Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Phần 1:
Nghe tin cô Liên nghỉ hưu những kỷ niệm về cô trong kí ức của mình lại ùa về bồi hồi đến lạ. Cho đến tận bây giờ mình vẫn không hiểu vì sao cô Liên lại ghet’ mình đến như vậy. Và không biết những thế hệ học sinh mà cô từng dạy dỗ có ai bị cô Liên nhìn bằng ánh mắt ghet’ b,ỏ, hậm hực như mình không?
Chưa bao giờ mình lại nhớ về một giáo viên từ ấp hai sâu đậm như cô Liên. Kỉ niệm đầu tiên của mình về cô là gặp cô ngoài chợ, cô nhờ mình trông xe và sau đó cô đi lâu quá nên mình vào chợ tìm cô. Chỉ mỗi vậy thôi mà khoảng thời gian sau này đi học đối với mình như kực hình.
Mỗi khi đến tiết văn của cô mình đều sợ, mình sợ hẳn từ tối hôm trước xem tờ khóa biểu vì không biết sắp tới đây cô sẽ lại nói mình như thế nào. Mình làm bất cứ điều gì cũng khiến cô ngứa mắt: ví dụ như đầu giờ đứng lên chào giáo viên, thay vì đứng nghiêm và để tay ở đường chỉ quần thì mình lại đặt hai tay lên bàn nên bị cô nói là thiếu tôn trọng cô. Về viết bản kiểm điểm đưa bố mẹ kí. Mà đến khi mình đưa mẹ kí mẹ còn bật cười bảo:
- Cô của Phương như d/ở h..ơi!!
Tiếp đến là mình hay đi làm Mc cho những sự kiện nhỏ ở trường như đại hội đoàn hay ngày 20/11 thì cô nói giọng mình như cơm nguội, không biết ai không có mắt mới chọn mình đi làm MC.
Ở những buổi học Văn của cô chưa bao giờ điểm của mình trên 6. Có đôi khi mình hoài nghi về khả năng học của mình. Hay là do cấp một học dễ quá, lên cấp hai mình lơ là nên tất-cả-các-môn khác mình đều trên 8 điểm chỉ riêng môn văn mình lết mãi mới được 6 phẩy.
Đến cả khi mình tham gia hoạt động của trường được miễn lao động cũng bị cô nói là thiếu trách nhiệm với lớp. Kể cả được nghỉ thì cũng nên đi dọn dẹp cùng bạn bè để nâng cao sức khỏe và tính đoàn kết. Thế cái lúc mình thức đêm thức hôm làm báo tường và viết sổ sách giúp đoàn thì sao?
Cô Liên lúc nào cũng nói rằng “cô yêu quý tất cả những học sinh mà mình dạy dỗ, ai cô cũng đối xử công bằng và xem các em như con cô”. Nếu mà như vậy thì mình xin khẳng định mình chính là con gkẻ!!!
Có nói với cả lớp rằng về học thuộc thơ hôm sau lên kiểm tra. Các bạn khác lên kiểm tra bài cũ chỉ cần đọc thơ, còn mình lên ngoài đọc thơ ra thì phải trả lời thêm câu hỏi phụ của cô. Không trả lời được thì auto 6đ.
Mình nhớ có lần con Trang lên nói về bài “Ông lão đ..ánh cá và con cá vàng”. Cô Liên chị hỏi nó những câu yes/no như: “bà vợ tham lam như thế là đúng hay sai”, “Ông lão đ…ánh cá có nên nuông chiều vợ mình một cách mù quáng như thế không?”,… câu hỏi như thế ai chả biết là không rồi.
Ấy thế mà đến lượt mình cô hỏi về giá trị nhân văn rồi ý nghĩa câu chuyện. Khi mình trả lời xong thì cô nói rằng mình không hiểu bài bằng Trang, 4đ về chỗ
???
Cô có ák ý với mình đến mức mà có lần bạn học hỏi mình rằng:
- M làm gì mà cô Liên ghet’ m thế???
Thấy không, sự ghet’ bỏ của cô hoàn toàn không phải là do mình tưởng tượng ra mà ai cũng nhận thấy cô có khúc mắc gì với mình, rồi bằng bất cứ giá nào cô cũng phải lôi mình ra trước lớp để bếu rêu. Thi thoảng mình nghĩ rằng mình thà bị cô tác động vật lý còn hơn cô cứ ch/ì ch/iết mình như thế này mãi. Mình thà như cô cứ nói nặng lời với mình còn hơn cô mang mình ra làm trò đùa trước lớp, làm tấm gương về sự không hiểu bài và làm trái ý cô.
Nhưng các bạn thử tưởng tượng mà xem khi ấy mình lớp 6, khi bị một cô giáo không thích thì mình chỉ biết ngồi im thin thít trong giờ, đến thở mình còn không dám thở mạnh thì dám làm trái ý cô cái gì?
Mình còn sợ cô đến mức lên lớp 7 nghe tin cô không những vừa dạy văn lại còn chủ nhiệm lớp mình khiến mình tìm đủ mọi lý do để nghỉ học. Một tháng mình ốm ba-mươi-lần. Có khi đi học rồi mà thấy 2 tiết cuối là tiết văn mình lại tìm cách lăn ra ốm để được về sớm. Tình trạng nghỉ học của mình đáng báo động đến mức mình bị mời phụ huynh. Hôm ấy mẹ mình lên trường cô Liên nói mẹ mình chả ra clg. Còn mình chỉ đứng nép một góc mà sợ, vừa sợ cô mà vừa sợ về no đ/òn với mẹ.
Mình nhớ mãi ánh mắt của cô Liên lúc ấy nhìn mình. Cô nhìn từ đầu đến chân mình sau đấy cười rồi bước ra khỏi lớp để lại mình và mẹ đứng đấy nhìn theo cô.
Và giây phút mà cô đi khuất mình chỉ biết ôm mặt khóc oà lên xin lỗi mẹ. Mình giải thích trong tiếng nấc nghẹn ngào rằng mình không cố ý nghỉ học nhiều như thế, mình chỉ là không thích đi học nữa, chứ mình không dám nói rằng ở lớp cô Liên tìm mọi cách để làm khó mình. Mình có nói với mẹ là:
- Mẹ ơi hay là cho con nghỉ học để ở nhà phụ mẹ bán hàng được không?
Sao hôm ấy mẹ cho mình nghỉ học khoảng một tuần lý do đi khám bệnh. Nghe tin mình “đi khám” cô Liên mừng lắm, cô cho nghỉ luôn rồi nói rằng “phải thế chứ”.
Mẹ lái xe chở mình đi chỗ này chỗ kia rồi đến ngày thứ 7 mình mở lòng hơn và kể với mẹ toàn bộ câu chuyện. Và giây phút ấy mình biết ơn rằng mẹ đã tin mình, đã chịu lắng nghe và cho mình phương án giải quyết.
Khi ấy là cuối năm lớp 7 rồi nên mình không thể chuyển lớp được. Mẹ động viên mình chịu khó học rồi ngay đầu lớp 8 mình được chuyển sang lớp khác luôn. Mặc cho cô Liên ra sức nói rằng mình có vấn đề thì đi đâu cũng vậy. Cô còn nói mình là đứa không có tương lai cộng thêm sự bao che của gia đình thì sau này “cái ngữ như nó tôi cam đoan không bao giờ thi nổi đại học”.
Vậy thì tại sao, tại sao cô luôn rao giảng rằng mình đối xử công bằng với tất cả học sinh, mình không thiên vị hay ghet’ bỏ ai??? Thế em thì sao? Rốt cuộc cô đang làm gì với em vậy cô Liên?
…
…
Và tất nhiên sau khi chuyển lớp mình lại bình thường vì thầy cô và bạn bè của lớp này rất ổn. Ít nhất mình không phải là người giỏi nhất nhưng mình được đối xử công bằng nhất. Và mình đã được trải qua 2 năm cuối cấp II rất êm đềm. Mình nhận được sự quan tâm đúng mực từ giáo viên và sự “công bằng” đúng nghĩa.
Lên cấp ba mình học trường chuyên lớp chuyên văn, đỗ đại học, mình có công việc và cuộc đời bình thường. Ngoài ra mình còn là tác giả của hai cuốn sách nên chắc cũng có tương lai đúng không?
…
Đọc đến đây có nhiều người sẽ nói rằng “không có lửa làm sao có khói”. Chắc chắn có lý do gì nên mình mới bị như thế.
Và có một khoảng thời gian lớn lên, mình cũng mang theo suy nghĩ này. Mình nghĩ rằng mình đã làm một điều gì đó kinh khủng lắm để “bị như thế” thật.
Có một dịp trường mình kỷ niệm 40 năm thành lập, mình và đám bạn về thăm trường và thầy cô. Tất nhiên mình gặp lại cô Liên. Cô bây giờ và cô trong suy nghĩ của mình cũng không khác lắm. Thực ra cô cũng không già đi là mấy nên mình nhìn là nhận ra ngay.
Lớn lên rồi mình không sợ cô nữa. Mình mang theo một câu hỏi suốt nhiều năm và đi tìm cô để giải đáp. Cô cũng nhận ra mình ngay từ cái nhìn đầu tiên, ánh mắt của cô vẫn vậy, vẫn là ánh mắt ghet’ bỏ nhìn đứa trẻ đang run bần bật ở trong góc lớp năm nào và rồi cô nói:
- Cô yêu quý tất cả những học sinh mà mình dạy dỗ, ai cô cũng đối xử công bằng và xem các em như con cô.
Phần 2:
Năm ấy bọn mình đang lớp 12 thì cô Mai nghỉ sinh nên thầy Tân dạy GDCD lên thay. Ấn tượng về thầy là thầy gầy lắm mọi người ơi, cao m78 mà không biết có được 60kg không nữa. Với dáng người thầy cũng dong dỏng cao nên nhìn chỉ thấy da bọc xương thôi.
Lúc nào thầy cũng mặc mấy cái áo sơ mi rộng thùng thình cũ và bạc màu, trên tay thì kẹp cái cặp sách màu đen ngày xưa thời bố mẹ mình ấy. Thầy đeo cặp kính dày cộp, nhiều khi mình cảm tưởng kính của thầy sẽ bị rơi ra ngoài vì gương mặt của thầy gầy hốc hác quá.
Một cái ấn tượng nữa là thầy nói giọng Hà Nội rất hay. Nghe như mấy cô chú dẫn chương trình trên thời sự ấy. Bọn mình hay hỏi thầy về lý do thầy trở thành giáo viên, thầy trả lời rằng thầy đi dạy không phải vì có một người giáo viên đã thay đổi cuộc đời hay là yêu nghề mà là vì nhà thầy không có điều kiện cho nên nếu như học sư phạm thì sẽ được miễn phần nào học phí.
Ấy vậy mà khi bước vào cái nghề này tự dưng thầy cũng yêu nó đến lạ kỳ. Chính vì vậy mà suốt hơn 10 năm qua thầy vẫn bám trụ với nó dẫu cho ngày nào cũng phải đi đi về về hơn 40km. Thầy nói rằng thầy đã xin chuyển công tác để được về gần nhà từ rất là lâu rồi mà mãi chẳng được duyệt. Có đôi khi cũng muốn bỏ nghề nhưng lại tiếc, tiếc cái bảng, cục phấn, tiếc vì con gái của thầy rất tự hào khi có bố làm giáo viên. Thế nên thầy lại cố gắng mỗi ngày, mỗi ngày, mỗi ngày,…
Thầy làm giáo viên chủ nhiệm lớp mình cũng không có gì đặc biệt vì thấy hiền quá. Nhưng có lẽ vì thầy nói chuyện rất là tâm tình nên chúng mình cũng không hư, một phần nữa là vì lớp toàn con gái, mà con gái thì ưa nhẹ cho nên nghe lời thầy lắm.
Có một chuyện sau này thay đổi góc nhìn của bọn mình về thầy đấy chính là có lần chúng mình bị đóng một khoản tiền rất là vô lý. Năm ấy học nghề thế là thầy dạy nghề cho lớp mình hai lựa chọn đấy chính là mang 5kg ph/ân tươi tự nhiên đến nộp hay là đóng 50ka mỗi người.
Chời ơi các bạn nghe xong có thấy vô lý không??? Thời buổi nào rồi mà còn kiếm ra phân tươi ở giữa cái đất Hà Nội này. Mà chưa kể là hầu như bây giờ nhà ai đi xong cũng xả nước rồi, kiếm ra phân tươi thì có nghĩa là phải ẻar vào túi nilong xong tích trong nhà tầm 30 ngày rồi mang đi nộp lại hả???
Thử tưởng tượng mà xem mình chỉ cần tích trữ tầm 1kg
trong nhà thôi mà mẹ mình biết thì xác định luôn là mẹ mình g..õ cho mình một phát xuyên kiếp, đầu thai ngay lập tức!!!
Chính vì vậy nên lớp mình năm ấy ai cũng chọn nộp t:iền cả. Chứ bây giờ mà mang 5kg
Đi vòng quanh thành phố rồi đến trường thì chắc cái Hà Nội này dán biển học sinh trường X bị “hỗn làm” mất.
Sau khi nộp t:/iền xong lớp nói với thầy Tân, thầy nghe xong bực mình lắm vì cái yêu cầu vô lý này cho nên đã lên văn phòng và đối chất với thầy dạy nghề. Và tèng tèngg, thầy chủ nhiệm của chúng mình đã mang cái số t:iền
tươi ấy về cho lớp. Xong thầy còn nói:
- Sau này nộp bất cứ khoản t.iền gì lên trường các em cũng nên nói với thầy một tiếng
…
…
Lần đầu tiên suốt nhiều năm rồi mình gặp được một thầy giáo mà làm gì cũng nghĩ cho lớp. Kiểu như thầy luôn đặt lợi ích của chúng mình lên hàng đầu ấy.
Nhớ có lần văn nghệ 20/11 chúng mình đi tìm trang phục để biểu diễn mà không được, thầy đã lặn lội về tận quê nội của thầy cách HN hơn 50km để thuê giúp chúng mình lại còn nhờ người ta giảm zá nên năm ấy ai cũng khen là trang phục của lớp chuyên văn đẹp nhất =)))
Và mãi sau này chúng mình mới biết được rằng đi xa như thế nên về thì Tân của chúng mình ốm lăn ốm lóc cả tuần trời.
Thầy cũng là người đầu tiên nói với chúng mình rằng “đ/ồng gi/ới bình thường mà các em, ai cũng xứng đáng yêu và được yêu. Nếu con trai thầy như thế thầy cũng sẵn sàng ủng hộ nó”.
Thầy là người khuyên thằng Mạnh lớp mình thi xong tốt nghiệp rồi trở thành một game thủ. Khuyên nó hãy vì tương lai của mình trước, vì gia đình mà học hành cho tử tế rồi hẵng theo đuổi đam mê. Sau này Mạnh học lên đến đại học, nó không theo nghiệp game nhưng đang làm IT. Lần nào nhắc về thầy nó cũng cười bảo nhờ có thầy mà nó mới có được ngày hôm nay.
Thầy Tân là người đến nhà nói chuyện với bố mẹ của Hạ, vì bố mẹ nó biết nó yêu sớm mà tác động vật lý nó khiến cho nó tự ti mà nghỉ học.
Thầy cũng là người kể cho chúng mình nghe về cuộc sống đại học của thầy, thầy nói rằng bốn năm đại học của thầy đẹp và ý nghĩa lắm. Nên thầy rất mong rằng tất cả các em ở đây đều được trải nghiệm nó một cách trọn vẹn nhất.
Và rồi sau ba tháng chủ nhiệm lớp mình thì thầy nhận được giấy chuyển công tác về gần nhà - điều mà 10 năm qua thầy và gia đình luôn luôn chờ đợi. Ai nghe tin cũng vui cho thầy, ấy vậy mà chúng mình khóc to lắm, đứa nào cũng chúc mừng thầy mà thầy đi cứ ôm ghì chặt giữ lại.
Thầy nói rằng lớp 12 Văn là “may mắn” của thầy, vì chủ nhiệm các em mà thầy có những ngày tháng ý nghĩa trước khi rời khỏi ngôi trường này.
Tất nhiên là chúng mình vui mừng cho thầy vì sau hôm nay thầy không phải vất vả mỗi khi đi làm nữa. Thầy không phải ăn vội bữa trưa chỉ có cơm với muối vừng ở trường, không phải chạy xe dưới trời mưa lạnh để rồi lên đến lớp thầy ngồi co ro run bần bật. Sau hôm nay con gái của thầy sẽ được bố đưa đón đi học, sẽ được tự hào khoe với đám bạn rằng mình có một người bố lại vừa là một người thầy đáng kính của rất nhiều thế hệ học sinh.
Chúng mình đều thương thầy và thấy tiếc vì chỉ gắn bó được với thầy trong một thời gian ngắn. Trước khi đi thầy còn n/ạt lớp:
- Thầy nghe thấy hết rồi đấy, không ai được lên thăm thầy đâu đường xa lắm. Nếu như cả lớp tốt nghiệp thì thầy sẽ về thăm, thầy hứa!
Và mình biết rằng thầy luôn giữ đúng lời hứa. Ngày chúng mình nhận được tin cả lớp tốt nghiệp 100% thì cái bóng dáng gầy gầy cao cao của thầy bước vào lớp chúc mừng từng đứa một. Như năm ấy thầy bước vào lớp và làm cho quãng đời học sinh của chúng mình ý nghĩa hơn vậy.
Và sự xuất hiện của thầy không những cho chúng mình biết rằng nghề giáo viên đáng quý như thế nào mà còn cho chúng mình tin rằng vẫn còn rất nhiều người giáo viên ngoài kia đang ngày ngày tận tụy để giúp học sinh của mình nên người!
Phần 3:
Cô Thuận là một phần ký ức ám ảnh đối với mình, với cả những đứa học sinh ở quê mình hồi đấy bởi cô đại diện cho cách dạy dỗ của thời trước mang tên “thương cho roi cho vọt”.
Trường cấp I của mình trước kia lượng giáo viên cũng ít cho nên chỉ có hơn chục người thay nhau dạy từ lớp 1 đến lớp 5 thôi. Cô Thuận dạy toán kiêm môn khoa học năm mình lớp 4. Nhưng mình đã nghe “tiếng” về cô từ khi mình học mẫu giáo, rằng:
- M chớt, lớn lên mà không học hành tử tế là cô Thuận zả m chớt.
Lúc ấy mình cứ tưởng mấy anh chị đùa. Nhưng sau này mới phát hiện ra là anh chị lớp trên đùa thật, vì cô Thuận không những v/ả mà còn có quả dui’ đâu` học sinh vào bảng kộp kộp như mưa đa’ vậy
Nhưng rồi mình nghĩ ngây thơ rằng mình chẳng làm gì hết, mình ngoan như thế, bài vở làm đầy đủ, đi học không sót bữa nào thì cô Thuận sao dám làm gì mình.
Ấy vậy mà ngay bữa đầu tiên cô Thuận đã làm ngay một quả chào sân khét lẹt. Hôm ấy cô gọi Ánh lên bảng, Ánh học giỏi thuộc hàng top lớp nhưng bài khó không làm được mà cô nỡ lòng nào cô xoắn tai rồi tác động vật lý cho Ánh hai phát hai bên má. Chao ôi Ánh choáng váng ngã v/ật trên bục giảng rồi ôm mặt khóc nức nở. Ánh khóc đến mức đ ai dỗ được, tận khi ra về nó vẫn chưa nín, Ánh cứ rưng rưng khóc rồi ôm mặt kêu:
- Huhu chúng m ơi… đau….đau lắm… t nghĩ răng hàm của t lung lay rồi.
Ánh mở màn cho một chuỗi combat của cô Thuận với lớp mình. Nào là không đeo khăn quàng đỏ, nào là trực nhật chưa sạch, không ghi bài, không nghe giảng,… tất cả những lỗi trên dù là to hay bé cô Thuận đều dành tặng cho những bánh v/ả thân thương, tuỳ tâm trạng của cô mà mức độ sẽ nặng nhẹ.
Nhớ có lần con Hiệp quay xuống nói chuyện với thằng Phố xong không ghi bài thôi mà cô chạy xuống tác động vật lý vào má nó một phát mà 2 ngày sau đi học má nó vẫn in đủ 5 đầu ngón tay của cô to tướng!!!
Kể từ đấy trở đi lớp mình chỉ nghe mỗi tiếng giấy bút, tiếng côn trùng kêu râm ran ngoài sân, tiếng mưa, tiếng lá cây rơi chứ tuyệt nhiệt không bao giờ nghe được tiếng người!! Bởi tiếng người cất lên là một phát thôi là hỏng avatar ngay!
Cô o/ánh chúng mình tới mức mà thằng Linh lớp mình còn ghi cái danh sách lớp ra, ai bị cô Thuận tặng “bánh zả” thì nó sẽ đ/ánh dấu tích lên một phát. Ai bị 2 lần thì sé tích hai phát
. Những tưởng những đứa bị ăn nhiều dấu tích phải nghịch lắm, hư lắm nhưng không, cái người bị cô Thuận dành tặng những đôi tay yêu Thương lại là Trang - người học giỏi nhất lớp mình với khoảng 20 lượt tích trong nửa kì học đầu tiên.
Mình nhớ là năm ấy Trang chuẩn bị đi thi học sinh giỏi toán nên được cô kèm riêng mỗi buổi chiều. Và mỗi buổi như thế kết thúc thì sáng hôm sau đi học mình thấy Trang đeo khẩu trang cả buổi kêu là bị ốm. Nhưng tại sao nó chỉ ốm mỗi khi được cô Thuận dạy xong thì ai cũng hiểu lý do.
Cô ấy o/ánh nó đến mức nó phải cầu xin mẹ lên trường nói với cô cho nó nghỉ thi học sinh giỏi chứ nó không-chịu-nổi. Nhưng khi mẹ nó lên nói chuyện không biết cô Thuận thuyết phục kiểu gì mà Trang vẫn phải đi kèm riêng tiếp. Và sau đó Trang còn bị tình trạng như kia không thì vẫn có, nhưng thay vì trên mặt thì giờ đây là khắp-cả-người.
Riêng mình thì kì đầu êm đềm vì mình sống lầm lũi, kín tiếng lại không có gì nổi trội cho nên cô tha cho. Nhưng đời người dài như thế chạy sao thoát được cô Thuận hả người ơi. Mình nhớ mãi lần đầu tiên bị cô zả là do bài toán ấy cả lớp giơ tay, riêng mình đ biết làm nên đ giơ tay nên bị cô gọi lên. Tất nhiên là mình bị một phát rát x.é má, váng đầu ù tai rồi.
Lần thứ hai bị tiếp là do bài toán ấy mình vẫn đ biết làm, nhưng rút kinh nghiệm lần trước nên thấy các bạn giơ tay mình cũng giơ tay. Cô Thuận thấy thế mới bảo là:
- Ái chà Phương tiến bộ nhanh quá, lên bảng đi em.
Lần này mình bị double kill vì đã nqu lại còn l/ừa giáo viên hi
trí trá thì xứng đáng ăn gấp đôi người thường.
…
…
Đọc đến đây nhiều bạn sẽ thắc mắc là cô Thuận như thế mà không ai nói gì à, phụ huynh không lên tiếng à? Chả nhẽ bố mẹ lại để cho con cái mình bị như thế mà không nói gì sao?
Tất nhiên là có rồi các bạn thân mến ạ!!!
Một năm trường mình sẽ họp phụ huynh khoảng 3 lần, nhưng riêng lớp cô Thuận phải họp đến 5 lần vì phụ huynh phản ánh nhiều quá. Vậy mà bằng một phép màu nào đấy cô Thuận vẫn qua ải liên tục suốt nhiều năm. Cô chẳng bị sao cả, chẳng bị xử phạt gì cả. Cô như có sức mạnh thôi miên vậy, mỗi lần ai nói đụng đến là cô lại dùng cái giọng điệu ngọt nhạt:
- Ôi các chị thông cảm cho em, em chỉ là nóng tính và muốn các cháu học tốt lên thôi. Các cháu cứ đi học ngoan, vâng lời thầy cô thì em cũng chả đụng đến các cháu làm gì. Chẳng qua là các cháu cứ b/ướng nên em thay các chị dạy dỗ thôi. Phụ huynh cũng phải thông cảm cho chúng em, một lớp 40 người như thế mà không làm gương thì làm sao em bảo ban được các cháu. Các anh các chị ở đây đã đưa con đến trường, giao con cho giáo viên thì phải có sự tin tưởng. Chứ nếu mà cứ lo lắng như thế này thì em nghĩ là mọi người nên mang con về nhà tự dạy dỗ. Trách nhiệm của em là giúp các cháu nên người. Nếu như các chị không muốn con em mình nên người và được dạy dỗ thì lên đây viết hộ em cái giấy để từ nay đi học em tránh mặt con của các anh chị ra luôn.
Nghe vậy nhiều phụ huynh còn tưởng gặp được giáo viên có tâm thành ra không phàn nàn nữa mà hoàn toàn tin tưởng vào cô Thuận, tin tưởng rằng một ngày không xa con mình sẽ được cô dạy dỗ nên người như cách mà cô nói.
Mình đồng ý nếu như đi học mà hư quá có thể g/õ nhẹ vào tay răn đe hay như nào đấy chứ như cô Thuận thì kinh quá. Mà chưa kể học sinh cấp I vẫn còn ngoan và dễ bảo chán, chứ làm gì đã ngang bướng đến cái mức mà phải tác động vật lý liên tục như vậy. Hồi ấy mình chỉ bị có hai lần thôi mà đau tận mấy hôm, cứ đến môn toán là mình sợ, mình sợ cô ngang với sợ ông kẹ
Còn đừng ai thắc mắc sao học sinh chúng mình không đứng lên làm to chuyện ra, hay quay video lại làm bằng chứng. Thì xin thưa tất cả chúng mình chỉ là học sinh cấp 1, đến phản kháng còn không biết thì làm được gì. Mà chưa kể phụ huynh học sinh còn ngầm đồng thuận với cách dạy dỗ này và chỉ le lói một vài người bất bình như ngọn nến nhỏ trước gió thì chẳng ảnh hưởng gì đến cô Thuận cả.
Rồi cứ như vậy, đến đời 2 đứa em họ mình cô Thuận vẫn giữ vững cách dạy dỗ tai tiếng suốt bao năm qua mà chẳng có quả páo gì cả. Thời gian trôi qua cô vẫn sống tốt, vẫn là nỗi ám ảnh của bao đời học sinh mà chẳng có ai làm gì cô cả. Cho đến khi nghỉ hữu cô vẫn được hạ cánh an toàn và được biết đến là một nhà giáo “liêm khiết”.
Đời!