Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Vạn Lâm môn - một nghìn năm trước..
Hôm đó là một ngày trời xanh nắng vàng, ta thiếu chủ của Vạn Lâm môn đến phủ của Tông chủ cũng là cha ta để bàn về việc quan trọng của môn phái. Ở đó ta gặp một nha đầu rất kỳ lạ. Nàng ta lén la lén lút, quan sát mọi sinh hoạt của cha ta. Ta lấy làm lạ bèn đi theo nàng ta, thấy nàng ta huýt sáo gọi một con bồ câu bay tới. Con bồ câu rất vô tư đậu trên đầu nàng, nàng ngốc nghếch giơ tay tóm nó xuống, sau đó cài thư tín đã cuộn tròn vào chân nó, Đồng tử ta co rút lại, một từ nảy ra ngay trong suy nghĩ của ta: "Nội gián".
Thấy bồ câu sải cánh bay đi, ta không suy nghĩ nhiều, dung khinh công bắt nó lại trong im hơi lặng tiếng. Có lẽ nàng ta là mật gián được môn phái đối thủ phái đến thăm do, ta hơi lo lắng, nếu nàng ta ở đây từ lâu, có lẽ mọi chuyện lớn nhỏ trong Vạn Lâm môn đều bị đối thủ nắm được. Ta mở mật thư ra, một tay vẫn cầm chặt con bồ câu kia, trong mật thư toàn chữ là chữ, lại còn xấu như gà bới, ta nhìn mãi mới ra: "Sư phụ, hôm nay lão già kia ăn phải cái gì ấy, ngồi trong nhà xì hơi một canh giờ rồi vẫn chưa thấy ra. Cái này chắc hơi khó để thăm dò nhưng con nghĩ nghĩ hoặc là tiêu chảy hoặc là táo bón thôi, không quá nghiêm trọng. Tái bút: Con chim này cứ đậu lên đầu con mãi, vô học quá!"
Ta đọc xong mật thư của nàng ta mà cười đau cả bụng. Có ai viết mật thư vừa dài lại vừa kể lể thế này không cơ chứ? Người sai nàng ta đi làm nội gián chắc cũng là kẻ thiểu năng như nàng ta đây mà. Nhưng nghĩ kỹ lại, nếu truyền ra là Môn chủ của Vạn Lâm môn bị táo bón thì cả thiên hạ sẽ cười cho thối mũi mất, xem ra cũng âm hiểm ghê.
Ta nhìn con bồ câu trắng của nàng ta mỉm cười âm hiểm.
Chiều chiều ta lại đến chỗ cũ, quả là vẫn thấy nàng ngồi ở đó, loay hoay ghi chép những gì quan sát được. Ta cầm con bồ câu được nướng vàng giòn trên tay, hương thơm bay tứ phía, vỗ vai nàng ta một cái:
- Nha đầu này, ngươi làm gì thế?
Có vẻ nàng ta không nhận ra ta là thiếu chủ, vô tư nói:
- Ngươi để yên, ta đang theo dõi môn chủ, còn phải báo cáo nữa.
- Báo cáo? Ngươi báo cáo cho ai?
Lúc này nàng mới ý thức được mình đã lỡ miệng, liền lập tức che miệng lại, ta hỏi nàng gì nàng cũng quyết không nói nửa lời. Cuối cùng, ta giơ con bồ câu nướng ra dụ nàng:
- Ngươi ăn bồ câu không?
Nàng gật đầu, vẫn một mực không nói. Ta liền sảng khoái đưa bồ câu nướng cho nàng, dù sao cũng là của nàng mà.
Mấy hôm sau đó, ta đều lấy việc quan sát nàng làm niềm vui. Nàng theo dõi, ghi chép đều đặn, sao đó viết mật thư và gọi chim bồ câu đến gửi đi. Bồ câu của nàng đã sớm bị nàng ăn cho đến xương cũng chẳng còn, ta bèn cho bồ câu của mình thay thế. Thế là đều đặn hàng ngày, nàng đều gửi mật thư báo cáo cho ta!
Hôm nay, mật thư viết: "Trái gió trở giời, con chim của sư phụ ngày càng xấu và láo, nó còn dám ị lên đầu con chứ! À, hôm nay môn chủ thấy con liền gọi con lại nghe ông ta thổi sáo trúc. Ông ta thổi dở tệ, cứ như ếch ương khóc vợ ấy, rồi còn hỏi con có hay hay không chứ! Con thông minh gật đầu, ông ta mới hài lòng rời đi".
Giữa sự mệt mỏi của môn tộc, mấy bức mật thư ấy của nàng đều mang lại niềm vui hiếm hoi cho ta. Ta đột nhiên muốn tiến lại gần kẻ ngốc ấy trong vô tri vô giác. Cứ đến chiều, ta sẽ đến chỗ đó gặp nàng ta. Ta nói:
- Ta tên là Triều Dương, chúng ta làm bạn nhé, ngươi tên là gì?
- A ngươi là người hôm trước cho ta con chim bồ câu nướng đây mà. Rất vui được gặp ngươi, ta họ Trần, hôm ta sinh tuyết rơi trắng trời nên ta liền tên là Tuyết Lạc.
Ta nhớ đến bãi phân chim dạo nọ, cười khẽ:
- Không phải nên là Phân Lạc hay sao.
Nàng ta quạu mắt, phình má tức giận nhìn ta, ta ho khẽ hắng giọng, giả bộ nghiêm túc:
- A Nhị, ta thổi tiêu cho ngươi nghe nhé! Ta thổi hay lắm! Hay hơn cha ta.. à nhầm môn chủ nhiều.
Nàng ấy đúng là ngốc thật, lời ta nói nhiều sơ hở vậy mà cũng không phát giác ra điều gì. Còn vui vẻ gật đầu, nàng hỏi ta:
- Khúc nhạc này hay thật, đây là khúc gì vậy?
Ta suy nghĩ, khúc này ta sáng tác nhưng chưa từng đặt tên, đành bịa ra một cái tên nghe khá thuận tai:
- Chấp niệm vạn kiếp!
Ai biết được có một ngày tên khúc nhạc mà chàng ta chợt bịa ra lại chính cuộc đời của chàng. Do khúc nhạc đó quá bi ai hay do lòng người bắt đầu nảy sinh tình cảm, để nước Vong Xuyên khiến người đời quên bỏ mọi thứ lại không ngăn nổi tình cảm của Triều Dương, linh hồn ấy sống tới vạn kiếp chỉ để đợi người mình yêu..