Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Hồi Ký Chiến Tranh Vn] Từ Chiến Trường Khốc Liệt
  3. Chương 21
Trước /44 Sau

[Hồi Ký Chiến Tranh Vn] Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 21

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

TIÊU DIỆT THÀNH PHỐ ĐỂ CỨU NÓ

Điều ngạc nhiên đã kết thúc. Chiến dịch Tết Mậu Thân tràn qua Sài Gòn giống như sóng thủy triều trên vùng đất bồi đắp. Bốn triệu người dân thành phố hoảng sợ ẩn náu sau những cánh cửa khóa trái và cửa sổ buông rèm. Du kích Việt Cộng có vũ trang di chuyển vào những vùng đông dân và chiếm đóng đường phố, những biệt thự, các chùa... dường như chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu tới cùng.

Các nhân viên AP trên đường đi làm bắt gặp những câu chuyện đau lòng về những vụ chạm trán. Ba người bị giết trên đường gần ngôi nhà của một nhân viên truyền ảnh bằng radio ở Chợ Lớn. Phóng viên ảnh Dân Văn Phước ngồi hoảng sợ trong bóng tối tại nhà riêng ở Gia Định khi Việt Cộng đập cửa nhà anh ta và hàng xóm, yêu cầu mọi người ra ngoài đường, bắn súng chỉ thiên với lời tuyên bố họ đã giải phóng thành phố, một nhân viên kĩ thuật phòng ảnh đi bộ ở cuối hẻm gần chùa Ấn Quang, giật mình bị một tá lính Việt Cộng có vũ trang vây lại nhưng họ để anh ta đi sau khi thuyết giảng những tôi ác của chính quyền.

Ursula Faas gọi cho Horst từ nhà ở Chợ Lớn để kể một cảnh sát bị bắn chết trên đường lái xe về nhà. Horst nói với cô ta đóng cửa sổ lại, khóa cửa ra vào và chờ ở đó đến khi hết bạo loạn. Giống như đối với chúng tôi, anh ta không kiên nhẫn với những trách nhiệm cá nhân.

Tôi đưa Nina và bọn trẻ rời căn hộ đến nhà bố mẹ nhưng sau đó cũng có rất ít thời gian tới thăm họ. Chúng tôi biết chúng tôi đang làm tin về sự kiện lớn nhất trong nghề nghiệp của mình.

Chúng tôi nhận ra bốn nghìn lính cộng sản nhận nhiệm vụ tấn công trung tâm Sài Gòn và gấp hai lần số đó đang chiến đấu ở vùng ngoại ô. Giống như lính Hy Lạp huyền thoại trốn trong ngựa gỗ để thâm nhập vào thành Troy, Việt Cộng đã sử dụng yếu tố bất ngờ để bắt đầu cuộc tấn công của mình. Một số cải trang và giấu vũ khí trong những xe chở hoa và những nông phẩm mang ra chợ thành phố. Những người khác đi bằng xe bus và xe máy ga mang theo những tài liệu giả mạo chữ kí, lấy vũ khí giấu trước đó trong những ngôi nhà an toàn.

Các nhân viên Mỹ nghi ngờ sự yên ắng của Việt Cộng trong dịp Tết và dự đoán về sự bùng nổ tức giận của công chúng. Nhưng dường như người dân Việt Nam quá hoảng sợ để tức giận và giữ cái đầu của họ lắng xuống.

Tại sở chỉ huy ở Biên Hòa, John Paul Vann nói rằng "Chúa ơi, chúng tôi biết rằng Việt Cộng sẽ làm điều gì đó, nhưng không tin đây là sự thật", anh ta lau mặt, lắc đầu. Chiến dịch Mậu Thân khẳng định lời cảnh báo của anh ta. Anh ta luôn tranh luận rằng số phận miền Nam Việt Nam dựa vào việc tăng cường động cơ và khả năng của chính lượng lực vũ trang, nhưng Việt Cộng tận dụng sự yếu kém muôn thuở của quân đội Cộng hòa, đặc biệt là hàng rào an ninh lỏng lẻo quanh Sài Gòn và 43 tỉnh thành.

Khi chúng tôi vất vả làm tin về chiến dịch Mậu Thân, tìm hiểu ý nghĩa của nó thì mức độ đầy đủ của cuộc tấn công trở nên rõ ràng. Chúng tôi ra đường vào bình minh, dành thời gian đi cùng cảnh sát quân đội dọc các con đường đầy xác người, ngụp lặn qua những đoạn giao nhau cùng lính Việt, qua những vùng rocket và cháy nổ, ngồi trên xe tăng Mỹ và xe bọc thép.

Tôi dành một ngày đi cùng Tiểu đoàn Không vận 8 gồm người Việt đến sân gôn Sài Gòn, nơi cuộc chiến khắc nghiệt nhuốm đầy máu trên các kênh đào và mặt sân bị thủng do súng cối và rocket nổ. Đêm đó tôi viết: "Giống như phát bóng thứ bảy của sân gôn duy nhất Sài Gòn bạn có thể ngắm bắn bằng khẩu súng lục hai nòng vào trụ sở chỉ huy của một đại đội lính Việt Cộng".

Tôi cảm nhận mình đủ hiểu thành phố để tự đi. Đôi khi tôi lái xe dọc bên đường và các ngõ tới thăm những người bạn và người quen đang bị cuộc chiến và nỗi sợ hãi cô lập. Đặc vụ chiến tranh tâm lý Rón Flemming đồng ý để tôi vào nhà của anh ta sau khi tôi bấm còi vài phút. Anh ta cảnh báo tôi cẩn thận khi chúng tôi đi qua bức tường. Quần áo của Flemming lấm bẩn và anh ta không cạo râu trong vài ngày. Anh ta buộc một khẩu súng ở đùi và mang theo khẩu súng trường M-14 trên tay.

"Ngoài kia chẳng có luật nào hết, mọi người hãy tự cứu lấy mình", anh ta thì thào, vươn người hết cỡ, ngắm khẩu súng trường của mình cẩn thận phía trên bức tường và kéo cò súng. Có một lính Việt Cộng đang trốn trong tòa nhà bên cạnh, "kẻ bắn tỉa hàng xóm thân thiện", người đang quấy rầy ngôi nhà anh ta. Tiếng nổ vang dội xung quanh khu vực những tòa nhà bằng bê tông kiên cố.

Tôi ngạc nhiên với sự tinh thông của Flemming. Anh ta là dân thường, tốt nghiệp Đại học Harvard trước đó ba năm và giờ đi vòng quanh với bộ dạng một tay lính người Ấn Độ. Khi tôi rời khỏi đó, tay bắn tỉa hàng xóm bắt đầu bắn và Flemming đáp trả lại.

Cuối ngày thứ ba của chiến dịch Mậu Thân, thành phố vẫn im lìm với lệnh giới nghiêm 24 giờ, tôi viết một bài phóng sự: "Cửa hàng duy nhất mở cửa trên toàn bộ Sài Gòn ngày thứ sáu là những cửa hàng bán quan tài". Những người thợ nề liên tục xẻ cưa và đóng những tấm ván bằng gỗ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng muốn mua những chiếc quan tài trang trí biểu tượng tôn giáo lòe loẹt.

Tôi biết rằng trong cuộc chiến tàn khốc đó, có rất nhiều xác chết không được xác minh sẽ không thể được chôn cất tươm tất, trang nghiêm. Thực tế tôi phát hiện ra nơi yên nghỉ cuối cùng của họ là ba cái mộ lớn do những xe ủi đào trong một nghĩa trang cổ bỏ không phía tây Sài Gòn. Mỗi mộ là một hố dài chứa 600 xác chết xếp chồng năm tầng, một cố gắng không thành công để giảm bớt mùi thối rữa bằng cách rắc lớp vôi bột lên trên. Các nhân viên nghĩa trang nói rằng hầu hết các xác chết là những người Việt Cộng nhưng tôi nhận ra trong hai ngôi mộ tập thể ấy có cả xác phụ nữ và trẻ em nằm bên cạnh những người đàn ông và họ là những gia đình bị chết trong cuộc chiến mà không ai xác nhận.

Một người đàn bà thổn thức giật tay tôi và nói đã mất con trai và không ai tình nguyện giúp bà ta lật hàng trăm cái xác lên để tìm nó. Và tôi cũng không thể giúp bà ta. Rất nhiều trẻ em đường phố lượn lờ quanh đó với khăn mùi xoa buộc quanh mặt chống mùi và những chiếc túi phình to đầy vật ăn cắp từ những xác chết. Chúng tìm kiếm những xe tải chở rác đến cùng những xác chết.

Bob Tuckman phàn nàn anh ta quá nhiều việc ở văn phòng tới mức chẳng thể ra ngoài xem chuyện gì diễn ra, do vậy tôi rủ anh ta đi cùng tôi một vòng quanh thành phố. Anh ta chui ngay vào xe jeep nhỏ của AP và chúng tôi lái dọc theo những con đường vắng vẻ như Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, về phía khu người Hoa của Chợ Lớn, nơi cuộc chiến đang tiếp diễn. Chẳng ai cố gắng lập lại trật tự ở đó. Chúng tôi lái xe qua trạm xăng ở góc đường Bùi Hữu Nghĩa nơi có sáu xác chết nằm thối rữa trong ánh nắng mặt trời buổi trưa, máu từ những vết thương của họ đã khô đóng thành mảng đen trên vỉa hè và cơ thể của họ biến dạng không thể nhận ra.

Tôi giải thích cho Tuckman rằng lực lượng cảnh sát Sài Gòn đã biến mất vào đêm xảy ra chiến dịch Mậu Thân và họ không xuất hiện trở lại. Ưu thế của lực lượng quân đội là dọn sạch Việt Cộng trước khi họ dọn sạch các con đường. Chúng tôi tiếp tục đi dọc các đường phố lớn, Chợ Lớn thường tấp nập buôn bán nhưng giờ không một bóng người. Cuối cùng chúng tôi tới một trường đua trên con đường có các tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn. Đại úy của Tiểu đoàn Lính thủy đánh bộ người Việt 6 phàn nàn rằng: "Chiến đấu ở vùng ngoại ô dễ hơn nhiều so với ở đây".

Tuckman lưu ý tình hình còn tồi tệ hơn trong những khu vực của thành phố do Việt Cộng kiểm soát. Anh ta tái nhợt đi khi tôi nói tôi vừa đi qua một phần đó. "Chết tiệt", anh ta lẩm bẩm, "Chúng ta đang mạo hiểm mạng sống ngoài này". Tôi đồng tình, "ít nhất anh là Trưởng phân xã, người cùng chia sẻ sự mạo hiểm của chúng ta".

Thực tế tôi muốn được chạm trán trực tiếp với những người lính cộng sản ở Sài Gòn, một cơ hội không bao giờ có ở vùng nông thôn, nơi cả hai bên bắn trước rồi hỏi sau. Rất nhiều phóng viên ở thành phố và Huế bị rơi vào tay Việt Cộng. Phóng viên người Hàn Quốc Kim Kyung-kuk đã bị giết ở Sài Gòn cùng một trong những nhân viên đại sứ quán của anh ta.

Nhưng một trong những phóng viên được tha người Ý, Alessandro Casella sau này kể lại cho tôi nghe anh ta và ba phóng viên truyền hình thường trú người Pháp trải qua ba giờ giam cầm trong một căn nhà ở Chợ Lớn như thế nào và họ được đối xứ rất lịch sự, được mời trà trong khi bị canh gác. Trước khi được thả, họ được một người đàn ông giới thiệu ông ta là đại diện báo chí của Mặt trận giải phóng Dân tộc.

Đây là mặt khác của cuộc chiến tranh mà chúng tôi không nên bàn luận. Chúng tôi buộc phải tìm hiểu những mặt trái của chiến trường liên quan tới những điều không thỏa đáng của người Mỹ hay miền nam Việt Nam hơn là tài năng của Việt Cộng. Không có hạn chế nào với những bài viết của chúng tôi về sự dũng cảm hay tội lỗi của binh lính Mỹ.

Chúng tôi có thể ca ngợi hay cười chê những chiến thuật của chỉ huy Hoa Kỳ như những nhân tố đem lại thắng lợi hay thất bại. Dễ hiểu rằng trong khi chúng tôi có thể viết tiêu cực về kẻ thù thì chúng tôi không được tập trung vào ưu điểm quân đội của họ đang là nhân tố leo thang của chiến tranh, cũng như chiến lược bất tài của người Mỹ.

Nếu chúng tôi viết rằng những kẻ tấn công Việt Cộng và lực lượng Hà Nội nhìn chung được huấn luyện xuất sắc, có động lực tốt và tin tưởng vào động cơ cách mạng của họ thì đồng nghĩa với việc chúng tôi bị buộc thôi việc ở AP. Chúng tôi bị các biên tập cản trở khi nói rằng xung đột Việt Nam chứa đựng các nhân tố quan trọng của nội chiến mặc dù mỗi người Việt Nam đều biết sự thật đằng sau nó.

Tôi hiểu sự lúng túng của giới công chúng Mỹ về tiến trình chiến tranh. Chính phủ của họ nói rằng những người cộng sản đã bị khống chế và con trai của họ sẽ nhanh chóng trở về. Sau đó là đến Tết. Tôi ngạc nhiên về mức độ rộng lớn của chiến dịch chứ không phải tính chất kiên cường hay táo bạo. Kĩ năng, sự bền bỉ và khả năng tiến lên của du kích Việt Cộng trong những điều kiện khó khăn nhất chưa bao giờ được minh chứng rõ ràng cho tới tận chiến dịch Tết Mậu Thân.

Tôi nói chuyện với gia đình Nina về nỗi sợ hãi nếu rơi vào tay Việt Cộng. Gia đình Nina là mục tiêu tiềm năng vì họ chạy trốn khỏi Hà Nội từ nhiều năm trước, trốn chạy những người cộng sản. Nhưng Thảo, người giúp việc nhỏ tuổi nhất nói to bằng giọng tự tin. Em nói không sợ bởi vì những người cộng sản chỉ quan tâm tới việc tấn công "những người giàu và những người Mỹ" và em vô hại vì em nghèo khó.

Em không phải là người ủng hộ tích cực cho những kẻ tấn công và tôi phân vân có phải hàng triệu người khác ở Sài Gòn có cảm thấy thông cảm cho phía cộng sản hay không. Tôi chẳng bao giờ theo đuổi câu chuyện đó vì giả thuyết đó không thích hợp trong không khí chính trị thời đại.

Lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ không thể đưa ra lời giải thích thích đáng cho chiến dịch Tết Mậu Thân vì họ lúng túng khi thể hiện sự coi thường đối với Việt Cộng và khả năng quân sự của người Bắc Việt. Sự kính trọng ngày càng lớn của lính bộ binh Mỹ dành cho "ngài Charle" cái tên họ gọi trước đó, dành cho lính cộng sản ở chiến trường.

Trong một cuộc phỏng vấn với Wes Gallagher tới Sài Gòn vào tháng 2 để tập hợp nhân viên, Westmoreland gọi Tết là "Chiến trường phồng ra" một cụm từ liên quan tới cuộc phản công thất bại của quân đội Đức chống lại lực lượng liên minh tại Bastogne gần cuối Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đối với Westmoreland, Tết chỉ là ván bài liều lĩnh cuối cùng của Việt Cộng trước chiến thắng chắc chắn xảy ra với quân đội Hoa Kỳ. Sự tự tin của ông ta không hề lung lay, ông ta tin tường chiến thắng sẽ đến nếu có thêm một lần leo thang chiến tranh nữa.

Lệnh giới nghiêm làm cho việc đi lại quanh thành phố vào buổi tối rất nguy hiểm. Các nhân viên AP thường ngủ lại trong văn phòng hàng đêm. Chúng tôi ngủ trên võng, hoặc bàn và nhai vội những gói đồ ăn dành cho lính chiến trường mà Bob Tuckman mang về từ văn phòng thông tin quân đội Hoa Kỳ ở Khách sạn Rex bên kia đường. Chúng tôi hiểu rằng các tờ báo và đài truyền hình ở Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới đều ngạc nhiên với màn kịch mở ra ở Việt Nam.

Phòng ngoại sự AP yêu cầu những bài phân tích, phỏng vấn, những bài tường thuật và những bài phóng sự. Sài Gòn là trung tâm của câu chuyện. Ở Huế, lính cộng sản chiếm toàn bộ cố đô khi bắt đầu chiến dịch Mậu Thân và tham gia vào cuộc chiến tàn khốc với lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ đang cố gắng chiếm lại ưu thế. Câu chuyện thứ ba là ở căn cứ lính thủy đánh bộ tại Khe Sanh mà John Wheeler đang đơn thương độc mã viết trong hoàn cảnh ác liệt nhất

Chúng tôi dành nhiều bài vở và ảnh cho văn phòng New York. Horst vẫn tiếp tục chụp ảnh dù anh ta vừa mới hồi phục vết thương rất nặng trong cuộc hành quân với lính bộ ở Sư đoàn 1 cách hai tháng trước. Chân trái của anh ta vẫn còn phải băng bó.

Một hôm một tay người Việt trông rắn mặt đi ủng và mặc quần quân đội, áo thường phục bước vào vớt bốn cuộn phim, tự giới thiệu mình là Huỳnh Công Phúc. "Tôi nghe nói AP trả năm đô la cho mỗi bức hình", anh ta hỏi. "Tôi có những bức hình từ cuộc chiến lớn". Không ai gặp anh ta trước đây nhưng trong một cuộn phim âm bản, Horst nhìn thấy bức hình đại tá miền Nam Việt Nam ôm đứa con đã bị chết với những giọt nước mắt đang chảy. Đó là một trong những bức ảnh đáng nhớ nhất của chiến dịch Mậu Thân. Anh ta trở lại nhiều lần cùng các bức hình nhưng rồi một ngày xin lỗi vì phải làm công việc thường nhật của mình. “anh làm gì?” Horst hỏi và Phúc nói, "Tôi có một công việc rất đơn giản. Tôi là người kiểm duyệt báo chí của chính phủ".

Những bức hình chiến dịch Mậu Thân càng khắc sâu ấn tượng rằng chính sách của Mỹ đã bị hủy diệt. Những hình ảnh được gửi đi các báo và được đưa lên truyền hình gây chấn động lớn.

Hàng ngày, những cảnh tượng khủng khiếp trên đường phố vẫn dược ghi lại qua những bức hình. Phóng viên ảnh AP Lê Ngọc Cung trở về một chiều cùng một cuộn phim cho thấy những hình ảnh rùng rợn về việc hành hình một Việt Cộng bị thương ở cầu Bình Lợi. Một nhóm lính thủy đánh bộ người Việt bắn anh ta khi anh ta nằm bị thương trong đống đổ nát ở một lán gỗ tồi tàn. Những chuỗi ảnh nhạy cảm hơn nằm trong máy ảnh của Eddie Adams. Tôi đang ở trong văn phòng thì Eddie chạy vào, chiếc áo chống đạn của anh ta lõng thõng. "Chết tiệt", anh ta nói. "Tướng Loan bắn một người ngay trước mắt tôi", anh ta hổn hển. Anh ta giơ ra cuộn phim. "Tôi hy vọng đã chụp được".

Tướng Nguyễn Ngọc Loan là chỉ huy Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, một con người đáng sợ, điều hành một tổ chức đáng sợ với phong cách khoa trương và tính khí thích lên cò. Khi chúng tôi chờ đợi cuộn phim được tráng ra, Eddie nói với chúng tôi anh ta đi cùng đội của NBC ở Chợ Lớn. Họ có mặt tại chỗ giao nhau ở chùa Ấn Quang thì nhìn thấy lính thủy đánh bộ người Việt dẫn một tù binh nhếch nhác, tay bị trói đằng sau về phía tướng Loan. Các phóng viên tiếp cận tay cảnh sát trưởng. Khi họ tới gần, Loan đưa khẩu súng lục lên ngang vai, bắn vào đầu tù nhân Việt Cộng. Khi hạ súng xuống, Loan quay sang đám phóng viên và nhận xét với một nụ cười nhạt nhẽo, "Bọn chúng đã giết rất nhiều người Mỹ và nhiều người dân của tôi" rồi bỏ đi.

Một vài phút sau đó nhân viên phòng tối giao đống phim cho Horst để soi ảnh qua kính lúp. Thường ngày hay có sự cạnh tranh nghề nghiệp giữa Horst và Eddie nhưng hôm đó không phải như vậy. Horsl lẩm nhẩm "chết tiệt" và giao nó cho Eddie trong tiếng thốt sửng sốt. Ở đó khoảnh khắc của thần chết, sự thể hiện dã man trên khuôn mặt tay tướng cảnh sát, đôi tay dang rộng, đặt khẩu súng lục lên vai và chỉ cách mặt nạn nhân vài centimét, khuôn mặt tù nhân lộ rõ sự sợ hãi vai viên tướng xoay mình khi anh ta bắt đầu bắn. Kĩ thuật quay phim của phóng viên NBC Võ Sửu đã bắt được khoảnh khắc vàng của toàn bộ cảnh đó bằng cuộn phim màu, nhưng bức hình của Eddie Dam được đưa lên trang nhất của những tờ báo quan trọng hàng đầu trên thế giới.

Eddie chưa hoàn toàn hài lòng với bức ảnh mang lại cho anh ta giải thưởng Pulitzer, ghi tên anh vào lịch sử ngành nhiếp ảnh Mỹ. Anh ta cảm thấy đã phản bội những nỗ lực chiến tranh của nước Mỹ và hủy hoại danh tiếng của tay cảnh sát trưởng người Việt. Anh ta cảm thấy tay cảnh sát trưởng đó bị đẩy vào tình huống quá khích chỉ bởi những áp lực của chiến dịch Mậu Thân. Tôi không đồng ý với suy nghĩ đó. Bức ảnh của anh ta bắt được cái hồn man rợ của tướng Loan và cuộc chiến tranh.

Sự lộn xộn trên các đường phố ở Sài Gòn và những trận chiến mở rộng ở thành lũy cố đô Huế làm chỉ huy tối cao Mỹ điên tiết vì muốn điều khiển dòng chảy tuyên truyền. Cũng giống như vậy khi khủng hoảng đạo Phật năm 1963, đảo chính những năm 1964 và 1965, tình hình hoàn toàn vượt khỏi tầm kiểm soát không thể ngăn được những ảnh hường tiêu cực.

AP tham gia tất cả các buổi họp chỉ thị Sài Gòn và viết toàn bộ những quan điểm công khai về các sự kiện gồm những đánh giá tình báo rằng cộng sản đưa ra những đánh giá lầm lớn. Phía cộng sản rõ ràng chịu nhiều tổn thất trên các trận tuyến và đang nhường chỗ cho lực lượng đồng minh. Trong khi đó những đơn vị tác chiến Mỹ cảm thấy hài lòng rằng họ đã dọn sạch thành phố và giành chiến thắng thì dân thường lại không chia sẻ cảm giác chiến thắng với họ. Run sợ, trốn trong nhà, có hàng trăm nghìn người tị nạn chỉ ở vùng đất Sài Gòn. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Hầu hết mọi tổn hại cũng như cuộc tấn công của cộng sản là cách đánh giá khắc nghiệt để đẩy lùi họ. Chúng tôi chứng kiến toàn bộ các tòa nhà của thành phố Sài Gòn trở thành những vùng bắn phá tự do của máy bay gắn súng (gunship) và xe tăng. Từ một trực thăng trên cao những luồng khói trải trên thành phố giống như vết chân của gã khổng lồ đi ủng có đóng đinh. Những hố xấu xí xuất hiện trên nền đất thành phố nơi từng có rất nhiều nhà và con đường nhỏ có Chợ Lớn, gần sân vận động Cộng Hòa và trường đua.

Lực lượng Mỹ AP dụng những chiến thuật đã được hoàn thiện ở vùng nông thôn vào. Trực thăng quân đội Hoa Kỳ thổi tung Việt Cộng, vang dội phía trên thành phố cùng những khẩu súng máy nhả đạn và rocket vào cộng đồng dân cư bên dưới. Những kẻ thả bom người Việt san bằng những lán nhà lợp lá của cư dân nghèo khó dọc kênh. Xe tăng và xe bọc thép chở lính. Những đội lính Mỹ mắt mở to ngạc nhiên, vừa trở về từ những cánh đồng và rừng rậm, phải đối mặt với trận chiến không quen thuộc ở những hẻm nhỏ trong vùng đông dân cư này.

Chiến dịch tết Mậu Thân lan rộng từ Sài Gòn tới toàn bộ vùng nông thôn, phát triển trên 36 thị xã và 64 thị trấn. Những người cộng sản xuất hiện từ những cánh đồng và rừng rậm, tràn qua lực lượng an ninh chính phủ vào khu trung tâm dân cư. Chỉ vài ngày trước đó, chỉ huy trưởng nhiệm vụ Bình định Hoa Kỳ, Robert Komer khoác lác với đám phóng viên rằng con đường quốc lộ 1 được mở từ Sài Gòn thông tới biên giới DMZ (khu phi quân sự) với phía Bắc Việt Nam. Khi tôi gặp John Paul Vann ở Biên Hòa ngay sau khi cuộc tấn công bắt đầu, anh ta nói hài hước về chuyện đó. "Đường quốc lộ có thể mở nhưng hãy cẩn thận những thành phố và thị trấn dọc con đường, rất nguy hiểm".

Những bản tin đến từ vùng ngoại ô nói về sự tàn phá chưa từng có Eddie Adams tới thăm thị xã Mỹ Tho và Vĩnh Long và trở về cùng những bức ảnh chiến trường. Anh ta nói với tôi: "Sự tàn phá thật ác liệt cậu biết không. Sự hủy diệt vẫn còn âm ỉ, người dân yên lặng nhìn chúng tôi căm thù, chúng tôi, những người Mỹ, họ không thích chúng tôi ở đó vì ném bom và dùng súng trực thăng".

Tôi muốn tự rình đi xem. Vào ngày 7-2 tôi đi cùng trực thăng không vận Caribou của quân đội Hoa Kỳ cùng nhiều phóng viên khác tới thăm Bến Tre, thị xã thuộc tỉnh Kiến Hòa, nép mình trên đoạn uốn khúc sông Mê Kông chảy qua đồng bằng, đó là địa hình cuối cùng vào biển Đông. Kiến Hòa luôn là tỉnh đầu tiên khi đánh giá những chương trình phản công của Mỹ và những hành động của chính phủ. Tôi đã ở đó một 1 tháng trước khi cuộc phản công bắt đầu.

Trực thăng vận của chúng tôi lao lên ầm ĩ trong không khí mỏng manh buổi sáng về phía nam. Tôi nhanh chóng nhận ra chúng tôi bay không đúng độ cao, khoảng 609m, khoảng cách mà bất kì ai ở dưới đất nếu muốn cũng có thể bắn hạ. Quy trình thông thường đối với phi công là bay tầm đỉnh ngọn cây hoặc cao hơn nhiều, tránh xa tầm bắn của súng trường.

Dick Swanson, một phóng viên ảnh của tạp chí Life ngồi cạnh tôi làm cử chỉ cắt ngang cổ khi anh ta nhìn ra qua cửa sổ trực thăng. Mười phút sau, có tiếng nổ lớn trong khoang hành khách. Cơ trưởng đang đứng ở cửa ra vào buồng phi công và anh ta ngã gục. Tôi đoán anh ta bị trúng đạn. Tay phi công nhìn lại đánh giá tình hình khi chiếc máy bay lắc và lao xuống dốc.

Ngay lập tức tôi nghĩ rằng động cơ đã hỏng và máy bay sẽ nổ. Những biểu hiện hoảng sợ tương tự hiện trên các khuôn mặt đồng nghiệp, chỉ một trường hợp ngoại lệ là Jack Foisie của tờ Thời báo Los Angeles, một tay phóng viên trẻ nhưng hói đầu thét câu yêu thích của mình vào thời điểm vui vẻ hoặc sợ hãi "Yahoo". Rất may, chúng tôi hạ cánh an toàn và tiếp tục tới Bến Tre. Mọi người nhận ra cơ trưởng chỉ bị ngất. Khi chúng tôi hạ cánh, Swanson lôi ra một khẩu súng trường từ trong túi đựng máy ảnh.

Những xe jeep đang đợi ở đường băng rải nhựa ven rừng đưa chúng tôi vào thành phố. Tôi để các đồng nghiệp đi trước, đi bộ về chòi gác bằng gỗ gần một lán quân đội, tôi nhìn thấy Thiếu tướng Chester L.Brown, sĩ quan lực lượng Không quân Hoa Kỳ, người đã cho tôi đi cùng trên trực thăng L-19 nhỏ bé của anh ta trong chuyến thăm lần trước. Browne đồng ý lái xe đưa tôi vào thành phố bằng xe jeep của mình. Anh ta cảnh báo tôi sẽ sốc khi chứng kiến Bến Tre bị tàn phá và rất nhiều người chết. "Đó là sự đáng tiếc cho người dân", anh ta giải thích, trong sự lúng túng phổ biến kiểu này, người dân không biết đâu là vùng chiến, họ không biết nơi nào để trốn, và một số vũ khí chúng ta đang sử dụng là vũ khí đánh phá cấp vùng thay vì chống lại những mục tiêu cụ thể. Cách đó làm mọi người bị thương".

Ở vùng ngoại ô thành phố chúng tôi nhìn thấy những hàng dừa tan hoang, ngọn cây đã bị xé nát. Những ngôi nhà, cửa hàng ven đường sụp đổ. Khi chúng tôi lái xe dọc con đường chính hướng về phía trung tâm thương mai, Thiếu tướng Brown nóí rằng trong những cuộc tấn công ban đêm anh ta thả bom xuống các con đường chính đông đúc mà "đèn trên đường không bao giờ tắt", anh ta nói.

Chúng tôi đi qua khu nhà bê tông 2,3 tầng hoang vắng. Khu chợ Kiến Hòa từng rất đẹp, nơi tôi đã mua sầu riêng và khế cách đó ba tuần giờ đã là một đống đổ nát. Chúng tôi tới trung tâm hành chính của thành phố dọc bên bờ sông có căn cứ Đội Cố vấn Quân đội Hoa Kỳ 93 chìm ngập trong hàng rào bao cát. Ngôi nhà của tỉnh trưởng và trung tâm điều hành chiến lược người Việt được che chắn qua khu vực cỏ rậm. Từ vùng đất bên trong căn cứ, tôi nhìn qua sông sang bờ bên kia những ngôi nhà mái lá dài hai dặm đã đổ nát. Những ngôi nhà ở bờ phía tây và bắc của thị xã được xây bằng nhau giờ là những đống gạch vữa lởm chởm.

Tôi hỏi chỉ huy trưởng, cố vấn quân đội, bao nhiêu người dân chết và ông ta dự đoán khoảng 500 đến 1.000 người. "Nhưng chúng tôi không bao giờ biết chính xác vì nhiều gia đình bị chôn vùi dưới đống gạch vữa". Tôi từng gặp ông ta trước đây và tôi thích ông ta. Tôi hỏi ông ta làm sao điều đó có thể xảy ra, có quá nhiều người dân chết theo kiểu đó trong một thành phố 35 nghìn dân. Ông ta nhìn vào cuốn ghi chú của tôi, lắc đầu và đáp, "Không ai trong chúng tôi có thể nói điều đó anh biết đấy, chúng tôi không thể công khai nhận xét đối tác người Việt nhất là vào những lúc như thế này".

Một giọng lẩm bẩm từ đám đông sĩ quan người Mỹ quanh ông ta và tôi làm cử chỉ đặt bút vào túi áo ngực và nhét cuốn ghi chú vào thắt lưng quần. Tôi nói: "Bây giờ, các anh biết đấy. Tôi từng ở đó trước đây hãy nói cho tôi, tin tôi và tôi sẽ không dẫn lời các anh về bất kì điều gì gây tổn hại tới các anh, tôi không bao giờ làm điều đó. Hầu hết cả nhóm về chốt làm nhiệm vụ nhưng người chỉ huy ở lại nói chuyện, và suốt buổi sáng tôi luôn theo kịp các sĩ quan khi uống cà phê hoặc đi cùng họ quanh chốt.

Một bức tranh hỗn loạn hiện ra và lạc lõng trong sự phòng thủ của thành phố. Việt Cộng thâm nhập giống như họ đã làm ở Sài Gòn và bắt đầu tấn công lực lượng phòng thủ chưa sẵn sàng, một nửa vẫn còn xả láng trong khi kỳ nghỉ đã qua.

Một thiếu tướng giúp bảo vệ khu cố vấn Mỹ nói với tôi quyết định sử dụng những loại vũ khí ác liệt nhất chống lại Việt Cộng. "Họ là bạn của chúng ta ở ngoài đó, chúng ta chờ đợi đến khi không còn lựa chọn nào khác", ông ta khẩn nài. "Trưởng nhân viên người Việt gọi phản công không quân trên nóc nhà của người hàng xóm vì những người cộng sản đã chiếm giữ nó. Vị trí của chính chúng tôi đang bị đe dọa, trung tâm chính phủ đã bị chiếm đóng gần hết. Vì vậy cần tiêu diệt thành phố để cứu lấy nó".

Một đại úy Mỹ nói rằng lúc đầu sở chỉ huy quân đoàn ở Cần Thơ còn lưỡng lự khi ra quyết định sử dụng lực lượng trong thành phố. "Chúng tôi đã phải đấu tranh, họ không thích ý kiến đó", ông ta nói cho tới khi chiến lược được duyệt, máy bay dội bom napan và đạn cùng trực thăng trang bị vũ khí và pháo binh.

Một trung úy Mỹ chứng kiến vụ ném bom nói với tôi, "Những nơi duy nhất mà họ không động tới là những căn cứ của người Mỹ, khu vực chỉ huy của tỉnh trưởng và bệnh viện; những nơi khác đều nằm trong mục tiêu của họ". Lính Mỹ ở Sư đoàn 9 cuối cùng cũng vào Bến Tre để cứu thành phố sau hai ngày chiến đấu.

Khi chúng tôi lái xe về đường băng, tôi hứa với Thiếu tướng Brown rằng sẽ không trích lời anh ta về bất cứ điều gì gây ảnh hưởng tới nghề nghiệp của anh ta. Anh ta cảm ơn tôi. Điều đó dù sao cũng không tệ, anh ta nói: "Có thể có nhiều xác chết hơn, tôi nghĩ tôi cứu hàng trăm người dân." Anh ta nói, vào giữa buổi sáng anh ta được lệnh chỉ huy tấn công không quân vào mục tiêu được nói đến là "một nghìn Việt Cộng" đang lẩn trốn phía bắc thành phố. Anh ta hạ thấp trực thăng định vị của mình, nhìn thấy nhóm phụ nữ và trẻ nhỏ mang theo chăn và đồ đạc gia đình, trốn chạy khỏi những ngôi nhà đã bị tàn phá. "'Một số Việt Cộng có thể nằm trong số họ nhưng hầu hết đã đi di tản, tôi sẽ không dội bom napan xuống họ, do vậy tôi hủy bỏ tấn công không quân như đã lên kế hoạch".

Trong chuyến bay về Sài Gòn tôi nghĩ về những gì đã chứng kiến và nghe thấy ở Bến Tre, cụm từ trong cuốn sổ ghi chú của tôi là: “cần tiêu diệt thành phố để cứu nó" hiện ra như một lời bình luận cho thế tiến thoái lưỡng nan cần thiết của chiến dịch Mậu Thân.

Tại văn phòng AP, tôi ngồi trước máy chữ khá lâu trong đêm. Cuối cùng tôi bắt đầu: Bạn nên chĩa súng và hướng trực thăng thả bom vào điểm nào trên các con đường ở chính thành phố của mình? Những tổn thất của người dân vô tội trở nên không liên quan miễn là kẻ thù bị tiêu diệt?

Câu trả lời cho cả hai câu hỏi này chính là những giờ phút đầu tiên ở trận chiến Bến Tre, một thị xã của Đồng bằng sông Cửu Long từng yên bình với 35.000 người. "Cần phải tiêu diệt thành phố để cứu lấy nó", một thiếu tướng Hoa Kỳ nói. Sự tàn phá thị xã này được thực hiện trong hơn 50 tiếng".

Tôi viết tám trang và đưa chúng cho người đánh telex chuyển tài liệu đó về Phòng Ngoại sự New York vào lúc 3 giờ sáng. Tôi nằm trên võng trong phòng của Trưởng phân xã và ngủ tới tận khi Tuckman bước vào lúc sáng sớm. Tối đó Tuckman nhận được cuộc điện thoại từ một nhân viên ở văn phòng thông tin quân đội Hoa Kỳ yêu cầu tôi tiết lộ danh tính vị thiếu tướng đã đưa ra câu nói đó mà tôi nhấn mạnh trong bài viết của mình. Tôi từ chối thẳng thừng vì chúng tôi buộc giấu tên những nguồn tin quan trọng.

Đây là mơ hồ đầu tiên của tôi về mức độ gây tranh cãi từ bài viết của mình. Ngày hôm sau, Phòng Ngoại sự AP nói rằng lời trích dẫn đó vang dội ở Fleet Street, London tới Seoul, Hàn Quốc và trở thành chủ đề bình luận ở Hoa Kỳ.

Một thư kí trong văn phòng của Barry Zorthian nói mức độ đón nhận đoạn thông điệp đó cho thấy Tổng thống Johnson yêu cầu được biết tên vị thiếu tướng đó. Vài ngày sau phóng viên thường trú của Wall Streetjoumal, Peter Kann nói cho tôi biết một trực thăng chở đầy sĩ quan lâu năm của Mỹ đã hạ cánh ở Bến Tre yêu cầu biết tên kẻ đưa ra lời nói đó.

Ít nhất chỉ huy quân đội tin rằng vị thiếu tá đưa ra lời trích dẫn đó thực sự tồn tại. Một vài đồng nghiệp của tôi tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực của nó. Bill Tuohy của tờ Thời báo Los Angeles viết sau một chuyến thăm Bến Tre, rằng người Mỹ "nghi ngờ lời công bố đó được tạo ra theo khuôn mẫu”, và mỉa mai trích lời một cố vấn dân sự Hoa Kỳ giấu tên nói rằng: "điều đó nghe quá súc tích và thông minh để được nói ra ngay tại hiện trường". Nhưng những cấp trên của AP vẫn tin tưởng thông tin của tôi.

Tôi trở lại Bến Tre vài tuần sau đó và thấy rằng chẳng có gì thay đổi nhiều. Thành phố vẫn bị tàn phá. Một số công dân Mỹ sẵn sàng được trích dẫn công khai. Vài sĩ quan tôi đã nói chuyện trong chuyến thăm trước đó kéo tôi sang bên và hỏi xem họ có phải chịu trách nhiệm về câu nói nổi tiếng đó không, họ đều chú ý lời bình luận đó và tóm tắt cảm nhận của họ khi nghe thấy lời bình luận. Họ nói rằng lời trích dẫn đó trở nên nổi tiếng trong quân đội và sẽ là thảm họa nếu họ biết ai là tác giả.

Joseph Alsop cân nhắc bình luận bài viết về Bến Tre của tôi, không phải không mong đợi bởi anh ta hiếm khi bỏ lỡ cơ hội bình luận giới báo chí Sài Gòn. Anh ta viết rằng chúng tôi ở giữa những gì anh ta gọi là "đá và chỗ cứng," chịu tội đồng lõa với kẻ thù nếu cuộc chiến thất bại và cười nhạo cho sự ngu ngốc nếu cuộc chiến thắng lợi.

Quan điểm của Alsop về chiến tranh là anh ta chỉ thỉnh thoảng tới thăm và sau đó ở trong sự che chắn của nhân viên quân đội, chính phủ lâu năm nhất, trở mặt điên dại với những gì chúng tôi viết rằng chúng tôi không bao giờ xem trọng lời anh ta nói. Tôi chạm trán Alsop tại một tiệc tối cho vài phóng viên do Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker tổ chức, người đã nhậm chức năm trước đó.

Sau khi tôi đưa ra vài bình luận về tình hình quân đội, Alsop nhìn tôi qua bàn và nói: “cậu còn non nớt để tạo ra những lời trích dẫn phải không?". Tôi không quen với lễ nghi khách mời danh dự trong thế giới quý tộc mà Alsop thừa hưởng, nhưng tôi biết phải làm gì, một cuộc phản công trực tiếp cần một lời đáp trả trực tiếp, một bài học tôi học được khi còn là đứa trẻ trên những con đường của Bluff. Tôi đẩy chiếc ghế ra sau và đi vòng quanh bàn với nắm đấm bên tay phải giơ lên đe dọa, và tôi nghe tiếng cười cổ vũ của những gã dự tiệc.

Alsop đứng dậy. Anh ta có thể đã nhìn thấy sự tức giận trong đôi mắt tôi. Trước khi tôi quyết định có nên đấm anh ta hay không thì đại sứ Bunker đứng giữa chúng tôi. "Peter, quay trở lại, ngồi xuống," ông ta đề nghị, tay ông ta ấn vào vai tôi. Và sau đó ông ta quay sang Alsop: “Còn Joe, cậu lắm chuyện thật, câm miệng lại". Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tổng thống Johnson đặt chức danh cho Tướng Westmoreland là Tổng tham mưu vào ngày 23-3, bảy tuần sau chiến dịch Tết Mậu Thân. Thật ngốc nghếch khi tin rằng đó là thăng chức. Tờ Tin tức Sài Gòn do người Việt làm chủ giật tít: "Westmoreland thăng tiến". Và có ít sự bất bình từ Chỉ huy chiến trường Mỹ sẽ rời chiến trường với một chút vinh dự và rất nhiều trách nhiệm.

Cách đây chín ngày, vào 14-3 tổng thiệt hại người Mỹ ở Việt Nam đã qua con số 20.000; tổn thất 3.500 trực thăng và máy bay. Sự thuyên chuyển Westmoreland mang đến những câu trả lời thú vị từ những sĩ quan trong hàng ngũ nhân viên của ông ta mà chúng tôi liên lạc với họ. Họ nói về người thay thế ông ta, Tướng Creighton D.Abram, sĩ quan xe tăng trước đây như một lính lâu năm và một nhà chiến thuật khôn ngoan hơn, "Một người lãnh đạo mà chúng tôi nên có từ lâu," lời nhận xét của một đại tá làm tôi ngạc nhiên. Tay đại tá đã dành hai năm trước đó chỉ để quảng bá những thành tựu của Westmoreland. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Gallagher yêu cầu Faas và tôi đánh giá tình hình Việt Nam tại cuộc họp hàng năm của Ban giám đốc AP ở New York vào tháng 4. Tôi mong đợi chuyến đi. Tôi có rất ít đầu mối về những ý kiến đánh giá khách quan từ công chúng Mỹ vì tôi chôn vùi ngày qua ngày để viết về cuộc chiến, nhưng tôi cũng biết những cuộc biểu tình chống chiến tranh ở các thành phố Mỹ. Gallagher làm tôi hoảng sợ khi hỏi tôi lời khuyên về việc con trai của ông ta muốn đi tới Canada để tránh quân dịch.

Một ngày trước khi tôi tới New York, Tổng thống Johnson đã tuyên bố ông ta sẽ không tranh cử nhiệm kì thứ hai. Ông ta dừng tất cả các chiến dịch không quân và đường thủy chống lại miền Bắc Việt Nam với nỗ lực kết thúc chiến tranh. Các nhân viên AP mà tôi gặp dường như đều bị thuyết phục cuộc chiến đã kết thúc, nhưng những hoạt động chống chiến tranh thì không thấm tháp với những lời đề nghị hòa bình khi Horst và tôi chứng kiến ở một cuộc mít tinh biểu tình chống chiến tranh ở Công viên Trung tâm.

Tại Sheep Meadow, hàng nghìn người biểu tình mang theo pa nô hát vang: "Địa ngục, không, chúng tôi sẽ không đi" hay “Hòa bình bây giờ, hòa bình bây giờ" và "Này này, LBJ (Lyndon Baines Johnson) ngày hôm nay ông đã giết bao nhiêu đứa trẻ?".

Horst lưu ý những người biểu tình mang theo những bức ảnh phóng to của AP từ Việt Nam, gồm bức ảnh hành quyết trên đường của Eddie Adams. Những gì làm tôi ngạc nhiên là một nhóm thanh niên trẻ chống lại quân dịch Mỹ diễu hành qua công viên mang theo những lá cờ Việt Cộng lớn. Trong rất nhiều năm tôi ở Việt Nam tôi chưa bao giờ nhìn thấy một lá cờ Việt Cộng bay tự do ngoài những món quà lưu niệm nhặt được, bay nhẹ trên một xe tăng hoặc từ ba lô của một người lính. Ở Mỹ, nó có chỗ trong cuộc diễu hành.

Thượng nghị sĩ Harry Byrd ở bang Virginia, một đảng viên Dân chủ bảo thủ là một thành viên của Ban giám đốc AP. Ông ta yêu cầu tôi làm chứng trước ủy ban Vũ trang của Thượng viện Mỹ. Tôi không muốn liên quan tới công chúng trong cuộc tranh cãi chiến tranh nên từ chối. Ngay sau đó tôi nhận được thư tín từ Robert Kennedy trong chiến dịch tranh cử tổng thống yêu cầu tôi tóm tắt cho ông ta về cuộc chiến. Tôi được tâng bốc và hăm hở tuân theo bởi tôi nghĩ có thể dựa vào sự chín chắn của ông ta.

Gallagher suy nghĩ lời đề nghị của tôi với sự thích thú và từ chối: "Cậu đã từ chối cơ hội làm hài lòng một trong những thành viên Ban giám đốc AP và mong đợi tôi đồng ý điều này sao?".

Buổi tối trước khi trở lại Việt Nam, tôi đi bộ ra khỏi Khách sạn American ở Midtown Manhattan và xuống đường Broadway. Tôi nghe thấy một người bán báo thét lên: "Những vụ giết người ở Sài Gòn, Những vụ giết người ở Sài Gòn, tới và mua đi". Tôi bước ngay lại và anh ta giao cho tôi một tờ Tin tức hàng ngày New York có bức hình khủng khiếp trên trang nhất về những cơ thể đẫm máu được đắp phủ cạnh một xe jeep nhỏ. Một trong những nạn nhân có thể là người bạn cũ ở Bangkok của tôi John Cantwell, người đã bỏ AP sang làm cho tờ Time trước đó một năm. Anh ta đã chết trên đường Chợ Lớn cùng ba đồng nghiệp khác, những nạn nhận trong một trận mai phục của Việt Cộng.

Tôi bị sốc. Họ còn trẻ và năng nổ. Tôi tự hỏi về chính mình. Tôi là chồng của một người vợ chung thủy, cha của hai đứa con nhỏ và nhất quyết trở về cuộc chiến. Tôi được biết từ Trưởng phòng nhân sự AP, Keith Fuller rằng Tổng thống Johnson lại chú ý tới tôi một lần nữa. Ông ta mời nhân viên AP tới văn phòng riêng vào tháng 3 sau bữa ăn trưa gồm hamberger và sữa, ông ta lưu ý ông ta đã quyết định đưa Barry Zorthian ra khỏi Việt Nam "bởi vì ông ta đã ở đó quá lâu”.

Sau đó Tổng thống hỏi: "Giờ thì có phải tay Peter At người Australia cũng ở Việt Nam quá lâu phải không?".

Buổi sáng hôm sau, tôi lên chuyến bay Pan Am Clipper trở lại Sài Gòn

Quảng cáo
Trước /44 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Mãi Nhớ

Copyright © 2022 - MTruyện.net