Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Tập 39.
Bấy giờ lại nói ở bên kia chiến tuyến, Trấn Nam Vương Thoát Hoan triệu tập các tướng lại nói:
- Xét thấy bọn quan gia vương hầu nước Việt láo lắm, nhiều phen đã khinh nhờn phạm tới oai rồng, nay không cho chúng nó một bài học thì chẳng có mặt mũi đâu mà về gặp Thế Tổ, các tướng hãy cùng ta đồng lòng, ta đã có họp bàn kín, nay phân phó việc cho các tướng như sau:
- Chia quân làm năm đường đánh vào nước Việt, mũi nào cũng mạnh như hổ như rồng, dù bên chúng có thần binh cũng không có đường gì mà chống cự được, năm mũi ấy giao cho các đại tướng cầm quân đi đánh, như sau:
- Mũi thứ nhất, ta giao cho đại tướng quân Bột Lô Hợp Đáp Nhĩ thống lĩnh, đại tướng Mãng Cổ Đái làm phó tướng, chỉ huy đi theo đường Khâu Ôn (nay là Ôn Châu, Lạng Sơn), đổ bộ vào theo hướng ấy.
- Mũi thứ hai, ta giao cho Sát Tháp Nhĩ Đài làm nguyên soái, Lý Bang Hiến làm phó tướng, chỉ huy đi theo đường núi Cấp Lĩnh (tức là từ Lộc Bình đi Sơn Động ngày nay), đánh vào theo hướng ấy.
- Mũi thứ ba, đích thân bổn vương chỉ huy, tả thừa tướng A Lý Hải Nha làm phó tướng cho ta, đi sau cả hai mũi thứ nhất và thứ hai làm tiếp ứng, A Lý Hải Nha làm phó tướng.
- Mũi thứ tư là thủy binh, ta giao cho Thủy sư đô đốc Nạp Hải chỉ huy, đô đốc thủy quân áo Lỗ Xích làm phó tướng, đi theo hướng Vân Nam, đi vào sông Chảy, tiến đánh Đại Việt theo đường sông Chảy (mé đường Tuyên Quang ngày nay).
- Mũi thứ năm ta giao cho hữu thừa tướng Toa Đô chỉ huy, đi từ đường Chiêm Thành, đánh dốc lên phía sau mặt nam của nước Việt, ép chúng chết về thế gọng kìm, mũi này sẽ xuất phát sau do thừa tướng còn phải chuẩn bị nhiều thứ khi đã bình định Chiêm Thành, sẽ đánh dốc lên Hoan Châu, Ái Châu (Nghệ An, Thanh Hóa), khi thừa tướng tới nơi, ta lấy xong Thăng Long rồi cùng nhau diện kiến là vừa.
Các tướng đều bước ra, y lời nhận mệnh, chia quân ra lo liệu.
Đoạn Thoát Hoan phát lệnh khởi binh, quân Nguyên kéo rầm rầm vào nước ta từ hướng biên giới Lạng Châu, hướng sông Chảy Tuyên Quang và hướng Lộc Bình Sơn Động, gần như ngập tràn miền bắc biên giới như thác đổ, uy thế của đại quân không tài nào kể xiết được, mỗi nơi đi qua, đều gây ra sự kinh hãi ám ảnh cho nhân dân về sau.
…
Bấy giờ Nhân Tông chọn ngày lành, làm lễ đăng đàn phong tướng, tiễn Quốc Tuấn lên đường ra biên thùy cự giặc, Quốc Tuấn dẫn theo tướng lĩnh đi về phía bắc, dưới quyền có đến cả trăm viên phó tướng và vương hầu, đoạn cùng kéo đại quân đi ra, lập đại bản doanh ở Ải Nội Bàng*, Quốc Tuấn cho họp chư tướng, điều động các tướng đang giữ ải và các tướng vắng mặt.
(*Ái Nội Bàng: cửa ải ở thị trấn Chũ, xã Bình Nội, tỉnh Bắc Giang hiện nay.)
Quốc Tuấn đứng trước chư tướng, nói:
- Nay Bệ Hạ giao cho ta ấn Nguyên Nhung, thống lĩnh đại quân và các tướng dưới quyền, ta đây nguyện đem thân này vì quốc gia xã tắc, tất cả các người hãy cùng đồng lòng với ta phen này, chớ có sợ cường định.
Các tướng dưới trướng đều cùng đồng thanh nói: “Dạ”. Tuấn lại nói:
- Nay giặc đông như kiến cỏ (đời sau thường hay nói “Đông như quân Nguyên” là chỉ trận đánh này), ta binh ít người ít, chúng đều là tướng tinh nhuệ đã quen chiến trận, đánh đâu được đó, có còn nơi nào dưới gầm trời này mà không có dấu ngựa Mông Cổ? Chúng tiến quân cỏ cây không kịp mọc lại đã có đợt quân khác, muông thú chưa kịp sinh trưởng đã bị quân sĩ nướng thịt ăn, khí thế rất hăng, chắc chắn ban đầu quân ta chẳng cự được, nhưng các ngươi chớ lấy thế làm lo, binh pháp đã dạy : “Người giỏi không cần thắng nhiều lần, mà phải cần toàn thắng, đảm bảo thắng.”, có nghĩa rằng chỉ cần quan trọng chiến thắng cuối cùng, không quan trọng trong quá trình chiến đấu có thua bao nhiêu trận, ta nói như vậy bởi lẽ quân Nguyên thiện chiến, có lối hành binh thần tốc, chúng mới vào nước ta khí thế đang hăng, lẽ dĩ nhiên ban đầu ta bất lợi, cứ cốt sao cầm cự cho giảm cái nhuệ khí của địch đi, lương thảo tiêu tán, thủy thổ chẳng hợp, về lâu dài sẽ bị yếu đi, rồi ta sẽ có kế mà phản công, các người nghe theo ta sẽ được toàn thắng. Cái khó bây giờ là thời gian đầu, các tướng đi tiên phong đều sẽ hứng chịu khí thế của địch, bị nguy hiểm là điều không tránh khỏi, phải chuẩn bị sẵn tinh thần, vậy ta cần lắm những kẻ gan dạ để ta kí thác trọng trách.
Các tướng đều đồng thanh nói:
- Vì quốc gia xã tắc, mạng hèn này nào có kể chi? Xin giao cho đại vương tùy quyền sử dụng.
Quốc Tuấn nhìn các tướng, ai nấy đều nghiêm nghị cương cường, bất giác thương cảm, nhưng biết việc binh đôi khi chẳng thể nào vẹn toàn, đành phải cố mà làm, đoạn nói:
- Do thám của ta báo về binh địch chia làm năm mũi, đi thành ba cánh, cánh giữa mạnh nhất, gồm có ba mũi, hai mũi đầu do Nhĩ Đài và Đáp Nhĩ, là các chiến tướng hàng đầu nhà Nguyên công kích, mũi sau do đích thân Thoát Hoan tiếp ứng, với cánh quân này, ta sẽ trực tiếp đối chọi, còn hai cánh còn lại, một cánh đi theo đường Vân Nam, đi vào sông Chảy, sẽ là cánh thủy quân, do đích thân Nạp Hải, là thủy đô đốc khét tiếng trong gầm trời này dẫn quân, vậy tướng nào vì ta mà giữ được cánh quân ấy?
Bấy giờ dưới trướng có một người bước ra, người đó vai hùm lưng gấu, mặt đỏ phừng phừng, râu dài quắc thước, đầu đôi mũ vương, mặc áo giáp trắng, hông giắt bảo kiếm, chính là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, đoạn chắp tay lạy, nói:
- Về thủy quân, xin đại vương giao cho tôi.
Quốc Tuấn cảm động, xuống tận trướng nâng tay văn vương lên, nói:
- Việc này nguy hiểm, có phiền vương gia được chăng?
Chiêu Văn Vương nói:
- Trong trướng này, đại vương là chủ soái, tôi là đại tướng, lệnh của đại vương, tôi chết cũng thi hành không ngại.
(chú thích: Chiêu Văn Vương Nhật Duật là em ruột Vua Thánh Tông, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn chỉ là anh họ, Chiêu Văn thân gần với Vua hơn, uy quyền lớn hơn, nên Quốc Tuấn giữ lễ như thế, nhưng trong trướng, Chiêu Văn chẳng cậy hàng vương gia, vẫn một lòng nhận lệnh, ấy thế mới biết cái đạo của Chiêu Văn Vương thật vượt xa muôn người hoàng thân.)
Đoạn Quốc Tuấn nói:
- Chiêu Văn Vương nghe lệnh! Nay lệnh cho ông chỉ huy thủy binh, đi ra sông Chảy nghênh địch, Nạp Hải là tay kì tướng nổi danh khắp thiên hạ, phó cho hắn có Áo Lỗ Xích, chúng đều là anh hùng, ông phải hết sức cẩn thận, tùy ông chọn người mà dùng.
Nhật Duật cúi đầu chắp tay nhận lệnh, nói:
- Xin đại vương cho tôi Thủy Vũ tướng quân Lê Như Tiên làm phó, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư làm thượng tướng tiên phong, tôi sẽ giữ chắc sông Chảy, không cho Nạp Hải đi qua.
Quốc Tuấn ưng thuận nói:
- Cánh quân thứ hai vậy là đã xong, còn cánh thứ ba do thừa tướng Toa Đô chỉ huy, sẽ đi từ miền nam lên, chúng triệu tập quân từ Quảng Đông đi vào Chiêm Thành lên tới hai mươi vạn, thời gian chinh chiến ở Chiêm Thành, số đó sẽ chẳng còn nguyên vẹn nhưng sẽ vẫn rất đông, việc đó chưa cần lo sớm, nhưng chẳng thể không lo, nay có thể giao cho ai việc đó?
Dưới trướng bấy giờ bước ra một tướng, chính là Trần Sâm, nói:
- Ở kinh thành vẫn còn một thiên tài về thủy quân, đó là Trịnh Chiến, lại có Bạch vương Trần Linh, nếu giặc từ phương nam lên, đại vương hãy báo về kinh xin cho hai người đó đi giữ Hoan Châu sẽ ngăn được Toa Đô, chúng còn đang phải ổn định hành tỉnh kinh hồ, sẽ chưa cho xuất quân ngay, lúc bấy giờ căn cứ vào việc ở phía bắc thế nào ta sẽ liệu tiếp.
Các tướng đều ngại thế giặc mạnh, chẳng muốn chia nhỏ lực lượng vào miền nam, nên đều đồng lòng với Trần Sâm.
Phó tướng là Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng bước ra nói:
- Nay miền nam chỉ là chờ giặc, còn miền bắc giặc đã tới nhà, thử hỏi ở đây có ai muốn vào miền nam? Tất cả chỉ muốn cùng ở lại xả thân với đại vương mà vì quốc gia xã tắc, xin nghe theo lời tướng quân Trần Sâm.
Quốc Tuấn cảm động lắm, liền ưng thuận cho, một mặt viết sớ về kinh nói sơ qua việc phòng thủ miền nam cho Nhân Tông nghe, mặt khác cắt quân, cử tướng, ai lo việc nấy, chia hai đường mà đi giữ ở sông Chảy và Lạng Châu.
…
- Xin để tôi ra giữ Sơn Động.
Các tướng cùng nhìn lại, thì đó là Thượng vị hầu Trần Sâm, một trong các tướng tứ hổ.
Ps: phí vẫn 100k đọc full nha các bạn.