Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Vợ anh vẫn luôn không quan tâm đến chuyện này, vì nhà mẹ đẻ cô không còn ai cả, không giống như vài người phụ nữ sẽ cầm tiền của chồng trợ giúp nhà mẹ đẻ. Cô chỉ cần đủ tiêu là được, mà chi phí sinh hoạt anh đặt vào hộp luôn đủ cho cô tiêu.
Mỗi khi cô vào thành phố sẽ mua một bộ quần áo mới, anh lại chưa từng nói gì cả. Cô chưa từng chủ động hỏi đến chuyện tiền bạc.
Nhưng Kiều Vi rất quan tâm.
Bố mẹ ruột bạn trai cũ sợ cô liên lụy anh ta, chỉ một cuộc điện thoại nói cắt đứt quan hệ, anh ta đã vội chia tay. Mặc dù không nói rõ nhưng không khó đoán, suy cho cùng đều vì tiền.
Kiều Vi là người hiện đại, cô không cao thượng như người ở thời đại này, nói gì cũng chủ nghĩa, quốc gia gì đó. Cô là người trùng sinh, chỉ muốn có cuộc sống bình yên tốt đẹp.
Sao cuộc sống có thể không cần tiền chứ.
“Không biết chính xác thu nhập của nhà mình thì sao có thể liệu cơm gắp mắm?” Cô nói: “Em cảm thấy trước kia mình chi tiêu hơi quá, sợ anh không chịu được.”
Ai không chịu được.
Nghiêm Lỗi nắm chặt bàn tay đặt trên đầu gối, ngồi thẳng lên: “Tiền lương của anh cấp mười lăm, một tháng được một trăm hai bảy tệ, trợ cấp phải xem tình hình…”
Kiều Vi xé tờ giấy trắng và đưa bút cho anh: “Viết đi, nhìn rõ ràng hơn.”
Nghiêm Lỗi cầm bút bắt đầu viết liên tục.
Trình độ văn hóa của anh không cao nhưng chữ viết rất đẹp, tay cầm súng có thể khống chế bút vững vàng, khỏe khoắn có lực.
Kiều Vi liệt kê từng thứ, tiền lương bao nhiêu, các trợ cấp bao nhiêu, mỗi tháng bao nhiêu phiếu lương thực, phiếu dầu, phiếu thịt, phiếu vải, phiếu trứng gà, phiếu đường, phiếu công nghiệp.
Sau khi anh liệt kê từng thứ, Kiều Vi càng nhận biết rõ ràng hơn về thời đại này.
Nghiêm Lỗi liệt kê xong đặt bút xuống, hai ngón tay cầm tờ giấy này đưa đến trước chóp mũi Kiều Vi.
Kiều Vi cầm lấy nhìn qua, nhớ đến hôm nay đi chợ nông sản nhìn thấy những thứ kia, món hàng giá một hào, khóe miệng cong lên: “Xem ra cuộc sống nhà chúng ta không tệ.”
Nghiêm Lỗi “Hừ” một tiếng.
“Được rồi, em có chừng mực.” Kiều Vi hỏi: “Vậy bây giờ chúng ta có bao nhiêu tiền tiết kiệm?”
Nghiêm Lỗi bất ngờ khi cô hỏi đến cả tiền tiết kiệm. Anh ngẩn ra một lúc nhưng vẫn đứng dậy, đóng cửa phòng phía Tây lại ngăn cách Nghiêm Tương đang ở phòng khách.
Sau đó anh đi vào phòng ngủ, lấy hộp sắt trên nóc tủ để áo khoác xuống, mở khóa sắt nho nhỏ lấy ra một chiếc lon.
Trên đó in ‘Kẹo vừng xốp giòn’.
Nghiêm Lỗi mở lon kẹo ra, rút mấy cuộn tiền thật dày trong đó ra, lại lấy một trang giấy đưa cho Kiều Vi: “Anh có ghi chép hết.”
Kiều Vi mở tờ giấy ra, mỗi tháng anh đều nhét tiền vào lon kẹo, còn ghi chép lại. Nhìn sơ qua mảnh giấy, gần như chỉ nhét tiền vào, chứ không hề lấy tiền ra.
“Một tháng có thể tiết kiệm bốn mươi à…” Kiều Vi trầm ngâm.
“Đừng tính nữa, mỗi tháng đưa em năm mươi, chuyển về quê hai mươi lăm, anh chỉ dùng bảy tám tệ.” Trong mắt Nghiêm Lỗi có vẻ cảnh giác: “Bây giờ mỗi tháng anh có thể tiết kiệm không dưới bốn mươi tệ.”
Trên tờ giấy kia ghi chép chằng chịt, có vẻ rất xưa, cô nhìn ra anh đã bắt đầu tiết kiệm tiền từ lâu rồi.
Đương nhiên lúc trước tiền lương không cao như bây giờ, tiết kiệm được ít, sau đó dần nhiều thêm.
Số dư mới nhất là hai nghìn ba trăm bảy mươi hai tệ.
Cô nghĩ đến giá hàng hóa bây giờ, dựa theo thời hiện đại tính toán, tương đương với…
Kiều Vi thở ra một hơi thật dài.
Người đàn ông này biết tiết kiệm thật!
Đức tính truyền thống tiết kiệm này qúa tốt, khiến cho người ta cảm thấy rất yên tâm.
Kiều Vi suy nghĩ lại muốn khen người đàn ông này. Cho dù thời đại nào, là nam hay nữ, một người có bản lĩnh kiếm tiền nuôi gia đình, còn có thể tiết kiệm tiền như thế đều đáng khen.
Nhưng vừa ngước mắt, cô lại nhìn thấy vẻ cảnh giác trong mắt Nghiêm Lỗi.
Kiều Vi không hiểu: “Ánh mắt đó của anh là sao thế?”
Nghiêm Lỗi nghiêm mặt: “Bây giờ anh là đoàn trưởng, không thể không gửi tiền về quê được. Hơn nữa, trong tay bọn họ có tiền có phiếu, cuộc sống sẽ tốt hơn, sẽ không đến gây chuyện với em.”
Kiều Vi nghe anh nói vậy, trong đầu cô lại xông lên cảm xúc bực bội và chán ghét giống như lần đầu tiên nhìn thấy Nghiêm Lỗi… Tất cả đều là cảm xúc của nguyên chủ Kiều Vi Vi để lại.
Kiều Vi bừng tỉnh, thì ra là chuyện mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu.
Cuộc sống trước kia của cô chưa từng trải qua chuyện mẹ chồng con dâu, cô xua tay nói: “Em không có ý đó, việc anh gửi tiền về nhà em sẽ không hỏi đến, ai cũng không thể bỏ bố mẹ được.”
Nghiêm Lỗi nghe cô nói vậy, thân thể hơi căng cứng thả lỏng, nhưng anh lại khó hiểu: “Vậy hôm nay em hỏi làm gì?”
Bỗng nhiên vợ gạt bỏ sự thanh cao trong quá khứ, không có việc gì lại hỏi về thu nhập gia đình, khiến cho Nghiêm Lỗi nghĩ đến chuyện anh gửi tiền về quê.
Thì ra anh không tin cô, Kiều Vi bất đắc dĩ nói: “Chẳng phải em đã nói rồi à, em muốn biết rõ để liệu cơm gắp mắm.”
“Anh tiết kiệm được không ít.” Cô chân thành khen anh: “Vẫn nên tiết kiệm tiền như thế, rốt tốt, sau này nên phát huy hơn nữa.”
Kiều Vi cười híp mắt đưa giấy ghi chép tiền tiết kiệm cho Nghiêm Lỗi.
Nghiêm Lỗi nhét tiền vào lon, cho hộp vào ngăn tủ đóng lại lần nữa. Anh phủi bụi trên đó, đi ra ngoài phòng sách.
Kiều Vi xoay cánh tay mấy lần, đưa cho Nghiêm Lỗi một tờ giấy: “Anh xem cái này thử xem, có thể tìm người làm được không?”
Nghiêm Lỗi thấy trên giấy vẽ thứ gì đó hỏi: “Cái này là gì?”
Thật ra cô vẽ rất rõ ràng, có thể nhìn ra ba gậy hình nón cố định với nhau, sau đó cây gậy thứ tư được cột bằng dây thừng thả xuống. Cây gậy thứ tư buông thõng, ở giữa cột ngang một cây gậy ngắn nhìn giống như tay vịn.
Nghiêm Lỗi hỏi: “Giã gạo à?”
Nếu phía dưới đặt máng dài bằng đá thì giống như vật giã gạo ở quê.
“Có thể nhìn rõ cấu tạo không? Em cảm thấy mình vẽ rõ lắm rồi.” Kiều Vi vui vẻ.
Đúng là rất rõ ràng, Nghiêm Lỗi nói: “Em còn biết vẽ tranh à?”
Trước kia anh không biết.
Đương nhiên rồi, vì đây là kỹ năng của Kiều Vi, không phải của nguyên chủ.
Kiều Vi bỏ qua chủ đề này, nói với Nghiêm Lỗi: “Cái này không phải đồ giã gạo mà dùng để giặt quần áo.”
Nghiêm Lỗi: “Hửm?”
“Anh nhìn này…” Kiều Vi khoa tay với anh: “Phía dưới đặt bồn hoặc thùng, ngâm quần áo bên trong, gậy treo này đưa vào trong thùng. Em cầm tay cầm, là thanh ngang này, thanh ngang nhỏ này là tay cầm. Sau đó dùng gậy này liên tục quấy tròn trong thùng, giặt sạch quần áo.”
Có thể nói là máy giặt chạy bằng sức người.
Nghiêm Lỗi hoài nghi: “Cái này có thể giặt sạch quần áo à?”
“Chắc chắn… Ừm, chắc là có thể.” Kiều Vi nói: “Thật ra nguyên lý của cái này không khác với cầm gậy đập quần áo là bao. Nói thật em còn băn khoăn cách dùng gậy đập kia, nó có thể giặt sạch à?”
“Đương nhiên rồi.” Nghiêm Lỗi vô cùng vững tin: “Mấy trăm năm, hơn nghìn năm đều giặt như thế.”
“Vậy chắc chắn cái này cũng có thể.” Kiều Vi rất kiên định.
Vì vòng xoay máy giặt chuyển động như thế.
Mà ‘Máy giặt’ chạy bằng cơm này là video Kiều Vi lướt thấy trên mạng khi nằm trên giường bệnh.
Tác giả của video sống ở trấn nhỏ, do một họ hàng lớn tuổi sống một mình tự chế ra, nghe nói đã dùng hơn mười năm. Một thùng quần áo chỉ tốn sức lao động của một người ăn hai bát cơm.
“Suy nghĩ chuyện này làm gì? Không phải đã nói với em không cần em quan tâm chuyện quần áo à?”
Kiều Vi vô cùng vui mừng, xuyên sách đến thời đại này gặp được người đàn ông có thể chủ động gánh vác công việc giặt quần áo. Anh không giống những người đàn ông khác, ăn cơm xong bắt chéo chân lên chẳng chịu làm gì.
Nhưng cô có suy nghĩ riêng của mình.
“Em muốn sắp xếp lại việc nhà.” Kiều Vi nói: “Thật ra em rất ghét rửa chén. Em muốn nhận việc giặt quần áo, đổi lại anh sẽ rửa chén.”
Bây giờ tình hình trong nhà theo truyền thống nam chủ ngoại, nữ chủ nội.
Nghiêm Lỗi phụ trách kiếm tiền nuôi gia đình, Kiều Vi phụ trách trông con và làm việc nhà. Trong điều kiện không có máy giặt và bồn cầu tự hoại, Nghiêm Lỗi gánh phần việc nặng và bẩn thỉu như giặt quần áo và dọn dẹp nhà xí.
Bây giờ Kiều Vi không có việc làm nên tạm thời chấp nhận sự phân chia công việc này. Vốn dĩ mọi người đều có trách nhiệm, trước kia khi cô sống cùng mẹ cũng là hai người chia nhau làm.
Cô không ghét nấu cơm, trái lại còn rất thích, cô thích mình có thể ăn cơm, nuốt thức ăn vào bụng mà không phải dựa vào dịch dinh dưỡng duy trì mạng sống.
Không phải cô không thể rửa chén.
Nếu tách hai việc nhà này ra cô vẫn làm được, nhưng cô rất ghét nấu cơm xong lại rửa chén. Sau khi nấu cơm phải rửa chén rất khó chịu.
Trước kia, cô và mẹ thay phiên nhau, người nấu cơm sẽ không rửa chén, không nấu cơm thì rửa chén.
Cô nói rõ yêu cầu của mình với Nghiêm Lỗi, Nghiêm Lỗi lại lạnh lùng nói: “Em không muốn rửa cứ để đó, anh rửa.”
Ai không thể sống thiếu ai?
Anh xuống ruộng được lên chiến trường được, có chuyện gì anh không làm được. Cho dù bây giờ Kiều Vi lại bỏ đi theo người khác thì một mình anh vẫn có thể sống tốt như thường.
Không phải chỉ là không muốn làm việc nhà à, còn nói vòng vo gì chứ.
Kiều Vi rất bất đắc dĩ khi Nghiêm Lỗi luôn dùng suy nghĩ theo thói quen trong quá khứ để nghĩ về cô. Dù sao cô cũng không thể nói cho anh biết thân xác này đã hoán đổi linh hồn, không phải người kia nữa.
Đúng là cô không muốn rửa chén, không những lúc trước việc nhà đã chia rất công bằng, mà còn suy xét cho sức khỏe cô yếu và vấn đề vệ sinh nhạy cảm. Nếu như lại giao thêm một việc cho Nghiêm Lỗi nữa thì không ổn lắm.
Dù sao Nghiêm Lỗi ở trong quân đội cũng phải làm việc, nhìn anh đầy cơ bắp đã biết ngày nào anh cũng phải tiêu hao rất nhiều thể lực trong doanh trại.
Đã thế về nhà còn phải giặt quần áo, rửa chén, đúng là hơi quá đáng. Nấu cơm và rửa chén không thể làm cùng nhau, giặt quần áo cũng thế.
Cho nên Kiều Vi định chia lại, trao đổi công việc với nhau.
Nếu có được ‘Máy giặt sức người’ này thì giặt quần áo có thể tiết kiệm sức lực, cô sẽ chọn giặt quần áo, để Nghiêm Lỗi đi rửa chén.
Như vậy mới hợp lý.
Kiều Vi nói suy nghĩ của mình cho Nghiêm Lỗi biết, Nghiêm Lỗi rất bất ngờ.
Trong mắt anh, tư tưởng giai cấp tiểu tư sản của Kiều Vi rất nghiêm trọng, thường thích theo đuổi những thứ hư ảo không có thật, tiêu cực với cuộc sống chân thực trước mắt, thái độ qua loa lấy lệ. Làm sao cô nói với anh về chuyện ‘Công bằng’.
Anh trầm ngâm một lúc.
Kiều Vi hỏi: “Có làm được không?”
Từ sau khi trở về, lúc nào ánh mắt cô nhìn người khác cũng sáng lấp lánh, tràn ngập tinh thần. Ánh mắt của cô mong chờ như thế khiến người ta không đành lòng từ chối.
Hơn nữa những thứ này rất đơn giản.
“Biết rồi.” Anh xếp bảng vẽ lại, cất đi.
Sau đó thì sao? Không nói gì nữa à?
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");