Kỷ Cambri[1] là thời kỳ năm trăm triệu năm trước đây được lịch sử địa chất học là một trong những kỷ[2] của Đại Cổ sinh[3]. Đây có thể được xem là thời kỳ đầu tiên của Đại Cổ sinh, không chỉ mang ý nghĩa trọng đại với nghiên cứu địa chất học, cũng là thời đại điên cuồng nhất, sáng lạn nhất, thần bí nhất trong lịch sử cổ sinh vật học.
Trước kỷ Cambri, sinh vật trên địa cầu tương đối đơn giản. Kỷ Cambri bắt đầu, trong khoảng vài triệu năm – một thời gian tương đối ngắn của địa chất học – đột nhiên các loài sinh vật trên toàn cầu điên cuồng tiến hóa. Hằng hà động vật không xương sống, động vật chân đốt, động vật thân mềm, động vật có vòi và động vật có đốt… đều không hề báo trước đã xuất hiện trên tinh cầu này, làm phong phú thêm sự đa dạng của các loài trên trái đất. Hàng triệu năm tươi sáng này được gọi là “Đại bùng nổ sinh mệnh kỷ Cambri”. Và sau hàng trăm triệu năm tiến hóa đã hình thành địa cầu với bao sinh mệnh muôn màu muôn vẻ như hôm nay.