Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Cô hỏi Nghiêm Phù: “Con còn nhớ anh trai không?”
Nghiêm Phù lại lắc đầu.
Anh trai rời đi khi cô bé còn chưa biết gì, sao cô bé có thể nhớ được chứ.
“Anh trai rất thích con.” Kiều Vi nói với cô bé: “Khi con còn nhỏ anh trai thường ôm con đi khắp nơi khoe khoang, để người khác biết em gái mình xinh đẹp nhất.”
Nghiêm Phù cười khúc khích.
Cảm thấy anh trai rất thú vị.
Khung ảnh trong nhà cũng có ảnh của anh trai, Nghiêm Phù nói: “Anh trai con cũng rất đẹp trai.”
Nhưng cô bé không hiểu: “Anh trai con đi đâu rồi?”
Kiều Vi xoa đầu cô bé nói: “Anh con đi đến nơi thuộc về anh ấy, cùng với những người rất thông minh.”
Nghiêm Phù cảm thấy cô bé cũng khá thông minh, thành tích của cô bé vẫn luôn xuất sắc.
Cô bé nói: “Đợi con lớn rồi, con sẽ đi tìm anh ấy.”
Kiều Vi cười: “Được.”
Kế hoạch phát triển huyện Bác Thành của Kiều Vi được Mạnh Tác Nghĩa tán thưởng. Ông ta cũng cảm thấy rất hài lòng vì những người ông ta đưa ra đã có cùng ý tưởng với ông ta.
Thực chất đây chính là lộ trình phát triển mà Bác Thành nên có. Kiếp trước Kiều Vi đã đến đây nhiều lần và đưa ra những báo cáo chuyên đề cho Bác Thành.
Do đó, cô rất quen thuộc với sự phát triển của Bác Thành. Không chỉ hiểu rõ lộ trình phát triển mà còn hiểu rất nhiều sai lầm cũng như những cạm bẫy mà Bác Thành đã mắc phải.
Trong mắt người khác, Bí thư Kiều có tầm nhìn xa, hiểu biết sâu rộng.
Làn sóng cải cách mở cửa lớn tràn khắp đất nước, như Cam Lâm làm thay đổi đời sống nhân dân.
Bí thư chi bộ cũ của thôn Nghiêm đã từ chức, Bí thư chi bộ mới là con trai ông ta.
Bí thư chi bộ Nghiêm mới dẫn vài người đến huyện Bác Thành, đến tìm Nghiêm Lỗi và Kiều Vi làm quan chức cấp cao ở bên ngoài, nhờ họ giúp đỡ việc phát triển quê hương.
Ý định ban đầu của Bí thư chi bộ Nghiêm là nhờ Nghiêm Lỗi giúp đỡ, nhưng Nghiêm Lỗi lại nói: “Kiều Vi có kinh nghiệm ở khía cạnh này hơn.”
Khi nghe tin Kiều Vi đã là Bí thư Huyện ủy, người dân thôn Nghiêm đều ngạc nhiên, lo lắng Kiều Vi giờ đây đã vua một cõi sẽ ghét bỏ họ.
Nhưng Kiều Vi không như vậy. Cô sắp xếp người dân trong làng đến ở nhà khách và dành thời gian lắng nghe tiếng nói của họ cũng như nói chuyện với họ.
Cuối cùng, lời khuyên cô đưa ra là: “Bảo đảm sản xuất hộ gia đình.”
Mọi người im lặng.
Kiều Vi nói: “Thực ra đã có người làm việc này rồi. Không phải cấp trên không biết, chỉ là bây giờ cấp trên chưa hoàn thiện kế hoạch. Nhưng phương hướng chung phải hướng tới tự do hóa.”
Cô nói: “Chỉ xem mọi người có dám làm hay không thôi.”
Thật thà ăn cháo, bố láo ăn cơm.
Bí thư mới hút nửa bao thuốc, hung hăng nói: “Làm!”
Họ trở về thôn và triệu tập các thành viên để họp bí mật.
Các thành viên đều lấy dấu vân tay và hứa nếu cán bộ vào tù vì việc này thì mọi người sẽ cùng nhau nuôi con của cán bộ cho đến khi đủ mười tám tuổi.
Năm này, thôn Nghiêm được mùa bội thu.
May là các cán bộ không phải vào tù vì việc này.
Thời gian qua đi, năm tiếp theo cuối cùng cũng bước sang thập niên tám mươi.
Trong bài phát biểu quan trọng, một cụ già khẳng định việc thực hiện khoán đến hộ gia đình ở nông thôn và truyền tải thông điệp cải cách nông thôn là cấp thiết.
Trái tim treo cao của các cán bộ thôn Nghiêm cuối cùng cũng buông xuống.
Bí thư chi bộ Nghiêm khen ngợi: “Kiều Vi nắm bắt chính sách rất chính xác.”
Những người khác cũng khen ngợi: “Cô ấy thực sự là một cán bộ xuất sắc.”
“Bí thư Huyện ủy!”
“Không thể tin được. Thôn Nghiêm chúng ta đốt loại hương gì vậy? Hai người họ, một người là cán bộ cấp Sư đoàn, một người là Bí thư Huyện ủy.”
“Đúng là khói xanh bay lên từ mộ tổ tiên.”
Đương nhiên những cán bộ từng đến huyện Bác Thành gặp Nghiêm Lỗi và Kiều Vi sẽ bị hỏi nhà của quan chức cấp cao như thế nào.
“Tòa nhà hai tầng!”
“Có thông tín viên, có bảo mẫu.”
“Ồ, vậy vợ của Lỗi Tử không cần phải làm gì à?”
“Làm gì? Anh muốn Bí thư Huyện ủy làm gì? Hả? Cán bộ huyện ủy đi họp về, mặc tạp dề vào cọ nồi rửa bát cho anh à?”
Có người không tránh khỏi động lòng.
Con trai của anh ba nhà họ Nghiêm kém Nghiêm Tương ba tuổi, hiện tại mười lăm tuổi, mới học lớp bảy trung học cơ sở.
Là do Nghiêm Lỗi gửi thư về nhà nhiều lần nghiêm khắc yêu cầu gia đình đảm bảo những đứa trẻ của nhà họ Nghiêm được đến trường và tiếp thu giáo dục.
Thằng bé không học tiếp được, lại bị ông nội ấn đầu bắt đi học.
Ngày nào đến trường cũng ngủ, bị bạn bè giễu cợt: “Bác hai mày giỏi như thế, mày còn đi học làm gì?”
“Tao mà là mày, tao đi tìm bác hai rồi.”
“Đến đó được ăn no uống say, có thông tín viên nấu cơm cho, ra ngoài ngồi xe hơi.”
Người trẻ vốn dễ nóng nảy.
Lại nghe người trong nhà bàn bạc nói: “Hướng Dương không đi học tiếp được, hay là chúng ta cưới vợ cho nó.”
Đến lúc này, chế độ thư giới thiệu đã bắt đầu được nới lỏng, không còn khắt khe như trước nữa. Không cần thư giới thiệu cũng có thể đi xa nhà.
Thằng bé vẫn chưa muốn cưới vợ, nên nóng đầu trộm tiền của bố mẹ mua vé xe đến nhờ cậy bác hai quan chức cấp của mình.
Hôm đó Kiều Vi tan làm vừa về đến nhà đã cảm thấy bầu không khí không ổn.
Dì đứng trong sân nhìn vào nhà. Thấy cô về, vội vàng đi tới, khẽ nói với cô: “Cháu của Sư trưởng đến rồi. Sư trưởng đang tức giận.”
Kiều Vi: “…”
Kiều Vi vào nhà, nhìn thấy một cậu bé cúi đầu chán nản vì bị mắng.
Kiều Vi cười nói: “Ôi, ai đây.”
Nghiêm Hướng Dương biết người bác dâu này rất giỏi, là quan chức cao nhất trong huyện, vội vàng nói: “Bác hai, cháu là Hướng Dương, bác còn nhớ cháu không?”
Dù biết bọn trẻ ở đó phải gọi cô như vậy tùy theo bối phận nhưng Kiều Vi vẫn nổi da gà mỗi khi bị gọi là “bác hai”.
Kiều Vi hỏi Nghiêm Lỗi: “Sao Hướng Dương lại đến đây?”
Nghiêm Lỗi khó chịu: “Em hỏi nó.”
Thì ra Nghiêm Hướng Dương không biết địa chỉ chính xác nhà Nghiêm Lỗi, nóng đầu chạy đến đây, xuống xe thì ngơ ngác.
Đang lang thang khắp nơi thì bị cảnh sát phát hiện, bị cho là kẻ vô gia cư nên nhốt lại.
Thằng bé ngốc nghếch này luôn miệng nói “Bác hai của tôi là quan chức cấp cao”, kết quả là bị đánh ở trong đấy nên sợ đến mức không dám nói nữa.
Cho đến khi cảnh sát đến kiểm tra, thằng bé hét lên: “Bác hai của tôi là Sư trưởng! Bác hai của tôi là Sư trưởng!” Cảnh sát cho rằng thằng bé đang nói linh tinh nên phớt lờ nó.
Thằng bé ngốc nghếch cuối cùng cũng không ngốc lắm, nhớ ra nói: “Bác dâu hai của tôi là Bí thư Huyện ủy! Bác hai của tôi là Sư trưởng!”
Chồng của Bí thư Huyện ủy Kiều là một cán bộ cấp cao của quân đội, người trong cơ quan thể chế đều biết điều đó. Điều này đã thu hút sự chú ý của cảnh sát.
Đưa ra hỏi mới biết, má nó chứ, thằng nhóc này thật sự là cháu trai của chồng Bí thư Kiều.
Sau khi hỏi rõ ràng thì gọi điện cho Nghiêm Lỗi đến đón thằng bé về nhà.
Kiều Vi dở khóc dở cười.
Tối nay trong nhà làm nhiều thêm vài món. Nghiêm Hướng Dương đã khóc trong trại tạm giam, ăn uống ngấu nghiến.
Ăn xong để thông tín viên đưa thằng bé đến nhà tắm ở đại viện để tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ.
Để thằng bé ở lại một đêm.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");