Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Vì một cái tên
Mà tôi không biết phải xưng danh cùng nàng thế nào.
Nàng tiên ơi, tôi căm ghét cái tên của tôi.
--- --------oOo---- -------
Sau khi danh họa Lippi đọc xong, chúng tôi ngồi im một lúc. Ban đầu, tôi định đưa bản tiếng Ý ra để chúng tôi không nhắc đến chuyện Alessandro là Romeo nữa, nhưng giá mà tôi biết trước nó sẽ dẫn chúng tôi vào những chốn tối tăm như thế, tôi thà để nguyên trong túi xách.
- Tội nghiệp tu sĩ Lorenzo, - Janice nói và uống cạn cốc vang, - kết cục chẳng vui vẻ gì cho thầy.
- Tôi vẫn luôn nghĩ Shakespeare để tu sĩ thoát mọi khó khăn dễ dàng quá, - tôi nói, cố bằng giọng nhẹ nhàng hơn. – Trong Romeo và Juliet, tu sĩ Lorenzo bị bắt quả tang đang đi lang thang trong nghĩa trang, xác chết ngổn ngang khắp nơi, kể cả việc công nhận thầy đứng đằng sau vụ tự tử kép bằng thuốc ngủ.. và chỉ thế thôi. Người ta cho rằng nhà Capulets và Montagues cố đổ trách nhiệm cho thầy.
- Có lẽ thế thật, - Janice nói, - Cả sau đó nữa. “Có người được tha thứ và có người bị trừng phạt” …nghe như câu chuyện chưa hết thì màn đã hạ.
- Rõ ràng là chưa hết. – Tôi liếc nhìn văn bản danh họa Lippi vừa đọc cho chúng tôi. – Theo mẹ tôi thì nó chưa chấm dứt.
- Đây là thứ rất rối trí. – Nhà danh họa nói, ông vẫn khó chịu vì những hành vi độc ác của lão già Salimbeni. – Nếu tu sĩ Lorenzo viết lời nguyền này là thật, đúng những từ này, thì theo lý thuyết, nó sẽ tồn tại vĩnh viễn, trừ khi…- ông kiểm tra bản viết để tìm cho đúng “ngươi xóa bỏ tội lỗi của ngươi và quỳ gối trước Đức Mẹ Đồng Trinh Maria..và Giulietta tỉnh dậy, nhìn thấy Romeo của nàng”.
- Được, - Janice nói, chưa bao giờ nó hâm mộ những câu thần chú mê tín lố lăng, - vậy, tôi có hai câu hỏi. Một: Ngươi ở đây là ai?
- Rõ ràng là, - tôi xen vào, - người đang gọi “bệnh dịch giáng xuống cả hai gia đình các ngươi”. Rõ ràng là tu sĩ nói đến Salimbeni và Tolomei, những kẻ ở ngay tầng hầm này, đang tra tấn thầy. Vì em và chị thuộc họ Tolomei, nên chúng ta cũng bị nguyền rủa.
- Nghe chị nói kìa! – Janice cáu kỉnh. – Thuộc họ Tolomei! Một cái họ thì làm nên sự khác biệt gì?
- Không chỉ là họ, - tôi nói, - Còn gien di truyền và dòng họ. Mẹ có gien, còn cha thì có họ. Không còn nhiều chỗ cho chúng ta ngọ nguậy.
Janice không vui vì lý lẽ của tôi, nhưng nó làm gì được?
- Đủ rồi, - nó thở dài. – Shakespeare nhầm. Chẳng bao giờ có một Mercutio chết vì Romeo và gây ra tai họa cho mình và Tybalt; lời nguyền ấy là của tu sĩ Lorenzo. Hay đấy. nhưng tôi còn một câu hỏi khác, đó là: “nếu như các vị thực sự tin vào lời nguyền này, rồi thì sao? Sao có người lại ngớ ngẩn đến mức nghĩ rằng có thể ngăn chặn nó? Ở đây, chúng ta không nói đến sự ăn năn. Chúng ta nói đén việc xóa bỏ những tội lỗi chết tiệt của họ! Vậy thì…bằng cách nào đây?
Giả sử là ta có thể khai quật mộ của lão Salimbeni và làm lão thay đổi ý kiến, và..và…và lôi lão tới giáo đường để lão có thẻ quỳ gối trước ban thờ hay bất cứ thứ gì? Hâm! – Nó nhìn cả hai chúng tôi vẻ gây gổ, dường như nhà danh họa và tôi đã làm cho nó gặp phải vấn đề rắc rối này. – Tại sao chúng ta không bay thẳng về nhà và để lời nguyền ngu ngốc ấy lại đây, ở Italy này? Tại sao chúng ta phải quan tâm kia chứ?
- Vì mẹ đã quan tâm, - tôi nói, đơn giản. – Đây là việc mẹ muốn: tìm hiểu đến cùng và chấm dứt lời nguyền. Hiện giờ, chúng ta phải làm điều đó vì bà. Chúng ta nợ bà việc ấy.
Janice chĩa nhánh hương thảo vào tôi:
- Hãy cho phép em tự trích dẫn: chúng ta chỉ nợ bà mạng sống thôi.
Tôi sờ cây thánh giá đeo trên cổ mình.
- Đấy chính xác là điều chị muốn nói. Nếu chúng ta muốn sau này sống vui vẻ, thì – theo ý mẹ - chúng ta phải chấm dứt lời nguyền. Em và chị, Giannozza ạ. Chẳng còn lại ai làm việc này nữa.
Theo cách nó nhìn tôi, tôi có thể thấy sự dao động của nó, biết rằng tôi đúng, hoặc ít ra tôi đang nói một việc có sức thuyết phục. Nhưng nó không thích thế.
- Chuyện này xa xôi quá, - nó nói – nhưng thôi, cứ cho là trong một thời gian nào đấy thực sự có một lời nguyền, và nếu chúng ta không ngăn chặn được, nó sẽ giết chết chúng ta nhưu đã giết cha mẹ. Vấn đè còn lại là làm cách nào? Làm thế nào để chúng ta chặn nó lại?
Tôi liếc nhìn nhà danh họa. Mọi tối ông thường sẵn sàng giúp đỡ - và luôn luôn thế - vậy mà giờ đây ông không buồn trả lời câu hỏi của Janice.
- Chị không biết, - tôi thú nhận, - nhưng chị ngờ pho tượng vàng có vai trò nào đấy. Có lẽ cả con dao găm và mảnh lụa thưởng cũng thế, dù chị không hiểu vì sao.
- Thôi thôi! – Janice giơ cả hai tay lên. – Bây giờ chúng ta đang tưởng tượng đấy! …Ngoài việc chúng ta không có chút manh mối gì về việc pho tượng ở đâu. Câu chuyện chỉ nói rằng Salimbeni “đã xây cho họ một ngôi mộ linh thiêng nhất” và cắt cử lính gác ở “nhà thờ”, nhưng có nghĩa là ở bất cứ đâu! Thế nên…chúng ta không biết pho tượng ở chỗ nào, còn chị thì mất cả con dao găm lẫn mảnh lụa thưởng rồi! Em rất lạ là chị cố đeo cây thánh giá đó, nhưng em ngờ là nó chẳng có ý nghĩa quái quỷ gì!
Tôi nhìn danh họa Lippi.
- Ông có cuốn sách nói đến cặp mắt của Juliet và ngôi mộ…ông có chắc nó không nói là ở đâu không? Khi chúng ta nói đến việc này, ông bảo tôi đi hỏi Romeo.
- Thế cô đã hỏi chưa?
- Chưa! Lẽ tất nhiên là chưa! – Tôi cảm thấy cơn uất lại trào lên, nhưng biết rằng không thể đổ lỗi cho họa sĩ về sự mù quáng của mình. – Mãi đến chiều nay tôi mới biết anh ta là Romeo mà.
- Thế thì lần gặp sau, sao cô không hỏi anh ấy? – danh họa Lippi nói, như thể chẳng có gì dễ dàng, thẳng thắn hơn việc đó.
Đến nửa đêm, Janice và tôi mới về tới khách sạn Chisarelli. Chúng tôi vừa bước vào hành lang, gia đình Rossini đã đứng lên sau quầy lễ tân và đưa cho tôi một xấp tin nhắn gấp lại.
- Năm giờ chiều nay, đại úy Santini gọi điện, - ông thông báo, rõ ràng có ý trách tôi không ở trong phòng để nhận điện. – Từ lúc đó đến nay đã gọi thêm nhiều lần. Lần cuối cùng là – ông nhoài người nhìn đồng hồ trên tường, - mười bảy phút trước.
Lẳng lặng lên cầu thang, tôi thấy Janice nhìn chằm chặp vào mớ tin nhắn của Alessandro trong tay tôi, rõ ràng anh ta rất quan tâm xem tôi ở đâu. Tôi gắng hết sức chuẩn bị tinh thần cho chương tiếp theo trong cuộc thảo luận không thể tránh khỏi của chúng tôi về tính cách và động cơ của anh. Nhưng vừa bước vào phòng, chúng tôi bắt gặp một làn gió nhẹ bất ngờ từ cửa ban công thổi vào, cánh cửa mơ toang với những dấu vết của một cuộc đột nhập ngay trước mắt. Lo lắng, tôi vội kiểm tra nhưng không giấy tờ nào trong hộp của mẹ tôi bị mất; chúng tôi để nó ở ngay kia, trên bàn, vì lúc này chúng tôi tin nó chẳng có gì giống một bản đồ tìm kho báu.
“Xin hãy gọi cho tôi, - Janice véo von lúc giở qua các tin nhắn của Alessandro, cái nọ tiếp cái kia. – Xin gọi lại cho tôi – Cô có rảnh để ăn tối không? – Cô có ổn không? – Tôi rất lo – Hãy gọi lại nhé – À tiện thể, tôi có một bộ trang phục nữ giới…
Tôi vò đầu bứt tai:
- Chúng ta không khóa cửa ban công trước khi đi à? Chị nhớ rõ là có mà.
- Có mất gì không? – Janice ném mớ tin nhắn của Alessandro lên giường khiến chúng bắn tung tứ phía.
- Không, - tôi nói, - trước giấy tờ ở kia kìa.
- Cộng thêm, - nó nhận xét và uốn éo người trước cửa sổ, - một nửa lực lượng hành pháp ở Siena đang để mắt đến phòng chị.
- Tránh khỏi chỗ đó! – Tôi quát và kéo nó ra.
- Thì sao? Ít nhất người ta sẽ biết chị không ngủ với người đàn ông nào!
Đúng lúc đó, chuông điện thoại reo.
- Gã đó, - Janice thở dài và lắc đầu, - là một kẻ điên rồ. Hãy nhớ lấy lời em!
- Tại sao? – Tôi vặc lại, lao đến cái ống nghe. – Vì ngẫu nhiên anh ấy thích tôi ư?
- Thích chị ư? – Rõ ràng Janice không bao giờ nghe bất cứ thứ gì nên suốt đời cứ giả nai, rồi nó rúc một tiếng cười kéo dài như tiếng gáy, và chỉ ngừng lại khi tôi ném cái gối vào nó.
- Xin chào, - tôi nhấc máy và cẩn thận che ống nghe, ngăn tiêngs em gái tôi vừa ngang ngược giậm chân thình thịch khắp phòng, vừa ngân nga một giai điệu trong bộ phim kinh dị. Đúng là Alessandro, anh lo có chuyện xảy ra với tôi vì tôi không gọi lại. Tất nhiên, anh hiểu là đã quá muộn để đi ăn tối, nhưng chí ít tôi có thể cho anh biết liệu ngày mai, tôi có đến dự bữa tiệc của Eva Maria không?
- Vâng, mẹ đỡ đầu của tôi…- Janice nhại lại ở sau tôi – dù cô nói gì đi nữa, mẹ tôi…
- Thực ra, tôi không…- tôi bắt đầu, cố nghĩ ra mọi lý do hợp lý để từ chối lời mời. Nhưng không hiểu sao, lúc này tất cả dường như đều không có căn cứ vì tôi đã biết anh là Romeo. Rốt cuộc, anh và tôi là người cùng hội. Chẳng đúng thế sao? Danh họa Ambrogio và danh họa Lippi sẽ đồng ý như thế, cả Shakespeare cũng vậy. Hơn nữa, tôi chưa bao giờ bị thuyết phục hoàn toàn rằng thực ra Alessandro đã đột nhập vào phòng tôi ở khách sạn. Chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên em gái tôi nhầm lẫn. Hoặc nói dối tôi.
- Đi nhé, - anh giục giã bằng giọng dỗ dành phụ nữ, và chắc là đã làm thế nhiều lần, - nó sẽ rất có ý nghĩa với mẹ tôi.
Trong lúc đó, Janice vật lộn ầm ĩ với tấm rèm chắn bồn tắm, căn cứ vào tiếng động thì nó đang giả vờ bị đâm tử thương.
- Tôi không biết nữa…- tôi đáp, cố chặn những tiếng la hét của nó, - hiện giờ mọi việc đang rất…rối trí.
- Có lẽ cô cần một chuyến nghỉ cuối tuần chăng? – Alessandro nói thẳng. –Eva Maria trông mong cô lắm đấy. Bà đã mời nhiều người. Những người biết cha mẹ cô.
- Thật thế ư? – Tôi cảm thấy sự tò mò xé toạc quyết tâm mỏng manh của mình.
- Tôi sẽ đón cô lúc một giờ nhé? – Anh nói, coi sự ngập ngừng của tôi là đồng ý. – Và xin hứa, dọc đường tôi sẽ trả lời mọi câu hỏi của cô.
Lúc Janice trở lại phòng, tôi tưởng sẽ có một trận cãi lộn, nhưng không.
- Tùy chị thôi, - nó nói, và nhún vai dường như bất cần, - nhưng chị đừng nói em không cảnh báo trước.
- Với em thì dễ, đúng không? – Tôi ngồi xuống mép giường, bỗng thấy kiệt sức. – Em đâu phải là một Juliet.
- Chị cũng không phải, - Janice nói và ngồi xuống cạnh tôi. – Chị chỉ là cô gái có người mẹ kỳ cục. Giống như em vậy. Chị này, - nó vòng cánh tay ôm tôi, - em biết chị muốn đến bữa tiệc ấy. Thế thì cứ đi. Em chỉ mong…em hy vọng chị không chỉ hiểu điều này theo nghĩa đen. Toàn bộ cái chuyện Romeo và Juliet ấy mà. Shakespeare không tạo ra chị, và cũng không sở hữu chị. Chỉ có chị thôi.
Sau đó, chị em tôi cùng nằm lên giường và đọc kỹ cuốn sổ của mẹ lần nữa. Bây giờ chúng tôi đã hiểu câu chuyện đằng sau pho tượng, những bức và vẽ người đàn ông ôm người phụ nữ có ý nghĩa sống động. Nhưng trong cuốn sổ không hề có dòng nào chỉ dẫn cụ thể địa điểm ngôi mộ. Hầu hết các trang đều lộn xộn những phác họa và dòng chữ, chỉ có một trang duy nhất viền quanh những bông hồng năm cánh và một câu trích dẫn rất tao nhã trong Romeo và Juliet.
Những gì che khuất trong cuốn sách của con
Tận mắt ta tìm thấy chúng viết bên lề
Hóa ra, đây là câu trích dẫn Shakespeare duy nhất trong toàn bộ cuốn sổ ghi chép, và làm cả hai chúng tôi ngừng lại.
- Đấy là mẹ Juliet nói về Paris. – Tôi nói. Nhưng câu này sai. Không phải cuốn sách của con hoặc tận mắt ta, chính ra là cuốn sách này và tận mắt chàng.
- Có khi mẹ hiểu sai? – Janice gợi ý. Tôi trừng trừng nhìn nó.
- Mẹ hiểu sai Shakespeare ư? Chị không nghĩ thế. Chị cho là mẹ có mục đích. Gửi một thông điệp cho ai đó.
Janice đứng dậy. Nó vốn thích những điều khó hiểu và bí mật, và lần đầu tiên từ cú điện của Alessandro, trông nó phấn khởi ra mặt.
- Thế, thông điệp là gì? Rõ ràng là có người bị che khuất. Nhưng chúng ta có thể tìm ra anh ta, Đúng không?
- Mẹ nói đến một cuốn, -tôi nói, - và bên lề. Chị thấy có vẻ là một cuốn sách.
- Không chỉ một cuốn sách, - Janice vạch ra, một- mà là hai; cuốn sách của chúng ta và mẹ. Ở đây bà gọi cuốn sách của bà là mắt, em thấy có vẻ rất giống với một cuốn vở nháp, - nó gõ lên trang guấy của cuốn sổ tay, - như trong cuốn này. Chị đồng ý không?
- Nhưng chẳng có gì viết bên lề cả, - tôi giở qua cuốn sổ, và lúc này, lần đầu tiên, cả hai chúng tôi nhận ra những con số ghi ở mép các trang, dường như rất tùy tiện. Ôi lạy Chúa, em nói đúng! Sao lúc trước chúng mình không nhìn thấy nhỉ
- Vì chúng ta không để ý, - Janice nói, cầm lấy cuốn sổ. – Nếu những con số này không ám chỉ các trang và dòng, chị có thể gọi em là đồ bỏ đi.
- Nhưng trang và dòng của cái gì? – Tôi hỏi
Sự thật đến với cả hai chúng tôi cùng một lúc. Nếu cuốn sổ là cuốn sách của bà, thì quyển Romeo và Juliet bìa mềm – cuốn sách duy nhất trong hộp – là của chúng tôi. Số các trang và dòng sẽ nhắc đến việc chọn các đoạn trong vở kịch của Shakespeare. Rất phù hợp.
Cả hai chúng tôi tranh nhau giành lấy cái hộp trước, Nhưng chẳng đứa nào thấy thứ muốn tìm. Chỉ đến lúc đó, chúng tôi mới vỡ lẽ nó đã biến mất từ khi chúng tôi rời khỏi phòng vào chiều hôm trước. Cuốn sách bìa mềm xơ xác không còn ở đấy nữa.
Janice lúc nào cũng ngủ rất say. Thói quen đó thường làm tôi khổ vô cùng vì nó có thể ngủ trong tiếng chuông báo thức réo mà không thèm với tay tắt. Hơn nữa, phòng chúng tôi ở đối diện nhau qua hành lang, và chúng tôi thường để cửa khép hờ khi ngủ. Bà Rose đã xem xét tỉ mỉ các loại đồng hồ báo thức trong thành phố để tìm thứ có chuông réo ghê gớm, cho em gái tôi ra khỏi giường và đi học. Nhưng bà chẳng bao giờ thành công. Trong khi đó, cho đến khi vào đại học, tôi chỉ có một chiếc báo thức màu hồng xinh xắn đặt trên giá đầu giường, còn Janice đã thử một số máy móc công nghiệp mà Umberto đích thân sửa bằng bộ kìm trên quầy bếp, khiến chúng kêu như còi báo động sơ tán khỏi nhà máy năng lượng hạt nhân. Dù vậy, người duy nhất thức giấc – thường với một tiếng kêu kinh hoàng – là tôi.
Buổi sáng sau bữa tối với danh họa Lippi, tôi sửng sốt thấy Janice nằm không ngủ, ngắm những tia sáng đầu tiên của buổi bình minh lên vào qua các cánh chớp.
- Ác mộng à? – Tôi hỏi, nghĩ đến những bóng ma vô danh trong giấc mơ đuổi theo tôi suốt đêm khắp một lâu đài, trông rất giống giáo đường Siena.
- Em không sao ngủ được, - nó đáp và quay mặt về phía tôi. – Hôm nay em sẽ phóng xe xuống ngôi nhà của mẹ.
- Sao? Em định thuê ô tô à?
- Em sẽ lấy lại chiếc mô tô. – Nó nhếch lông mày, nhưng đầu óc nó như đang để đâu đâu. – Cháu trai của Peppo quản lý bãi giữ xe bất hợp pháp. Chị muốn đi không?
Nhưng tôi thấy nó thừa biết tôi không muốn.
Lúc một giờ Alessandro đến đón tôi, tôi đang ngồi trên bậc thềm khách sạn Chiusarelli, túi đựng đồ nghỉ cuối tuần để bên chân, đùa giỡn với ánh nắng xuyên qua các cành mộc lan. Vừa thấy xe anh dừng lại, tim tôi bắt đầu rộn ràng, có lẽ vì anh là Romeo, có lẽ vì anh đã đột nhập phòng tôi một hoặc hai lần, hoặc chỉ vì – như Janice sẽ nói – tôi cần có một cái đầu biết kiềm chế. Dù muốn đổ tại nước ở Fontebranda, nhưng giờ đây, bạn có thể cãi rằng sự điên rồ của đã bắt đầu từ rất lâu, rất lâu trước đó. Ít nhất là sáu trăm năm trước.
- Đầu gối cô bị sao thế? – Anh hỏi lúc đi theo con đường dành cho người đi bộ và đứng lại ngay trước tôi, trông chẳng có gì là Trung cổ trong chiếc quần jeans và sơ mi tay xắn cao. Ngay Umberto cũng sẽ phải đồng ý rằng trông Alessandro rất đáng tin cậy dù ăn vận xuềnh xoàng, nhưng Umberto là một kẻ bất lương siêu hạng, tại sao tôi vẫn sống theo quy ước đạo đức của ông ta?
Nghĩ đến Umberto khiến lòng tôi đau nhói. Tại sao những người tôi quan tâm - có lẽ bà Rose là một biệt lệ, bà là người không theo quy chuẩn nào – lại luôn có khía cạnh tối tăm?
Gạt những ý nghĩ ảm đạm sang một bên, tôi kéo tà váy để che những vết tích từ vụ bò lồm cồm qua hầm Bottini hôm trước.
- Tôi chỉ bị vấp thôi mà.
Alessandro nhìn tôi với vẻ mặt hơi trêu chọc, nhưng không nói gì. Anh cúi xuống cầm túi của tôi, và lần đầu tiên tôi nhận ra con đại bàng Marescotti trên cánh tay anh. Có lẽ nó đã ở sẵn đó, đăm đăm nhìn vào mặt tôi lúc tôi uống nước trong bàn tay anh ở Fontebranda…Nhưng khi ấy, thế giới đầy những cám dỗ, mà tôi lại không phải là người sành sỏi.
Thật kỳ cục vì tôi lại ở trong xe anh, và lần này ngồi ghế cạnh lái xe. Từ khi tôi tới Siena với Eva Maria, đã xảy ra biết bao chuyện – một số thì hấp dẫn, một số chẳng thú vị gì – phần nào vì có anh. Lúc chúng tôi đã ra khỏi thành phố, có một chủ đề, và là chủ đề duy nhất nóng bỏng trên lưỡi tôi, nhưng tôi không thể tự nêu ra. Vì dù nghĩ thế nào đi nữa, chắc chắn nó sẽ đưa chúng tôi trở lại nguồn gốc của mọi câu hỏi: Tại sao anh không nói cho tôi biết anh là Romeo?
Công bằng mà nói, tôi cũng không kể cho Alessandro mọi thứ. Thực ra, - phải thành khẩn thừa nhận rằng – tôi đã chẳng kể gì cho anh những điều tra của tôi về pho tượng vàng, về Umberto và Janice. Nhưng ít ra tôi đã nói với anh tôi là ai ngay từ đầu, và điều đó đã làm anh không tin tôi. Lẽ tất nhiên…tôi chỉ nói với anh tôi là Giulietta Tolomei để chặn anh không phát hiện ra tôi là Julie Jacobs, và chắc chắn nó không có giá trị gì trong trò chơi đổ vấy tự mãn này.
- Hôm nay cô ít nói quá, - Alessandro nói và liếc nhìn tôi lúc lái xe. – Tôi có cảm giác là tôi có lỗi với cô.
- Anh đừng bao giờ nói loanh quanh với tôi về Charlemagne, - tôi phản đối, che đậy sự bứt rứt trong lúc này.
Anh cười vang.
- Thế ư? Cô đừng lo, khi chúng ta đến Val d’Orcia, cô sẽ biết nhiều về tôi và gia đình tôi hơn cô muốn. Nhưng trước hết, hãy kể cho tôi nghe cô đã biết những gì, để tôi đỡ phải nhắc lại.
- Ý anh là, - tôi đã cố hiểu tiểu sử của anh, nhưng không thể, - tôi đã biết gì về gia tộc Salimbeni ư?
Như thường lệ, mỗi khi tôi nhắc đến nhà Salimbeni, anh đều cười gượng. Tất nhiên, bây giờ tôi đã hiểu vì sao.
- Không, hãy kể về gia đình cô kia, về nhà Tolomei. Hãy kể mọi thứ cô biết về chuyện xảy ra năm 1340.
Và thế là tôi kể. Tôi kể cho anh nghe câu chuyện ghép lại từ lời thú nhận của tu sĩ Lorenzo, những bức thư của Giulietta gửi Giannozza, nhật ký của danh họa Ambrogio, và anh không hề ngắt lời tôi lần nào. Khi đến đoạn kết của tấn thảm kịch ở pháo đài Tentennano, tôi thoáng phân vân có nên nhắc đến văn bản bằng tiếng Ý về việc phu nhân Mina bị ma ám và lời nguyền của tu sĩ Lorenzo hay không và tôi quyết định không nói. Nó quá kỳ dị, quá buồn, hơn nữa, tôi không muốn đi sâu vào việc pho tượng có cặp mắt bằng đá quý lần nữa, sau khi đã phủ nhận thẳng thừng là không hay biết gì tại đồn cảnh sát hôm đó, khi anh hỏi tôi lần đầu tiên.
- Họ đã chết như thế, - tôi kết luận, ở pháo đài Tentennano.
Không phải bằng dao găm và thuốc độc, mà bằng thuốc ngủ và một ngọn giáo đâm vào lưng. Tu sĩ Lorenzo đã tận mắt nhìn thấy tất cả.
- Cô bịa ra bao nhiêu phần trăm trong chuyện này? – Alessandro nói, trêu chọc.
Tôi nhún vai.
- Mỗi chỗ một tí. Chỉ lấp đầy những chỗ trống thôi. Cứ cho là để câu chuyện thú vị thêm. Không thay đổi các tình tiết chủ yếu, tuy…- Tôi nhìn anh, chỉ thấy anh đang nhăn nhó. – Gì thế?
- Theo tôi, các tình tiết chủ yếu không như hầu hết mọi người nghĩ, - anh nói. – Câu chuyện của cô, cả Romeo và Juliet, đều không phải về tình yêu. Mà về những mưu đồ chính trị, và lời phán truyền rất giản dị: khi người già đánh nhau, người trẻ chết.
- Vậy ra, anh không lãng mạn tí nào, - tôi tủm tỉm cười.
Alessandro nhún vai.
- Shakespeare không coi đây là một chuyện tình lãng mạn. Cứ xem cách ông miêu tả họ ra sao thì biết. Romeo hay than vãn, và Juliet mới là người hùng thực sự. Thử nghĩ mà xem. Chàng uống thuốc độc. Đàn ông kiểu gì mà lại uống thuốc độc? Nàng mới là người tự đâm mình bằng dao găm. Cung cách rất đàn ông
Tôi không khỏi bật cười.
- Có lẽ Romeo của Shakespeare là thế thật. Nhưng Romeo Marescotti thực sự không phải là người hay than vãn. Chàng rắn như đinh. – Tôi liếc nhìn anh để xem phản ứng, và bắt gặp anh mỉm cười. – Vì thế Giulietta yêu chàng chẳng có gì là lạ.
- Sao cô biết nàng yêu?
- Thế chưa hiển nhiên sao? -Tôi cãi, hơi phật ý. – Nàng yêu chàng đến mức khi bị Nino cám dỗ, nàng tự tử để giữ trọn lòng chung thủy với Romeo, dù họ chưa thực sự…amh biết đấy. – Tôi nhìn anh, khó chịu vì anh vẫn mỉm cười. – Có lẽ anh cho việc đó là buồn cười?
- Cực kỳ buồn cười! – Alessandro nói lúc chúng tôi vượt một ô tô khác. – Cô nghĩ xem. Nino không đến nỗi tệ…
- Nino là kẻ tàn bạo!
- Có thể, - anh phản bác, - hắn rất tàn bạo trên giường. Sao không thử tìm hiểu xem? Nàng có thể tự vẫn vào sáng hôm sau.
- Làm sao anh có thể nói thế? – Tôi phản đối, thực sự bối rối. – Tôi không tin anh định nói thế thật! Nếu anh là Romeo, anh sẽ không muốn Juliet …thử với Paris!
Anh cười to:
- Thôi đi! Chính cô bảo tôi là Paris kia mà! Giàu có, điển trai, và xấu xa. Lẽ tất nhiên tôi muốn Juliet thử tôi kia. – Anh nhìn tôi và cười toe toét, thích thú thấy tôi cau có. – Paris thuộc loại gì ma tôi không nên là hắn kia chứ?
Tôi kéo lại tà váy lần nữa.
- Anh tính xem chính xác bao giờ thì tới?
- Khoảng chừng, - Alessandro nói và giảm số, - ngay bây giờ nhé?
Tôi quá mải chuyện nên không để ý đến chuyến đi, nhưng lúc này tôi thấy chúng tôi đã rời quốc lộ từ lâu và đi theo một con đường trải sỏi hoang vắng, hai bên là những cây tuyết tùng xù xì, Con đường dẫn đến chân một quả đồi cao, thay vì rẽ ngoặt, Alessandro lái vào bãi đỗ vắng vẻ và dừng xe.
- Eva Maria sống ở đây à? – Tôi càu nhàu, không hề thấy bóng ngôi nhà nào gần đó.
- Không, - anh đáp, rồi xuống xe lấy một chai rượu và hai cái cốc trong thùng xe, - đây là pháo đài Tentennano. Hoặc …là những gì còn lại của nó.
Chúng tôi đi bộ suốt quãng đường lên đồi, cho đến khi tới chân pháo đài đổ nát. Theo miêu tả của danh họa Ambrogio, tôi biết vào thời xưa, tòa nhà này rất đồ sộ. Ông đã gọi nó là “ một núi đá lởm chởm gớm guốc, là hang ổ khổng lồ của những con dã thú sợ sệt và những con chim ăn thịt người cổ xưa”. Không khó hình dung có thời trông tòa lâu đài ra sao, vì một phần tòa tháp đồ sộ vẫn còn đứng đó, dẫu mục nát song hình như vẫn to lù lù trùm lên chúng tôi, nhắc chúng tôi nhớ đến sức mạnh từng có một thuở.
- Ấn tượng thật, - tôi nói và sờ tay lên tường. Cảm nhận được hơi ấm của gạch dưới bàn tay mình, tôi chắc là nó rất khác so với những gì Romeo và tu sĩ Lorenzo cảm thấy trong đêm mùa đông định mệnh đó, năm 1340. Sự trái ngược giữa quá khứ và hiện tại chưa bao giờ nổi bật như ở đây. Trở lại thời Trung cổ, đỉnh đồi này ồn ào những hoạt động của con người, giờ đây nó vắng lặng đến mức nghe thấy cả tiếng o o của những loài côn trùng bé xíu nhất. Quanh chúng tôi, những mảnh gạch kỳ cục mới bở xuống, như thể tòa nhà cổ kính này, bằng cách này hay cách khác, không còn dùng được từ nhiều, rất nhiều năm trước, song vẫn lặng lẽ phập phồng như lồng ngực của một gã khổng lồ đang ngủ.
- Người ta quen gọi nó là “đảo”, Alessandro vừa giải thích vừa tản bộ. - Ở đây thường rất lộng gió, nhưng hôm nay thì không, chúng ta gặp may đấy.
Tôi đi theo anh trên con đường nhỏ, nhiều đá, và chỉ đến lúc này tôi mới nhận ra phong cảnh hùng vĩ của Val d’Orcia khoác sắc hè rực rỡ. Những cánh đồng vàng rực, những vườn nho màu lục trải dài mọi phía quanh chúng tôi, đây đó một mảng xanh lơ hoặc đỏ thắm, là những đám hoa tràn lan trên đồng cỏ xanh tươi. Những cây bách cao ven các con đường ngoằn ngoèo, cuối mỗi con đường là một nông trại. Bức tranh phong cảnh này khiến tôi ước giá mình đừng bỏ lỡ những giờ mỹ thuật ở lớp Mười một, chỉ vì Janice dọa sẽ ghi tên học.
- Không gì thoát được khỏi tay Salimbeni, - tôi nhận xét, giơ bàn tay lên che nắng. – Chắc bọn họ biết cách chọn địa điểm.
- Nó có ý nghĩa chiến lược rất lớn, - Alessandro gật đầu. –Từ đây cô có thể chế ngự cả thế giới. -Hoặc ít ra là một phần.
Anh nhún vai.
- Một phần đáng chế ngự.
Đi trước tôi, Alessandro ngạc nhiênn ngắm tòa nhà trong tình trạng nguyên thủy nửa vời này, tay cầm chai Prosecco và cốc, rõ ràng chẳng hề phải vội bật nút. Cuối cùng, chúng tôi dừng bước trong một thung lung nhỏ, cỏ dại và những cây cỏ thơm hoang đã mọc rậm rì. Lúc anh quay mặt về phía tôi, mỉm cười với vẻ hãnh diện trẻ thơ, tôi cảm thấy cổ họng mình thắt lại.
- Tôi đoán nhé, - tôi nói, vòng tay ôm lấy người tuy chỉ có một làn gió nhẹ, - đây là nơi anh hẹn hò phải không? Anh không thấy nó chẳng hợp lắm với Nino sao?
Trông anh bị xúc phạm thật sự.
- Không! Không phải thế đâu…Cậu tôi đã dẫn tôi đến đây khi tôi còn bé. – Anh vung tay chỉ vào các bụi cây lúp xúp và những tảng đá mòn nằm rải rác. – Chúng tôi đã có một trận đấu kiếm ở ngay đây…tôi và em họ tôi, Malena. Cô ấy…- Có lẽ nhận ra rằng bí mật to lớn của anh có thể bắt đầu bị lộ ra từ một chi tiết hớ hênh nếu tiếp tục, anh đột ngột dừng lại và nói. – Từ ngày đó, tôi luôn muốn trở về đây.
- Anh đã mất một thời gian dài, - tôi vạch ra và thừa hiểu rằng đây là trạng thái thần kinh kích động của tôi đang nói chứ không phải tôi, và tôi làm điều này chẳng phải là thiện ý cho ai trong hai chúng tôi mà vì thích tán tỉnh. – Nhưng…tôi không phàn nàn gì đâu. Nơi này đẹp lắm. Một nơi hoàn hảo để ăn mừng. – Thấy anh vẫn không nói, tôi cởi giày ra và cứ chân không tiến lên vài bước. – Vậy chúng ta ăn mừng vì lý do gì?
Cau mày, Alessandro quay người ngắm phong cảnh, và tôi có thể thấy anh đang vật lộn với từ ngữ mà anh biết là trước sau gì cũng phải nói. Cuối cùng, khi anh quay lại, mọi vẻ tinh quái đùa bỡn mà tôi biết rất rõ đã biến mất, thay vào đó, anh nhìn tôi với vẻ e ngại khổ sở.
- Tôi cho rằng, - anh nói chậm rãi, - đây là lúc để đánh dấu một khởi đầu mới.
- Một khởi đầu mới cho ai?
Lúc này, anh đặt chai rượu và cốc xuống lớp cỏ cao rồi tiến đến chỗ tôi.
- Giulietta,- anh nói, giọng khẽ khàng, - tôi không đưa cô đến đây để đóng vai Nino. Hoặc Paris. Tôi đưa cô tới vì đây là nơi câu chuyện chấm dứt. – Anh đưa tay chạm vào mặt tôi với vẻ sùng kính, như một nhà khảo cổ rốt cuộc đã tìm ra một tạo tác quý giá sau khi dành cả đời để đào bới. – Và tôi cho rằng nó sẽ là một địa điểm tốt lành để bắt đầu. – không thể hiểu hết vẻ mặt của tôi, anh nói thêm, giọng lo âu. – Tôi rất tiếc trước kia đã không kể thật cho cô nghe. Tôi đã hy vọng sẽ không phải nói ra điều này. Cô vẫn hỏi vể Romeo và thực ra, anh ta là người như thế nào. Tôi đã hy vọng, - anh mỉm cười nuối tiếc, - rằng cô sẽ nhận ra tôi.
Dù tôi đã biết điều anh đang cố thuật lại với tôi, nhưng vẻ trang nghiêm và căng thẳng của khoảnh khắc này vẫn gây cho tôi một ấn tượng không ngờ, và trong thâm tâm, tôi không thể sửng sốt đến mức này nếu không tới pháo đài Tentennano; nghe lời thú nhận của anh, tôi chẳng hiểu gì.
- Giulietta, - anh cố tìm gặp mắt tôi, nhưng tôi né tránh. Tôi đã rất mong chờ cuộc nói chuyện này, từ khi biết anh là ai, và lúc này, khi việc đó diễn ra, tôi muốn anh lặp đi lặp lại những lời đó. Nhưng đồng thời, suốt hai ngày qua, tôi đã bị chỉ trích gay gắt vì xúc cảm của mình, và tuy anh không biết chi tiết, tôi vẫn rất cần anh cảm nhận nỗi đau của tôi.
- Anh đã nói dối tôi.
Thay vì đáp lại, anh tiến đến gần hơn.
- Tôi chưa bao giờ nói dối cô về Romeo. Tôi đã nói với cô rằng, anh ta không phải là người cô nghĩ.
- Và anh bảo tôi tránh xa anh ta ra, -tôi nói tiếp, -Anh nói tốt hơn là tôi nên bắt đầu với Paris. Anh mỉm cười vì vẻ buộc tội giận dữ của tôi.
- Chính cô là người đã bảo tôi là Paris…
- Còn anh để tôi tin là thế!
- Đúng, tôi đã làm thế, - Anh dịu dàng chạm tay vào cằm tôi, dường như tự hỏi vì sao tôi không chịu mỉm cười. – Vì chính cô muốn tôi là người đó. Cô muốn tôi thành kẻ thù. Đó là cách duy nhất mà cô có thể hiểu tôi.
Tôi há miệng phản đối, nhưng nhận ra anh đã đúng.
- Suốt thời gian này, - Alessandro nói tiếp, hiểu rằng anh đang thắng thế, - tôi đã đợi khoảnh khắc của tôi. Tôi đã nghĩ, sau ngày hôm qua, ở Fontebranda, tôi tưởng cô vui. – Ngón tay cái của anh dừng lại ở khóe miệng tôi. – Tôi đã tưởng em..thích tôi.
Trong khoảng lặng sau đó, cặp mắt anh khẳng định mọi điều anh nói và van nài tôi trả lời. Nhưng thay vì trả lời ngay tức thì, tôi đặt một bàn tay lên ngực anh, và khi cảm thấy nhịp tim ấm áp của anh đập vào lòng bàn tay tôi, một niềm vui ngây ngất, phi lý từ một nơi tôi chưa hề biết trong lòng, sôi sùng sục, và rồi cuối cùng tìm ra con đường nổi lên bề mặt.
- Em thích.
Tôi sẽ không bao giờ biết nụ hôn của chúng tôi kéo dài bao lâu.
Nó là một trong những khoảnh khắc mà không nhà khoa học nào có thể quy thành con số. Nhưng cuối chàng, khi cõi trần thế từ một nơi nào đó thân thiết rất xa quay trở lại, mọi vật tươi sáng hơn, đáng giá hơn bao giờ hết. Dường như toàn bộ vũ trụ đã đổi mới rất nhiều kể từ lần cuối cùng tôi nhìn thấy…hoặc có lẽ trước kia tôi chưa bao giờ nhìn nó chính xác.
- Em rất mừng vì anh là Romeo, - tôi thì thầm, dụi trán vào trán anh, - nhưng dù anh không thế, em vẫn…
- Vẫn sao…?
Tôi nhìn xuống, lung túng.
- Em sẽ vẫn hạnh phúc.
Anh cười lặng lẽ, thừa hiểu điều tôi muốn nói mà không cần thốt thành lời.
- Lại đây…- Anh kéo tôi ngồi xuống lớp cỏ cạnh anh. – Em làm anh quên mất lời hứa. Em rất giỏi việc đó!
Tôi ngắm anh ngồi đó, cố tập trung tư tưởng.
- Lời hứa gì cơ?
- Kể cho em nghe về gia đình anh, - anh đáp, vô phương tự vệ. – Anh muốn em biết mọi chuyện…
- Nhưng em không muốn biết mọi chuyện, - tôi ngắt lời rồi sà vào lòng anh.– không phải lúc này.
- Gượm đã! – Anh cố ngăn đôi bàn tay sàm sỡ của tôi nhưng vô hiệu. – trước hết, anh phải kể cho em nghe về…
- Suỵt! Tôi đặt ngón tay lên môi anh, - trước hết, anh phải hôn em lần nữa.
-…Charlemagne
-…..có thể đợi. – Tôi bỏ ngón tay rồi chạm môi mình vào môi anh trong nụ hôn dài, không để anh cưỡng lại. – Anh sẽ không nói chứ?
Anh nhìn tôi với vẻ của một người che chở đơn độc, đang đối mặt với sự xâm chiếm táo bạo.
- Nhưng anh muốn em biết em đang lâm vào chuyện gì.
- Ôi, anh đừng lo, - tôi thì thầm, - em nghĩ là em biết thứ mình đang lâm vào…
Sau k hi chống chọi được ba giây, quyết tâm của anh đã chịu lép vế, và anh kéo tôi áp chặt vào anh như kiểu người Ý vẫn cho phép.
- Em chắc chứ?
Việc tiếp theo tôi biết là thấy mình nằm trong lớp cỏ xạ hương dại thơm phức, cười khúc khích ngạc nhiên.
- Giulietta …- Alessandro nghiêm nghị nhìn tôi. – Anh mong em không chờ một cặp câu thơ theo vần.
Tôi cười phá lên.
- Tệ quá, Shakespeare chưa bao giờ viết bất cứ lời hướng dẫn nào về cách ái ân.
- Tại sao? – Anh dịu dàng hôn vào cổ tôi. – Em thực sự cho rằng ông già Willam là người yêu cừ hơn anh sao?
Rốt cuộc, không phải sự thùy mị của tôi đặt dấu chấm hết cho sự vui vẻ, mà do phong cách hào hoa của dân Siena đến không đúng lúc.
- Em có biết, - Alessandro càu nhàu, ghìm tay tôi xuống đất nhằm cứu vãn những khuy áo còn lại của anh, - Columbus mất sáu năm mới tìm ra châu Mỹ không? – Lúc anh lơ lửng ở trên tôi, kìm nén sự đòi hỏi xác thịt, viên đạn lủng lẳng giữa chúng tôi như một quả lắc.
- Vì sao ông ta để lâu đến thế? – Tôi hỏi, thưởng thức cảnh chống chọi can đảm của anh nổi bật trên nền trời xanh biếc phía trên.
- Ông ấy là một quý ông Italy, - Alessandro đáp, tự nói với mình hơn là với tôi, - chứ không phải là kẻ xâm lược.
- Ôi chao, ông ta theo đuổi sự giàu có, - tôi nói, cố hôn vào quai hàm nghiến chặt của anh, - y như bọn chúng thôi.
- Có thể ban đầu là thế. Nhưng sau đó…- anh với tay kéo lại tà váy của tôi cho thẳng thớm, - ông ấy đã phát hiện ra nhiều thứ, nên thích thám hiểm bờ biển để tìm hiểu một nền văn hóa lạ lùng và mới mẻ.
- Sáu năm là một quãng thời gian dài, - tôi phản đối, thực lòng không muốn ngồi dậy. – Quá dài.
- Không. – Anh mỉm cười vì sự mời mọc của tôi. – Sáu trăm năm mới dài. Vì thế anh nghĩ em có thể nhẫn nại nửa giờ nghe anh kể chuyện.
Rốt cuộc, chai Prosecco đã hết lạnh lúc chúng tôi dùng đến nó, nhưng đó vẫn là cốc vang ngon nhất tôi từng uống. Nó có mùi mật ong và thảo dược dại, mùi tình yêu và những dự kiến choáng váng, và lúc tôi ngồi đó, dựa vào Alessandro, còn anh dựa vào một tảng đá mòn, tôi hầu như tin rằng đời tôi sẽ dài và tràn ngập niềm vui, vì cuối cùng, tôi đã tìm thấy hạnh phúc để những bóng ma của tôi được yên nghỉ.
- Anh biết em vẫn khó chịu vì anh không nói với em anh là ai, - Alessandro nói, và vuốt tóc tôi. – Có khi em nghĩ rằng anh sợ em yêu cái tên chứ không phải yêu con người. Nhưng sự thật ngược lại hòa toàn. Anh sợ - và vẫn còn sợ - rằng khi nghe chuyện của anh, chuyện của Romeo Marescotti, em sẽ ước giá không bao giờ gặp anh.
Tôi há miệng định phản đối, nhưng anh không để tôi nói.
- Những điều ông anh họ Peppo của em nói về anh…đều là thật. Anh chắc rằng các nhà tâm lý học có thể giải thích điều đó bằng những sơ đồ, nhưng trong gia đình anh, không ai nghe theo các nhà tâm lý. Chúng tôi không nghe ai hết. Chúng tôi, những Marescotti có nguyên lý riêng, và tin chắc là đúng – như em, - nói chúng trở thành những con rồng canh giữ pháo đài của chúng tôi, không cho ai vào hoặc ra. – Anh ngừng lại, rốt đầy cốc cho tôi. – Đây, còn lại là của em. Anh còn phải lái xe.
- Lái xe ư? – Tôi cười phá lên.- Chẳng giống với Romeo Marescotti mà Peppo kể với em chút nào! Em tưởng anh bị coi là bất chấp. Đây là một sự thất vọng to lớn.
- Em đừng lo…- Anh kéo tôi vào gần hơn. – Anh sẽ đền bù bằng nhiều cách khác.
Trong lúc tôi nhấm nháp Prosecco, anh đã kể về mẹ anh, có thai từ năm mười bảy tuổi và không nói cha anh là ai. Tất nhiên, ông ngoại Alessandro – ông già Marescotti - rất giận dữ. Ông đuổi con gái ra khỏi nhà, và mẹ anh phải đến ở với mẹ một người bạn học cũ là Eva Maria Salimbeni. Khi Alessandro ra đời, Eva Maria trở thành mẹ đỡ đầu của anh, và bà một mực đòi đứa bé phải được đặt tên theo đúng truyền thống, là Romeo Alessandro Marescotti, dù biết rằng ông già Marescotti tức sùi bọt mép vì một đứa con hoang lại mang họ ông.
Cuối cùng, năm 1977, mẹ đỡ đầu của Alessandro thuyết phục được ông ngoại cho phép con gái và cháu trai được về Siena lần đầu tiên, sau khi Alessandro ra đời, và cậu bé được rửa tội tại đài phun nước Aquila ngay trước dịp Palio. Nhưng trong năm đó, lãnh địa Đại bàng đã thua cả hai Palio, và ông già Marescotti tìm người để đổ tội. Khi nghe tin con gái đã đưa thằng cháu ngoại đến xem chuồng ngựa Aquila trước cuộc đua – và để nó sờ vào con ngựa, - ông già tin rằng đấy chính là nguyên nhân: thằng nhóc con hoang đã mang vận rủi đến cho toàn bộ lãnh địa. Ông gào thét bắt con gái mang ngay thằng bé về Rome, và không được trở về nữa trước khi kiếm được tấm chồng. Mẹ anh đã làm thế. Bà về Rome và tìm được chồng, một người đàn ông rất tử tế, một sĩ quan cảnh sát nhà nước. người này đã cho Alessandro mang họ ông ta là Santini, và dạy dỗ anh như con đẻ, bằng tình yêu thương và kỷ luật. Romeo Marescotti thành Alessandro Santini như thế.
Nhưng hè nào, Alessandro cũng dành một tháng về trang trại của ông bà ngoại ở Siena, làm quen với các anh em họ và tránh xa thành phố lớn. Đây không phải là ý tưởng của ông ngoại hoặc mẹ anh, mà bà ngoại anh khăng khăng muốn thế. Điều duy nhất bà ngoại không thuyết phục được ông già Marescotti là cho Alessandro đến cuộc đấu Palio. Mọi người – anh em họ, chú bác, cô dì, - đều đi, nhưng Alessandro phải ở nhà, vì ông ngoại vẫn sợ cậu bé mang vận rủi đến cho con ngựa Aquila. Thế là, Alessandro phải ở lại trang trại một mình, và tạo ra Palio của riêng mình, cưỡi một con ngựa thồ già chạy quanh. Sau này, học sửa mô tô và xe thể thao, và Palio của cậu trở nên mạo hiểm như thật vậy.
Cuối cùng, Alessandro không muốn về Siena, vì mỗi khi anh về, ông ngoại lại chì chiết anh về mẹ anh, là người không bao giờ được về thăm quê vì lý do chính đáng. Alessandro học xong đại học rồi gia nhập cảnh sát như cha dượng và các em trai, anh làm mọi thứ để quên mình là Romeo Marescotti. Từ đó trở đi, anh chỉ xưng là Alessandro Santini, và cố đi xa Siena hết mức, đăng tên nhập ngũ mỗi khi có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước khác. Anh kết thúc việc này ở Iraq, hoàn thiện tiếng Anh trong những cuộc cãi vã, la hét với những chủ thầu quân sự Mỹ và suýt bị thổi bay thành nhiều mảnh khi phiến quân phóng một xe đầy chất nổ vào trụ sở cảnh sát ở Nassirihyah.
Khi về thăm Siena lần cuối, anh không kể với ai là anh đã ở đó, kể cả bà ngoại. Nhưng trong đêm trước Palio, anh đến khu chuồng ngựa. Anh không định đến, chỉ vì không thể tránh xa. Cậu anh đang canh ngựa ở đó, và khi Alessandro nói anh là ai, cậu anh phấn khởi đến mức cho anh sờ vào chiếc áo choàng màu vàng đen mà dô kề mặc trong cuộc đua để lấy may.
Không may, trong Palio ngày hôm sau, dô kề của Báo Sư tử - địa hạt đối thủ - mặc đúng chiếc áo đó, đã kìm con Aquila và kỵ sĩ chậm lại nên họ đã thua cuộc.
Đến điểm đó của câu chuyện, tôi không thể không quay ngắt lại nhìn Alessandro.
- Anh không định nói anh cho rằng đó là lỗi của anh đấy chứ?
Anh nhún vai.
- Anh còn biết nghĩ sao? Anh đã đem vận rủi đến cho chiếc áo choàng của địa hạt, và bọn anh đã thua. Cậu anh cũng nói vậy. Từ đó trở đi, bọn anh không thắng trong cuộc Palio nào nữa.
- Trời ạ! – Tôi bắt đầu.
- Suỵt!- Anh đặt nhẹ bàn tay lên miệng tôi. – Nghe đã.Sau đó, anh đi biệt một thời gian dài, và chỉ trở lại Siena vài năm trước đây. Thật đúng lúc. Ông ngoại anh rất ốm yếu. Anh còn nhớ ông ngồi trên chiếc ghế dài nhìn ra vườn nho, và không nghe thấy tiếng anh cho đến lúc anh đặt tay lên vai ông. Ông quay đầu lại và nhìn anh, ông bật khóc, ông rất mừng. Đó là một ngày tốt lanh. Cả nhà ăn một bữa tối linh đình, cậu anh bảo họ sẽ không bao giờ để anh ra đi nữa. Ban đầu, anh không chắc có muốn ở lại không. Trước đó, anh chưa bao giờ định cư ở Siena, và anh có nhiều kỷ niệm buồn. Anh cũng hiểu người ta sẽ ngồi lê đôi mách về mình nếu họ biết anh à ai. Dân chúng không quên quá khứ, e biết đấy. Vì thế, anh chỉ bắt đầu bằng một kỳ nghỉ phép. Nhưng rồi xảy ra một chuyện. Aquila đấu trong Palio tháng Bảy, và với bọn anh, đó là cuộc đua thảm hại nhất từ xưa đến nay. Trong suốt lịch sử Palio, anh cho rằng từ trước đến giờ chưa từng có địa hạt nào thua theo kiểu khốn khổ đến thế. Đại bàng đã dẫn đầu suốt cuộc đua, nhưng đến đường vòng cuối cùng, Báo Sư tử lại dễ dàng vượt qua và giành phần thắng. – Anh thở dài, nhớ lại khoảnh khắc đấy. – Không gì tệ hơn là thua một Palio. Gia tộc Marescotti rất sửng sốt. Sau đó, gia tộc anh phải bảo toàn danh dự ở Palio tháng Tám, nhưng dô kề của địa hạt lại bị phạt. Tất cả bị phạt. Đại bàng không được thi đấu năm sau, và cả năm sau nữa; gia tộc đã bị trừng phạt. Nếu em thích, thì có thể gọi đó là cạnh tranh chính trị, nhưng trong gia đình anh, mọi người còn thấy tệ hại hơn thế.
Ông ngoại anh vô cùng hoang mang, khi biết tin hai năm nữa con Aquila mới được đua ở Palio và ông lên cơn đau tim. Ông đã tám mươi bảy tuổi. Ba ngày sau, ông qua đời. – Alessandro ngừng và ngoảnh đi. – Anh ngồi bên ông suốt ba ngày đó. Ông rất giận mình đã phí phạm suốt thời gian trước, hiện giờ ông muốn nhìn mặt anh càng nhiều càng tốt. Lúc đầu, anh tưởng ông giận anh lại mang đến vận rủi, nhưng sau đó ông bảo không phải lỗi của anh. Đấy là lỗi của ông vì đã không biết thông cảm sớm hơn.
Tôi hỏi:
- Chính xác thì thông cảm gì kia?
- Mẹ anh. Ông hiểu chuyện xảy ra với mẹ là việc đã rồi. Cậu anh có năm cô con gái, không có con trai. Anh là đứa cháu trai duy nhất mang họ Marescotti. Vì khi sinh ra anh, mẹ anh chưa lấy chồng nên anh được đặt tên theo họ mẹ. Em hiểu không?
Tôi ngồi thẳng dậy.
- Rõ chán, phân biệt nam nữ…
- Giulietta, xin em! Anh kéo tôi lại, để dựa vào vai anh lần nữa. – Em sẽ không bao giờ hiểu nếu không chịu lắng nghe. Ông ngoại anh cho rằng có một tai ương cổ xưa đã bừng thức sau nhiều thế hệ, và nó đã chọn anh vì tên của anh.
Tôi cảm thấy lông trên cánh tay tôi dựng đứng lên.
- Chọn anh…vì cái gì kia?
- Chuyện này…- Alessandro nói, lại rót đầy cốc cho tôi, - bắt đầu từ Charlemagne.
Cái thằng khỉ chết tiệt, phải gọi hồn hắn mới được.
Ta gọi ngươi bằng đôi mắt sáng
Vầng trán cao và đôi môi thắm của nàng Rosaline.
--- --------oOo---- -------
NẠN DỊCH HẠCH VÀ CÁI NHẪN
Siena, 1340-1370
Marescotti là một trong các gia tộc lâu đời nhất ở Siena. Họ tin rằng dòng họ này bắt nguồn từ Marius Scotus, một viên tướng Scotland trong quân đội của Charlemagne. Phần lớn gia tộc Marescotti sinh sống ở Bologna, nhưng gia tộc đã chia thành nhiều chi lan rộng và xa xôi, chi Siena lẫy lừng danh tiếng vì sự can đảm và tài lãnh đạo qua nhiều thời kỳ khủng hoảng.
Nhưng chúng ta đều biết, chẳng có sự vĩ đại nào trường tồn mãi mãi, và tiếng tăm của Marescotti không là ngoại lệ. Ngày nay, không người dân Siena nào còn nhớ về quá khứ vẻ vang của họ, nhưng lịch sử hồi đố thường chú trọng đến những người sống để phá hoại hơn là những người tận tụy, nhiệt tình bảo vệ và gìn giữ.
Romeo ra đời khi gia đình vẫn đang ở thời hoàng kim. Cha chàng, sĩ quan chỉ huy Marescotti, rất được ca tụng vì tính cách biết tiết chế và đúng mực, nhờ đó tiền nong của ông nhiều đến mức con trai ông – nổi tiếng vì tham lam và lười biếng, - tha hồ hoang phí.
Tuy vậy, những đức tính của viên sĩ quan chỉ huy bị thử thách nặng nề khi đầu năm 1340, Romeo gặp Rosalina, vợ một người hàng thịt, và ai cũng biết hai vợ chồng họ sống không hạnh phúc, trong kịch của Shakespeare, Rosalina là một mỹ nhân trẻ trung, làm khổ Romeo vì lời thề nguyền Đồng trinh; còn sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Rosalina hơn Romeo mười tuổi, và trở thành tình nhân của chàng. Nhiều tháng ròng, Romeo cố dỗ dành cô nàng chạy trốn, nhưng nàng đủ khôn ngoan để không quá tin lời chàng.
Sau Giáng sinh năm 1340 – không lâu sau khi Giulietta và Romeo chết ở pháo đài Tentennano, - Rosalina sinh con trai, và ai cũng nhận thấy anh hàng thịt không phải là cha đứa bé. Đây là một vụ tai tiêngs om sòm, và Rosalina sợ chồng biết sự thật sẽ giết đứa trẻ. Vì thế, nàng bế đứa trẻ sơ sinh đến gặp sĩ quan Marescotti, xin ông nuôi dạy thằng bé trong nhà ông.
Nhưng Marescotti. Ông không tin câu chuyện của Rosalina, và đuổi nàng đi. Trước khi bỏ đi, Rosalina nói với ông:
- Rồi sẽ có ngày ngài phải hối tiếc vì những gì đã làm với tôi và đứa trẻ này. Sẽ có ngày, Chúa trừng phạt ngài vì đã đuổi tôi đi!
Viên sĩ quan chỉ huy quên bẵng mọi chuyện cho đến năm 1348 khi nạn dịch lan tới Siena. Hơn một phần ba dân số chết trong vòng vài tháng, số người chết nhiều nhất là ở trung tâm thành phố. Xác chết chồng chất trên các đường phố, con trai ruồng bỏ cha, vợ bỏ rơi chồng, ai cũng quá sợ hãi, không còn nhớ nổi thế nào là con người, thế nào là con vật.
Trong vòng một tuần lễ, Marescotti mất mẹ, vợ, và năm đứa con, chỉ còn mình ông sống sót. Ông rửa ráy, thay quần áo cho họ, đặt họ lên xe ngựa và chở đến giáo đường tìm một linh mục làm lễ cho họ. Nhưng chẳng còn linh mục nào. Những linh mục còn sống quá bận bịu chăm sóc người ốm trong bệnh viện Santa Maria della Scala cạnh giáo đường. Ngay cả ở đấy, cũng có quá nhiều xác chết không kịp chôn, và họ phải xây một bức tường rỗng trong bệnh viện, rồi xếp các xác chết vào trong và xây kín lại.
Khi Marescotti tới giáo đường Siena, gặp các tu sĩ Miseicordia đang đào một hố lớn làm mộ tập thể trong quảng trường, ông đã đút lót để họ nhận gia đình ông vào mảnh đất thiêng này. Ông nói với họ rằng đây là mẹ ông, vợ ông và kể với họ tên, tuổi của các con ông, giải thích rằng họ đã ăn vận những bộ quần áo đẹp nhất ngày Chủ nhật rồi. Nhưng những người đó không quan tâm. Họ nhận vàng rồi lật nghiêng cỗ xe, và Marescotti nhìn thấy tất cả những người yêu quý của ông, tương lai của ông, đổ nhào xuống hố, không cầu nguyện, không ban phúc và …không hy vọng. Trở về thành phố, ông không biết đi đâu. Ông không còn nhìn thấy gì quanh mình. Với ông, cõi trần gian đã đến ngày tận thế, ông bắt đầu la hét chửi rủa, họi tại sao ông còn sống để chứng kiến nỗi đau khổ này và phải chôn các con ông. Ông còn quỳ gối, vốc nước cống đầy mùi thối rữa và xác chết, vã lên người rồi uống, mong mỏi sẽ ốm và chết nhưng những người khác.
Trong lúc quỳ trên bùn, bất chợt ông nghe thấy tiếng một đứa trẻ:
- Cháu đã thử làm thế. Nhưng chẳng ăn thua gì.
Viên sĩ quan ngước nhìn cậu bé, ngỡ nhìn thấy một bóng ma.
- Romeo! – Ông nói. – Romeo ư? Có phải con đấy không?
Nhưng đó không phải là Romeo, mà chỉ là một cậu bé lên tám, rất bẩn thỉu và ăn mặc tả tơi.
- Cháu tên là Romanino, - cậu bé nói. – Cháu có thể kéo cái xe kia cho ông.
-Tại sao cháu lại muốn kéo xe của ta? – Marescotti hỏi.
- Vì cháu đói, - Romanino nói.
- Đây…- Viên sĩ quan chìa hết số tiền còn lại. – Mua lấy ít đồ mà ăn.
Nhưng cậu bé gạt tay ông và nói:
- Cháu không phải là ăn mày.
Thế là, vị sĩ quan chỉ huy để cậu bé ráng sức kéo cái xe suốt dọc đường về lâu đài Marescotti – thỉnh thoảng, ông đẩy nhẹ cái xe giúp cậu bé và khi họ tới bên cổng, cậu bé ngước nhìn con đại bàng trang hoàng trên tường và nói:
- Đây là nơi cha cháu ra đời.
Có thể hình dung khi nghe thấy câu này, viên sĩ quan chỉ huy bàng hoàng biết chừng nào, và ông hỏi cậu bé:
- Sao cháu biết điều đó?
- Mẹ cháu hay kể chuyện cho cháu, - cậu bé đáp, - mẹ cháu bảo cha cháu rất dũng cảm. Cha cháu là một hiệp sĩ danh tiếng, có cánh tay to thế này này. Nhưng cha cháu phải đi đánh nhau với Hoàng đế ở Đất Thánh, và chưa trở về. Mẹ nói có lẽ một ngày nào đó, cha cháu sẽ về và tìm cháu. Nếu thế, cháu phải nói một điều, và cha sẽ biết cháu là ai.
- Cháu phải nói câu gì?
Cậu bé toét miệng cười, và lúc đó, trong nụ cười đó, vị sĩ quan biết sự thật trước khi nghe thấy những lời này của cậu:
- Rằng cháu là một con đại bàng nhỏ.
Đếm hôm ấy, sĩ quan Marescotti ngồi bên bàn ăn trống vắng của gia nhân trong bếp, bữa ăn đầu tiên sau nhiều ngày. Bên kia bàn, Romanino quá mải gặm xương gà nên không hỏi gì.
- Cháu hãy kể cho ta nghe, - viên sĩ quan nói, - mẹ Rosalina của cháu mất bao giờ?
- Lâu rồi ạ, - cậu bé đáp. – trước cả những chuyện này. Ông ấy đánh mẹ cháu, ông biết không. Một hôm, mẹ cháu không dậy. Ông ấy quát mẹ cháu và kéo tóc mẹ cháu, nhưng mẹ cháu không nhúc nhích. Không động đậy tí nào. Lúc đó, ông ta bắt đầu khóc. Cháu đến chỗ mẹ và nói chuyện với mẹ, nhưng mẹ cháu không mở mắt. Mẹ đã lạnh ngắt. Cháu đặt tay lên mặt mẹ, lúc đó cháu biết ông ấy đã đánh mẹ cháu quá mạnh, cháu nói thế, ông ấy đá cháu, rồi cố túm lấy cháu, nhưng cháu đã chạy ra khỏi cửa. Cháu cứ chạy mãi. Mặc dù ông ấy quát với theo, cháu vẫn chạy, chạy mãi, cho đến lúc tới nhà của bác cháu, bác đón cháu vào và cháu ở lại đấy. Ông biết không, cháu đã làm việc. Cháu kiếm ra tiền nữa cơ. Cháu trông trẻ, giúp bác gái dọn bàn ăn. Họ thích cháu, cháu nghĩ họ thích có cháu ở gần để trông trẻ, cho đến khi…đến khi mọi người bắt đầu chết. Ông hàng bánh chết, rồi ông bán thịt, ông bán rau quả cũng chết, chúng cháu không đủ cái ăn nữa. Nhưng bác gái vẫn chia phần cho cháu như những người khác, dù họ vẫn đói, thế là …cháu bỏ đi.
Cậu bé nhìn Marescotti bằng cặp mắt xanh biếc, thông minh, và viên sĩ quan tự nhủ, lạ lùng thay đứa trẻ lên tám gầy giơ xương lại chính trực hơn ông từng thấy trong một người đàn ông.
- Làm thế nào cháu sống sót qua mọi chuyện này? – Ông hỏi.
- Cháu không biết, - Romanino nhún vai, nhưng mẹ cháu hay bảo cháu là người khác hẳn. Mạnh hơn. Rằng cháu không bị đau ốm và ngu ngốc như những người khác. Mẹ cháu bảo cháu có cái đầu khác hẳn trên vai cháu. Chính vì thế người ta không ưa cháu. Vì họ biết cháu tốt hơn họ.
Chính vì thế cháu sống sót. Cháu cứ nghĩ đến điều mẹ cháu nói. Về cháu. Và về họ. Mẹ cháu bảo cháu sẽ sống sót. Và thế là cháu sống.
- Cháu biết ta là ai không? – Viên sĩ quan hỏi.
Cậu bé nhìn ông.
- Cháu nghĩ ông là người vĩ đại.
-Ta không nghĩ thế.
- Nhưng đúng thế, - Romanino khăng khăng. – Ông là người vĩ đại. Ông có cái bếp to. Có cả một con gà. Ông để cháu kéo xe suốt quãng đường. Bây giờ ông lại chia thịt gà cho cháu
- Như thế không làm cho ta thành người vĩ đại.
- Lúc cháu tìm thấy ông, ông đang uống nước cống, - cậu bé nhận xét. – Bây giờ ông uống rượu vang. Với cháu, nó làm ông trở thành người vĩ đại nhất cháu từng gặp.
Sáng hôm sau, sĩ quan Marescotti đưa Romanino về nhà bác của cậu bé. Lúc họ cùng đi bộ theo những con phố dốc đứng tới Fontebranda, len lỏi qua rác rưởi và máu, lần đầu tiên trong nhiều ngày, mặt trời ló ra. Hoặc có khi ngày nào mặt trời cũng chiếu sáng, nhưng viên sĩ quan đã dành hết thời gian trong bóng tối của ngôi nhà, rót nước lên những đôi môi không còn uống được nữa.
- Tên bác cháu là gì? – Viên sĩ quan hỏi, nhận ra ông đã quên khuấy không hỏi điều hiển nhiên nhất.
- Benincasa, - cậu bé đáp. – Bác trai làm thuốc vẽ. Cháu thích màu xanh lơ, nhưng đắt lắm. – Nó ngước nhìn viên sĩ quan. – Cha cháu hay mặc những màu đẹp, ông biết không? Hay mặc màu vàng nhất, đội mũ đen trông như cánh khi cha cháu phi ngựa thật nhanh. Bao giờ ông giàu, ông cũng có thể làm thế.
- Ta tin là thế, - viên sĩ quan nói.
Romanino dừng lại bên một cái cổng có nhiều song sắt cao và rầu rĩ nhìn vào sân trong.
- Nhà đây ạ. Kia là bà Lappa, bác gái cháu. Hoặc là…bác ấy không phải là bác gái cháu thật đâu, nhưng bác ấy muốn cháu gọi thế.
Sĩ quan Marescotti ngạc nhiên vì kích thước của ngôi nhà. Ông đã hình dung nó xoàng xĩnh hơn nhiều. Trong sân, ba đứa trẻ đang giúp mẹ phơi quần áo, còn đứa em gái bé xíu bò quanh bên tay và đầu gối mẹ, nhặt những hạt ngũ cốc cho ngỗng ăn.
- Romanino! – Người đàn bà nhảy dựng lên khi nhìn thấy cậu bé đi qua cổng, ngay lập tức các chấn song được nhấc khỏi móc và cửa mở toang, bà kéo cậu vào, ôm lấy cậu vừa khóc vừa hôn. – Chúng ta ngỡ cháu đã chết rồi, thằng bé ngốc nghếch này!
Trong lúc náo loạn, chẳng ai để ý đến bé gái, và viên sĩ quan – định lùi khỏi cảnh đoàn tụ gia đình vui vẻ - là người duy nhất có mặt nhìn thấy cô bế đang bò ra khỏi cổng, bèn cúi xuống bế bé bằng đôi tay vụng về.
Bé gái xinh xắn lạ lùng, sĩ quan Marescotti nghĩ và duyên dáng hơn rất nhiều so với một đứa trẻ chỉ lớn chừng này. Mặc dù thiếu kinh nghiệm với những đứa bé như thế, nhưng ông gần như không muốn trả bé lại cho bà Lappa, và ông cứ đứng đó, ngắm bộ mặt nhỏ xíu, cảm thấy một cái gì đó ngọ nguậy trong lồng ngực ông như một bông hoa xuân bé bỏng buộc phải len qua lớp đất đóng băng.
Sự mê hoặc ở cả hai phía ngang nhau: chẳng mấy chốc, em bé bắt đầu vỗ và cố sờ mặt viên sĩ quan, tỏ ra vô cùng thích thú.
- Caterina! – Bà Lappa kêu to, bế vội lấy cô bé, giải phóng cho vị khách đạo mạo. – Tôi xin lỗi ngài.
- Không sao, không sao đâu, - viên sĩ quan nói. –Chúa che chở cho bà và người thân của bà, thưa bà Lappa. Tôi nghĩ ngôi nhà của bà đã được ban phúc.
Người đàn bà nhìn ông một lúc lâu. Rồi bà cúi đầu.
- Cảm ơn ngài.
Viên sĩ quan quay người, nhưng lại lưỡng lự. Quay lại, ông nhìn Romanino. Cậu bé đứng thẳng như một cây non phải đương đầu với gió, và cặp mắt cậu mất hết can đảm.
- Bà Lappa, - sĩ quan Marescotti nói. – Tôi muốn…tôi mong rằng…tôi tự hỏi liệu bà có thể nhường cậu bé này không? Cho tôi.
Vẻ mặt bà hầu như không tin.
- Bà thấy đấy. – Marescotti nói thêm, vội vã, - tôi tin nó là cháu nội tôi.
Những lời này làm tất cả mọi người ngạc nhiên, kể cả viên sĩ quan. Trong lúc bà Lappa gần như kinh hoàng vì lời thú nhận, Romanino mừng quýnh và niềm hân hoan của cậu bé khiến viên sĩ quan cười phá lên, không sao kìm nổi.
- Ngài là sĩ quan chỉ huy Marescotti phải không ạ? – Bà kêu lên, má ửng hồng vì kích động. – Đúng rồi! Chao ôi, tội nghiệp cô ấy! Tôi không bao giờ…- Vì quá sửng sốt không biết làm gì, bà Lappa nắm lấy vai Romanino và đẩy nó về phía viên sĩ quan. – Đi! Đi đi, thằng bé ngốc nghếch này! Và..đừng quên cảm tạ Chúa!
Bà không phải nói đến lần thứ hai, viên sĩ quan chưa kịp nhìn kỹ lại để khẳng định, cánh tay Romanino đã quấn lấy chân ông, cái mũi thò lò của nó vùi vào lớp nhung thêu.
- Giờ thì đi nào, - ông nói và vỗ nhẹ lên mái đầu bẩn thỉu, - chúng ta cần tìm cho cháu một đôi giày. Và nhiều thứ khác nữa. Thôi, nín đi.
- Cháu biết, - cậu bé sụt sịt và lau nước mắt, - hiệp sĩ không được khóc.
- Nhất định rồi, - viên sĩ quan nói và nắm lấy bàn tay cậu bé, - nhưng chỉ khi nào họ sạch sẽ và ăn vận tinh tươm, đi giày nữa. Cháu nghĩ cháu có thể đợi việc đó lâu không?
- Cháu sẽ cố hết sức.
Khi họ cùng đi xuống phố, tay trong tay, sĩ quan Marescotti vật lộn với sự xấu hổ dữ dội. Lẽ nào ông, một người ốm yếu vì đau khổ, đã mất mọi thứ đến mức không còn bồi hồi cảm động, lại có thể thấy được an ủi nhiều đến thế khi bàn tay bé bỏng, nhớp nháp ủ vững vàng trong tay ông?
Nhiều năm sau, một ngày kia có một thầy tu hành hương tới lâu đài Marescotti và xin được nói chuyện với người đứng đầu gia đình. Vị tu sĩ này giải thích rằng thầy từ tu viện Viterbo tới, được cha trưởng tu viện chỉ thị mang trả một báu vật cho chủ nhân đích thực của nó.
Romanino lúc này đã trưởng thành, là người đàn ông ba mươi tuổi, mời tu sĩ vào nhà và bảo con gái lên gác xem cụ của chúng, sĩ quan Marescotti có được khỏe để có thể tiếp khách không. Trong lúc đợi viên sĩ quan xuống, Romanino mời thầy tu ăn uống, chàng rất tò mò nên đã hỏi người lạ về báu vật đó.
- Tôi biết rất ít về nguồn gốc của nó, - thầy tu vừa ăn vừa trả lời, - nhưng tôi biết không được mang nó trở về.
- Tại sao lại thế? – Romanino hỏi.
- Vì nó có sức hủy hoại ghê gớm, - thầy tu nói và lấy thêm miếng bánh mì. – Ai mở cái hộp này đều phát ốm.
Romanino lùi lại trên ghế.
- Tôi tưởng thầy nói đó là một báu vật? Bây giờ thầy lại nói nó có hại!
- Xin lỗi cậu, - vị thầy tu sửa lại, - nhưng tôi chưa bao giờ nói nó có hại. Tôi chỉ nói nó có sức mạnh ghê gớm. Dùng để bảo vệ và cũng dùng để phá hủy. Chính vì thế, nó phải được trả lại đúng người có thể điều khiển được sức mạnh đó. Nó phải trở về với chủ nhân đích thực của nó. Tôi chỉ biết thế.
- Chủ nhân đó là sĩ quan chỉ huy Marescotti ư?
Thầy tu lại gật đầu, nhưng lần này có vẻ ít chắc chắn hơn.
- Chúng tôi tin thế.
- Vì nếu không đúng thế, - Romanino thẳng thắn nói, - thầy đã mang ma quỷ vào nhà tôi.
Trông vị thầy tu rất ngượng ngùng.
- Cậu ạ, - thầy giải thích, - xin cậu tin rằng tôi không hề có ý hại cậu hoặc gia đình cậu. Tôi chỉ làm việc được giao thôi. Cái hộp này, - thầy thọc tay vào ba lô, lấy ra một cái hộp nhỏ, rất giản dị bằng gỗ rồi nhẹ nhàng đặt lên bàn, - do các linh mục ở giáo đường San Lorenzo giao cho chúng tôi, và tôi tin rằng – nhưng không dám chắc - nó đựng một thánh tích, do một nhà quý tộc bảo trợ ở Siena mới gửi tới Viterbo.
- Tôi chưa nghe thấy vị thánh nào như thế hết! – Romanino kêu lên, nhìn cái hộp, e sợ. – Người bảo trợ quý tộc đó là ai vậy?
Vị thầy tu chắp tay, kính cẩn.
- Là phu nhân Mina mộ đạo và khiêm nhường của Salimbeni, thưa cậu.
- Hừ! Romanino im lặng một lát. Chắc chàng đã nghe đồn về phu nhân, - ai mà không nghe chuyện về sự điên rồ của cô dâu trẻ tuổi và lời nguyền được dẫn ra trên bức tường tầng hầm? nhưng loại thánh nào lại giúp Salimbeni? Tôi có thể hỏi vì sao các người không trả lại thứ gọi là báu vật này cho phu nhân?
- Ồ không! – Ý tưởng đó khiến vị thầy tu kinh hãi. – Không! Báu vật ấy không ưa nhà Salimbeni! Một trong các đạo hữu tội nghiệp của tôi mang họ Salimbeni đã chết trong lúc ngủ sau khi chạm vào cái hộp…
- Vị thầy tu khốn kiếp! – Romanino quát và đứng phắt dậy. – Hãy mang cái hộp đáng nguyền rủa này ra khỏi nhà tôi ngay lập tức!
- Nhưng khi đó, ông ta đã một trăm linh hai tuổi! – thầy tu vội vàng nói thêm. – Còn những người khác chạm vào nó đều khỏi bệnh một cách kỳ diệu sau khi đau ốm trong một thời gian dài!
Đúng lúc đấy, sĩ quan Marescotti rất trang trọng bước vào phòng khách, kiêu hãnh chống cây can cho vững. Thay vì lấy chổi xua vị thầy tu ra khỏi cửa – như chàng định làm, - Romanino trấn tĩnh lại và đợi ông nội yên vị thoải mái ở đầu bàn, chàng giải thích tình huống của vị khách bất ngờ.
- Viterbo ư? – Viên sĩ quan cau mày. – Sao họ biết tên ta?
Vị thầy tu lúng túng đứng dậy, không biết nên đứng hay ngồi, vì thầy không biết thầy hay Romanino là người nên trả lời câu hỏi.
- Thứ này, - thay vào đó, thầy nói và đặt cái hộp trước mặt ông già, - tôi được dặn là phải trả lại chủ nhân đích thực của nó.
- Ông nội, hãy cẩn thận! – Romanino kêu lên lúc ông già Marescotti với tay mở chiếc hộp. –chúng ta chưa biết nó đựng cái quái gì!
- Không sao, con ạ, - viên sĩ quan đáp lại, nhưng chúng ta muốn tìm ra.
Im lặng khiếp sợ trong lúc viên sĩ quan từ từ mờ nắp hộp rồi nhìn vào bên trong. Thấy ông nội không ngã xuống sàn ngay tức khắc vì co giật, Romanino tiến đến gần hơn và cũng nhìn vào. Trong hộp có một cái nhẫn
- Tôi sẽ không.. - vị thầy tu mở lời, nhưng ông già Marescotti đã cầm chiếc nhẫn và nhìn chằm chặp, như không tin vào mắt mình.
- Ai, - ông nói, bàn tay ông run rẩy, - thầy nói ai đưa cho thầy cái này?
- Cha trưởng tu viện của tôi, - tu sĩ đáp, lùi lại vì sợ hãi. – Đức Cha bảo những người tìm thấy nó đã nhắc tên Marescotti trước khi chết vì một bệnh sốt rùng rợn, ba ngày sau khi nhận cỗ quan tài thánh.
Romanino nhìn ông nội, lo ông đánh rơi cái nhẫn. Nhưng viên sĩ quan như đang trong một cõi khác, ông chạm vào cái ấn đại bàng trên nhẫn mà không hề sợ hãi và lẩm bẩm một phương châm cổ của gia đình: “Lòng chung thủy xuyên suốt nhiều thế kỷ”, khắc ở bên trong đường kẻ bằng chữ nhỏ li ti.
- Lại đây, con, - cuối cùng ông nói và giơ cho Romanino. – Đây là chiếc nhẫn của cha con. Bây giờ nó là của con.
Romanino không biết nên làm gì. Một mặt, chàng muốn nghe lời ông nội, mặt khác chàng sợ cái nhẫn, và chưa chắc chàng đã là chủ nhân đích thực của nó, dẫu nó là của cha chàng. Khi thấy chàng do dự, ông già Marescotti vô cùng giận dữ, một cơn giận bùng nổ, ông mắng Romanino là đồ hèn, và bắt chàng nhận cái nhẫn. Nhưng lúc Romanino bước tới, viên sĩ quan ngã ngửa vào ghế trong cơn tai biến, đánh rơi cái nhẫn xuống sàn.
Khi thấy ông già là nạn nhân của cái nhẫn tai ương, vị thầy tu hét lên kinh hãi và vội chạy khỏi phòng, để mặc Romanino lao tới ông nội, cầu xin linh hồn ông ở lại trong thân xác để được ban phúc lần cuối.
- Thầy tu kia! –Chàng vừa gầm lên vừa nâng đầu viên sĩ quan trong tay, - hãy trở lại làm việc của thầy đi, đồ con chuột, hoặc ta thề sẽ đưa ma quỷ đến Viterbo và chúng ta sẽ ăn sống nuốt tươi tất cả các người.
Nghe lời đe dọa, thầy tu lập cập trở lại bếp và tìm lọ dầu thánh trong ba lô mà cha trưởng tu viện đã giao cho trước khi đi. Thế là, viên sĩ quan chỉ huy nhận lễ xức dầu cuối cùng và ông nằm thanh thản trong giây lát, nhìn Romanino. Những lời cuối cùng của ông trước khi chết là
- Ánh sáng ở trên trời, con trai của ta.
Có thể thông cảm, vì Romanino không biết gì về cái nhẫn đáng nguyền rủa đó. Rõ ràng nó đã gieo tai họa và giết chết ông nội chàng, đồng thời, nó lại thuộc về Romeo, cha chàng. Cuối cùng, Romanino quyết định giữ nó, nhưng đặt chiếc hộp vào một nơi không ai – ngoài chàng – có thể tìm ra. Thế là chàng xuống tầng hầm, vào đường hầm Botini, để chiếc hộp vào một góc tối tăm, cách biệt, nơi chẳng ai tới. Chàng không bao giờ kể với các con, sợ sự tò mò của chúng lại thả ma quỷ ra lần nữa, nhưng chàng viết lại toàn bộ câu chuyện, niêm phong tờ giấy và lưu giữ cùng các giấy tờ, hồ sơ của gia đình.
Không biết trong đời chàng, Romanino có khám phá ra sự thật về cái nhẫn không, và qua nhiều thế hệ, cái hộp vẫn giấu trong đường hầm Botini dưới tòa nhà, không ai chạm đến và không ai hỏi han đến nó. Nhưng dù vậy, không hiểu vì sao trong gia đình Marescotti vẫn có cảm giác tai họa cũ cứ lẩn quất trong nhà. Cuối cùng, năm 1506 gia đình quyết định bán tòa nhà. Không cần phải nói, cái hộp cùng chiếc nhẫn vẫn ở nguyên nơi đó.
Giờ đây, nhiều trăm năm sau, vào một ngày hè, một ông ngoại khác, ông già Marescotti đang đi qua vườn nho, bất chợt nhìn xuống và thấy một bé gái đứng cạnh ông. Ông hỏi cô bé bằng tiếng Ý, và bé trả lời cũng bằng tiếng Ý rằng tên em là Giulietta và em sắp lên ba. Ông rất đỗi ngạc nhiên vì bọn trẻ thường sợ ông, nhưng em bé này vẫn nói chuyện với ông như thể họ là bạn cũ, và lúc cùng nhau bước đi, em đặt bàn tay trong tay ông.
Về đến nhà, ông trông thấy một phụ nữ trẻ đẹp đang uống cà phê với vợ ông. Có cả một bé gái nữa đang ngốn bánh quy. Vợ ông giải thích rằng thiếu phụ này là Diane Tolomei, vợ góa của giáo sư Tolomei, chị đến hỏi vài câu về gia tộc Marescotti.
Ông già Marescotti đối xử với Diane Tolomei rất ân cần và trả lời mọi câu hỏi của chị. Chị hỏi có phải dòng dõi của ông là hậu duệ trực tiếp từ Romeo Marescotti qua chàng Romanino, và ông trả lời là đúng. Chị cũng hỏi liệu ông có biết rằng Romeo Marescotti là nguyên mẫu của Romeo trong vở Romeo và Juliet của Shakespeare không, ông nói ông cũng biết điều đó. Chị hỏi tiếp ông có biết chị có dòng dõi từ Juliet, ông nói có, ông rất bất ngờ khi thấy chị là một Tolomei, và chị đặt tên cho một trong hai cô con gái của mình là Giulietta. Nhưng khi chị hỏi liệu ông có đoán ra lý do chuyến thăm của chị, ông trả lời không, hoàn toàn không.
Lúc này, Diane Tolomei hỏi liệu gia đình ông còn giữ chiếc nhẫn của Romeo không? Ông già Marescotti nói ông không hiểu chị định nói gì. Chị cũng hỏi liệu ông có nhìn thấy một cái hộp nhỏ được cho là chứa một báu vật tai họa, liệu ông có nghe cha mẹ hoặc ông bà của ông nhắc tới một cái hộp như thế không. Ông nói không, ông chưa hề nghe bất cứ ai nói đến vật đó. Hình như chị hơi thất vọng, và khi ông hỏi tất cả chuyện này nghĩa là gì, chị nói có lẽ chị không nên làm sống lại những sự việc xưa cũ sẽ hay hơn.
Bạn có thể hình dung ông ngoại Marescotti nói gì không? Ông bảo Diane rằng chị đã hỏi quá nhiều, còn ông đã trả lời từng câu một, vì thế bây giờ là lúc chị trả lời vài câu hỏi của ông. Cái nhẫn chị nói tới thuộc loại gì, và tại sao chị lại cho rằng ông biết về nó?
Diane bèn kể cho ông nghe câu chuyện của Romanino và vị thầy tu từ tu viện Viterbo. Chị giải thích rằng chồng chị đã nghiên cứu những vấn đề này suốt cả đời, là người đã tìm thấy các hồ sơ của gia tộc Marescotti trong kho lưu trữ văn thư thành phố, và phát hiện ra những ghi chép của Romanino về cái hộp. Đây là một việc hay, vì Romanino quá khôn ngoan nên đã không đeo chiếc nhẫn, vì chàng không phải chủ nhân hợp pháp của nó, và biết đâu nó sẽ gây cho chàng nhiều tai họa.
Trước khi chị tiếp tục giải thích, cháu ngoại của ông già, Alessandro – hoặc như họ gọi là Romeo – đến bên bàn lấy trộm một cái bánh quy. Lúc biết tên cậu bé là Romeo, Diane rất mừng và nói:
- Rất vinh dự được gặp cháu, cậu bé. Ở đây có một người rất đặc biệt mà tôi muốn cháu gặp. – Chị kéo một trong hai cô bé vào lòng và nói, như giới thiệu một kỳ quan thế giới, - đây là Giulietta.
Romeo nhét cái bánh quy vào túi áo.
- Cháu không nghĩ thế, - cậu bé nói. – Nó còn đang đóng bỉm kìa.
- Không! – Diane phản đối và kéo váy cô bé xuống. – Đây là loại quần lót giả. Em đã lớn rồi. Phải không con, Jules.
Romeo lùi lại, hy vọng có thể lẻn đi, nhưng ông ngoại giữ em lại, bảo em trông và chơi với hai cô bé trong lúc người lớn uống cà phê. Em làm theo.
Trong lúc đấy, Diane Tolomei kể với ông bà Marescotti về chiếc nhẫn của Romeo, chị giải thích rằng đó là nhẫn ấn của chàng, chàng đã tặng Giulietta Tolomei trong nghi thức kết hôn bí mật do bạn của họ, tu sĩ Lorenzo thực hiện. Bởi vậy, chị khẳng định, chủ nhân hợp pháp của chiếc nhẫn là Giulietta, con gái chị, và giải thích thêm rằng cần phải sửa lại lời nguyền với dòng họ Tolomei đến tận cùng.
Ông già Marescotti bị câu chuyện của Diane Tolomei thu hút, chủ yếu rõ ràng chị không phải người Ý, vậy mà chị rất say mê những sự kiện của quá khứ. Ông sửng sốt vì thấy người phụ nữ hiện đại từ Mỹ này hình như tin rằng có một lời nguyền với gia đình chị, - một loài nguyền xưa cũ từ thời Trung cổ, - thậm chí chị còn cho rằng chồng chị chết là hậu quả của việc này. Ông cảm thấy chị rất hăng hái, bằng cách nào đấy, muốn ngăn chặn lời nguyền, để các con gái của chị lớn lên không bị lời nguyền đó lơ lửng trên đầu. Không hiểu vì sao, hình như chị cho rằng, các con chị rất dễ phải trả giá trước lời nguyền, có lẽ vì cả cha và mẹ chúng đều mang họ Tolomei. Ông già Marescotti rất tiếc vì không giúp gì được cho người thiếu phụ tội nghiệp này, nhưng Diane ngắt lời ông ngay khi ông bắt đầu xin lỗi.
- Theo lời ông kể, thưa signore, - chị nói, - tôi tin rằng cái hộp cùng chiếc nhẫn vẫn còn đó, giấu trong đường hầm Bottini dưới lâu đài Marescotti, chưa ai động đến từ khi Romanino để nó ở đấy từ hơn sáu trăm năm trước.
Ông già Marescotti không khỏi bật cười và vỗ đầu gối.
- Quá ư hoang đường! –Ông nói. – Tôi o thể hình dung là nó vẫn còn đấy. Nếu thế, ắt hẳn là nó được giấu kỹ đến mức không người nào có thể tìm thấy. Kể cả tôi.
Muốn thuyết phục ông đi tìm chiếc nhẫn, Diane nói với ông rằng nếu ông tìm thấy và trao nó cho chị, đáp lại, chị sẽ trả lại ông một thứ mà chắc chắn gia tộc Marescotti nóng lòng muốn tìm lại, và nhà Tolomei, đã sở hữu nó quá lâu rồi. Chị hỏi liệu ông có biết gì về loại báu vật mà chị đang nói tới, nhưng ông không hề hay biết.
Diane Tolomei lấy trong ví ra một bức ảnh và đặt nó lên bàn, trước mặt ông. Ông già Marescotti vươn qua bàn khi nhìn thấy không chỉ là một mảnh lụa thưởng cổ xưa trải trên bàn, mà còn là một mảnh lụa thưởng ông đã nghe ông bà của ông nói đến nhiều lần, mảnh lụa thưởng ông chưa bao giờ hình dung có thể nhìn thấy hoặc sờ vào, vì có thể nó không còn tồn tại nữa.
- Gia đình cô đã giấu thứ này của chúng tôi bao lâu rồi? – Ông nói, giọng run rẩy.
- Lâu đúng bằng thời gian gia đình ông giữ chiếc nhẫn của chúng tôi, thưa signore. – Diane Tolomei đáp. – Và bây giờ, tôi nghĩ ông sẽ đồng ý rằng đây là lúc chúng ta trả lại những báu vật cho chủ nhân hợp pháp của chúng, và chấm dứt tai họa đã để cả hai chúng ta phải buồn bã.
Lẽ đương nhiên, trong lúc buồn rầu, ông già Marescotti bị xúc phạm vì lời đề nghị đó, ông bèn nói to, liệt kê mọi thứ may mắn vây tứ phía quanh ông.
- Ông đang nói với tôi, - Diane Tolomei nhoài qua bàn và chạm vào bàn tay ông, - rằng không hề có những ngày ông cảm thấy một quyền năng cao cả nóng lòng quan sát ông, một đồng minh cổ xưa đợi ông làm một việc ông phải làm sao?
Lời lẽ của chị gây ấn tượng sâu sắc lên cả hai vợ chồng chủ nhà, họ ngồi lặn im một lúc, cho đến khi bất chợt nghe thấy tiếng om sòm ở chuồng ngựa và thấy Romeo chạy tới, tay bế một trong hai cô bé đang la hét, đá lung tung. Bé gái đó là Giulietta giẫm phải cái chĩa xóc cỏ, và sau đó bà ngoại của Romeo phải khâu vết thương của em trong bếp.
Thực ra, ông bà ngoại của Romeo không thực sự giận cậu vì việc xảy ra. Như thế còn tệ hơn nhiều. Bất cứ khi nào cậu tới, họ chỉ lo đứa cháu ngoại ấy là nguyên nhân gây đau đớn và hủy hoại. Lúc này, sau khi lắng nghe câu chuyện của Diane Tolomei, họ bắt đầu lo rằng Romeo có đôi tay tai họa…rằng có một loại ma quỷ cổ xưa sống trong người cậu, cậu sẽ sống một cuộc đời ngắn ngủi, đầy bạo lực và đau buồn.
Ông già Marescotti rất áy náy vì việc xảy ra với cô bé, ông hứa với Diane sẽ làm mọi việc trong khả năng để tìm ra chiếc nhẫn. Chị cảm ơn ông và nói dù ông có thành công hay không, chị vẫn sẽ sớm trả lại mảnh lụa thưởng để ít ra Romeo có được thứ thuộc về cậu. Vì lý do này khác, chị thấy Romeo vẫn còn ở đó khi chị trở lại là rất quan trọng, vì chị muốn cố làm một việc gì đó cho cậu bé. Chị không nói là việc gì, và không ai dám hỏi.
Họ thỏa thuận hai tuần sau Diane Tolomei sẽ trở lại, để ông già Marescotti có thời gian tìm kiếm chiếc nhẫn, và họ chia tay nhau như những người bạn. Tuy nhiên, trước khi lái xe đi, Diane nói một điều cuối cùng với ông. Chị nói nếu ông tìm thấy chiếc nhẫn ông phải rất thận trọng và mở cái hộp càng ít càng tốt. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, ông đừng chạm vào cái nhẫn. Chị nhắc nhở ông, nó có cả một lịch sử liệt kê về những người bị tổn thương.
Ngay ngày hôm sau, ông Marescotti lái xe vào thành phố, quyết đi tìm chiếc nhẫn. Ông dành nhiều ngày sục sạo khắp đường ngầm Bottini dưới lâu đài Marescotti, tìm nơi cất giấu bí mật của Romanino. Cuối cùng, khi tìm ra – ông phải mượn một máy dò kim loại – ông mới hiểu vì sao trước đó không người nào tình cờ thấy nó. Cái hộp nhét sâu vào một kẽ hẹp trên vách, bị sa thạch bở tơi phủ kín.
Lúc rút hộp ra, ông nhớ tới Diane Tolomei đã dặn là đừng mở nắp hộp nếu không cần thiết, nhưng sau sáu thế kỷ chôn vùi trong cát bụi và sỏi đá, lớp gỗ trở nên khô khốc và dù ông động chạm rất cẩn thận, cũng là quá nhiều với cái hộp. Thế là cái hộp mủn ra như mảnh mùn cưa, và trong giây lát, ông thấy mình đứng đó, với chiếc nhẫn trong bàn tay.
Ông quyết không chịu thua nỗi sợ phi lý, và thay vì để chiếc nhẫn vào cái hộp khác, ông đút nó vào túi quần và lái xe về biệt thự ở ngoại vi thành phố. Sau chuyến lái xe đó, với chiếc nhẫn trong túi ông, trong gia đình ông không có một ai mang tên Romeo Marescotti nữa – ông vô cùng thất vọng vì mọi người chỉ có con gái, con gái và con gái. Cháu trai duy nhất là Romeo, cháu ngoại ông, và ông không biết cậu bé hiếu động này rồi có lấy vợ và có con trai không.
Lẽ tất nhiên, lúc đấy ông già Marescotti chưa nhận thức được mọi chuyện; ông chỉ vui vì đã tìm thấy chiếc nhẫn cho Diane Tolomei, ông khắc khoải được đặt tay lên mảnh lụa thưởng cổ từ năm 1340 và trưng nó ra với toàn thể địa hạt. Ông đã dự định sẽ tặng nó cho Bảo tàng Địa phương, và hình dung nó sẽ đem lại may mắn cho cuộc thi Palio tới.
Nhưng sự việc lại không diễn ra như thế. Vào cái ngày Diane Romeo hẹn quay lại và tới thăm họ, ông tập hợp cả gia đình và mở một bữa tiệc lớn, vợ ông đã bận bịu nấu nướng suốt mấy ngày liền. Ông đặt chiếc nhẫn vào cái hộp mới, và thắt dây ruy băng đỏ quanh hộp. Họ còn đưa Romeo vào thành phố - bất chấp đó là thời điểm trước Palio, - cho cậu cắt tóc thật đẹp, không giống cái chậu đựng bánh bao do cắt bằng kéo như thường ngày. Mọi việc của họ bây giờ chỉ là đợi. Thế là họ đợi. Và đợi mãi. Nhưng Diane Tolomei không đến. Thông thường, ông già Marescotti sẽ cáu lắm, nhưng lần này, ông lại lo sợ. Ông không thể giải thích nổi. Ông cảm thấy như lên cơn sốt, và không ăn uống được. Tối hôm đó, ông đã nhận được tin dữ. Một người em họ gọi điện tới, thuật lại một vụ tai nạn ô tô, vợ góa của giáo sư Tolomei và hai đứa con gái nhỏ đều bị chết. Thử hình dung họ cảm thấy ra sao. Hai ông bà khóc thương Diane Tolomei và các bé gái, và ngay ngày hôm sau, ông ngồi viết thư cho con gái ở Rome xin chị tha thứ cho ông và hãy trở về nhà. Nhưng chị không bao giờ trả lời và cũng không bao giờ trở về nữa