Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Hàm Đầu ngạc nhiên nói: ”Sư phụ, hôm qua người còn nói phương thuốc đó không đúng. Sao còn muốn con ghi lại làm gì?”
Tiền Bất Thu nhíu mày: “Ờ thì……, cũng nên học hỏi người khác. Chúng ta nên xem qua phương thuốc đó một chút. Nếu có gì không đúng thì chúng ta có thể tránh mắc lỗi sau này. Mau lên, nhiều lời quá!”.
Hàm Đầu vội nhớ lại rồi kể ra đơn thuốc hôm qua Đỗ Văn Hạo nói với hắn. Trí nhớ hắn rất tốt, hôm qua hắn lại chăm chú lắng nghe nên giờ hắn không quên điều gì hết.
Tiền Bất Thu hành y vài chục năm, dụng tâm nghe một lần là nhớ kỹ, chỉ là học trộm y thuật của người khác làm ông ta thật sự hơi nhụt chí. Nhưng nghĩ đến đơn thuốc này của Đỗ Văn Hạo có lẽ dùng được, có thể trị khỏi bệnh cho đứa bé đó, tâm lý ông ta cũng trở lại bình thường.
Tiền Bất Thu dựa theo đơn thuốc của Đỗ Văn Hạo nhặt một ít dược liệu ở tủ thuốc gói lại đưa cho cặp vợ chồng nọ, ông ta suy nghĩ một lát rồi với vẻ lo lắng ông ta dặn khi dùng thuốc có vấn đề gì thì phải dừng lại ngay, lập tức đưa đứa bé đến Tế Thế đường.
Đôi vợ chồng nhà nọ ra về. Tiền Bất Thu quay trở lại ngồi xuống ghế tiếp tục chờ người bệnh tới xem bệnh.
Ngay lúc đó, có mấy người hoảng hốt đi vào, hai lão nhân và một tiểu nha hoàn, trên lưng tiểu nha hoàn cõng một đứa bé trai, đứa bé đang khóc lóc thảm thiết.
Diêm diệu thủ đang bận rộn xem bệnh cho người bệnh, nghe tiếng khóc của đứa nhỏ rất quen thuộc, hắn nhìn ra lại càng hoảng sợ:” Ngật Đáp! Cha! Nương! Sao các người lại tới đây? Ngật đáp, con sao vậy?”
Hai người nọ đúng là phụ mẫu của Diêm diệu thủ, đứa nhỏ trên lưng nha hoàn là con trai độc nhất của Diêm diệu thủ. Diêm diệu thủ yêu quý nó như một viên minh châu. Hắn đặt cho con trai mình một nhũ danh là Bảo bối ngật đáp, gọi tắt là Ngật Đáp.
Diêm phụ nói: ”Ai da! Ngật Đáp nghịch ngợm, bò lên con sư tử đá chơi đùa, bị ngã từ trên sư tử đá xuống đất. Đầu gối đập vào bậc thềm đá bị thương, chúng ta ôm đến cho con xem cho nó”.
“Sao lại như vậy? Không ai trông nom nó à? Nương nó đâu?”
“Sáng sớm nay, sư nương của con đến gọi rồi hai người cùng nhau đi ra ngoài. Đến bây giờ vẫn chưa trở về”.
“Hả? Đi đâu vậy?”
Diêm mẫu nói xen vào: ”Bọn họ không nói có việc phải ra ngoài. Ta nghe hai người thì thầm nói cái gì nha môn, cái gì Hứa đại phu, có khi là đến nha môn”.
“Không có việc gì thì đến nha môn làm gì? Con cái cũng không trông nom. Đồ tiện nhân, muốn giết lão tử ta sao?” Diêm diệu thủ hùng hổ nói, hắn đỡ đứa bé từ lưng nha hoàn xuống, miệng dỗ dành: “Ngật Đáp ngoan. Để cha xem con vết thương của con một chút nhé”.
Tiểu tử kia khoảng bốn, năm tuổi, khóc đến độ nước mũi, dãi chảy rầm dề, nó nghe Diêm diệu thủ khẽ nói dỗ dành nó, nó lại càng khóc to hơn, dáng vẻ cực kỳ rất cáu giận.
Diêm diệu thủ đặt con ngồi ở ghế. Hắn thấy chỗ đầu gối con hắn bị rách một miếng lớn, máu chảy ra nhiều, lại càng đau lòng, miệng không ngừng chửi mắng nương tử tiện nhân, cùng lúc đó hắn cẩn thận vén quần của con lên thấy miệng vết thương ở đầu gối đầy máu, lẫn cả đá vụn và bùn đất, cũng may là vết thương không sâu, sờ đầu khớp xương cũng không thấy thương tổn gì nên hắn cũng hơi yên tâm.
Hắn dùng nước thuốc rửa qua vết thương rồi dùng dao cạo đá vụn và bùn đất trong miệng vết thương. Hàm Đầu vội kêu lên: “Sư huynh, con dao đó mới dùng, huynh vẫn chưa tẩy trùng”.
“Không việc gì, miệng vết thương không sâu!” Diêm diệu thủ vẫn dùng dao cạo đá vụn trong vết thương.
“Sư huynh, sư tổ đã nói những vết thương như vậy rất dễ nhiễm trùng”.
Diêm diệu thủ do dự, mặc dù hắn am hiểu về ngoại khoa nhưng lại không có khái niệm tẩy trùng, từ trước đến nay hắn đều dùng nước sạch rửa qua sau đó dùng lại vì vậy hắn không có đồ dự trữ. Nếu muốn đem con dao hơ qua lửa để tẩy trùng thì sẽ mất nhiều thời gian. Hăn thấy con mình nước mắt lưng tròng như thế, đau lòng quá đỗi nên hắn cũng bất chấp chỉ dùng nước muối dửa qua con dao rồi bắt đầu cạo vết thương cho con trai hắn.
Sau khi xử lý xong vết thương, Diêm diệu thủ ôm con dỗ dành, nhưng đứa bé càng khóc to mà trong phòng còn có nhiều người bệnh đang chờ hắn, hắn liền đem con giao cho phụ mẫu của mình để hai người đưa nó về nhà.
Mấy người nhà Diêm diệu thủ vừa ra về xong, từ ngoài cửa một cô nương chạy vội vào: “Thần y! Thần y đâu?”
Tiền Bất Thu quay mặt nhìn: “Ồ, Bàng tiểu thư, có chuyện gì mà lo lắng thế?”
Người đó đúng là tam tiểu thư của Bàng huyện úy, Bàng Vũ Cầm.
Bàng Vũ Cầm mặt mũi trắng bệch, nước mắt vòng quanh, nàng vén áo quỳ xuống. Tiền Bất Thu vội đưa tay đỡ nàng đứng dậy: “Tam tiểu thư, không nên thế, có chuyện gì cứ bình tĩnh nói”.
“Thần y, cầu xin ngài. Cầu xin ngài cứu Đỗ tiên sinh”.
“Hả? Sư phụ ta bị làm sao?”
“Hứa Tứ Hải đại phu của Nhân Nghĩa đường, cùng Lưu lão hán và con dâu ông ta đến nha môn đánh trống kêu oan. Bọn họ tố cáo Đỗ đại phu biến bệnh nhẹ thành nặng, vô cớ cắt mất tỳ của Lưu bộ khoái, tố cáo Đỗ đại phu là lang băm cố ý giết người lên nha môn. Tri huyện đại lão gia phái bộ khoái đến đưa Đỗ tiên sinh đến công đường. Đại lão gia sẽ thăng đường xử án ngay bây giờ. Phu nhân của ngài và Diêm đại phu cũng ra công đường làm chứng giúp mấy người Hứa Tứ Hải, tố cào Đỗ tiên sinh đạo danh, không tôn trọng trưởng bối, lang băm hại người……, cầu xin ngài mau đi cứu Đỗ tiên sinh với”.
Nguyên lai khi thầy trò Tiền Bất Thu đi rồi. Đỗ Văn Hạo cũng bảo Bàng Vũ Cầm và Tuyết Phi Nhi về nghỉ ngơi. Bởi vì tối nay còn tiếp tục phải trông bệnh nhân nên không thể để hai nàng mệt nhọc được. Nhị nữa lúc này mới ngáp dài, quay về đi ngủ.
Lâm Thanh Đại tự mình đi làm cho Đỗ Văn Hạo một bát cháo thịt. Anh Tử bưng tới. Đỗ Văn Hạo vội tiếp nhận ăn ngay. Sau đó hắn đi ra tiền sảnh xem bệnh cho bệnh nhân.
Trương lão hán bị bệnh hen suyễn cũng đến, chờ cho mấy người bệnh đi về hết, ông ta mới đi tới và ngồi xuống ghế. Đỗ Văn Hạo hỏi ông ta: “Có chuyện gì thế? Bệnh của lão nhân gia lại tái phát à?”
“Không. Không! Dùng mấy chén thuốc của tiên sinh kê, bệnh hen suyễn của lão hán đã chuyển biến tốt, không như trước kia mỗi khi nói chuyện đều ho rất nhiều, giờ ngày chỉ còn ho hại ba lần. Chuyển biến rất nhiều. Lão hán nghĩ cứ dùng theo đơn thuốc của ngài thì không lâu nữa bệnh của lão hán sẽ khỏi hẳn”.
“Ha, ha, vậy là tốt rồi. Vậy lão nhân gia đến xem bệnh gì nữa?”
“Lão phu không phải đến xem bệnh mà là đến cảm ơn ngài” Trương lão hán xoay người gọi con trai ông ta bưng đến một cái giỏ, bên trong đựng trứng gà: “Ngài đã chữa khỏi cho lão phu căn bệnh suyễn kéo dài hai mươi năm. Lão phu sau này có thể có những ngày thái bình, lão phu rất cảm kích. Lão phu gia cảnh không tốt lắm, không thể trả cho ngài nhiều tiền chữa bệnh. Đây là trứng gà do con dâu của lão phu nuôi. Lão phu lấy một giỏ mang đến trả công ngài chữa bệnh, bày tỏ lòng biết ơn của lão phu. Xin tiên sinh đừng chối từ”.
Nghe Trương lão hán nói thế. Mặc dù giọng nói vẫn hơi khò khè nhưng không còn ho và thở rốc nữa. Đỗ Văn Hạo rất vui mừng thay cho Trương lão hán. Hắn chối từ: “Lão nhân gia. Sức khỏe người không tốt. Chứng gà này người giữ lấy bồi dưỡng đi”.
“Không, không. ở nhà vẫn còn trứng, gà vẫn đang đẻ nữa. Lão hán không sợ không có chứng ăn. Ha, ha” Trương lão hán vuốt chòm râu bạc, miệng cười ha hả, tay đẩy giỏ trứng lại bên Đỗ Văn Hạo: “Đỗ tiên sinh, lão hán nghe nói ngài giải phẫu chữa thương cho Lưu bộ khoái. Thật bản lãnh, ngài giỏi thật. Lão hán vốn định đến từ sáng sớm nhưng nghe tiểu nhị Ngốc béo nói ngài còn đang trong hậu đường chữa thương cho Lưu bộ khoái, suốt đêm không ngủ. Lão hán và con trai lão bàn bạc, thấy ngài chữa bệnh cho chúng ta vất vả như thế, thân thể suy nhược phải bồi bổ nên lão hán về nhà lấy nửa giỏ trứng gà. Đây là thành tâm của lão hán để ngài bồi bổ thân thể, sau này chữa trị cho nhiều người bệnh hơn nữa. Ngài nhất định phải nhận lấy”.
Đỗ Văn Hạo nghe ông ta chân thành nói, hắn cảm động gật đầu tạ ơn sau khi nhận quà.
Trương lão hán nhìn xung quanh không thấy có người ngoài lúc này mới khẽ nói: ”Đỗ tiên sinh, có vài người tính cách nhỏ nhen, ti tiện, thấy người có bản lĩnh cao hơn đâm ra ghen tị, coi thường ngài là người tha phương không có chỗ dựa, mở miệng ăn nói lung tung. Lão hán ta nghe xong rất tức giận cho nên hôm nay đến đây còn co mục đích là an ủi ngài. Ngài đừng có chấp nhặt với bọn chúng. Bọn chúng chỉ là lũ ăn no, ngồi lê đôi mách, ông trời sẽ phạt chúng! Chờ một ngày chúng mắc bệnh chỉ có Đỗ tiên sinh ngài mới chữa được. Lão hán ta sẽ xem chúng sẽ làm gì lúc đó”.
Đỗ văn Hạo nghe xong ngơ ngác: ”Lão nhân gia, có người nói bậy sau lưng tại hạ sao? Mà họ nói chuyện gì?”
Trương lão hán ngạc nhiên: ”Đã lan truyền ra toàn thành, ngài không biết sao?”
“Đúng, hai ngày nay tại hạ bận chữa bệnh, không có thời gian ra phố, với lại cũng không có ai nói với tại hạ”.
“Ồ…., thật ra cũng không có gì. Toàn lũ ăn no rửng mỡ rồi đi buôn chuyện thôi, ngài đừng để ý”.
“Bọn họ nói gì về tại hạ? Lão hán có thể cho tại hạ biết để còn đề phòng”.