Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn
  3. Chương 48
Trước /169 Sau

Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 48

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Nghiêm Lỗi dừng một chút, nhưng giọng anh vẫn vô cùng kiên quyết: “Vợ chồng đồng lòng thì cuộc sống mới tốt đẹp được.”

Cuối cùng Kiều Vi cũng nhận được câu trả lời như ý muốn.

Chẳng trách tính tình Nghiêm Lỗi và Lâm Tịch Tịch khác nhau, nhưng trong nguyên tác vẫn “ngọt ngào”.

Vì thực chất những hành động mà cô ta cho là “ngọt ngào” chỉ là những yêu cầu cơ bản mà Nghiêm Lỗi nghĩ một người chồng nên làm thôi.

Đấu tranh vì lợi ích của mình thì không có gì phải xấu hổ cả.

Huống chi thân phận của Kiều Vi sau khi xuyên không chính là vợ hiện tại của Nghiêm Lỗi, là vợ đầu của anh. Thế nên cho dù Lâm Tịch Tịch và Nguyên Lỗi trong nguyên tác thật sự thành đôi, Kiều Vi cũng không thể chắp hai tay dâng Nghiêm Lỗi cho cô ta.

Một khi xảy ra xung đột lợi ích với người được trọng sinh chỉ để “kết hôn với Nghiêm Lỗi” là Lâm Tịch Tịch, lúc tranh giành cô cũng sẽ không cảm thấy áy náy.

Nhưng mấy hôm nay sớm chiều ở chung, dù ít hay nhiều thì Kiều Vi cũng nảy sinh tình cảm.

Một khi nói đến phương diện tình cảm, những cảm xúc như lo lắng, khó chịu, bất an sẽ dần xuất hiện. Lúc đó Kiều Vi sẽ áy náy vì nghĩ “Có phải ban đầu Nghiêm Lỗi yêu Lâm Tịch Tịch nhưng bị cô ngăn trở không”.

Nhưng bây giờ Kiều Vi đã hiểu.

Cho dù người đến là Lâm Tịch Tịch hay Lâm Đa Đa hay Lâm Triều Triều, chỉ cần đối phương chủ động muốn chung sống hòa hợp cùng Nghiêm Lỗi, thì mọi chuyện sẽ tự động đi đến cái kết hạnh phúc.

Sự bất an trong lòng Kiều Vi cuối cùng cũng biến mất.

Nếu đối với Nghiêm Lỗi ai cũng như nhau, chỉ cần thành thật chung sống cùng anh, vậy thì cứ để vợ đầu như Kiều Vi làm chuyện này đi.

Nghiêm Lỗi nhìn sắc mặt của Kiều Vi, không hiểu sao anh cảm thấy câu trả lời vừa rồi đã cứu anh một mạng.

Anh lại nhìn ra sân quát lớn: “Nghiêm Tương! Đừng ăn nữa!”

Hai người nhanh chóng đi ra, quả nhiên thấy Nghiêm Tương vẫn đang ăn.

Ngoài nhu yếu phẩm, chợ còn có nông sản và các phụ phẩm do các công xã khác mang đến. Trong số đó, Kiều Vi rất thích các loại trái cây sấy và khoai lang sấy.

Lúc đi chợ với Kiều Vi, Nghiêm Tương đã ăn không ít món ngon. Về đến nhà, trong lúc hai người lớn đang bận nói chuyện, cậu bé lại mở túi lấy trái cây sấy ra ăn tiếp.

Ở thời đại này, trái cây sấy là một món ăn vặt ngon, có thể thỏa mãn cơn thèm của mọi người.

Nhưng tất nhiên ăn nhiều quá không tốt, nhất là đối với một đứa trẻ.

Nhìn thấy bố mẹ chạy ra, cậu bé vội vàng vốc một nắm nhét vào miệng, sau đó lấy tay bịt chặt miệng lại.

Quả nhiên ngay sau đó, túi trái cây sấy thơm ngon đã “bay” khỏi tầm tay rồi bị người bố cao lớn của cậu bé mang đi.

Chưa hết, cậu bé còn bị mẹ búng vào trán, giọng của mẹ vô cùng giận dữ: “Con còn ăn nữa! Ăn nhiều sẽ bị đau bụng!”

Bàn tay đang bịt miệng của Nghiêm Tương lập tức chuyển sang ôm trán.

“Nhon nhá! (Ngon quá)” Má cậu bé phồng lên thật to.

Đương nhiên là ngon, hoàn toàn tự nhiên, được phơi nắng thật kỹ, không có chất độc hại. Kiều Vi cũng mê mẩn ngay khi nếm thử nên mua rất nhiều.

Cô cầm túi trái cây lắc lắc, tiện thể hỏi Nghiêm Lỗi: “Lần họp chợ tiếp theo là khi nào?”

“Tháng bảy này là lần cuối.” Nghiêm Lỗi trả lời. “Khi trường học được nghỉ, sẽ cấy gặt ngay.”

Trong đầu Kiều Vi vốn không tồn tại khái niệm “cấy gặt” nên cũng không dám hỏi gì. May là Nghiêm Lỗi đã kịp thời giải thích: “Tức là gặt nhanh rồi cấy mạ thu hoạch lúa.”

À, thì ra là thế.

“Sau mùa vụ sẽ họp chợ, phải đến tháng tám.”

“Hiểu rồi.”

Kiều Vi đi sắp xếp mấy thứ hôm nay cô mua được.

Nghiêm Lỗi cũng có đồ cần phải thu xếp… anh mua một ít hạt giống rau củ.

Kiều Vi nhìn Nghiêm Lỗi đi tìm chậu ngâm giống. Thật sự rất quý trọng, rất nâng niu, cách Nghiêm Lỗi nhìn hạt giống như nhìn người yêu vậy.

Thật là.

Thôi, chỉ cần anh vui là được.

Kiều Vi ở bên này vừa dọn dẹp vừa thương lượng với anh: “Em nghĩ anh nên lấy gạch hay thứ gì đó bao quanh luống rau. À phải rồi, em cũng muốn lát đá con đường từ cổng đến đây. Anh thấy đá cuội thì sao? Em thấy dưới lòng sông có nhiều đá cuội lắm. Chúng ta ra ngoài đó lấy một ít về lát đường.”

Nghiêm Lỗi hỏi: “Em muốn lát như thế nào?”

Kiều Vi nói ra ý nghĩ của mình, Nghiêm Lỗi cười mãi: “Nghĩ đơn giản thật, em nghĩ cứ rải ra là được à.”

“Không được sao?” Cô ngơ ngác.

Ngẫm nghĩ nói: “Có cần trát thêm xi măng không?”

Nghiêm Lỗi lắc đầu cười khổ.

Kiều Vi khịt mũi: “Cứ làm như anh biết hết vậy. Anh từng lát đường à?”

Không ngờ Nghiêm Lỗi lại nói: “Tất nhiên là rồi. Lát đường, xây cầu, dựng nhà, nuôi heo, quân nhân bọn anh đều làm qua mấy chuyện này rồi.”

Thì ra anh thật sự biết lát đường.

“Được lắm.” Nghe xong câu trả lời của Nghiêm Lỗi, Kiều Vi chỉ hừ nói: “Thế lát như thế nào, anh nói em nghe xem.”

Anh nói: “Em muốn đi lấy đá cuội thì cứ đi đi. Việc còn lại để anh lo.”

Rất tốt, những việc nặng nhọc đều do Nghiêm Lỗi đảm nhiệm.

Kiều Vi vui vẻ đồng ý.

Mặc dù cô muốn làm theo những video cải tạo nhà từng xem trước đây, nhưng Kiều Vi hiểu rõ, tuy video chỉ kéo dài mấy phút ngắn ngủi nhưng lượng công việc cần phải làm rất nhiều. Hơn nữa, là loại sẽ mệt đến mức không thể đứng thẳng.

Tất nhiên khi lên hình người làm video chỉ cho người xem thấy những điều thú vị, còn những phần cực nhọc vừa dơ vừa mệt đã được lược bỏ rồi.

Kiều Vi cũng giống Diệp Công thích rồng, cô chỉ thích làm những phần thú vị nhất để thỏa mãn trí tưởng tượng. Phần việc mệt nhọc còn lại đành giao cho Nghiêm Lỗi. Dù sao đây cũng là biểu hiện của vợ chồng đồng lòng.

“Xử lý vườn rau của anh trước đi, đất của anh còn thối không đấy?” Kiều Vi rướn cổ lên nhìn vườn rau.

“Một chút! Một chút!” Nghiêm Lỗi vội trả lời: “Sắp hết mùi rồi, ngày mai phơi nắng nữa là hết mùi thối.”

Kiều Vi cười liếc nhìn anh, sau đó cô mang đậu, nấm khô, củ cải muối và trái cây sấy đi vào bếp.

Nghiêm Lỗi đặt từng chậu ngâm giống lên bậu cửa sổ. Anh lau tay, sau đó cầm xẻng đi xới đất trong vườn rau. Bùn sông đã khô hẳn, chỉ cần xới thêm một lần, tiếp tục phơi nắng, thì mùi hôi tanh sẽ bay đi hết.

Vậy thì Kiều Vi sẽ không ghét bỏ nữa.

Nghiêm Lỗi nhớ lại lần anh tìm đoàn trưởng Triệu uống rượu sau khi cãi nhau vì vụ trồng rau năm đó, anh ta đã nhắc nhở anh.

“Cậu ủ phân cái gì hả, cậu tưởng mình còn đang sống ở quê sao?” Đoàn trưởng Triệu chỉ vào mũi anh nói: “Cậu không nghĩ à, cậu cưới vợ ở đâu? Là cưới vợ thành phố đó! Cô ấy chịu được mới là lạ.”

Sau đó đoàn trưởng Triệu mách nước cho anh có thể dùng bùn sông thay thế.

Thực ra không có cái gì tốt bằng phân tự ủ, nhưng không cần thiết nữa. Mảnh đất đã bị anh san phẳng lại, anh cũng sẽ không trồng rau nữa.

Lúc đó Nghiêm Lỗi đã nghĩ anh sẽ không bao giờ trồng nữa, nhưng không ngờ có một ngày anh lại gieo những hạt giống mới.

Nghiêm Lỗi vừa xới đất vừa thở dài. Quả nhiên con người phải trải qua một số chuyện mới có thể trưởng thành và tiến bộ được.

Bây giờ cô đã bao dung hơn trước rất nhiều. Một khi con người chịu mở rộng lòng mình, cuộc sống cũng sẽ dễ chịu hơn.

Vợ chồng Nghiêm Lỗi và Kiều Vi vui vẻ rạng ngời như ánh mặt trời, còn Lâm Tịch Tịch lại không được tốt cho lắm.

Lúc gặp Nghiêm Lỗi ở chợ, cảm giác của cô ta tối qua lại càng rõ ràng hơn… người đàn ông này rất phiền.

Tóm lại, không nhắc đến các yếu tố khác, chỉ riêng người này, bây giờ Lâm Tịch Tịch cảm thấy anh rất phiền.

Tâm hồn Lâm Tịch Tịch vốn là một bà cô trung niên. Vào độ tuổi này, cô ta rất thích lải nhải dạy dỗ lớp trẻ. Nói theo thời đại của Kiều Vi, đây là kiểu của bố già.

Hơn nữa Lâm Tịch Tịch là người trọng sinh, trải nghiệm kỳ diệu này đã mang đến cho bà cô khốn khổ ở thập niên chín mươi một loại tự tin mãnh liệt, cảm thấy bản thân đang đúng trên vai của thời đại, có thể khinh thường người trong thời đại này.

Cảm giác hơn người này khiến cô ta tự tin và sung sướng.

Nhưng cô ta nào biết Nghiêm Lỗi lại càng giống bố hơn cô ta, trực tiếp dập tắt khoái cảm của cô ta.

Thật là… phiền.

Tối qua cô ta còn nghĩ đến tiền đồ rộng mở của anh, mơ về tương lai phú quý giàu sang, cô ta còn có thể nhịn.

Nhưng hôm nay cô ta nhìn thấy gì ở chợ? Lưng anh đeo cái sọt, toàn mua đồ linh tinh? Nào là vải dệt thủ công, giày vải tự dệt, thậm chí có cả giày rơm.

Anh ta mua giày rơm!

Trong phút chốc, ảo giác mà hai từ “quan lớn” mang đến lập tức sụp đổ, chỉ còn lại tối tăm mịt mờ.

Cô ta ngày càng thấy rõ dáng vẻ quê mùa đến từ nông thôn giống mình của Nghiêm Lỗi.

Bản chất của con người là thứ rất khó thay đổi. Mặc dù Lâm Tịch Tịch vẫn luôn tự nhủ đây chỉ là chút chuyện vặt, chẳng có gì quan trọng, nhưng rồi cô ta nhận ra lúc này không khác gì bản thân thời trẻ. Thứ cô ta thật sự khao khát vẫn là thành phố.

Cô ta dành hơn nửa cuộc đời vẫn chưa thể biến mình thành người thành phố chân chính.

Mới tối qua, Nghiêm Lỗi chỉ vào cô ta bảo rằng, nhìn qua biết ngay là người nhà quê. Anh không biết lời này khiến Lâm Tịch Tịch đau lòng cỡ nào.

Lâm Tịch Tịch và Tiểu Trương đi lang vô định trong trong khu chợ đông đúc. Cô ta cố nói khách sáo hỏi về chuyến đi lên tỉnh của Kiều Vi.

“Họ hàng của chị dâu, là một bà cụ, không phải là người tốt.” Tiểu Trương nói: “Không thể qua lại với loại họ hàng này được.”

Sao lại là bà cụ? Không phải theo trai sao?

Nhưng Lâm Tịch Tịch nhận ra cô ta không còn hứng thú với chuyện này nữa.

Lúc này, cô ta nhìn những người dân thôn quê tay lấm chân bùn và một số cư dân sống trong thị trấn nhỏ cũng không khác người nhà quê là mấy, trong lòng cô ta chán nản không thôi.

Thậm chí cũng chán ghét Trương Quốc Cường… cậu ta cũng là người nhà quê. Giọng nói của Tiểu Trương nhiễm khẩu âm rất nặng, hay sử dụng phương ngữ trong lúc trò chuyện.

Lúc này, Lâm Tịch Tịch lại đối diện với chính mình, nhận ra mấy chục năm rồi cô ta vẫn thích người thành phố.

Cô ta ghét nông thôn, ghét nơi mà cô ta sinh ra. Thậm chí sau khi trải qua hơn hai mươi năm giày vò ở thành thị, lại càng ghét hơn cả khi còn trẻ.

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");

Quảng cáo
Trước /169 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Bát Gia Tái Thế

Copyright © 2022 - MTruyện.net