Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn
  3. Chương 142
Trước /169 Sau

Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 142

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Một đám thiếu niên choai choai, thiếu nữ ngây thơ, nào biết ý nghĩ của mình đều viết hết lên mặt. Vừa rồi bọn họ nháy mắt với nhau, Kiều Vi nhìn qua là biết chúng nghĩ gì.

Nhưng đương nhiên là không thể thừa nhận. Không những không thể thừa nhận, còn phải thật sự làm ngược lại để chứng minh mình vô tội.

Vương Đại Lượng cứng cổ nói: “Nghĩ chúng tôi là ai vậy! Chúng tôi đều vì nước vì dân. Không phải chỉ là xé sách thôi sao? Làm ngay bây giờ. Nào! Mọi người! Xé ra!”

Kiều Vi vỗ tay: “Đúng đúng, các cậu là mặt trời lúc tám chín giờ sáng của tổ quốc, tương lai của đất nước hoàn toàn phụ thuộc vào các cậu! Trịnh Ngải, Tiểu Ngô mang ghế cho các bạn học, để mọi người ngồi xé! Đừng để các bạn học mệt mỏi!”

Giám đốc xấu bụng quá.

Bây giờ đang là mùa đông, lạnh biết bao.

Các nhân viên chuyển ghế đến đây mà mặt không đổi, đặt chúng trong sân.

Kiều Vi nói: “Mấy giờ rồi? Tôi phải gọi cho thư ký Phan của ủy ban Cách mạng, tôi đã nói chuyện này với anh ấy vào buổi sáng.”

“Các bạn học, cứ từ từ xé đi. Sau khi xé xong, chúng ta sẽ thống kê số lượng rồi liên hệ với khu phố, xem số hộ dân bên đó.”

“Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Nếu chia không đều, có nhà nhận quá nhiều, có nhà nhận quá ít, thì đó là vấn đề lớn. Những người đó vừa tham vừa hám lợi, thế nào cũng gây rắc rối cho nhà các cậu.”

“Các cậu xé trước, xé trước đi, sau khi xé xong đống này thì vào trong bê ra. Tôi đi gọi điện thoại trước.”

Giám đốc Kiều đi nhanh vào trong nhà.

Các nhân viên cũng học theo, tất cả đi vào nhà.

Đốt lò, uống trà nóng, nhìn đám trẻ con đang xé sách với tay chân lạnh ngắt trong sân qua lớp cửa sổ thủy tinh ấm áp.

Lòng nhiệt huyết bị gió lạnh thổi bay.

“Ai… Ôi! Ch.ảy nước mũi rồi.” Trịnh Ngải cầm ấm trà ghét bỏ nói.

Trong sân, một nam sinh xé một trang sách và xì mũi. Bóp nó thành một cục rồi ném xuống đất.

Tiếng chê bai liên tục vang lên trong phòng.

Cô uống nửa bình trà nóng vào bụng, cảm thấy ấm áp dễ chịu hơn.

“Nhìn xem, tốc độ xé càng ngày càng chậm.” Mọi người nói.

Chứ sao, ngoài trời lạnh như thế. Xé sách đã lâu, có lẽ tay đã cứng đờ. Đeo găng tay cũng bất tiện.

“Nhìn kìa, cậu ta đang giậm chân. Chắc chân cậu ta bị đông cứng rồi.”

Kiều Vi bưng một bình nước gừng đun sôi trên bếp, đi đến bên cửa sổ, thổi hơi nóng, rồi nhìn ra ngoài cửa sổ.

Các bạn học lạnh đến mức đứng yên tại chỗ.

Kiều Vi lại thổi hơi nóng, uống một ngụm nước đường nóng.

Nhóc con vắt mũi chưa sạch, dám đấu với người lớn.

Có người thật sự không chịu nổi, một nữ sinh khụt khịt đến gõ cửa phòng làm việc: “Dì ơi, chúng cháu vào bên trong xé được không?”

Kiều Vi ân cần nói: “Được, đi đi. Đừng đốt lửa, ở đây chúng tôi là đơn vị phòng cháy chủ chốt.”

“Ôi, không đâu ạ.”

Nữ sinh quay về, ngay sau đó các học sinh chuyển ghế vào thư viện trước, sau đó chuyển những cuốn sách bị rách một nửa vào nhà… Trước đó chúng đã được chuyển ra từ đó.

Vẫn phải làm việc, nhưng chuyển đi cũng tốt, ấm áp hơn một chút.

Chị Thẩm hỏi Trịnh Ngải: “Bếp lò trong thư viện có cháy không?”

“Không có.” Trịnh Ngải đẩy kính lên: “Hôm nay không có ai nên không đốt bếp lò.”

Kiều Vi nói: “Vẫn phải để ý, đừng để đám nhóc kia không chịu nổi mà đốt lửa cho tôi.”

Trịnh Ngải nhặt chiếc áo khoác bông lớn rồi hơ trên bếp lò, khoác lên người rồi đi đến thư viện xem.

Các học sinh ủ rũ.

Đốt sách thú vị biết bao, còn việc ngồi xé sách trong căn phòng lạnh lẽo chẳng vui gì cả.

Nhìn thấy một người đàn ông cao lớn đeo kính đang sắp xếp giá sách, Vương Đại Lượng nói: “Này, đồng chí, đồng chí có thể nhóm bếp lò được không?”

Trịnh Ngải giả vờ như không nghe thấy.

Lông mọc hết chưa, mà dám gọi tôi là đồng chí.

Vẫn là nữ sinh kia thông minh hơn một chút, lễ phép nói: “Chú ơi, chúng cháu lạnh lắm, chú có thể nhóm bếp lò được không?”

Trịnh Ngải ngồi trên thang rồi quay đầu đẩy cặp kính dày lên: “Không được, không có nhiều than như vậy.”

“Hiện giờ có rất nhiều hội nghị cách mạng, để hỗ trợ họ, nguồn cung cấp nhiên liệu của mỗi đơn vị đã bị cắt giảm. Một phần than đã được để dành để hỗ trợ các hội nghị cách mạng của các tổ chức quần chúng cách mạng.”

“Than của chúng tôi còn không đủ dùng. Cậu xem chúng tôi đều co ro trong văn phòng không dám ra ngoài. Bình thường làm việc lạnh cóng tay, khổ lắm.”

Thế thì hết cách.

Thiếu niên nam nữ thất vọng.

Đáng ghét hơn là vào buổi trưa, một người dì trẻ đến giao đồ ăn cho chú đeo kính: “Lấy cơm cho anh rồi.”

Chú đeo kính ăn ở ngay trong thư viện, hơi nóng tràn ngập thư viện cùng với mùi thơm của cơm.

Nhiều người nuốt nước miếng, bụng sôi ùng ục.

Lúc này, giám đốc thư viện trẻ tuổi cũng bưng hộp cơm đi vào: “Ơ, các cậu còn ở đây à? Đến giờ ăn trưa rồi, mau về nhà ăn cơm đi. Chiều lại tiếp tục làm.”

Mọi người nháy mắt với nhau, vội vàng đứng dậy, vờ vĩnh nói: “Buổi chiều lại đến…”

“Trịnh Ngải, cậu đăng ký cho mọi người, học trường nào, tên là gì, sống ở đâu, tên bố mẹ và đơn vị công tác…” Giám đốc Kiều nói: “Sau này viết báo cáo công việc chúng ta phải ghi hết học sinh vào đó.”

Tất cả mọi người đều cứng đờ, ra sức nháy mắt với Vương Đại Lượng.

Vương Đại Lượng dũng cảm nói: “Không, không cần đâu.”

“Tại sao không cần? Phải cần!” Kiều Vi nói: “Cuộc cách mạng của chúng ta phải có tổ chức và kỷ luật. Năm bè bảy mảng sao được? Hãy nghe tôi, tôi là người nhà quân nhân, trong gia đình bộ đội, ngay cả con trẻ cũng phải huấn luyện như tân binh, tính tổ chức kỷ luật phải được rèn ngay từ khi còn nhỏ!”

Nhưng sở dĩ họ gây chuyện là vì thích loại cảm giác vô kỷ luật, coi trời bằng vung này.

Vương Đại Lượng nói: “Chúng tôi ở cách đây không xa, ăn cơm xong sẽ quay lại ngay.”

Kiều Vi nói: “Vậy cậu đăng ký đi, cậu là thủ lĩnh. Chúng tôi chịu trách nhiệm, có chuyện gì sẽ tìm cậu.”

Trịnh Ngải đặt hộp cơm xuống, lau miệng, đi đến quầy mở sổ đăng ký ra: “Nói đi, cậu sống ở đâu? Địa chỉ nhà? Tên bố mẹ? Đơn vị công tác?”

Vương Đại Lượng hoảng hốt, nhưng có thể làm thủ lĩnh, đương nhiên khá thông minh, trợn mắt nói: “Nhà số Bốn đường Kiến Thiết. Bố tôi là Vương, Vương, Vương Kiến Quốc, mẹ tôi là ừm, tên là Lý Phượng Mai. Bọn họ là, ừm…”

Tạm thời không kịp bịa ra đơn vị, một nữ sinh thông minh giúp cậu ta bịa: “Nhà máy vòng bi!”

“Đúng, đúng, đúng, nhà máy vòng bi.”

“Được, vậy về nhà ăn cơm trước đi.” Kiều Vi bưng hộp cơm sắp xếp công việc tiếp theo: “Buổi chiều tiếp tục xé, xé thêm từng đó nữa là cũng được rồi. Liên hệ với khu phố, lấy danh sách hộ dân, sau đó làm danh sách phân phối, cố gắng đưa đến tay người dân vào ngày mai. Đúng rồi, tốt nhất là ngày mai các cậu mang theo một ít dụng cụ như cái giỏ, cái thùng, v.v. Rồi tìm một chiếc xe đẩy, nếu không nhiều như vậy, các cậu vác lên lưng thì tôi sợ các cậu sẽ mệt chết.”

“Dù các cậu hết lòng vì cách mạng, vì quần chúng, nhưng các cậu cũng là nụ hoa của vườn hoa tổ quốc. Nếu mệt chết thì dì cũng đau lòng lắm.”

“À phải rồi, ngày mai nhớ mang theo dây thừng để đeo giỏ và thùng lên lưng.”

Các nhân viên hôm nay đều lấy cơm về ăn.

Từng người một bưng hộp cơm, ăn cơm nóng, nhìn các học sinh lờ đờ rời đi.

“Đoán xem chiều nay có bao nhiêu người quay lại?”

“Nhà tôi ở đường Kiến Thiết, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy đứa trẻ này bao giờ.”

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");

Quảng cáo
Trước /169 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Thiên Sư Chấp Vị - Phần 2

Copyright © 2022 - MTruyện.net