Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Người bán hàng cười lấy một miếng nhỏ đường đỏ đặt ở trên quầy ra nhét vào trong miệng Nghiêm Tương. Nghiêm Tương và Kiều Vi vui vẻ trở về nhà.
Về đến nhà, Kiều Vi đặt rau nhà mình xuống, lấy hai miếng thịt từ trong giỏ ra. Khi mua đã nhờ người bán thịt cắt một dao chia làm hai miếng. Một miếng khá mỡ, một miếng hơi nạc.
Kiều Vi nhớ hình như thời đại này cho rằng thịt mỡ tốt hơn thịt nạc, cô không chắc chắn lắm, nên hỏi Nghiêm Tương: “Thịt mỡ ngon hay thịt nạc ngon.”
Nghiêm Tương không do dự đáp: “Thịt mỡ ngon, thịt mỡ thơm.”
Lại vừa lắc đầu: “Không có ai thích mua thịt nạc.”
Kiều Vi nói: “Được, vậy chúng ta đưa miếng thịt mỡ này cho bác Triệu dì Dương, cảm ơn bọn họ chăm sóc Tương Tương.”
Nghiêm Tương gật đầu: “Vâng vâng!”
Kiều Vi cầm thịt và đường đỏ, lại mang theo Nghiêm Tương ra ngoài.
Nhà đoàn trưởng Triệu cách không xa, vài bước chân là đến.
Cổng nhà rộng mở, Kiều Vi không đi thẳng vào, đứng ở ngoài cổng gọi: “Có ai ở nhà không?”
Có người đáp lời, từ trong nhà đi ra. Người này chừng ba mươi tuổi, búi tóc sau đầu, thân hình gầy yếu, sắc mặt vàng vọt.
Nhìn dáng vẻ có thể thấy được là đến từ nông thôn.
Không có gì ngạc nhiên, Nghiêm Lỗi và rất nhiều đồng đội của anh có xuất thân nông dân khổ cực. Dựa vào tâm huyết và tấm lòng phục vụ đất nước, mới liều ra cấp bậc ngày hôm nay.
Đãi ngộ của bộ đội tốt hơn đãi ngộ của công nhân, cũng là bởi vì quốc gia có một tư tưởng chỉ đạo “Đổ máu càng nặng hơn đổ mồ hôi”.
Rất nhiều người đời sau chỉ biết là chiến tranh Triều Tiên, lại không biết thật ra sau khi dựng nước, bởi vì chính trị nên đất nước luôn có trận đánh lớn nhỏ.
Giống như câu nói ở trên mạng kia, đâu có năm tháng tĩnh lặng gì, là người khác gánh vác trọng trách đi trước thay bạn.
“Chị dâu.” Kiều Vi ngọt ngào gọi, mang theo Nghiêm Tương sải bước vào trong sân.
Nghiêm Tương vô cùng lễ phép: “Dì Dương.”
“Ừm.” Chị Dương dùng tạp dề lau tay đáp: “Tiểu Kiều về rồi à. Hai mẹ con ăn sáng chưa? Tôi nấu mì sợi cho hai mẹ con nhé?”
“Không cần, không cần, mẹ con tôi ăn rồi.” Kiều Vi nói.
Giọng Nghiêm Tương vang dội nói: “Dì Dương, mẹ con cháu đi đại viện ăn hoành thánh.”
“Ăn hoành thánh à.” Chị Dương cười nhìn Kiều Vi.
Cái nhìn này khiến Kiều Vi không hiểu lắm.
Cũng không thể hỏi chị liếc mắt vậy là có ý gì, cô buông bỏ nghi ngờ trong lòng trước, tiến lên đưa thịt và đường đỏ cho chị Dương.
“Cái gì vậy?” Chị Dương hỏi.
“Đó là đường đỏ.” Kiều Vi nói: “Tôi gặp xui xẻo, bị bệnh khi ở tỉnh, sốt đến mơ hồ, cũng chưa kịp mua gì đã tay không trở về. Đường này vừa mua ở cung tiêu xã, lấy cho mấy đứa bé uống.”
Chị Dương đẩy ra: “Cô làm vậy là sao?”
Kiều Vi nói: “Tôi không ở nhà, Nghiêm Tương phải làm phiền chị dâu mấy ngày, tôi mua chút đồ thay tấm lòng, chị dâu đừng ghét bỏ.”
Ngoài miệng chị Dương nói “Sao lại khách sáo vậy”, nhưng tay đẩy lại không dùng sức nữa. Kiều Vi dúi vào tay chị ta.
Chị Dương trách cô: “Cô nhìn cô kìa, còn khách sáo gì với nhà chúng tôi chứ.”
Thu tạ lễ xong, chị ta túm chặt lấy Kiều Vi: “Uống ngụm nước.”
Kiều Vi tiện thể ở lại, đi theo chị ta đến bàn nhỏ dưới mái hiên ngồi.
Trong nhà của niên đại này lấy đâu ra đồ gì uống, uống chút nước lại là uống nước thật, nước đun sôi.
Kiều Vi nhân cơ hội quan sát sân nhà này. Sân nhà đoàn trưởng Triệu lớn hơn một chút, trong sân trồng chút rau. Nhưng nhà của anh ta lại không giống nhà Kiều Vi lắm, bởi vì nhiều người, sau khi vào ở lại tự xây thêm hai gian. Tự xây bừa nên khiến cho bố cục căn nhà hơi loạn.
Nhưng đất trong sân lại dọn dẹp rất gọn gàng, gieo vài loại rau xanh nhỏ, xanh mướt. Vừa nhìn đã biết người trong nhà là người giỏi nội trợ.
“Người thân thế nào?” Chị Dương quan tâm hỏi.
Niên đại này, giữa hàng xóm gần như không có chuyện riêng tư gì. Còn may nhà nào ở nhà đó, không phải kiểu một viện lớn nhiều nhà ở chung, không đến mức bị người khác nghe lén.
Nhưng các cô các chị kiểu như vậy chắc chắn sẽ hỏi một câu khi gặp mặt, đây là thói quen của họ.
Thật ra quan hệ giữa chị Dương và nguyên chủ không hề tốt. Chị ta là con gái nông thôn, nguyên chủ tự nhận là thành phần trí thức, tuy rằng chồng của hai người hy vọng hai người có thể có mối quan hệ tốt, nhưng hai người này hoàn toàn không có tiếng nói chung.
Nguyên chủ gửi con cho chị ta, chị Dương ngại tình bạn của ông chồng hai nhà, cũng không thể từ chối. Nhưng nói chị ta và nguyên chủ rất thân thì không có.
Nhưng hôm nay Kiều Vi mang theo quà đến đây, giơ tay không đánh mặt người tươi cười. Cô đột nhiên biết lễ nghĩa, dĩ nhiên chị Dương sẽ gần gũi với cô hơn vài phần.
Vì cuộc sống về sau của mình, Kiều Vi nhất định phải chùi đít cho nguyên chủ Kiều Vi Vi, xóa bỏ chuyện cô ấy bỏ trốn. Cô lại lấy chuyện đã dùng để lừa tài xế Trương ra.
Chị Dương thẳng thắt lưng lên, tức giận đến vỗ bàn: “Còn dám ghét bỏ chúng ta!”
Kiều Vi nói: “Đó là do tôi chưa kịp nói với người ta tôi là gia đình quân nhân. Chủ yếu là bọn họ cũng không hỏi.”
Người then chốt trong chuyện này chính là chị Dương, chỉ cần lừa được chị ta, chuyện này xem như bỏ qua.
Kiều Vi có thể thay thế Kiều Vi Vi, bắt đầu cuộc sống mới.
Chị Dương đến từ nông thôn, nhìn từ vẻ bề ngoài chính là dân quê, vào thành phố vài lần cũng bị người trong thành phố khinh thường, rất đồng cảm trong chuyện này. Quả nhiên chị ta bị lừa, đùng đùng tức giận, lời nói ra là tiếng địa phương quê nhà.
“Đừng tức giận, đừng tức giận. Sau này không lui tới nữa là được, vốn chỉ là họ hàng xa thôi.” Kiều Vi nhìn ngó xung quanh: “Tiểu Lâm nhà chị đâu?”
Vừa nhắc đến nữ chính Lâm Tịch Tịch, chị Dương giống như mở máy hát: “Cô đã gặp Tịch Tịch nhà tôi rồi hả? Thế nào, cô cháu gái nhỏ này không tệ đấy chứ.”
Trong giọng nói của chị Dương mang theo kiêu ngạo, lộ ra vẻ yêu thích đứa cháu gái không có huyết thống này.
Nữ chính đúng là có vầng hào quang của nữ chính.
Trong nguyên tác, nữ chính hầu như được tất cả mọi người yêu mến.
Hơn nữa, Kiều Vi đã đọc rất nhiều truyện xuyên sách, trong đó có một số truyện có thiết lập là “cốt truyện” sẽ khống chế các nhân vật. Trong thiết lập này, “cốt truyện” giống như một bánh xe số phận lớn, lăn qua lăn lại khiến các nhân vật, đặc biệt là nam chính không thể kiềm chế được mà nảy sinh tình cảm với nữ chính nguyên tác.
Nếu thế giới này cũng có giả thiết như vậy thì cũng thật đáng lo.
“Nhìn rất siêng năng.” Kiều Vi khen theo lời chị Dương.
“Cũng không phải siêng năng bình thường đâu.” Chị Dương cười rạng rỡ: “Đứa trẻ này thực sự rất chịu khó, con bé mới đến đây vài ngày nhưng không biết đã giúp tôi làm bao nhiêu công việc rồi đấy. Dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, giặt quần áo và chăm sóc trẻ con. Từ khi tôi cưới lão Triệu, chưa bao giờ thoải mái và vui vẻ như vậy.”
“Sau này ai cưới được Tịch Tịch của chúng ta thì đúng là may mắn!”
Trên mặt chị Dương hiện lên vẻ đắc ý.
Kiều Vi là người trí thức, cô đã học cấp ba. Trong quân đội có rất nhiều người là nông dân, phần lớn người nhà của họ đều có trình độ văn hóa thấp, người trong gia đình quân nhân như cô cũng tương đối hiếm. Lúc nào cũng tỏ ra kiêu ngạo, không thích kết giao với những phụ nữ nông thôn như họ.
Nhưng mọi người đều biết, mặc dù đoàn trưởng Nghiêm cưới một người trí thức nhưng cuộc sống của anh thực sự không mấy tốt đẹp.
Những người như chị Dương cho rằng phụ nữ có học vấn cũng vô ích, phải chăm chỉ hiền dịu mới tốt. Chỉ khi đó mới có thể hầu hạ chồng và gia đình chồng một cách thoải mái.
Tất cả mọi người đều biết chuyện mỗi ngày Nghiêm Lỗi đều ăn sáng ở quân doanh.
Ai mà không thầm cười vợ anh lười biếng.
“Mợ, đang nói gì vậy ạ?”
Đột nhiên, ngoài cổng vang lên tiếng cười của một cô gái trẻ.
Kiều Vi và chị Dương đều nhìn sang, thì ra là Lâm Tịch Tịch đã trở lại.
Cô ta đang xách một chiếc giỏ dệt bằng nhựa tương tự như chiếc mà Kiều Vi đang cầm, mộ tay khác dắt một cậu bé, lưng còn cõng một bé gái nhỏ hơn.
Hình ảnh người phụ nữ chăm chỉ, giản dị, chịu thương chịu khó, toàn năng trong các bộ phim truyền hình mà các bà lớn tuổi rất thích xem.
Chị Dương đứng lên: “Cô nhìn con bé đi, tôi đã nói là để tôi chăm sóc bọn trẻ, con bé chỉ cần đi mua đồ ăn là được, con bé lại phải mang theo hai đứa trẻ đi cùng.”
Ngoài miệng thì oán trách nhưng vẻ mặt lại rất vui vẻ.
Gia đình đoàn trưởng Triệu có năm người con, ba trai hai gái, từ con trai lớn mười hai tuổi đến con út mới hai tuổi. Bất kỳ người phụ nữ nào mỗi ngày đều bị một đám trẻ quấn lấy sẽ rất vui nếu đột nhiên có ai đó giúp đỡ.
Chị ta đi tới cầm giỏ rau, quan tâm hỏi: “Mệt lắm đúng không?”
Lâm Tịch Tịch ngọt ngào nói: “Trong nhà còn nhiều việc như vậy, mợ chẳng nhàn rỗi lúc nào, cháu còn trẻ, trông hai đứa nhỏ cũng không sao.”
Cô ta còn cố ý nhấn mạnh một câu: “Hơn nữa, cháu cũng rất thích chăm sóc trẻ con.”
Ân cần chăm sóc người khác, nói chuyện thì dễ nghe, chị Dương lại càng thích cô ta, vừa giúp cô ta cởi chiếc túi vải buộc đứa trẻ trên lưng xuống vừa nói: “Đây là vợ của đoàn trưởng Nghiêm, chắc ngày hôm qua cháu cũng gặp rồi đúng không, cháu gọi là… dì đi.”
Hiển nhiên sau một ngày điều chỉnh, Lâm Tịch Tịch đã chấp nhận việc Kiều Vi còn sống, cô ta đưa bé Năm cõng trên lưng cho chị Dương, mỉm cười gọi: “Dì Kiều.”
Ánh mắt lấp lánh.
Kiều Vi cũng không khách sáo đáp “ừ”.
Khoảnh khắc cái gùi buộc đứa bé được cởi ra, Kiều Vi nhìn thấy rõ vẻ mặt được giải thoát của Lâm Tịch Tịch. Điều này cho thấy cô ta không hề “tuổi trẻ, không mệt” như cô ta khẳng định.
Bé Năm đã hai tuổi, khá nặng.
Có tài thật.
Cõng một đứa trẻ lớn như vậy trên lưng, đi bộ đến chợ nông sản rồi lại quay về, còn phải để mắt đến một cậu bé tung tăng nhảy nhót khác, sao có thể không mệt được.
Lâm Tịch Tịch đang tự tạo cho mình một nhân cách “yêu trẻ con”.
Điều này cho thấy dù biết Kiều Vi còn sống, cô ta vẫn không từ bỏ người đàn ông đã có con trai là Nghiêm Lỗi. Dù sao cổ phiếu này có tiềm năng rất lớn trong tương lai.
Cậu bé được Lâm Tịch Tịch dắt về là con trai thứ tư của chị Dương, gọi là Quân Tử, năm tuổi. Nhìn thấy Nghiêm Tương, cậu bé buông tay Lâm Tịch Tịch ra chạy tới: “Nghiêm Tương!”
Đứa trẻ này thoạt nhìn còn cao hơn Nghiêm Tương một cái đầu, thằng bé đi tới kéo Nghiêm Tương: “Đi, chúng ta đi chơi!”
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");