Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Hồi Ký Chiến Tranh Vn] Từ Chiến Trường Khốc Liệt
  3. Chương 4
Trước /44 Sau

[Hồi Ký Chiến Tranh Vn] Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 4

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

BỊ BẮN CHẾT

Trận Ấp Bắc là dấu hiệu rõ ràng cho các sĩ quan Mỹ sẽ phải đảm nhận nhiệm vụ chỉ huy nếu muốn miền Nam Việt Nam tồn tại. Đó cũng là thời điểm làm tin chiến tranh bước vào thời kỳ đỉnh cao. Các nhan đề bùng nổ và các bài bình luận được đưa lên trang nhất vẫn giữ vị trí hơn mười năm. Chúng tôi tiết lộ các quyết định chính sách mà Washington muốn giữ kín về những hỗ trợ quân sự ngày càng tăng và mở rộng can thiệp cuộc chiến yêu cầu binh lính Mỹ phải sử dụng vũ khí. Nhưng quyết định này đã đẩy Hoa Kỳ dẫn sâu hơn vào cuộc chiến. Đó là một cuộc chiến gay go và kéo dài. Chính quyền muốn tiến hành chiến tranh trong bí mật nhưng chúng tôi không để họ làm như vậy. Cố vấn John Paul Vann bị khiển trách vì tiết lộ thông tin cho phóng viên, cuối cùng anh ta cũng rời bỏ quân ngũ.

Các quan chức Mỹ rất tức giận khi báo chí nhắm vào những hành động có hại với Chính quyền Ngô Đình Diệm. Trong một bài phát biểu giữa tháng 2, Đại sứ Frederick Nolting quở trách chúng tôi và kết luận “Với những bình luận vô công rồi nghề, những nhận xét ác ý hay những lời đồn đại lan tràn hoặc là xuất phát từ cộng sản hoặc rơi vào tay cộng sản”. Chính quyền Sài Gòn ngày càng nghi ngờ những hoạt động của chúng tôi và thật mỉa mai họ tin rằng sĩ quan Mỹ cũng tiết lộ nhiều cho chúng tôi. Quan hệ của chúng tôi với Đại sứ quán Mỹ rất tệ hại. Nguồn tin thuận lợi nhất cho chúng tôi là ở bên ngoài thành phố tại các tỉnh lị hay huyện lị nơi cuộc chiến đang diễn ra.

Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tìn trạng lộn xộn tiếp diễn giúp cho cộng đồng phóng viên thường trú đi chung một con đường và tất cả đều chuẩn bị cho những gì diễn ra sau đó. Hồ sơ phóng viên của tôi ngày càng nhiều lên. Don Huth nói rằng Wes Gallagher đồng ý lời đề nghị tôi được trở thành nhân viên chính thức của AP. Có các quyền lợi như được trả tiền về thăm nhà ba năm một lần, một năm được nghỉ phép một tháng. Giờ tôi an toàn hơn trước đây. Mal Browne là thuyền trưởng của chiếc thuyền, còn tôi là người bạn kỹ thuật đầu tiên. Horst Faas vẫn là chuyên gia kỹ thuật có tài, tay lúc nào cũng nhiều máy ảnh, bộ đồ dụng cụ và ống kính tập trung vào cuộc chiến. Tôi thích thú làm việc cùng Mal, Horst và David Halberstam. Nhưng David thường dành nhiều thời gian thăm thú thành phố cùng Neil Sheehan của UPI hơn. Cũng không lâu sau đó anh ta đóng gói máy chữ và chuyển ra khỏi văn phòng của chúng tôi.

Chúng tôi luôn cố gắng có cuộc sống tình cảm đúng đắn. Vợ và gia đình của Mal không ở cùng anh ta ở Sài Gòn. Anh ta ngụ ý chuyện hôn nhân đã kết thúc. Anh ta bắt đầu hẹn hò một người phụ nữ Việt Nam hấp dẫn tên Liễu làm việc cho Phòng Thông tin Chính phủ. Đó cũng là người sau này anh ta lấy làm vợ. Neil Sheehan và David Halberstam hay hò hẹn bất chính với các phụ nữ địa phương. Horst ở cùng cô vợ chưa cưới người Đức, Ursula. Tôi gặp Nina Nguyễn, cô giáo người Việt Nam lanh lợi và nhỏ nhắn tại bữa trưa do Frrancois Sully tổ chức để giới thiệu với chúng tôi “một vài cô gái đáng kính thay đổi không khí”. Tôi chạy theo hộ tống Nina tới ghế, chỉ để đánh bại người đồng nghiệp người New Zealand, Nicholas Turner của hãng Reuters. Nina mới trở về từ Mỹ tốt nghiệp dược sỹ ở Đại học Bắc California. Gia đình cô ta là dân Bắc di cư vào miến Nam năm 1954 và cha cô là Trưởng phòng hành chính của Quốc hội Việt Nam cộng hòa. Tôi hoàn toàn chết mê cô ấy.

Mối quan hệ của chúng tôi không tiến triển nhanh. Mùa đông năm 1963, báo động toàn quốc bao trùm cuộc chiến và chống lại giới báo chí trong xung đột mới với chính quyền Hòa Kỳ và Việt Nam. Tranh luận mang đến cái nhìn quốc tế khác về Việt nam và thiết lập lại những nỗ lực của Mỹ mà vẫn còn gây tranh cãi ba mươi năm sau đó.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu một trong những thành phố yêu thích của tôi, tại cố đô Huế, nơi có dòng sông Hương chảy qua nằm ở miền Trung Việt nam. Tôi đã tới đó nhiều lần và rất thích vẻ đẹp của Hoàng thành cố kính với những bức tường bao quanh bằng gạch dày, cao và hào rộng xung quanh, do một kỹ sư Pháp Xây dựng cách đây 200 năm. Cung điện và tường thành bao quanh đặc biệt rất đẹp và người ta nói rằng đó là bản sao thu nhỏ Tử Cấm thành ở Bắc Kinh. Những ngôi mộ hùng vĩ của các vị vua lớn lấy theo mô hình của người Trung Quốc. Dòng sông Hương thanh bình bắt nguồn từ những ngọn đồi thấp thoáng phía xa, chảy qua Huế, một thành phố nổi với nhiều nhà thuyền cho thuê và những chiếc thuyền ba lá bán đồ ăn, uống cùng với sự lãng mạn.

Huế cũng là ngôi nhà của dòng họ Ngô, nơi em trai Tổng thống Diệm, Ngô Đình Cẩn thống trị khét tiếng. Một người anh em nữa là Ngô Đình Thục, là Tổng Giám mục Thiên Chúa giáo. Diệm là một Tổng thống theo đạo Thiên Chúa giáo ở một đất nước 80% theo đạo Phật hoặc đạo Khổng. Sự oán giận và thiếu lòng tin trong nhân dân ngày càng lớn khi những người theo đạo Thiên Chúa di cư vào nam giữa những năm 1950 sau khi người Pháp thua trận và lòng oán giận càng tăng khi Thiên Chúa giáo thịnh vượng hơn đạo Phật. Vì người theo đạo Phật không được tham gia giáo dục, thăng tiến quân sự và chia đất công bằng từ chính quyền do chính họ dựng lên.

Chính quyền Mỹ không quan tâm nhiều tới tình hình tôn giáo, chỉ biết trang bị vũ khí cho chính quyền Diệm chống lại cộng sản và tính toàn bộ dân số tham gia ủng hộ cuộc chiến. Giới báo chí chúng tôi cũng ít quan tâm tới tôn giáo có lẽ bởi vì chúng tôi cho rằng đạo Phật ít mang tính chính thống và chỉ là vấn đề của suy nghĩ. Những giao tiếp của tôi với các vị sư ở Thái Lan và Lào đều là rất thú vị nhưng tôi lại có ấn tượng rằng giáo lý đạo phật là sự lựa chọn tổng hợp nhiều màu sắc. Một vị sư từng nói với tôi ông ta đảm bảo mỗi buổi sang xin đủ thức ăn “vì mọi người biết rằng một người đối thì không nhận thức được luật lệ” và điều đó khiến họ đáp ứng nhu cầu hơn là bỏ rơi. Ở Việt Nam, tôi quan sát có rất nhiều chùa ở các ngôi làng và tôi thường tới thăm, đi vào bên trong nhìn những bàn thờ trang hoàng và ngửi mùi hương thơm khói tỏa xung quanh, nhưng tôi không cố gắng tìm hiểu nhiều hơn. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Ngay sau đó, chúng tôi nhanh chóng hiểu rằng đạo Phật hoàn toàn tham gia vào Chính trị ở Việt nam với các tổ chức thanh niên, trường học, bệnh viện và các trại trẻ mồ côi, hoạt động một cách thầm lặng trong cả nước. Những người lãnh đạo và sự thù hận chính quyền Diệm đang chờ cơ hội bùng nổ.

Tại chùa Từ Đàm, trung tâm đ*o Phật, tổ chức lễ hội ngày Phật Đản ngày 8-5. Chính quyền yêu cầu tất cả cờ Phật phải hạ xuống đồng thời cấm căng dải băng năm màu truyền thống vào ngày Phật sinh. Phật tử phản kháng dữ dội hơn bởi vì những banner Thiên Chúa giáo vẫn bay phấp phới trong rất nhiều cộng đồng Thiên Chúa giáo người Việt. Những đám đông giận dữ tập hợp lại nghe những vị sư đứng đầu thuyết giảng, không phải bắt đầu từ ngày đầu của chính quyền Diệm lên nắm quyền mà đó là nghi lễ thông thường trước đó cả thập kỷ. Hàng nghìn phật tử theo sau những vị sư áo vàng diễu hành từ chùa dọc con đường chính ở Huế và yêu cầu được bước vào đài phát thanh để phát những lời thỉnh nguyện của họ. Một sĩ quan an ninh địa phương, thiếu tá Đặng Sỹ mất bình tĩnh và yêu cầu lính ngăn những kẻ biểu tình lại. Hai loạt lựu đạn do quân lính ném ra. Kết quả cuộc hốn chiến là những xe bọc thép tham gia giải tỏa đám biểu tình, 11 người chết gồm một số trẻ em và phần lớn bị thương. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Chúng tôi ở xa hiện trường, trong văn phòng tại Sài Gòn và đầu tiên lấy tin từ chính quyền - sự kiện đó do các phiến quân Việt cộng kích động và một tên phản động đã ném lựu đạn sát hại nạn nhân. Trong vài ngày, sự thật câu chuyện về sự đồng lõa của Chính phủ được làm rõ từ những nhân chứng tới văn phòng chúng tôi với đầy đủ chi tiết. Chính quyền Diệm không bao giờ trao đổi thẳng thắn với giới báo chí nước ngoài trước đây và giờ cũng không muốn làm việc đó vào lúc này. Toàn bộ sự kiện đã được quên lãng nếu các Phật tử không đến gặp chúng tôi trực tiếp. Họ nhận ra chúng tôi là đầu mối quan trọng đến dư luận quốc tế và chúng tôi miêu tả cuộc khủng hoảng như vấn đề nhân quyền. Khi những bản tin của chúng tôi được phát lại bằng tiếng Việt từ đài phát thanh quốc tế, những người tham gia biểu tình càng nhiều lên. Chính quyền Diệm không chấp nhận trách nhiệm đàn áp đẫm máu, trừng phạt những kẻ thủ phạm và bồi thường cho các nạn nhân. Suốt đêm đó, cờ Phật đã trở thành điểm dẫn đường cho những người tham gia biểu tình chống chính quyền. Đàn ông và phụ nữ không tham gia các hoạt động ở chùa trong nhiều năm giờ bắt đầu tụng những câu kinh bị quên lãng đã lâu và diễu hành trên các đường phố, thách đố những tay lính có vũ trang và cảnh sát, những người thường bắt họ cho lên xe tải.

Giới chức sắc Phật giáo gọi cho báo chí Sài Gòn cùng những thông tin tiết lộ, và vào ngày 11-6 chúng tôi được tin một cuộc diễu hành khác sẽ được tổ chức ở Sài Gòn. Những sự kiện như thế này bắt đầu trở nên phổ biến. Chỉ Malcolm Browne và Bill Hà Văn Trần, quản lý văn phòng người Việt của AP tham dự sự kiện buổi sáng. Như thường lệ, xe cảnh sát dẹp đường trước cho những vị sư diễu hành thầm lặng khi họ rời một chùa nhỏ và hướng lên đường Phan Đình Phùng. Một ô tô mui kín màu xám dẫn trước đoàn điễu hành dừng lại bất ngờ trước Dinh Ngoại giao Cămpuchia. Ba nhà sư bước ra khỏi xe, vài trăm người diễu hành xếp thành vòng tròn giữa đoạn đường giao nhau. Sau đó vị sư già Thích Quảng Đức tự mình ngồi trên một cái đệm, thu chân lại và hai người đi theo ông tưới xăng lên đỉnh đầu, đẫm ướt bộ quần áo màu vàng. Ông tự đốt diêm để trong lòng, sau đó chắp tay theo thế đài sen khi ngọn lửa bốc cháy quanh mình. Browne bấm máy cẩn thận khi một vị sư khác thét lên truớc đám đông bằng tiếng Anh và tiếng Việt “Đây là cờ phật. Ông chết là vì lá cờ này. Thích Quảng Đức tự thiêu vì lá cờ này”. Bức ảnh vị sư già bốc cháy trong khói lửa làm chấn động cả thế giới.

Các Phật tử tiến lên công khai. Tại chùa Xá lợi ở Sài Gòn, sinh viên và Phật tử trẻ giúp các vị sư in ấn, sản xuất tờ rơi, biểu ngữ phân phát cho các cơ quan báo chí và cả nước. Chúng tôi thường được một vị sư sang trọng, người nhỏ nhắn tên là Thích Đức Nghiệp tóm tắt tình hình tại chùa. Ông nói thành thạo tiếng Anh, thường mời trà chúng tôi tại văn phòng tầng trên của mình. Ông ta nhồi nhét cho chúng tôi những kiến thức về triết học và tuyên truyền. Những vị sư trụ trì nói, chúng tôi là nguồn hy vọng duy nhất của họ để chuyển những thông điệp ra thế giới và đổi lại những người dân địa phương sẽ làm hết khả năng để giúp đỡ chúng tôi.

Horst được mời vào một ngôi nhà người Việt ở độ cao quan sát được cuộc nổi loạn trên ban công tầng trên, nơi có vị trí thích hợp chụp ảnh. Anh ta không ở đó lâu. Đám đông bên dưới làm hỏng việc chụp ảnh khi reo hò điên cuồng mỗi khi anh ta định bấm máy. Tôi dừng lại một cửa hàng sau cuộc nổi loạn tối Chủ nhật để mua một số thực phẩm. Câu hỏi được đưa “Anh có ở đó không” Anh có gửi những bài viết đó ra nước ngoài không? Những tay báo ảnh có mặt ở đó không?”. Người chủ cửa hàng vỗ lưng tôi, những người làm của anh ta vây quanh tôi và cười.

Chính quyền Diệm phản đối kịch liệt việc làm tin của chúng tôi và tất nhiên những tờ báo do chính quyền điều hành cũng lu loa quan điểm đó. Tôi bị hành hung bên ngoài chùa Ấn Quang ở ngoại ô phía bắc ngày 7-7. Trong khi đang làm tin về một nhóm người biểu tình dâng cao thì tôi bị kèm vào một ngõ nhỏ bởi hai cảnh sát mặc thường phục, họ thụi vào mặt và xô tôi ngã. Họ đã làm hơn thế nếu Halberstam không tới bảo vệ tôi. Anh ta nhẩy vào những kẻ tấn công và phân tán họ. Tôi bị choáng và máy ảnh của tôi bị đập, nhưng Browne đã chụp ảnh tôi và khuôn mặt đầy máu được in rộng rãi, khi Đại sứ quán Mỹ từ chối đứng ra bảo vệ, hội đồng nghiệp gửi thông điệp được bảo vệ tới Tổng thống Kennedy.

Cảnh sát vẫn chưa để chúng tôi yên. Ngày thứ hai, Mal và tôi được mời tới trụ sở cảnh sát Sài Gòn vì vụ hành hung bởi hai cảnh sát mặc thường phục liên quan tới cuộc ẩu đả ở chùa. Sau bốn tiếng chất vấn chuyển sang thảo luận và yêu cầu làm đơn kiện những tay tấn công, chúng tôi yêu cầu bồi thường cho chiếc máy ảnh bị hỏng.

Những đối đầu thô bạo trên đường phố làm tê liệt thành phố, đe dọa các nỗ lực chiến tranh và trở thành những chủ đề hàng đầu trên thế giới. Tổng thống Kennedy thay thế Đại sứ Nolting, người đi nghỉ cùng gia đình ở Hy Lạp bằng Henry Cabot Lodge, Jr. Khi trở về Nolting có buổi gặp cuối cùng với Tổng thống Diệm. Diệm hỏi Nolting xem có phải việc bổ nhiệm Lodge có nghĩa chính sách của Mỹ đang thay đổi và vị Đại sứ chuẩn bị lên đường khuyên ông ta không nên lo lắng, một quan điểm mà sau này ông ta thông báo với Quốc hội Mỹ. Các sỹ quan cố vấn ông ta từ cấp cao nhất, như một bản ghi nhớ cho Tổng thống để đảm bảo với Diệm không có sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ. Ngô Đình Diệm đã sống sót qua gần một thập kỷ khủng hoảng chính trị và quân sự nhưng thực tế chính sách của Mỹ giờ đang thay đổi, cùng những khủng hoảng đạo Phật và những bài viết của chúng tôi

Quảng cáo
Trước /44 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Nữ Alpha Mềm Mại, Nam Omega Tổng Tài Bá Đạo

Copyright © 2022 - MTruyện.net