Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Một trăm năm trước, Cách Mạng Anh bùng nổ, người dân nước Pháp hoài nghi cười nhạo… cho tới khi đối thủ càng lúc càng mạnh, thậm chí sau cuộc chiến bảy năm, nó cướp phần lớn thuộc địa ở Nam Á và Bắc Mỹ của Pháp.
Một trăm năm sau, đến lượt Anh âm thầm theo dõi ông bạn cũ nội chiến, hy vọng trận chiến này sẽ đánh dấu chấm hết địa vị độc tôn của Pháp trên lục địa Châu Âu, cường hóa sức mạnh Anh.
Tổng thể mà nói, phần lớn quốc gia Châu Âu đều giữ thái độ bàng quan khi Pháp nội chiến. Mọi người chung sống trên một đại lục, đất nước anh mạnh có nghĩa đất nước tôi bị uy hiếp. Vô số trận chiến tranh đoạt lãnh thổ và tài nguyên diễn ra. Nếu không phải đánh giặc, đối phương lại tự bạo loạn, vậy chẳng phải điều tuyệt vời hay sao?
Đáng tiếc bọn họ chưa kịp xem bao lâu đã ngạc nhiên phát hiện hết thảy chấm dứt quá nhanh, nhanh đến mức các chính trị gia và nhà ngoại giao chưa kịp tham gia nội chiến, thêm dầu vào lửa.
Bởi vì từng bị phóng hỏa, người dân Paris lùng sục gián điệp, đề cao cảnh giác những người khẩu âm lạ, diện mạo bất đồng. Hơn nữa gián điệp các quốc gia cài cắm vào Pháp đều tập trung ở cung điện Versailles, khi quân đội của Nữ Vương công phá Versailles, quân đội Pháp đánh vào Paris tuyên thệ trung thành với Nữ Vương và nhân dân, gián điệp ngoại quốc hoàn toàn không hiểu chuyện gì vừa xảy ra.
“Ngày mười chín tháng mười một, đột nhiên bầu trời chuyển sang nhật thực…” Erich gửi thư báo cáo cho Quốc Vương Phổ, “Như thần nói lúc trước, phố xá Paris đổi sang dùng đèn điện, nhà máy điện bắt đầu cung cấp điện. Thời khắc thái dương biến mất, toàn thành phố sáng chưng. Nhân loại nghe thấy tiếng nổ từ cung điện Louvre, tưởng chừng tận thế buông xuống, hoặc điều kỳ diệu xảy ra.”
“Hiện tại toàn Paris đồn đại Nữ Vương là sứ giả thần linh gửi tới Paris, người chính là con gái đạo Thiên Chúa nước Pháp.”
“…Ta đã sớm khuyên Erich không nên làm gián điệp, mà nên làm thi nhân.” Friedrich vo viên bức thư, ném vào lò sưởi, “Can tội ở lâu với lũ người Pháp.”
“Bên George III báo lại chưa?” Ông ta hỏi.
Đọc Full Tại mTruyen.net
Chuyện ông ta sắp làm vô cùng mạo hiểm, cũng vi phạm nguyên tắc của một quân chủ, nhưng ông ta không còn lựa chọn nào khác. Nếu Áo Pháp liên minh, người đầu tiên họ nhằm vào là Phổ.
Ngay cả vậy, ông ta và Anh đều phải dè chừng.
“Rồi ạ.” Bộ trưởng quốc vụ khom lưng, “Bệ hạ George III bận chiến đấu với Bắc Mỹ, không rảnh quan tâm đại lục Châu Âu. Ngài biết đấy, Pháp vùng lên là mối họa lớn với nhà Hannover, bệ hạ ủng hộ hành động của ngài… chỉ cần người Anh không biết chuyện này là được.”
“Hừ.” Friedrich nở nụ cười lạnh lẽo, “Thằng ranh đó chỉ thích không làm đòi hưởng. Đáng tiếc, lần này đành để gã kiếm lời.”
“Mấy vị Hoàng thân tới chưa?”
“Tới rồi ạ, thưa bệ hạ.”
“Bao lâu nữa nhà Habsburg tới Sachsen?”
“Theo báo cáo còn vài ngày nữa.”
“Mấy ngày?”
“Hai… đến bốn ngày? Bệ hạ, thần đi xác nhận lại.” Bộ trưởng quốc vụ khẩn trương, “Theo báo cáo, sức khỏe Nữ Vương Maria Theresa càng lúc càng kém, bởi vậy hành trình bị trì hoãn. Người cũng không tham gia hôn lễ…”
“Maria Theresa…” Friedrich thở dài, “Cô nàng không đi cũng tốt.”
Bộ trưởng quốc vụ cúi đầu không dám nói gì.
Hôi lâu sau, Quốc Vương Phổ ngẩng đầu, lạnh lùng nói: “Chúng ta xuất phát thôi.”
“Vâng, thưa bệ hạ.”
...
Ngày diễn ra hội nghị tam cấp cũng là ngày nội chiến kết thúc.
Quân đội canh giữ cung điện Versailles là quân đội thuê từ Thụy Sĩ, chỉ trung thành với người thuê. Hơn nữa phần lớn bộ phận theo Louis XVI tới cung điện Louvre, bởi vậy không mất nhiều thời gian hạ gục quân cận vệ canh giữ cung điện Versailles.
Các quý tộc đều giữ thái độ bàng quan. Đương nhiên bọn họ muốn giữ đặc quyền miễn thuế, nhưng hành động ám sát của Louis XVII kích thích sự phẫn nộ của dân chúng, cũng khiến họ dè chừng. Ngoài ra những chính sách trước kia của Nữ Vương giúp đất nước ngày một phát triển.
Quan trọng hơn cả, Nữ Vương và hội nghị quốc dân tuyên bố nguyên tắc quan trọng: Giảng hòa, không phải đối lập.
Từ Versailles đến hải đảo Corsica, sau khi chiến tranh kết thúc, hội nghị chính phủ lâm thời lấy giảng hòa làm mục tiêu. Dù các quý tộc từng chĩa kiếm về phía người dân, nhưng một khi buông vũ khí xuống, gia nhập hội nghị, họ sẽ không truy cứu việc phản bội.
Sau khi kết quả nội chiến rõ ràng, ngoại trừ các quý tộc trốn khỏi Pháp, các quý tộc khác vội vàng trở về, sợ mất ghế ở hội nghị tam cấp.
Giống như đối thủ một mất một còn của bọn họ ở bên kia bờ đại dương.
Từ trung ương đến địa phương, rất nhiều chế độ đổi mới, vì đã có sẵn tiền lệ, việc tiến hành vô cùng thuận lợi. Mọi người đều thỏa hiệp và nhượng bộ, kết quả tạm coi vừa lòng.
Trong quá trình họp, báo cáo của một vài đại diện điền sản Paris thu hút sự chú ý của Antonia.
“Lúc trước có rất nhiều tổng đốc không muốn nộp thuế, bí mật điều chỉnh cân nặng lương thực… Vô số nông dân phải chịu thuế cắt cổ.”
Đây chỉ là báo cáo thu nhập thuế, nhưng nó cũng nhắc nhở Antonia.
Nói thật, cô không biết diễn tả sao với phép toán nước Pháp. So với tiếng Đức đếm từ mười đến chín mươi không khác nhau là bao, bảy mươi trong tiếng Pháp là “sáu mươi + mười”, tám mươi là “bốn * hai mươi”, chín mươi là “bốn * hai mươi + mười”, chín mươi bảy lại là “bốn * hai mươi + mười bảy”. Về đơn vị tiền tệ, một Louis d’Or bằng bốn écu, một écu bằng sáu Franc, một Franc là hai mươi xu, một xu bằng mười hai livre… Antonia đọc xong mà khâm phục quan tài vụ.
Đương nhiên tuy nó phức tạp, nhưng ít nhất vẫn theo quy chuẩn thống nhất. Đơn vị chiều dài và cân nặng mới thực sự hỗn loạn… cùng một đơn vị, ở mỗi địa phương trên cả nước lại có độ dài khác nhau, thậm chí chênh lệch một nửa. Vậy nên các đại thần phụ trách xây dựng đường sắt ở Paris tới thành phố khác chịu vô số khó khăn.
Đã đến lúc thống nhất đo lường.
Đọc Full Tại mTruyen.net
Nữ Vương vừa lên tiếng, lập tức có người vui vẻ đề nghị: “Chúng ta có thể dùng cánh tay của Nữ Vương để làm đơn vị đo chiều dài cơ bản!”
Antonia: “…”
Tuy chuyện này khá phổ biến, ví dụ như thước Anh là chiều dài chân của John I, mét là chiều dài ngón cái của Henry I tới chóp mũi, nhưng cô không có đam mê này.
“Thưa ngài, chuyện chuyên nghiệp nên để người chuyên nghiệp làm. Ngài cảm thấy sao?”
Cũng may sau một tuần, viện hàn lâm Paris đã thống nhất đơn vị đo lường xong.
Sau khi Nữ Vương và quốc hội bàn bạc, viện hàn lâm Paris lập ủy ban đo lường. Lagrange được bầu làm chủ tịch ủy ban.
Các học giả viện hàn lâm tham gia công tác, bắt đầu từ hệ thống đơn vị mét.
Trong khoa học, thống nhất đơn vị là điều vô cùng quan trọng. Hiện tại vận tải, máy hơi nước và động cơ đốt trong tiến bộ vượt bậc, thống nhất đơn vị cho hàng hóa mậu dịch là điều tất yếu. Cho dù không thể thi hành khắp đại lục, ít nhất cũng phải phủ sóng khắp cả nước.
Nguyên tắc đầu tiên các học giả đưa ra là đơn vị phải thông dụng. Điều này có nghĩa cần lựa chọn con số đơn vị cơ bản toàn thế giới đều biết.
Sau khi tham khảo sách Hy Lạp cổ, từ “đo lường” được dùng làm chiều dài cơ bản của mét.
“Chiều dài cơ bản là mét, sức nặng cơ bản là kg. Xác định xong, căn cứ vào đó để thay đổi đơn vị diện tích, thể tích, khối lượng.”
“Việc lựa chọn trị số cụ thể cần nghiên cứu thêm. Nhưng đầu tiên phải xác định… chúng ta sẽ dùng thuật toán!” Ủy ban trịnh trọng tuyên bố trước hội nghị quốc dân.
Thuật toán! Dùng thuật toán!
Tất cả mọi người chịu hệ thống đo lường hỗn loạn của Pháp đủ rồi.
Chỉ có nhà toán học Prony nghiên cứu hàm số lượng giác đề ra nghi vấn: Nếu đổi chu vi hình tròn ba trăm sáu mươi độ thành bốn trăm độ, góc vuông chín mươi độ thành một trăm độ… Vậy hàm số lượng giác làm sao bây giờ?
Tuy phần lớn học giả đều cuồng nhiệt ủng hộ thuật toán, nhưng lúc này mỗi người lại đưa ra một ý kiến.
Cuối cùng, phiếu bầu của các học giả bằng nhau, Nữ Vương kiên quyết giữ lại hàm số lượng giác. Bởi vậy Prony miễn nhiệm vụ thay đổi bộ hàm số lượng giác mới.
Paris náo nhiệt cải cách giáo dục, thành lập hệ thống học thuật mới. Nội chiến kết thúc, ngoại giao cũng khôi phục bình thường.
Lúc này Antonia mới biết các quốc gia Châu Âu có sự thay đổi lớn.
Hải quân Anh liên tiếp thua trận trên Bắc Mỹ, khiến người khác mở rộng tầm mắt.
Thổ Nhĩ Kỳ và Áo giao chiến. Bởi vì không khống chế được thế lực trong nước, Serbia tuyên bố rời Đế Quốc Ottoman, thành lập Vương Quốc Serbia. Nghe nói người dẫn dắt dân chúng Serbia giành độc lập thuộc gia tộc Obrenović.
Áo và Phổ có dấu hiệu hòa giải. Vương thất Habsburg và đại công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach liên hôn.
Nghe tin này, Antonia cảm thấy có gì đó không đúng.
Đọc Full Tại mTruyen.net
Tuy tình huống hiện tại khác trước kia, nhưng trực giác Antonia vẫn bất an.
Thế lực quốc nội Pháp chưa ổn định, hiện tại cô không thể tới Sachsen. Là công chúa gả sang Pháp, theo lý hiện tại cô là người Pháp, không phải người Áo, không có quyền xen vào chính trị Áo.
Dù vậy, Antonia vẫn ra roi thúc ngựa về phương đông, nghe ngóng tin tức giữa Đức và Áo.
Nào ngờ khi tình báo viên truyền tin về, quân đội cũng hỏa tốc báo tin…
Quân đội Đế Quốc La Mã ập tới, Paris lâm nguy!
Sao có thể…?!
Từ trước tới nay Hoàng Đế Đế Quốc La Mã đều là Quốc Vương Áo, Phổ cũng hứa hẹn bỏ phiếu cho Leopold.
Gia tộc Habsburg là gia tộc Đế Quốc, Antonia là công chúa vương triều Habsburg gả tới Pháp, hiện tại là Nữ Vương Pháp. Sao bọn họ có thể dấy binh đánh Pháp?
“Bệ hạ…” Henriette run rẩy, “Người… nhìn đi.”
“Quốc Vương Phổ Friedrich II mời tất cả Hoàng thân Đế Quốc La Mã tới tham dự hôn lễ ở Sachsen.” Trong thư viết, “Hôn lễ vừa kết thúc, một trận chiến tàn nhẫn nổ ra… Friedrich giết đồng minh Habsburg, ép tất cả Hoàng thân bầu ông ta làm tân Hoàng Đế Đế Quốc La Mã.”
Antonia hoảng hốt, giống như không nghe thấy bộ trưởng quốc phòng báo cáo tình hình chiến đấu.
“…Quân đội Đế Quốc La Mã đã tiến quân thần tốc tới phía đông Alsace và Lorraine, hiện tại chỉ còn quân Champagne đối kháng… Một khi công phá Champagne, bọn họ sẽ tới Paris!”
“Bệ hạ?” Thiếu niên đứng cạnh bộ trưởng quốc phòng gọi.
“Friedrich nói gì…?” Antonia hồi thần, nhỏ giọng hỏi.
Mọi người trong phòng im lặng. Bọn họ khó có thể trần thuật lời của Friedrich cho Nữ Vương.
Antonia thở dài, không khó xử bọn họ, “Để ta xem.”
Hoàng Đế Đế Quốc La Mã Thần Thánh đăng bài lên án lên khắp báo chí Đức.
“Hiện tại nước Pháp nằm trong tay một ả đàn bà, đây là sự sỉ nhục với Thánh Germain, cũng nhục nhã người dân Pháp! Đế Quốc La Mã đã thống nhất hai lần, Đại Đế Friedrich bệ hạ mang quân xuống phía tây chinh phục Pháp, quyết không để sai lầm kéo dài.”
“Đầu hàng đi, ả đàn bà đánh cắp vương quyền! Chỉ cần ngươi đầu hàng, nước Pháp sẽ lấy lại vinh quang. Nếu không vó ngựa quân đội La Mã Thần Thánh sẽ giẫm nát mảnh đất khô cằn, mà ngươi chính là kẻ có tội!”
“Nhân dân Pháp, chẳng lẽ các ngươi đã quên vinh quang tổ tiên? Các ngươi nhu nhược, tình nguyện để ả đàn bà ngoại quốc thống trị? Giao ả cho Đại Đế Friedrich, các ngươi sẽ được hưởng kho báu khổng lồ!”
“Napoléon!” Antonia ngẩng đầu, “Với quân lực hiện tại, chúng ta đánh thắng Friedrich không?”
Napoléon nắm tay không đáp.
Cậu ấy không sợ mạo hiểm, nhưng đây đều là nghiên cứu và lý giải quân sự của cậu ấy. Cũng bởi vậy, cậu ấy biết quân đội Pháp và quân đội Đế Quốc La Mã chênh lệch nhường nào.
Napoléon lắc đầu, “Thưa bệ hạ, rất khó… Hiện tại Friedrich chỉ huy quân đội Áo, tương đương chúng ta phải đối đầu với hai quân đội cường quốc đại lục.”
“Thần nói thẳng, chúng ta gần như không có cơ hội.”
Antonia im lặng hồi lâu.
“Ta đã biết, cảm ơn. Các ngài lui ra trước đi.’
Căn phòng lại yên tĩnh.
Antonia đứng trước cửa sổ, lẳng lặng nhìn đằng xa. Buổi tối thành phố bừng sáng, vầng sáng bao phủ nóc nhà bụi bặm, loáng thoáng có tiếng múa hát vọng lại.
Đây là Paris vừa nghênh đón hòa bình.
Cô quay đầu nhìn bức tranh “Mùa đông sông Seine” treo trên tường, gỡ bức tranh xuống. Trong mật thất đặt một chiếc rương.
Ổ khóa đã được mở từ lâu.
Antonia vuốt chiếc rương. “Cạch” một tiếng, ngón tay mảnh khảnh xoay ổ khóa, mở nắp.
Bên trong là cỗ máy kim loại tinh xảo.
Trên chiếc máy đặt một bức thư đã hơi ố vàng, còn loang mực ra ngoài.
Tờ giấy chỉ viết duy nhất một câu.
“Tặng em, giải thưởng hàng hải treo suốt nhiều thế kỷ.”
______
Một số bình luận của cư dân mạng Trung:
– Hầy, mẹ nữ chính vô dụng quá… Bắt các con gái liên hôn chính trị, kết quả cái gì cũng không thành, còn mua một chết ba.
– Có thể liên minh Pháp Nga!
– Tái hiện đêm Ngày lễ Thánh Bartholomew [*]… Chẳng qua Henry may mắn thoát nạn, Thái Tử Habsburg bị giết. (Chắc bạn này cmt nhầm, lúc này Leopold đã là Quốc Vương rồi)
[*] Catherine de Medici thuộc gia tộc Medici ở Italy, được gả cho hoàng tử thứ 2 của nước Pháp là Henry, sau này bà trở thành hoàng hậu rồi thành thái hậu nhiếp chính cho 3 đứa con trai, bà được xem là 1 trong những người phụ nữ quyền lực nhất thời bấy giờ.
Cung nữ (lady-in-waiting, Maid of Honour v.v…) ở Châu Âu có chút khác biệt so với phong kiến châu Á, những cô gái này xuất thân từ tầng lớp quý tộc con nhà danh giá, vào cung phụng sự phụ nữ hoàng tộc, những người này được ăn học đàng hoàng từ thơ văn cho tới ca múa đàn hát, họ giúp nữ chủ nhân làm mấy việc lặt vặt như bưng chậu nước rửa mặt, giúp thay đồ, cùng thêu thùa may vá, tháp tùng đi theo tới nhà thờ hoặc đi picnic, ban đêm thì ngủ cùng nghe tâm sự, sắp xếp lịch trình họp mặt, đưa ra lời khuyên và dạy nữ chủ nhân cách làm chồng vui. Nói đúng hơn, cung nữ phương Tây giống kiểu “manager” hay “hội chị em phụ nữ” hoặc “hội bạn thân” hơn.
Ngược lại, trong xã hội đa thê ở phương đông, cung nữ nhiều khi phải trở thành tì thiếp hầu hạ vua. Đa phần họ đều xuất thân tầng lớp nghèo khổ hoặc nô lệ chiến tranh bị bán vào cung.
Lady-in-waiting thì là phụ nữ có chồng, còn maid of honour lại là những cô gái trẻ chưa kết hôn, họ vào triều để phụng sự coi như một hình thức giao tiếp xã hội, các cô gái trẻ thì có cơ hội tìm được tấm chồng ưng ý, chưa kể còn tạo mối quan hệ tốt với hoàng hậu công chúa giúp cho chồng/cha họ được tín nhiệm và thăng tiến chức. nếu được hoàng hậu yêu quý, hoàng hậu sẵn lòng làm mai giúp cho mấy cô cũng nữ trẻ.
Tuy nhiên, đám cung nữ của thái hậu Catherine de Medici lại có chút khác biệt, bà đích thân tuyển lựa những cung nữ đi làm gián điệp cho bà, gọi là flying squadron (L’escadron volant), được phái đi quyến rũ đàn ông quý tộc nào đó mà bà nghi ngờ có động cơ chống đối. những cô gái này trở thành tình nhân rồi bí mật thu thập tài liệu, giấy tờ và chứng cứ về cho bà. Đó là những cô gái cực kì xinh đẹp, tóc dài buông xõa, mặc váy hở vai gợi cảm. trong những buổi yến tiệc, họ phục vụ các khách khứa nam giới tới dự tiệc, kể cả những nhu cầu sinh lí.
Vào giai đoạn Catherine de Medici làm thái hậu nhiếp chính nước Pháp, đất nước đang có cuộc cải cách tôn giáo và chia phe phái giữa công giáo La Mã và người Tin Lành, nhằm xoa dịu xung đột, Catherine bắt cô con gái Margot kết hôn với Henry de Bourbon, hoàng tử xứ Navarre, một cuộc hôn nhân chính trị giữa 2 tôn giáo.
Hôn lễ diễn ra và rất nhiều người Tin Lành đến Paris dự lễ cưới, đám cưới tổ chức vũ hội linh đình. Vài hôm sau đô đốc Coligny, lãnh tụ tín đồ Tin Lành của người Pháp bị ám sát, các tín đồ Tin Lành nổi giận, tình hình trở nên căng thẳng leo thang, chính phủ họp bàn không đưa ra được kết quả khả quan, lo sợ người Tin Lành nổi dậy gây bạo loạn thế là lực lượng hoàng gia cùng các tín đồ công giáo La Mã đã bí mật vũ trang và thực hiện cuộc thảm sát vào ngày lễ thánh Bartholomew, cả Paris ngập trong biển máu. Henry de Bourbon được khuyên nhủ hãy cải đạo để bảo toàn mạng sống, nhờ vậy mà thoát chết, nhưng 2 vợ chồng Henry và Margot bị giam lỏng trong hoàng cung.
Nổi tiếng trong số cung nữ gián điệp của Catherine là Charlotte de Sauve, được thái hậu phái đi làm tình nhân của Henry de Bourbon để thu thập thông tin báo, cô là nhân chứng khiến cho tình nhân của công chúa Margot bị xử tử hình vì tội chống đối nhà vua. (2 vợ chồng cưới mà không ưa nhau nên cả 2 đều có tình nhân).
Cách cai trị nghiêm khắc và tàn bạo khiến Catherine de Medici như một vị quân chủ đáng sợ trong những lời đồn, một người đàn bà cay nghiệt với con cái, làm mọi cách để đạt mục đích dù phải làm việc xấu xa, đầu óc bị ám ảnh bởi những lời tiên tri (bả đi gặp nhà tiên tri Nostradamus để coi bói thật, và được tiên tri là 3 đứa con trai làm vua, không đứa con nào được hạnh phúc và chết sớm trước bà), dùng thủ đoạn và độc dược để hạ độc những kẻ tình nghi.
Có lời đồn cho rằng, mẹ của Henry de Bourbon bị Catherine de Medici hạ độc chết, mẹ Henry phản đối cuộc hôn nhân nhưng vì đại cuộc đành chấp thuận. Catherine de Medici và mẹ của Henry de Bourbon gặp mặt để thỏa thuận về hôn ước của con trẻ, hai tháng sau mẹ Henry bị bệnh, lên cơn sốt và rên rỉ rằng bàn tay phải đau quá, 5 ngày sau bà qua đời. Người ta đồn rằng mẹ Henry bị Catherine hạ độc gián tiếp qua đôi găng tay tẩm nước hoa mà Catherine tặng cho mẹ Henry.
Ai là chủ mưu ám sát đô đốc Coligny vẫn chưa được xác minh, trong tác phẩm “Hoàng hậu Margot”, Catherine được Alexandre Dumas mô tả như kẻ chủ mưu đằng sau mọi chuyện, những phong tục và lối sống quý tộc dưới thời cai trị của Catherine de Medici cũng được đưa hết vào tiểu thuyết, bao gồm cả tình tiết cung nữ mặc váy hở vai, đi làm gián điệp cho Catherine de Medici, cho đến khả năng hạ độc mà không ai biết.
Thế cho nên đừng nghĩ cung nữ châu Âu chỉ biết lượn qua lượn lại làm kiểng.
Credit: Công Chúa Xứ Hoa – Tình Yêu, Máu và Nước Mắt
Marguerite de Valois trên phim:
Đám cưới của Henry IV và Marguerite de Valois: https://www.bilibili.com/video/BV1NU4y1h7vW/?spm_id_from=333.788.recommend_more_video.23
– Khoan đã, xử lý ai? Diệt sạch nhà Habsburg? Thái Tử chết trận, nhưng chẳng phải lúc trước chị dâu mang thai sao?
– Hành động của Friedrich là điều tối kỵ nhất. Thời hậu Trung cổ tuyệt không có trò lừa giết quân chủ nước láng giềng. Ở Châu Âu, giết quân chủ là tối kỵ, cho dù đánh giặc, quân chủ bị bắt làm tù binh cũng sẽ chăm sóc cẩn thận. Điều này ảnh hưởng nhân phẩm, có thể nói đắc tội tất cả quân chủ Châu Âu, hơn nữa về sau sẽ không có quân chủ nào nhận lời mời tới Phổ.
– Quả nhiên dựa vào món quà của nam chính.