Nghe nói như vậy. hoàng đế Sùng Trinh cùng giảm tức giận đi vài phần, thầm nghĩ quà thật như vậy, binh lực Hà Nam trống không, không phải bị điều tới Bắc Trực Đãi phòng bị Thát Tử, thì là truy kích tiêu diệt quân tặc vàTrương Hiến Trung ở Hồ Quảng Tứ Xuyên.

Sau đó trong triều đình hôm sau, học sĩ nội các và thượng thư nào đó đi ra chậm rãi nói, nói là tình hình thành Khai Phong nguy cấp như vậy, mà tuần phủ và tổng binh Hà Nam đều lấy ít địch nhiều, bức lui kẻ địch mạnh, đánh quân giặc tới đất Dự Nam, chẳng khác gì là cuộc sống của cả Trung Nguyên này.

Tình thế nguy cấp như vậy, còn có được kết quả tốt đẹp như vậy, thật là có công đương nhiên được thường, nhưng thành Lạc Dương thân thích Phúc Vương rơi vào tay giặc, là quan gìn giữ đất đai Hà Nam, cho dù thế nào cũng có tội, cho nên công tội lấn át nhau, sẽ hạ chỉ cố gắng vài câu là được.

Hoàng đế Sùng Trinh vừa tự cho mình là đúng, vừa các văn thần bảo sao nghe vậy, đây là mâu thuẫn rất kỳ lạ, có lẽ là hoàng đế Thiên Khải tin dùng Ngụy Trung Hiền, ở chỗ hắn phản tác dụng, nhưng thế lực trong triều, các quý tộc võ tướng tổn thất hầu như không còn trong biến cố Thổ Mộc bảo*, cũng chỉ có văn thần và hoạn quan có thể nói thôi.

•đây là nói về việc vua Minh Anh Tông bị quản Mông Cổ bắt ở thành Thổ Mộc và bị cầm tù.

Trong triều, hoàng đế Sùng Trinh không muốn nghe hoạn quan, cùng chỉ có thể nghe ý kiến của văn thần, Nhưng hai nhóm người này đều nhận được lễ trọng.

Tuần phủ Sơn Đông Nhan Kế Tổ ở kinh thành, từng đảm nhiệm chức vụ quan trọng nhất - lại bộ đô cấp sự trung, khá rõ về những hoạt động này trong triều. Trên dưới Hà Nam cùng góp số bạc lớn, qua hắn chỉ điểm, nên đưa cho người nào, nên đưa vào lúc nào, quả nhiên là có hiệu quả.

Hoàng đế Sùng Trinh luôn cho rằng mình là người phân rõ thị phi, các hạ thần tất nhiên là cảm động tới rơi nước mắt.

Trên thực tế lần thượng tấu này, rất nhiều người trong thiên hạ đều cảm thấy điều gì đó bất ổn, từ khi Sùng Trinh đăng cơ tới nay, cho dù vị hoàng đế này có bảo thủ liều lĩnh thế nào, Nhưng trên ngai vàng lại quân quyền độc tài, chuyên quyền độc đoán.

Hắn tin lời gièm pha cũng được, đầu óc hồ đồ cũng được, thuởng phạt đại thần đều định theo tâm ý của hắn, mặc dù trong lòng còn kiêng kỵ võ tướng nắm binh quyền trong tay, nhưng ngoài mặt lại vô cùng kính cẩn. Nhưng lần này, đốc phủ võ tướng trong vùng vùng nhau tấu lên, biện hộ cho mình, triều đình chỉ không nặng không nhẹ khiển trách vài câu, lại không trách phạt gì, hướng gió hình như có chút thay đổi rồi.

Chuyện này có lẽ là vô cùng quan trọng, nhưng người trong thiên hạ liếc mắt một cái rồi nhanh chóng hướng ra ngoài, cuối tháng tư,đại quân Mãn Thanh tiến vào Cầm Châu.

Cầm Châu. là cứ điểm duy nhất vùng quan ngoại ở Sơn Hải của Đại Minh, không có tòa thành này, phòng tuyến của Đại Minh cũng chỉ là rút về một đường Sơn Hải, còn của khẩu Sơn Hải mà bị mở ra, kỵ binh Mãn Thanh có thể tiến quân thần tốc ở đồng bằng phía Bắc, đánh vào kinh thành.

Quan ngoại Cầm Châu. nhất định phải cứu, hoàng đế Sùng Trinh còn chưa hạ chỉ, tổng đốc Kế Liêu - Hồng Thừa Trù đã bắt đầu triệu tập binh mã các trấn, chuẩn bị tới cứu viện.

Giết Trịnh Sùng Kiệm, Hùng Văn Xán, Tôn Truyền Đình chết đói trong ngục tù, còn các đại thần đốc phủ hoặc hoạch tội hoặc bị giết, hoàng đế Sùng Trinh kinh ngạc phát hiện ra mình không còn người nào có thể dùng được nữa. Hiện giờ Đinh Khải Duệ thay Dương Tự Xương đi tiêu diệt giặc hoàn toàn không hiểu chuyện quân, rất nhiều người đã dự đoán được thất bại trước khi Đinh Khải Duệ tới Hồ Quảng.

Bất đắc dĩ hoàng đế Sùng Trinh chỉ có thể thả binh bộ thượng thư Phó Tông Long đầu năm bắt vào tù ra, phái hắn tới Thiểm Tây thu nạp quân binh.

Ngày mười tám tháng năm, Lý Mạnh dẫn binh lính tới Tề Trữ, Lý Mạnh rời thuyền ở Tề Trữ, những binh lính khác phải theo đường thủy và đường bộ quay về nơi mình đóng quân.

Binh lính doanh Giao Châu từ Hà Nam quay về đã khác lúc xuất phát, mặc dù không có quá nhiều trận chiến kịch liệt, nhưng binh lính huấn luyện gian khổ thấy máu tanh và sự tàn khốc trên chiến trường, tay họ hoặc ít hoặc nhiều cũng dính máu của kẻ địch, máu này vô cùng quan trọng với họ.

Kinh nghiệm này vô cùng quan trọng với họ, qua cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc này, những nông dân trai tráng trải qua huấn luyện quân sự mới trở thành chiến sĩ thật sự.

Hơn nữa trận chiến lần này một là tác chiến với quân giặc hoành hành Trung Nguyên, đánh cho đối phương không có sức đánh lại, hai là đánh nhau với Tả Lương Ngọc được xưng là cuồng quân của Đại Minh, chém giết mấy nghìn người.

Giao chiến với hai đội quân này, đều đại thắng với ưu thế tuyệt đối, điều này gần như mang tới niềm tin cho những tân binh mới lần đầu ra chiến trường.

Lý Mạnh dừng lại ở Trễ Tữ, tất nhiên không phải để hưởng thụ sự phồn hoa của thủ phủ Sơn Đông, mà là chờ một người, người này là kẻ cướp Hà Nam, năm đó cùng với “Lão Đương Đương”, “Tống Giang”,đầu lĩnh nổi danh của bọn lưu phỉ “Lý Chấn Hải”.

Theo cách nói văn vẻ của quan trên, chính là lưu tặc Hà Nam - Lý Chấn Hải, cảm hoài trung nghĩa, không muốn đối kháng thiên uy, dẫn mọi người vào thành, với địa lý gần kề, tổng binh Sơn Đông Lý Mạnh tiếp nhận sắp xếp biên chế.

Trên thực tế, Lý Chấn Hải đã sớm lệ thuộc vào Trần Lục. Sau khi Trần Lục dẫn quân vào Hoài Nam, lại thuộc tiếp quản của Lý Mạnh.

Tên thật của Lý Chấn Hải chính là Cổ Đại Sơn, là một cường hào ở nông thôn, thuộc nhân vật hoành hành ở quê, nhưng dù sao Cũng có chút khái niệm quê cha đất tổ, Cổ gia lại là đại tộc ở vùng, nên vùng phía nam thuộc Phủ Quy Đức thuộc về bá vương.

Hà Nam đại nạn, khắp nơi đều loạn, Cổ Đại Sơn này đầu tiên là tập trung mọi người kết trại, tổ chức dân tráng tự bảo vệ, kết quả huyện lệnh Thác thành hồ đồ, lại báo lên Phủ Quy Đức nói là Cổ Đại Sơn có ý làm loạn.

Cổ gia cái gì cùng nhúng tay vào ở Thác thành, quan hệ dây mơ rễ má, công văn báo lên trên này vẫn chưa ra khỏi phạm vi Thác thành, Cổ Đại Sơn đã biết nội dung rồi. Cổ Đại Sơn vốn là người tàn nhẫn, biết tri huyện này chắc là tham gia sản của mình, cho dù lần này có tránh thoát, sau này cũng nhiều phiền phức.

Kết quả hôm đó, Cổ Đại Sơn liền dẫn người tới huyện Thác Thành, giết chết huyện lệnh, tập trung mọi người làm loạn, nếu đã làm chuyện mất đầu diệt tộc rồi, tên này cũng không dùng nữa, liền đổi thành tên giả Lý Chấn Hải.

Hắn khác với những lưu dân khác ở Hà Nam, bản thân vốn là tổ chức dân đoàn của thân hào nông thôn địa chủ, dân tráng đều là người trong vùng, rất coi trọng quan niệm gìn giữ đất đai

Nhiều lần quan phủ tới đánh đều bị Lý Chấn Hải đánh bại, không phải vì vấn đề thực lực, mà là Lý Chấn Hải vốn là người cầm đầu Quy Đức phủ, mỗi lần quan quân tới đánh, lại có một nửa quân tướng binh lính là người quen, đâu thể đánh tiếp được.

Vì Lý Chấn Hài bảo vệ vùng phủ Quy Đức , ở đây vẫn có thể đảm bảo yên ổn, kết quả rất nhiều người đều tới đây nương tựa, dần dần số lượng cũng lên tới thế lực hơn vạn người.

Lý Chấn Hải bị uy hiếp không phải từ phía quan binh, mà là thế lực lưu dân khác ở Hà Nam, Tống Giang, Lão Đương Đương, Lão Viên Doanh những thế lực lớn mạnh này đều lôi cuốn mấy vạn lưu dân, hơn nữa cướp đánh ở vùng, lấy lương thực trên vùng, ăn hết những tích trữ này, sẽ lại tìm mục tiêu kế tiếp.

Mà thủ hạ của Lý Chấn Hải lại là tá điền và dân thường miễn cưỡng duy trì, bình thường vẫn phải cày ruộng nuôi gia đình, hai nhóm người có mâu thuẫn cơ bản,Lý Chấn Hải rõ ràng ở thế yếu.

Phủ Quy Đức gần kể Duyệt Châu của Sơn Đông, không biết theo cách gì, thương đoàn Linh Sơn chủ động tìm tới, nói là muốn làm ăn với Lý Chấn Hải. Lý Chấn Hải những năm này làm ầm ĩ quá lớn, trong nhà cũng không có tiền dư gì, thương đoàn Linh Sơn rất “săn sóc” cho Lý Chấn Hải đổi bằng ruộng đất.

Hơn nữa còn đồng ý với Lý Chấn Hải, chỉ cần có thể lấy ra khế đất hợp pháp, đất đai vô chủ cũng có thể giữ lời, Cổ gia là người cầm đầu, mặc dù đã tác loạn, nhưng biến đất vô chủ thành có chủ ở Phủ Quy Đức vẫn dễ dàng, về phần số đất vô chủ đó, mặc dù phủ Quy Đức tạm yên bình, Nhưng so đất vô chủ đó muốn bao nhiêu có bấy nhiêu.

Quảng cáo
Trước /587 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Chư Thiên Kỹ Năng Diện Bản

Copyright © 2022 - MTruyện.net