Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Tôi tin rằng khi còn nhỏ mỗi người đều từng được hỏi cùng một câu hỏi - con muốn làm gì sau khi lớn lên.
Tôi nhớ rõ lúc tôi trả lời câu hỏi này lần đầu tiên là đang học tiểu học, ngày đầu tiên khai giảng, lúc tự giới thiệu tôi đã nói: "Lớn lên mình muốn làm nhà văn."
Lý tưởng này có vẻ rất không bắt mắt ở trong một đám nhà khoa học, thiên văn học, nhưng giáo viên chủ nhiệm lớp tôi lại cười nói: "Cố lên."
Cô đang cổ vũ tôi một cách rất nghiêm túc, nhưng rất nhiều năm về sau tôi cũng không cố gắng hướng tới phương hướng này, phần lớn thời gian tôi đã quên mình có một lý tưởng như thế, chỉ là nước chảy bèo trôi, được phụ huynh và giáo viên đẩy về phía trước.
Năm lên cấp ba, thành tích môn toán của tôi nát không nỡ nhìn, đã học dở còn không thích học.
Lên lớp thì lén đọc tiểu thuyết, sau khi về nhà thì núp trong ổ chăn đọc tiểu thuyết.
Khi đó xem Cổ Long, xem Kim Dung, xem xong rồi bắt đầu ngẫm nghĩ sự khác biệt giữa hai người họ.
Cũng xem một ít truyện ngôn tình và văn học thanh xuân đau khổ mượn từ chỗ bạn học nữ trong lớp, tuổi trẻ đau khổ là trào lưu trong những năm đó.
Đương nhiên cũng xem những tác phẩm kinh điển, nước miếng tôi cũng thấm ướt hết những trang sách <Đi tìm thời gian đã mất>*, không phải bởi vì quá đẹp, xem đến như si như say chảy nước miếng cũng không biết, mà là bởi vì đọc một hồi rồi ghé lên sách ngủ mất.
* Đi tìm thời gian đã mất hay Tìm kiếm thời gian đã mất là bộ tiểu thuyết gồm 7 tập của nhà văn Pháp thế kỷ 20 - Marcel Proust. Đây là một cuốn tiểu thuyết khác với tiểu thuyết truyền thống. Cuốn sách gồm bảy tập, với người kể chuyện là "tôi" là nội dung chính, lồng ghép những gì anh ta thấy, nghe, suy nghĩ và cảm nhận. Nó không chỉ mô tả chân thực về đời sống xã hội và các mối quan hệ giữa con người với nhau mà còn là câu chuyện của tác giả. sự tự theo đuổi và sự hiểu biết về bản thân. Một bản ghi chép về trải nghiệm bên trong.
Lúc ấy chỉ biết xem, chỉ biết miên man suy nghĩ, nhưng muốn nói để tôi làm nhà văn, mười mấy tuổi tôi đã nhìn thấu, làm nhà văn kiếm không được nhiều tiền.
Khi đó quả thật là nghĩ như vậy.
Ba tôi là một người yêu thích văn học, nhà tôi ở lúc nhỏ là nhà trệt, có cái sân rộng, sân trước có riêng một căn phòng dùng để làm phòng sách, bên trong đều toàn là sách.
Ông ấy thích đọc thơ, tự cổ chí kim, trong với ngoài nước.
Ông luôn với với tôi về Hải Tử*, ông ấy thích, cho nên từ rất nhỏ tôi đã biết câu "Mặt hướng biển khơi, xuân sang hoa nở".*
* Là bài thơ trữ tình được nhớ đến nhiều nhất của Hải Tử, nhà thơ xuất sắc của thi đàn Trung Quốc thập niên 80. Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất ở Trung Quốc đại lục sau Cách mạng Văn hóa
Ba tôi cũng nói với tôi: "Làm nhà văn, làm thi nhân, đã khổ còn không kiếm được nhiều tiền, vất vả lại không được biết ơn."
Những lời này là ông nói cho tôi vào năm tôi mười tuổi, sau đó tôi đã nhớ kỹ, lý tưởng khi tôi 17 tuổi đã không còn là làm một nhà văn nữa, nhưng cũng không có lý tưởng khác, đầu óc chỉ trống trơn.
Có điều nếu tôi biết tác giả của cuốn sách có nhân vật chính bị thiêu chết hết mà tôi mượn của bạn học nữ ngồi cùng bàn lúc ấy kiếm được bộn tiền, có lẽ tôi còn có thể giãy giụa thêm một chút.
Con người tôi tầm thường, đi theo ba tôi đọc nhiều sách như vậy cũng vẫn không thể thoát được sở thích cấp thấp, một lòng một dạ muốn kiếm tiền.
Cấp ba tôi học môn khoa học xã hội, phạm vi chuyên ngành có thể chọn lúc điền nguyện vọng thi đại học quả thật không rộng bằng ngành khoa học tự nhiên, khi ghi danh ba tôi lại hỏi tôi: "Nghĩ xong sau này muốn làm gì chưa?"
"Chưa ạ." Lúc ấy tôi đang ngồi xổm trong phòng khách gặm dưa hấu, trong tầm tay đặt một quyển sách mới hốt về từ hiệu sách gần trường học.
Sách tên là <Qua Đồng>, viết về câu chuyện ở thôn xóm nhỏ.
Tôi cũng không hiểu biết về văn học trong nước, cũng không nồng đậm hứng thú đến vậy, sở dĩ mua quyển sách này bằng số tiền tiêu vặt ít ỏi kia của tôi, hoàn toàn là bởi vì ba tôi đã nhắc tác giả này với tôi.
Ông nói ông quen biết.
Người này tên Chu Hàm Chương, con trai của thầy ông, rất nhiều năm trước còn cùng nhau ăn cơm, có điều từ sau khi thầy của ba tôi qua đời thì rốt cuộc không liên hệ nữa.
Nếu nói người tôi kính ngưỡng nhất từ nhỏ đến lớn là ai, vậy tuyệt đối là ba tôi, giống như mặc kệ tôi nói gì ông cũng biết, thế giới tôi từng thấy chỉ độ nắm tay, nhưng ông biết lại không chỉ trời và đất.
Cho nên, khi tôi nhìn thấy cuốn sách này được viết bởi một người mà ba tôi biết, bất giác đã mua về.
Đó là tôi mua khi 17 tuổi, sau đó vẫn luôn được đặt ở trong phòng sách của ba tôi.
Ngay lúc đó tôi có làm sao cũng không thể tưởng được, vào bảy năm sau, tôi có thể ngồi xuống cùng nhau nói chuyện phiếm uống trà với người tên Chu Hàm Chương đó.
Đại học tôi học tiếng Trung, nghiên cứu sinh cũng vậy.
Trường học rất bình thường, nhưng tôi học rất chăm chỉ.
Chỉ là hết thảy thú vui đều đột ngột im bặt khi tốt nghiệp, vào nghề khó khăn, đồng lương ít ỏi.
Tôi phỏng vấn rất nhiều nơi, hoặc là người ta cảm thấy tôi không được, hoặc là tôi chướng mắt đối phương.
Bằng tốt nghiệp cũng lấy đến tay rồi, song công việc lại vẫn chưa ổn định.
Vừa sầu vừa gấp, đụng lung tung như ruồi không đầu.
Lúc nói chuyện với ba tôi, ông bảo tôi bình tĩnh hoà nhã một chút, trước hết nghĩ xong mình muốn làm gì, nếu trong cuộc sống có khó khăn trong nhà có thể chống đỡ tôi, nhưng nhất định phải rõ con đường của mình ở đâu.
Không lâu sau đó, rốt cuộc tôi cũng có công việc.
Một đàn anh quen biết khi tôi học đại học làm việc ở một tập đoàn xuất bản không tệ, thông qua giới thiệu nội bộ, tôi cuối cùng cũng có công việc làm.
Thời gian thử việc đối với sinh viên mới ra trường là sáu tháng.
Trong ba tháng đầu thực tập, tôi chỉ giúp đỡ làm một số công việc nhỏ, rất nhiều lúc tổ mở cuộc họp thảo luận cũng không có phần tôi.
Tới tháng Mười Một, tôi đang cân nhắc có nên tâm sự với tổ trưởng hay không, hy vọng có thể giao cho tôi chút nhiệm vụ gì đó nên hồn, tuy rằng tôi đang thời gian thử việc, nhưng thật sự rất hy vọng có thể ở lại.
Đang cân nhắc thì, nhiệm vụ thật sự đến, hơn nữa còn là một "tấm sắt".
Tổ trưởng tìm đến tôi, nói một tác giả họ rất coi trọng đang viết sách mới, nếu tôi có thể tóm được bản thảo này là có thể chuyển chính thức.
Lời ngầm là, nếu không lấy được, công việc này của tôi đừng mơ gặp lại.
Cái ngành công nghiệp này vốn dĩ đã rất tiêu điều, trừ khi có những "IP lớn" đó, thứ thuần văn học này thật sự kiếm không được bao nhiêu tiền, công ty xuất phát từ suy tính của riêng mình, đưa ra điều kiện có hạn, phỏng chừng cũng cảm thấy có lẽ không thương lượng được cho nên mới cử tôi đi.
Tôi trở về ngẫm nghĩ, đây xem như biến tướng muốn đuổi tôi đi.
Rất khó chịu.
Khó chịu thì khó chịu, còn phải cắn răng làm.
Ngày hôm sau tôi đến chỗ tổ trưởng nhận mệnh, sau đó được cho biết tác giả đó tên Chu Hàm Chương.
"Đây là phương thức liên lạc của thầy Chu," Tổ trưởng cho tôi một tờ giấy, vò đến nhăn bèo nhèo, cũng không biết có ý tứ gì: "Người này tính cách rất quái gở, lúc cậu nói chuyện với anh ta ngàn vạn phải chú ý."
Chỉ nói cho tôi là quái gở, lại không nói cho tôi đến tột cùng là quái gở như thế nào.
"Tổ trưởng," Tôi nói: "Đây chỉ một email và địa chỉ, không có phương thức liên lạc khác sao?"
"Không còn nữa," Tổ trưởng nói: "Thầy Chu không có điện thoại, ở nhà chưa bao giờ nhận điện thoại, cậu gửi email cho anh ta hẹn rõ với anh ta thời gian đến cửa thăm trước, đừng nói thẳng là vì bản thảo, chỉ nói cuối năm nên đại diện công ty đến thăm anh ta."
Cứ như vậy, tôi lần đầu tiên gửi email cho Chu Hàm Chương.
Ba ngày sau, nhận được trả lời của anh.
Anh nói: Tâm ý tôi nhận, không cần ghé thăm, cảm ơn đã nhớ.
Mười hai chữ, tôi nản lòng thoái chí, e là tôi thật sự sắp thất nghiệp rồi.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");