Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Trong hội nghị vào tháng mười, vấn đề chính trị hữu quan của đế quốc Lam Vũ, trên cơ bản đều do Dương Túc Phong đưa ra quyết định, nhưng ở trên mặt kinh tế thì hoàn toàn không giống như vậy, người tham dự thảo luận đông đảo hết sức, thảo luận cũng vô cùng tích cực, gần như mỗi một người tham dự hội nghị đều có ý kiến riêng của bản thân.
Vốn ban đầu việc khởi thảo nội dung trên phương diện cải cách kinh tế hữu quan , đều có tiểu tổ khởi thảo suy tính nghiêm túc, tự cho rằng đã không còn sơ hở quá lớn nữa, nhưng khi mang lên hội nghị để thảo luận lập tức bị chỉ ra rất nhiều vấn đề, nhất là khi phân tổ để thảo luận vấn đề, một số nội dung bị phê phán tơi bời tan tác, hết sức thảm hại, các đại biểu tranh luận ở một số nội dung cũng vô cùng kịch liệt, có một số nội dung và điều khoản bị sửa đổi không còn giống chút gì với ban đầu nữa.
Nguyên nhân không có gì khác, vấn là do lợi ích căn bản nhất gây ra, đại biểu tham dự hội nghị đều tới từ các địa khu khác nhau và các nghề nghiệp khác nhau, ai cũng có lợi ích riêng của mình, muốn bọ họ thống nhất ý kiên đúng là rất khó khăn.
Các khu vực dưới quyền khống chế hiện nay của quân Lam Vũ có sự phát triển kinh tế mất cân bằng nghiêm trọng, cho nên chính sách kinh tế được đặt ra, đối với mỗi một khu vực khác nhau mà nói, có thể mang tới những tác dụng không hề giống như, thậm chí có một số khu vực còn làm phản tác dụng, những đại biểu tới tự khu vực đó đương nhiên là không làm.
Một số quy định pháp luật nhằm vào các ngành nghề khác nhau, sức ràng buộc và hiệu quả cũng khác nhau, đại bộ phận đại biểu cho rằng ngành nghề của mình bị thiệt thòi, bọn họ cũng chẳng làm.
Ở trên vấn đề chính trị bọn họ không có tư cách phát ngôn, nhưng ở trên vấn đề kinh tế bọn họ đều có gan phát biểu ý kiến của riêng mình, những người này, đại bộ phận đều là giai cấp tư sản mới nổi lên, dưới sự bảo hộ của lưỡi lê của quân Lam Vũ, bọn họ đã trưởng thành lớn mạnh, tích lũy được vô số tài phú.
Sự thành lập của đế quốc Lam Vũ, báo hiệu cho bọn họ chính thức bước lên vũ đài thế giới, dưới sự hỗ trợ của thực lực tài chính hùng hậu, bọn họ bắt đầu vỗ phành phạch đôi cánh của minh, muốn vỗ cánh bay cao, kêu một tiếng kinh động thế giới.
Các đại biểu tranh luận kịch liệt khiến cho hội nghị vốn chỉ chuẩn bị mở có năm ngày đã phải kéo dài tới tận mười ngày, chỉ riêng có phân tổ hội nghị đã kéo dài thêm ba ngày mà còn có một số vấn đề đại hội còn không biểu quyết xong.
Cho tới tận ngày thứ mười cuối cùng, có nhiều vẫn đề vẫn chưa được giải quyết một cách trọn vẹn, vẫn có một số đại biểu bày tỏ rõ ràng bảo lưu ý kiến của mình, thậm chí là còn tranh cãi la hét, gây chuyện ồn ào muốn đích thân gặp mặt Dương Túc Phong, còn có người giương lên biểu ngữ cỡ lớn ở ngay tại chỗ, phản đối hạng mục quyết định nào đó, làm cho ầm ĩ cả lên, gây xôn xao dư luận.
Dương Túc Phong nhận được báo cáo vừa bực mình lại vừa buồn cười, những tên gia hỏa này vì lợi ích của mình thật đúng là thủ đoạn nào cũng dám đưa ra, cái tên mà giăng biểu ngữ cỡ lớn là người của gia tộc Tiết Tư Ỷ, bởi vì sự nghiệp vận chuyển hàng hải của bọn họ gặp phải uy hiếp.
Còn có rất nhiều đại thương gia tới từ Cách Lai Mỹ vĩ như công tước Ốc Lặc Nhĩ, pháp quy phân tách xi nghiệp đề phòng lũng đoạn cũng ảnh hưởng đến ông ta, vì thế ông già đã sáu mươi ba tuổi này nằm lăn ngay ra trên hội nghị giả vờ chết, thà chết cũng chẳng chịu để pháp quy liên quan tới việc chống lũng đoạn được thông qua thuận lợi.
Ngày 15 tháng 10, bầu trời u ám, kinh đô Ni Lạc Thần đổ mưa to, Dương Túc Phong đích thân tới hội trưởng, cả mộ ngày đều giám đốc việc biểu quyết thông qua các loại quy định pháp luật tương quan.
Sự xuất hiện của Dương Túc Phong làm cho những người kia kiếm chế rất nhiều, nhưng vẫn tỏ ra rất không tình nguyện, mặc dù không dám khổ não giương biểu ngữ lên nữa, nhưng ngôn tử vẫn còn vô cùng kịch liệt.
Cuối cùng Dương Túc Phong lại phải xuất hiện một lần nữa để làm kẻ ác, lập tức vỗ bàn quyết định những nội dung chủ yếu của hội nghị kinh tế lần này, đồng thời ban bố chấp hành, còn về những vấn đề bất đồng, thì phải tiếp tục để sau này nghiên cứu và cải thiện.
Hội nghị kinh tế lần này đã xác định năm hạng nội dung chủ yếu, đều sản sinh ảnh hưởng trọng đại tới đế quốc Lam Vũ sau này, cung cấp sự hỗ trợ hiệu quả cho kinh tế đế quốc Lam Vũ phát triển thuận lợi, cung cấp hậu thuẫn vững trãi giúp quân Lam Vũ thuận lợi đoàn lấy toàn bộ đại lục Y Lan.
Từ đó trở đi, kinh tế của đế quốc Lam Vũ phát triển càng lúc càng nhanh, thực lực kinh tế càng ngày càng hùng mạnh, trái lại những quốc gia khác của đại lục Y Lan, thực lực kinh tế càng ngày càng suy thoái, về căn bản mất đi năng lực đối kháng với quân Lam Vũ.
Nội dung đầu tiên là phân chia thuế đất và thuế quốc gia, đảm bảo thuế thu trung ương hợp lý, đồng thời chiếu cố sự phát triển của địa phương.
Vốn thuế má của đế quốc Lam Vũ rất thấp, từ năm 1727 tới năm 1730, cơ bản thuế thu đều là không, bởi vì khi đó miễn trừ thu thế nông nghiệp, đồng thời cung cấp chính sách ưu đãi miễn trừ thuế má đối với thành lập các công xưởng xĩ nghiệp.
Cho nên hạng mục mà quân Lam Vũ có thể thu được thế căn bản chẳng có bao nhiêu, chỉ thu được một số từ việc xuất nhập khẩu những đồ xa xỉ phẩm, ở trong thời gian đó, thu thuế gần như là một danh từ bị lãng quên rồi.
Trong thời gian hai tới ba ngăm đầu tiên, nguồn thu kinh tế chủ yếu của quân Lam Vũ đều dựa vào khoản phụ, như khi dựa vào lúc công thành chiếm đất cướp bóc quốc khố của nước khác, dựa vào tài phú mà A Phương Tác cướp bóc được ở quần đảo Solomon, dựa vào sự bóc lột và chèn ép vô sỉ hèn hạ của Dương Túc Phong, mới miễn cưởng trải qua được thời gian mấy năm trước đó.
Thế nhưng tới ngày nay, chỗ cướp được đã cướp gần hết rồi, chỗ bắt chẹt được cũng đã nặn bóp gần cạn rồi, quân Lam Vũ không thể dựa vào những con đường không bình thường này để duy trì thu nhập tài chính nữa.
May mà đối với đại bộ phận công xưởng xĩ nghiệp mà nói, ba năm miễn thuế đã qua đi, bọn họ cần phải cung cấp đầy đủ tài chính cho sự quật khởi của quân Lam Vũ.
Hiện giờ vùng trung tâm của địa khu Mỹ Ni Tư kinh tế đã cơ bản khởi sắc rồi, ở địa khu như Cách Lai Mỹ, Tử Xuyên đạo thì kinh tế phát triển đã khá là sôi động, các công ti lớn xuất hiện liên tục không ngơi nghỉ, các loại cơ cấu nghiên cứu khoa học và cơ cấu đầu tư cũng muôn màu muôn vẻ, biểu hiện đẩy đủ sức sống kinh tế ở nơi đây.
Ở những địa khu đó, cũng đã sinh ra những phú hào thế hệ mới của đế quốc Lam Vũ, ví như ở địa khu Cách Lai Mỹ, đã xuất hiện đại thương nhân đại phù hào trên người có hơn một trăm triệu kim tệ, hơn nữa số lượng còn vượt qua hai con số.
Ở đại lục Y Lan, kinh tế của các vùng như Kim Xuyên đạo cũng đã dần dần được khôi phục.
Sau khi tập trung tài nguyên của các vùng đất khác, công nghiệp và thương nghiệp của Kim Xuyên đạo cũng phát triển vô cùng mau chóng, ở hai bên tuyến đường sắt Thiên Hữu, tập trung hơn ba trăm xĩ nghiệp công xưởng cỡ lớn, tài chính mà bọn họ quyên tặng đã làm cho tuyến đường sắt Thiên Hữu trong thời gian sáu tháng ngắn ngủi đã khai thông trở lại, hơn nữa còn thay đổi toàn bộ đường ray sắt và tà vẹt gỗ ban đầu, bởi vì tuyến đường sắt này hiện giờ đã trở thành tuyến đường sinh mạng của bọn họ.
Căn cứ vào báo cáo của Tài Tiêm Tiêm, cho tới ngày 1 tháng 9 năm 1731 thiên nguyên, xí nhiệp cần phải nộp thuế của đế quốc Lam Vũ đã vượt quá ba mươi vạn nhà, ở dưới bối cảnh như vậy, định ra chính sách thu thuế liên quan đã trở nên vô cùng trọng yếu, đồng thời cũng phải suy tính tới vấn để tỉ lệ thuế thu giữa trung ương và địa phương.
Theo suy tính của Dương Túc Phong, thuế thương nghiệp của đế quốc Lam Vũ vẫn duy trì ở một mức độ tương đối thấp, chủ yếu là để giúp đõ một số nhà tư bản hoàn thành việc tích lũy tài chính, chuẩn bị cho việc phát triển mau chóng sau này.
Ở trên vấn đề thu thuế và thuế quốc gia, Dương Túc Phong không muốn áp đặt một cách cứng nhắc, mỗi một tỉnh đầu có tỉ lệ khác nhau, nhưng tỉ lệ này một khi đặt ra rồi, thì không được tùy tiện sửa đổi.
Nguyên đế quốc Dường Xuyên thu thuế cơ bản tỉ lệ trung ương và địa phương là bảy phần ba, triều đình chiếm phần lớn, nhưng loại tỉ lệ này hết sức mất ổn định, triều đình thường xuyên đưa ra thay đổi hơn nữa càng ngày càng ngả về phía trung ương, tới sau này cùng với chiến tranh nổ ra, về cơ bản triều đình vơ hết tất cả thu nhập vào trong túi, địa phương ngoài một chút tài chính miễn cưỡng duy trì ra, thì căn bản không có chút dưa dả nào, càng chẳng cần nói tới phát triển nữa.
Nhưng địa phương không phát triển, tài chính trung ương chỉ có thể không ngừng sụt giảm cuối cùng rơi vào mức không thể duy trì nổi nữa.
Trải qua thảo luận cẩn thận, đế quốc Lam Vũ quyết định thực hành chế độ thuế thu tài chính phân chia, thể chế này sẽ đem các loại thuế chia làm ba loại chính thuế trung ương, thuế dùng chung của trung ương và địa phương ( gọi tắt là thuế dùng chung), thuế địa phương lại đem cơ quan thuế vụ của toàn quốc chia làm hai hệ thống lớn là cục thuế vụ trung ương và cục thuế vụ địa phương, dựa theo phân công, cục thuế vụ quốc gia phụ trách thu thuế trung ương, thuế dùng cung, cùng với các loại tiền nộp phạt; cục thuế vụ dịa phương phụ trách trưng thư thu thê địa phương, cùng với các khoản tiền phạt tương ứng.
Đương nhiên, để tiện cho người đống thuế, tăng cường quản lý, giữa thuế đất và thuế quốc gia có thể dùng ủy thác nộp thuế, nhưng bất kể như thế nào, thuế trung ương thuộc về thu nhập tài chính thu nhập, thuế dùng chung dựa theo tỉ lệ quy định phân ra thuộc về tài chính thu nhập của trung ương và tài chính thu nhập của địa phương, còn thuế địa phương thuộc về tài chính thu nhập của địa phương.
Khoản thuế trưng thu được, dựa theo thuộc về tài chính thu thu nhập ở đâu mà phân chia về quốc khố ở địa phương hoặc là trung ương.
Thực hành chế độ phân thuế, có lợi cho việc thực hành pháp luật thuế thống nhất của quốc gia, tăng cường quản lý vĩ mô, một phương diện có thể đảm bảo thu nhập tài chính của trung ương, một phương diện khác cũng có lợi cho việc thay đổi tính tích cực của địa phương đồng thời đảm bảo thu nhập tài chính của địa phương.
Chế độ phân thuế linh hoạt nằm ở chỗ, vào thời điểm thích hợp nào đó, có thể đề cao hoặc là giảm thấp thuế trung ương của địa khu nào đó để đạt được mục đích kiềm chế hoặc là kích thích.
Ví dụ như các vùng như Vân Xuyên đạo, có thể giảm bớt lượng lớn tỉ lệ thuế quốc gia, đem tuyệt đại bộ phận thu nhập tài chính phân cho địa phương; còn ở một số các địa phương tương đối giàu có ví dụ như Cách Lai Mỹ và Tử Xuyên đạo, thì có thể thoải mái đem tỉ lệ thuế quốc gia nâng cao lên một chút, cống hiến nhiều hơn cho thu nhập tài chính của địa phương, đồng thời không chế đà phát triển kinh tế quá nóng của địa phương.
Bất quá, thực hành chế độ phân thuế cũng nổ ra tranh luận vô cùng gay gắt ở trên hội nghị lần này, nhất là về mặt tỉ lệ thuế quốc gia và thuế đất ở một số tình cụ thể, rất nhiều tổng đốc địa phương đều vì vấn đề này mà tranh luận tới đỏ mặt tía tai.
Nhìn chung mà nói, phát ngôn của bọn họ đều là cường điệu thêm nhiều khó khăn của địa phương, ngay cả tổng đốc các vùng như Trinh Xuyên đạo cũng chạy ra kể khổ.
Ở trên vấn đề này trung ương hi vọng có thể thu được nhiều thuế quốc gia nhất trong giới hạn, địa phương thì hi vọng có thể giữ lại được nhiều thuế đất nhất, đây là một sự mâu thuẫn vĩnh viễn.
May mắn là sự mâu thuẫn này bị dương Túc Phong mạnh mẽ trấn áp, ngay trước mặt tất cả các vị địa biểu, Dương Túc Phong tuyên bố, một số vị tổng đốc địa phương bị điều chuyển khỏi cương vị, tất cả tổng đốc địa phương đều thực hành chế độ thay đổi xen kẽ nhau, mỗi một người nhiệm kỳ một khóa là năm năm, đảm nhận nguyên một vị trí không quá hai khóa.
Các vị tổng đốc địa phương nhất thời đầu óc quá nóng, lập tức ý thức được sai lầm của mình ở đâu, đồng thời cũng ý thức được uy nghiêm của trung ương, lập tức trở nên hết sức biết điều, chế độ luân phiên thay đổi quan viên của đế quốc Lam Vũ cũng bắt đầu được thức thi từ lúc đó.
Nội dung thứ hai của cuộc cải cách kinh tế lần này chính là thành lập xĩ nghiệp trung ương, đem mạch máu kinh tế khống chế ở trong tay quốc gia.
Cùng với sự phát triển kinh tế của quân Lam Vũ, các xí nghiệp quy mô lớn xuất hiện không ngừng, ở các vùng như Cách Lai Mỹ, Tử Xuyên đạo, đều xuất hiện một số xí nghiệp vô cùng quy mô, nhưng xí nghiệp này có thực lực kinh tế hùng hậu, có đội ngũ nghiên cứu khoa học khổng lồ, còn có số lượng nhân viên công tác đông đảo, có năng lực sản xuất sản phẩm vô cùng mạnh mẽ.
Sản phẩm của những xĩ nghiệp đó sản xuất ra bình thường đều chiếm cứ hơn một phần mười hạn ngạch của thị trường, đối với một số sản phậm có năng lực khống chế thị trường cực cao, cũng đã trở thành nguồn thuế thu chủ yếu của đế quốc Lam Vũ.
Ví dụ như đồ gốm của Tằng gia Bích Giang phủ, đã không thế trên sáu mươi phần trăm toàn bộ phân ngạch thị trường ngành nghề sản xuất gốm xứ, thu nhập doanh nghiệp mỗi một năm vượt quá bảy ngàn vạn kim tệ, lợi nhuận gần tới một ngàn vạn kim tuệ, thuế nộp lên cũng vượt quá một ngàn vạn kim tệ.
Còn tập đoàn luyện thép của Ốc Nhĩ Đa Phu ở Cách Lai Mỹ, cũng sở hữu hơn bốn mươi xí nghiệp sắt thép khác nhau, giá trị sản lượng hàng năm vượt quá một trăm triệu kim tệ, lợi thuận và thuế thu mỗi một năm cũng phải tới cả ngàn vạn kim tệ.
Cao tầng của đế quốc Lam Vũ cho rằng, bản thân cần thiết phải nắm giữ một số sĩ nghiệp liên quan tới quốc kế dân sinh, ví dụ như các loại xí nghiệp sắt thép, điệp lực, xi măng, giao thông, vận chuyện, thông tấn, để ứng phó với các thời kỳ khác thường.
Cái lợi của việc đem đại bộ phận xĩ nghiệp nạp vào trong sự quản lý của trung ương là có thể trực tiếp thu được lượng lớn thu nhập thuế quốc gia ổn định, đồng thời xí nghiệp quy mô lớn nạp vào sự quản lý cuôc gia, có thể thuận tiện định ra chính sách quản lý, đề phong những xí nghiệp này khi định ra chính sách nào đó xuất hiện khác biệt quá lớn.
Những xĩ nghiệp này đều liên quan tới quốc kế dân sinh, một khi xuất hiện tình huống phá sản, sẽ mang lại hậu quả tính tai nạn, làm cho cả xã hội chấn động cực lớn.
Trải qua đàm phán phối hợp của hai bên, ước chừng có hơn bốn mươi xĩ nghiệp cỡ lớn tiếp nhận sự quản lý trực tiếp của đế quốc Lam Vũ, hình thành xí nghiệp thuộc quyền quản lý trực tiếp của trung ương. Bất quá ở vấn đề quyền kinh doanh và quyền sở hữu còn có rất nhiều chuyện phải dần dần làm rõ trong thời gian sau này.
Những xí nghiệp trung ương cỡ lớn này có được sự hỗ trợ về mặt chính sách ở phía cao tầng của quân Lam Vũ, mà đế quốc Lam Vũ thì có được cơ sở kinh tế vững vàng từ chỗ bọn họ.
Do bản thân Dương Túc Phong có ấn tượng rất sâu đối với hành vi xấu xa đối với các xí nghiệp lũng đoạn ở tiền thế, cho nên ở hội nghị kinh tế này này có một nội dung tương đối quan trọng, đó chính là chống lũng đoạn.
Sự quật khởi của quân Lam Vũ, mang theo sự quật khởi của giai cấp tư sản kiểu mới, một số nhà đại tư bản có lá gan có tầm nhìn, đã lợi dụng trọn vẹn cơ hội và chính sách quân Lam Vũ cấp cho bọn họ, phát triển một đống xĩ nghiệp cỡ lớn, từ trong đó thu được vô số lợi nhuận.
Do không có quá nhiều đối thủ, cho nên bọn họ phát triển rất nhanh, sản phảm mà nó sản xuất ra rất mau chóng chiếm cứ được phần lớn phân ngạch của thị trường, địa vị lũng đoạn của nói cũng bất tri bất giác được hình thành.
Cứ lấy sản nghiệp gốm sứ của Tằng gia Bích Giang phủ ra mà nói, đồ gốm mà bọn họ sản xuất ra đã chiếm cứ trên sáu mươi phần trăm phân ngạch của thị trường, bọn họ có thể dễ dàng lợi dụng lực lường tài chính và thủ đoạn kinh tế mạnh mẽ để đàn áp đối thủ từ đó đạt được mục đích khống chế thị trường.
Còn cả Tài gia Cao Dương phủ, bọn họ cũng cơ bản lũng đoàn ngành nghề dệt may, thậm chí mức độ lũng đoạn còn cao hơn cả sản nghiệp đồ gốm, tất cả sản phẩm dệt may ở trong khu vực quân Lam Vũ khống chế, gần như đều là do Tài gia sản xuất ra, có Tô Lăng Tuyết và đám Tài Tiêm Tiêm thỉnh thoảng chỉ điểm và chiếu cố, năng lực của Tài gia ở trên thị trường thực sự trở nên quá mức khủng bố rồi.
Rất rõ ràng, khi vừa mới bắt đầu, những xĩ nghiệp cỡ lớn này có tác dụng dẫn lối thị trường rất là mạnh, nhưng khi bọn họ bắt đầu dùng phương thức cạnh tranh công băng không cho phép lấy thủ đoạn gây cản trở sự phát triển của đối thủ thì những xĩ nghiệp này lại gây ra tác dụng trái chiều cho sự phát triển kinh tế, tệ nạn lũng đoạn cũng bắt đầu biểu hiện ra.
Những điều này đều có con số chứng tỏ, ở xí nghiệp thông tấn và sắt thép có đầy đủ sự canh tranh, kỹ thuật mới không ngừng xuất hiện, mà sản nghiệp đồ gốm và sản nghiệp dệ may, sự phát triển của kỹ thuật mới rõ ràng là rất ít, trong cả năm 1731 thiên nguyên, kỹ thuật chuyên nghiệp mà xí nghiệp sắt thép sinh ra có hơn ba trăm hạng mục, mà kỹ thuật chuyên nghiệp do sản nghiệp dệt may và sản nghiệp gốm sứ công lại với nhau còn chưa tới hai mươi hạng mục.
Bất quá, muốn chia tách các ngành nghề lũng đoạn này chẳng phải là chuyện dễ dàng, có thể đem đem xĩ nghiệp là tới mức lũng đoạn ngành nghề, có kẻ nào là đèn cạn dầu đâu chứ, lại có người nào mà lại không có quan hệ mật thiết với quan viên cao cấp của chính bản thân quân Lam Vũ?
Tài gia thì không cần nói nữa, Tài Băng Tiêu là đại thần tài chính của quân Lam Vũ, công tước Ốc Lặc Nhĩ cũng không cần phải nói bời ông ta chính là một trong số những người quyền lực nhất của Cách Lai Mỹ, còn về người khác, ít nhất cũng là bếp trưởng của Vị Ương cung ( Tằng Vĩ – Tằng Bàn Tử)
Dưới sự kiên trì một cách ngoan cố của Dương Túc Phong, pháp luật chống lũng đoạn được cưỡng ép thông quá, tất cả xĩ nghiệp cùng loại hình, đều phải thành lập trên xĩ nghiệp trở lên, nếu không sẽ bị cưỡng ép phân chia, tuyệt đối không cho phép lũng đoạn thị trường, thao tùng thị trường.
Được tỷ muội Tài gia ám thị ngầm, mấy ngày trước khi luật pháp chống lũng đoạn được đưa ra, Tài gia Cao Dương phủ chủ động tách xĩ nghiệp dệt may của mình ra, chia thành ba công ty quy mô tương đối, ngày thứ hai sau khi pháp luật chống lũng đoạn được thông gia, Tằng gia Bích Giang phủ cũng cũng chỉ đành phân nhỏ xí nghiệp gốm sứ của rmiình, mấy người con trai của Tằng Cùng chia ra trở thành người lãnh đạo của các công ty khác nhau không có quan hệ phụ thuộc.
Cũng giống như vậy, bị chia nhỏ còn có hơn ba mươi xĩ nghiệp lũng đoạn khác, trật tự kinh tế của đế quốc Lam Vũ quay trở lại khởi điểm cạnh tranh công bằng, thu hút được rất nhiều xĩ nghiệp tham gia làm ăn, bất quá đối với việc chia tách này, rốt cuộc có nhiều cái lợi hơn hay có nhiều cái hại hơn, cho tới tận ngày nay cũng là đề tài tranh luận không ngừng.
“Lũng đoạn gây trở ngại cho cạnh tranh.” Đây là một trong số mấy câu nói dài nhất mà Dương Túc Phong phát biểu trên hội nghị lần đó.
Bất quá có thể thực sự lý giải được chỉ chưa tới một phần mười số đại biểu, còn đại bộ phần cho rằng Dương Túc Phong thèm muốn tài phú của bọn họ, bọn họ bí mật lặng lẽ muốn thương lượng riêng với Dương Túc Phong, đem một số cổ phần chuyển nhượng cho riêng Dương Túc Phong, đây đúng là một đề nghị rất cuốn hút.
Kết quả là cổ phần bị Dương Túc Phong thu lấy rồi, nhưng nhịp bước chia tách chống lững đoạn vẫn không dừng lại mảy may, làm những đại biểu kia phải ngậm bồ hòn làm ngọt, có khổ mà không nói ra được, chỉ đành coi như dùng học phí giá cao nhận rõ bộ mặt của Dương Túc Phong.
- Các ngươi đem tiền dâng đến cho y, khẳng định là lấy bánh bao nhân thịt mà ném chó, chỉ có đi không có về.
Sau khi biết được tin tức ngầm này, mấy đại thương gia đều nở nụ cười vui mừng trên tai họa của người khác, bọn họ đều là người đi theo bước tiến của Dương Túc Phong lớn mạnh, sao lại không hiểu cách làm việc của Dương Túc Phong, việc mà y đã nhận định, thì dù là ngươi đem cho y bao nhiêu lợi ích cũng vô dụng, ngược lại đã mất phu nhân lại thiệt quân.
Lần này Dương Túc Phong đúng là có hơi ác một chút, cổ phần của mấy xí nghiệp lớn, mỗi năm tiền lãi có thể hơn một ngàn vạn kim tệ, đủ để giúp những nữ nhân của y sống sung sướng rồi.
Bất quá nữ nhân ở bên cạnh Dương Túc Phong còn phải dựa vào tiền của y để mà sống hay sao? Nói đùa! Trừ sư đồ U Nhược Tử La của Hương Tuyết Hải ra, thì có cô nàng mà chẳng nhiều tiền hơn cả Dương Túc Phong, có cô nào chẳng phải nữ vương thì cũng là hậu bối danh nhân, sau lưng đều có đại gia tộc chống đỡ.
Tới ngay cả Tử Duyệt tiểu cô nương xuất thân bần hàn, cũng có được không ít cổ phần từ xí nghiệp vận chuyện hàng hải của Tô Phỉ Thái Vi, người ta là ngự y mà, có ai lại không muốn lấy lòng? Sinh nam sinh nữ là học vấn không nhỏ đâu, nếu không, hôn lễ sau này của Dương Túc Phong sẽ không gây xôn xao ầm ĩ oanh động cả thiên hạ.
Mang tới chấn động mạnh mẽ ở bên trong nội bộ quân Lam Vũ, trừ chia nhỏ xí nghiệp lũng đoạn ra, còn có một tiêu điểm làm mọi người chú ý, đó chính là vấn đề xĩ nghiệp quân sự đi theo hướng thị trường hóa.
Dương Túc Phong đề nghị, đem xĩ nghiệp quân sự đẩy vào thị trường, lấy mô hình kinh tế thị trường tiến hành hoạt động, một làm để giảm nhẹ gánh nặng của quân Lam Vũ, hai là thông qua cạnh tranh để xúc tiến phát triển của kỹ thuật.
Dù sao kỹ thuật phát triển tới giai đoạn này Dương Túc Phong cảm thấy học thức ở bên trong đầu của mình đã bị vắt gần như không còn nữa, xí nghiệp quân sự cần phải dựa vào lực lượng kỹ thuật của bản thân để sinh tồn rồi.
Rất nhiều lãnh đạo cao cấp của quân Lam Vũ đều lo lắng, đem xĩ nghiệp quân sự dẩy ra thị trường, liệu có làm cho nó mất đi năng lực sinh tồn hay không.
Dù sao bọn họ thiết kế ra chủ yếu là vũ khí, hơn nữa cho tới tận bây giờ, con đường tiêu thụ vũ khí chỉ có một mình quân Lam Vũ, vạn nhất quân Lam Vũ không cần nhiều vũ khí tới như vậy, thì những xĩ nghiệp quân sự kia chẳng phải rơi vào nguy cơ sinh tồn nghiêm trọng hay sao?
Vì sinh tồn, bọn họ cũng có thể bất chấp tất cả đem vũ khí bán cho đối thủ của quân Lam Vũ, còn nữa vạn nhất vào lúc tiền tuyến khẩn trương nhất thì những xí nghiệp quân sự này bán sạch hàng, vậy càng thêm phiền toái.
Dương Túc Phong chỉ cười lạnh trong lòng, nói rõ ràng với bọn họ, buôn bán vũ khí súng ống là kiếm lời nhiều nhất, quả thực có thể nói một vốn vạn lợi, nhất là xuất khẩu vũ khí đạn dược.
Sau khi xí nghiệp quân sự đi theo hướng thị trường, bọn họ tuyệt đối sẽ không ngồi yên chờ bị giết, ngược lại càng tích cực thúc đẩy công nghiệp quân sự của quân Lam Vũ tiến lên, thậm chí còn thúc đẩy bước tiến hành động quân sự của quân Lam Vũ.
Dù sao chỉ có không ngừng đánh trận bọn họ mới thu được lợi nhuận thật nhiều, tới khi đó sợ rằng bản thân quân Lam Vũ không muốn đánh nhau, đám thương buôn quân giới cũng sẽ ra sức thúc quân Lam Vũ lên trận địa.
Dựa theo yêu cầu của Dương Túc Phong, mỗi một loại vũ khí mà quân Lam Vũ cần, lẽ tất nhiêu phải có ít nhất phải có hai hoặc hơn hai xí nghiệp quân sự có thể sản xuất ra, khi quân Lam Vũ có nhu cầu về vũ khí mới, bọn họ cần phải đưa ra sản phẩm cạnh tranh tương ứng, sau đó quân Lam Vũ chọn lấy vũ khí xuất sắc nhất trong số đó.
Căn cứ vào nguyên tắc như vậy, xưởng quân sự hậu cần của quân Lam Vũ bị chia ra làm mười một xí nghiệp chế tạo vũ khí cỡ lớn, trong đó bao gồm xưởng đóng thuyền cảng Bà Châu, trung tâm nghiên cứu vũ khí hạng nhẹ Nạp Tư Lôi ..v..v…
Đương nhiên, thị trường chủ yếu của những xí nghiệp quân sự này vẫn là quân Lam Vũ, chỉ có một số rất ít vũ khí cho phép xuất khẩu tới Âm Nguyệt Hoàng Triều, để cho quân đội do Nghi Hoa cung tự thành lập nên sử dụng.
Tất cả vũ khí xuất khẩu, cần phải được bộ thống soái tối cao phê chuẩn, có được giấy cho phép xuất khẩu mới có thể bán ra bên ngoài, nếu không, sẽ bị luận tội phản quốc tư thông với địch.
Đối với người phụ trách của xí nghiệp quân sự, quân Lam Vũ thực hiện hạn chế tự do cá nhân một cách nghiên ngặt, không được phê chuẩn, thì không cho phép xuất cảnh.
Bất quá nếu như đã đi theo hướng thị trường, thì tất cả những hành vi phi đạo đức hiển nhiên cũng sẽ tồn tại mãi mãi, những vấn đề như buôn lậu vũ khí tự nhiên sẽ sinh ra, chính như điều ở bên trong (tư bản luận ) đã nói, chỉ cần có lợi nhuận trên ba trăm phần trăm, nhà tư bản sẽ liều mình mạo hiểm, cho dù có khả năng lên đoạn đầu đài cũng chẳng sao. Truyện "Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu "
Như vậy, hoàn thiện quy định pháp luật liên quan tới giữ gìn bảo mật cũng là cung đã lên giây rồi, chỉ có pháp luật ước thúc nghiêm ngặt nhật mới có thể ngăn cản xảy ra chuyện hám lợi làm liều.
Nội dung chủ yếu thứ ba là thành lập ngân hàng trung ương, thử nghiệm phát hành tiền giấy.
Đại lục Y Lan và đại lục Y Vân thường dùng đều là kim tệ, kim tệ đã được sử dụng thời gian trên một nghìn năm rồi, kim tệ không phải là sản phẩm thuầ túy bằng vàng, mà là dựa theo tỉ lệ nhất định cho vào những thứ kim loại khác.
Bất quá cái tỉ lệ này toàn bộ đại lục đều ước định thành thông tục, không cho phép cải biến, nếu không sẽ bị các quốc gia khác từ chối lưu thống, tỉ lệ này là năm mươi phần trăm, hay nói cách khác là ở bên trong mỗi một đồng kim tệ ít ra phải bao hàm năm mươi phần trăm là hoàng kim, nếu như thấp hơn tỉ lệ này sẽ bị cự tuyệt lưu thông ở các quốc gia khác.
Dưới sự ước định trở thành tục lệ này, mỗi một quốc gia khi phát hành kim tệ, đều phải cân nhắc lượng dự trữ hoàng kim của mình, giữa kim tệ và hoàng kim đã tạo thành quan hệ bình hành nguyên thủy nhất, lượng dự trữ vàng nhiều, tất nhiên là có thể phát hành càng nhiều kim tệ, lượng dự trự vàng ít, thì đương nhiên kim tệ phát hành cũng bị ít đi.
Với tình hình trước mắt mà xét, nước Mã Toa phát hành ra kim tệ là nhiều nhất, bởi vì bọn chúng sở hữu tới mấy mỏ vàng nổi tiếng, sản lượng hoàng kim mỗi một năm đều cao hơn với của đế quốc Đường Xuyên rất nhiều.
Bất quá do kim tệ gây tiêu hao trực tiếp cho việc đúc vàng, cho nên cũng dần dần xuất hiện ra một loại tệ nạn, nhất là khi quyết toán quốc tế, hoặc là quyết toán quốc nội, rất nhiều kim tệ cần phải chuyển đi chuyển lại cho nhau, đây là điều vô cùng nguy hiểm. Mang theo cả ngàn cả vạn kim tệ đi đường, chắc chắn là khuyến khích cho đám đầu trộm đuôi cướp phạm tội.
Thế nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế, luân chuyển một lượng kim tệ lớn cũng là điều tất nhiên, ví như khi mua bán một khối lượng lớn đồ gốm, kim tệ cần phải trả có lẽ phải hơn một trăm đồng, đây dứt khoát là một sự nguy hiểm cực lớn.
Cho nên, đảm bảo an toàn giao dịch kim tệ như thế nào, trở thành nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của quân Lam Vũ.
Trước đó, ngân hàng của địa khu Cách Lai Mỹ đã xuất hiện ngân phiếu, có điều là ngân phiếu chẳng phải là tiền giấy, mà là một loại tính toán đơn vị kim tệ, thao tác in phiếu rất đơn giản, ngươi ở một phân nhánh nào đó của ngân hàng cất giữ một món kim tệ, lấy ngân phiếu ra, là có thể dựa vào chi nhánh ngân hàng khác của ngân hàng mẹ lấy được kim tệ tiến hành giao dịch.
Điều này xem ra thì tựa hồ giải quyết được không ít vấn đề, thế nhưng đây chỉ là nói về việc trao đổi kim tệ với số lượng nhỏ mà thôi, một khi cần giao dịch lượng tương đối lớn, chi nhánh ngân hàng chịu trách nhiệm cung cấp kim tệ không có đủ tài chính cần thiết để cung cấp thì sẽ xảy ra vấn đề, hơn nữa cuối cùng số kim tệ này cũng phải giao hoán để cất giữ, trong quá trình vận chuyển, vẫn vô cùng thiếu an toàn.
Kim tệ cất ở bên trong ngân hàng thương nghiệp cũng vô cùng thiếu an toàn, dù sao thì năng lực của bản thân ngân hàng thương nghiệp là hữu hạn, nhất là đối với một số ngân hàng tương đối nhỏ, chỉ có một két bảo hiểm đơn giản nhất, chỉ cần là người có chút kỹ xảo là có thể mở ra được.
Một số ngân hàng ở Cách Lai Minh đã đã xảy ra chuyện két bảo hiểm bị người ta vác đi mất, mấy vạn đồng kim tệ cất giữ ở bên trong bị trộm mất sạch sành sanh.
Vì thế Dương Túc Phong cho rằng, phát hành tiền giành là điều khẩn thiết rồi, song đối với việc phát hành tiền giành, các vị đại biểu tham dự hội nghị kinh tế tỏ ra không được lạc quân cho lắm, cũng tỏ ra lo lắng trùng trùng.
Dù sao thì đây cũng là một chuyện mới mẻ, người dân có thể tiếp nhận hay không rất là khó nói.
Lịch sử sử dụng tiền giấy của đại lục Y Lan có lẽ phải truy tới khi đế quốc Minh Hà bị diệt vong vào ba trăm năm trước đó, nhưng khi đó việc phát hành tiền giấy hoàn toàn là chỉ vì muốn cướp lấy chút tài phú cuối cùng của người dân mà thôi, cho nên nó lưu lại thành danh không được tốt, lần này đế quốc Lam Vũ lại một lần nữa muốn phát hành tiền giấy, có thể xóa bỏ được ảnh hưởng tiêu cực kia hay không cũng rất khó nói. Truyện "Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu "
Bất quá Dương Túc Phong tin rằng, chỉ cần đế quốc Lam Vũ liên tục phát triển, xã hội ổn định, thì việc sử dụng tiền giấy sẽ hoàn toàn không có vấn đề gì, xã hội hiện đại chẳng phải cũng là như thế ha hay sao?
Kéo theo một đống vàng đi đi lại lại, nguy hiểm nhường nào phiền phức nhường nào, chuyện khác có lẽ đều có khả năng sai lầm, chỉ có chuyện này tuyệt đối là không thể sai lầm đường, cho nên mặt kệ cho các đại biểu lo lắng và nghi vấn, Dương Túc Phong cưỡng ép thông qua nghị quyết phát hành tiền giấy.
Ngân hàng trung ương đế quốc Lam Vũ gánh vác trách nhiệm phát hành tiền giấy, tiền giấy được gọi tên là Lam Vũ tệ, đơn vị là đồng, mỗi một đồng tương đương với một phần trăm sức mua của kim tệ ngày mùng 1 tháng 10 năm 1731, hay nói cách khác mỗi một kim tệ có thể đổi lấy 100 Lam Vũ tệ.
Đương nhiên, tỉ lệ này sẽ thay đổi theo sự phát triển của kinh tế.
Cuối tháng 10 đế quốc Lam Vũ phát hành ra đợt Lam Vũ tệ đầu tiên bắt đầu đưa vào thị trường, quả nhiên là bị đại bộ phận người dân trong nước tỏ ra lãnh đảm y như trong dự liệu, đại bộ phận mọi người tỏ ra hoài nghi cao độ về loại tiền giấy bản thân chẳng có chút giá trị nào cả này.
Sau này, cũng với việc tăng cường tuyên truyền của đế quốc Lam Vũ đối với Lam Vũ tệ, thì Lam Vũ tệ mới được dần dần lưu thông, chính phủ của đế quốc Lam Vũ mua bán toàn bộ đều sử dụng Lam Vũ tệ để làm đơn vị kết toán.
Lam Vũ tệ từ khi phát hành đã được bắt đầu sử dụng, có giá trị lưu thông giống như kim tệ, hai loại tiền tệ này đều có thể sử dụng trên thị trường, bất quá bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 1733 thiên nguyên, đế quốc Lam Vũ sẽ dần dần thu hồi kim tệ, không đưa vào sử dụng trong thị trường nữa, từ đó trở đi trong khu vực quân Lam Vũ khống chế toàn bộ đều sự dụng Lam Vũ tệ để chi trả, còn với việc thanh toán quốc tế, thì vẫn sử dụng kim tệ.
Nếu đã thành lập ngân hàng trung ương, như vậy tiếp theo đó tất nhiên là phải định ra quan hệ giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng thương nghiệp.
Ở trong phạm vi quân Lam Vũ khống chế, tốc độ phát triển thương nghiệp vẫn rất nhanh, trước kia vì kích thích sự phat triển của quân Lam Vũ, bên trong điều luật bổ xung của pháp điển quân Lam Vũ có nói tới, chỉ cần cá nhân có vốn liến một trăm vạn kim tệ, đồng thời đảm bảo lưỡng vàng dự trữ này ở kim khố của phủ đại đô đốc Y Vân không có tác dụng khác là có thể bắt đầu mở ngân hàng thương nghiệp.
Bởi thế, trong thời gian hai năm đó, đủ các loại ngân hàng thương nghiệp giống như măng mọc sau cơn mưa xuất hiện không ngừng, căn cứ vào thống kê chưa đầy đủ, cho tới ngày mùng 1 tháng 9 năm 1731 thiên nguyên, trong phạm vi quân Lam Vũ khống chế đã có hơn một trăm ngân hàng thương nghiệp khác nhau rồi.
Ở trên hội nghị kinh tế lần này, Dương Túc Phong và Cổ Địch Sâm đã xác định rõ quan hệ và nghiệp vụ giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng thương nghiệp.
Ngân hàng thương nghiệp lấy lợi nhuận làm mục đích, chủ yếu là lấy phương thức thu hút tiền gửi và cho vay để cung cấp phục vụ xí nghiệp tài chính, vì thế nghiệp vụ của nói chủ yếu có : nghiệp vụ tiền vốn ( bao gồm nghiệp vụ vốn tiền mặt, nghiệp vụ cho vay và nghiệp vụ đầu tư), nghiệp vụ nợ nần ( bao gồm các loại tiền tiết kiệm, đi vay và quyền lợi của người sở hữu).
Ngoài ra ngân hàng thương nghiệp còn tiến thành thanh toán, cho thuê, ký gửi .. các loại nghiệp vụ trung gian cho xĩ nghiệp công thương.
Dương Túc Phong đã chỉ ra rõ ràng rằng, hủy bỏ tất cả công năng phát hành kim tệ hoặc là tiền giấy của ngân hàng thương nghiệp.
Ngân hàng trung ương thì quản lý cơ cấu nghiệp vụ tài chính của quốc gia, hay nói cách khác, chức năng của nó có ngân hàng phát hành và ngân hàng chính phủ, vì thế nghiệp vụ chủ yếu của nó có : phát hành tiền tệ ( bao gồm phát hành điều phối ngân sách và nghiệp vụ điều phối ngân sách), đối với nghiệp vụ ngân hàng thương nghiệp ( bao gồm tiền chuẩn bị cho vay, hoạt động tín dụng và thanh toán), đối với nghiệp vụ của chính phủ ( như nghiệp vụ quốc khố, nghiệp vụ công khai thị trường và nghiệp vụ dự trữ quốc tế .v..v..), chỉ có ngân hàng trung ương mới có thể phát hành tiền tệ.
Ngân hàng thương nghiệp có thể dựa theo quy định để xin phép thành lập, nhưng ngân hàng trung ương chỉ có duy nhất một cái.
Sau khi ngân hàng trung ương được thành lập nên, tất cả lượng dự trữ kim tệ của ngân hàng thương nghiệp sẽ được lục quân quân Lam Vũ hộ tống, tập trung toàn bộ vào trong ngân hàng trung ương quản lý thống nhất.
Lần cải cách kinh tế này có nội dung quan trong thứ tư là vấn đề quyết định phân bố hệ thống công nghiệp cùng với kinh tế trọng điểm, đối với vấn đề này thì các đại biểu tham dự hội nghị lại không có nhiều ý kiến lắm.
Đương nhiên, phương án này cũng chẳng phải là hoàn mỹ, có điều ở dưới tình hình thực tế, cũng chỉ có phương thức như vậy mới có thể thích ứng với vấn đề phát triển kinh tế mất cân bằng nghiêm trong của đế quốc Lam Vũ hiện nay.
Phát triển kinh tế của những khu vực dưới sự không chế của quân Lam Vũ mất cân bằng là đều ai ai cũng biết, như vậy làm sao để cố gắng phân bố kết cấu kinh tế ở trong trạng thái mất cân bằng này, để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của chỉnh thế, đã trở thành đề tài trọng yếu.
Trải qua nghiên cứu của không ít các học giả kinh tế, bọn họ đưa ra kết luật như thế này, đế quốc Lam Vũ cần phải vứt bỏ loại tâm lý cầu toàn vụn vặt, phải phân chia khu vực phất chia ngành nghề thành lập nên các khu vực trọng điểm khác nhau, chứ không phải cứ ôm hết vào bụng tỉnh nào cũng phát triển tất cả các ngành nghề được.
Ở Tử Xuyên đạo của địa khu Mỹ N Tư, địa khu Cách Lai Mỹ, vùng Kim Xuyên đạo của đế quốc Đường Xuyên, trong cạnh tranh thị trường đã hình thành nên kinh tế trọng tâm, bản thấy mấy địa khu này không có quá nhiều tài chính, nhưng lại có hế thống công xưởng và hế thống kỹ thuật phát triển, vì thế phát triển các địa khu này, phải trọng điểm phát triển tạo ra nghề nghiệp.
Còn ở các địa khu khác, một số có tài nguyên phong phú thì phải ra sức phát triển nghề khai thác mỏ, nếu như không có một loại tài nguyên thiên nhiên nào, thì trọng điểm phát triển nông nghiệp.
Dương Túc Phong và Cổ Địch Sâm tiếp nhận kiến nghị này, cuối cùng xác định lấy Tử Xuyên đạo và Kim Xuyên đạo làm trung tâm của nền kinh tế, chiếu theo đó phát triển quyết sách chiến lược.
Từ vị trí địa lý mà nói , Anh Xuyên đạo đáng lẽ ra phải trong vòng được tuyển chọn, nhưng cuối cùng nó đã bị bài trừ, bởi vì từ chính trị mà nói, một địa khu có tài nguyên lại có khoáng sản, đối với trung ương mà nói cũng là một cái ẩn họa, bản thân Anh Xuyên đạo có tài nguyên phong phú, nếu như lại phát triển cao độ xí nghiệp khoảng sản thì tựa hồ khống chế không dễ.
Nội dung thứ năm là ban bố một loạt quy định pháp luật kinh tế của đế quốc Lam Vũ, ví dụ như ( luật công ti), ( luật hợp đồng), ( luật cổ phiếu), ( luật chất lượng sản phẩm) …v..v .. để đặt tiêu chuẩn cho hình vi thị trường, đạt tới mục đích phát triển lành mạnh.
Những điều luật đó khi ấy nói ra thì rất sơ sài, ví như nội dung luật hợp đồng khi có chỉ có ba mươi điều đơn giản, có điều đây đã là hành động bắt đầu việc thị trường có pháp luật quy định.
(Luật công ti) thì nhằm vào việc đăng ký và vận hành khá là hỗn loạn của các công ti hiện nay mà định ra, chủ yếu là quy định hành vi thường ngày của công ti.
Trải qua thời gian hai ba năm phát triển, ở trong phạm vi của đế quốc Lam Vũ, các công ti lớn lớn nhỏ nhỏ vượt quá hơn một nghìn cái, tốn xấu lẫn lộn là điều không thể tránh khỏi, công ti ma cũng không ít, nghiệp vụ kinh doanh phi pháp lại càng nhiều hơn, rất nhiều người cho rằng đăng ký một cái công ti, là cái gì cũng làm được, từ buôn bán hàng tiêu dùng thường ngày, tới tổ chức hạm đội cướp bóc, chẳng có chuyện gì mà không dám làm.
Luật công ti ra đời, chính là muốn ngăn chặn tận gốc chuyện làm bậy này, luật công ti quy định rõ ràng tính chấn của công ti, đăng ký quy trình, đăng ký thuế thu, quản lý và vận hành hàng ngày cùng phạm vi kinh doanh, nói một công thông dụng là, nên làm gì và không nên làm gì.
(Luật hợp đồng) cũng là nhắm vào trật tự kinh tế hỗn loạn mà định ra.
Trước thời điểm đó, bởi vì không có luật pháp quy định rõ ràng, cho nên việc làm ăn giữa các thương nhân, đại bộ phận là dựa vào chữ tín của cá nhân mà đạt thành, nhưng danh dự của các nhân không phải là sự đảm bảo hiệu quả, bởi thế chuyện làm trái hiệp nghị rất nhiều, trên báo chí ngày nào cũng có những bài đá kích người này kẻ kia vô sỉ không biết tới chữ tín.
Luật hợp đồng quy định hiệp nghị hợp đồng cần phải lập thành văn bản, quy định trách nhiệm và nghĩ vụ của đôi bên, xác định phương thức xử phạt rõ ràng của việc vi phạm hợp đồng, đã sinh ra hiểu qua tổn đẹp đối với tín dụng hỗn loạn.
Mặc dù lúc mới ban đầu chỉ có cái khung cơ bản ba mươi điều, nhưng cùng việc tòa an tham gia thị trường điều tra mấy tay chây ì nổi tiếng, trận tự tín dụng đã dần dần được khôi phục.
(Luật cổ phiếu) định ra để nhắm vào thị trường cổ phiếu càng ngày càng nóng bỏng, vốn Dươn gTúc Phong cho rằng đáng lẽ ra phải gọi là luật chứng khoán, bất quá y không nhớ rõ cố phiếu có phải là chứng khoán hay không, cho nên chỉ ngậm miệng ăn tiền.
Trước kia khi đi học y đều ngủ khì, sau này cũng chẳng tiếp xúc với cổ phiếu và chứng khoán, cho nên, luật cổ phiếu ra đời y cũng chẳng cung cấp được đề nghị nào cả, chỉ yêu cầu cơ cấu vận hành và phát hành cổ phiếu cần phải để vị trí dễ chú ý nhất nhắc nhở dân chứng khoán, đầu tư cổ phiếu là có nguy hiểm.
(Luật chất lượng sản phẩm) là nội dụng Dương Túc Phong quan tâm trọng điểm, hắn bị thiệt thòi không ít bởi những sản phẩm kém chất lượng, đáng hận nhất là năm xưa mua một cái camera kỹ thuật số hiệu Sony, bởi vì có chút vấn đề nhỏ, bị dịch vụ hậu mãi của Sony nhất quyết từ chối rồi cãi nhau, cuối cùng phải lấy năm trăm nhân đệ tệ mới xử lý được, làm y tức tới mức quay đi một cái vứt ngay cái đồ rác rưởi đó xuống dòng Trường Giang, nhưng ngay lập tức lại hối hận, bất chấp mùa đông rét buốt nhảy xuống Trường Giang để mò lên, kết quả là thiếu chút nữa bị chết đuối.
Lần này có cơ hội Dương Túc Phong đương nhiên phải chỉnh cho đám thương nhân bất lương kia một trận đến nơi đến trốn.
Luật chất lượng sản phẩm quy định rõ ràng quy trình kiểm tra chất lượng, phương pháp đảm bảo, đả kích với hàng giả trong quá trình tiêu thụ và sản xuất, trong đó đả kích đối với hàng giả mạo rất nặng, ngay cả tiền phạt cũng miễn luôn, mà trực tiếp tăng lên tù giam có thời hạn từ ba năm trở lên, cao nhất thậm chí có thể phán tử hình.
Có một số đại biệu thấy Dương Túc Phong nghiến răng nghiến lợi căm hận như thế, tựa hồ không cần thiết, nhưng mà bọn họ nào đâu có biết được năm xưa ngài thống soái tối cao bị chịu ủy khuất thế nào, đó là món tiền ngài phải nhịn ăn nhịn mặc suốt nửa năm trời mới tích lũy được đó! Kết quả bõm một cái xuống nước thế là mất sạch!
Ngày mùng 10 tháng 10 năm 1731 mở hội nghị kinh tế của đế quốc Lam Vũ, tiến hành liên tục mười ngày, bởi vì quá hao tâm tổn trí, cho nên có một bộ phận đại biểu hình dung hội nghị lần này là hội nghị giảm báo, bởi vì đúng là có người đã gầy đi hẳn một vòng.
Rất nhiều người trong đó có cả Dương Túc Phong đều có chút cảm giác sức cùng lực kiệt, bởi vì đây vốn không phải là lĩnh vực sở trường của Dương Túc Phong, bất quá công sức vất vả bỏ ra cuối cùng cũng được báo đáp, hội nghị lần này đã cơ bản định ra phương thức vận hành kinh tế của đế quốc Lam Vũ sau này, tạo ra cơ sở vững chắc cho kinh tế đế quốc Lam Vũ cao tốc phát triển.
Những vị đại biểu gầy đi một vòng lần lượt rời khỏi kinh đô Ni Lạc Thần, trở về địa bản của mình dưỡng sức, nhưng Dương Túc Phong vẫn chưa được rảnh rỗi, còn có rất nhiều việc cải cách quân sự mà vắt hết óc, vậy mà vào lúc này, tên khốn kiếp Cổ Địch Sâm lại tiết lộ với báo chí chuyện hôn sự của y, kết quả làm cho cả kinh đô Ni Lạc Thần lại một lần nữa sôi lên sùng sục …