Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Nếu không nói rõ ràng, sẽ bị ngầm thừa nhận là một đôi.
“Cháu không muốn tiến tới với anh ta.” Lâm Tịch Tịch trực tiếp nói cho cậu nghe.
Chị Dương ra vẻ tiếc nuối: “Sao vậy? Tiểu Trương khá thông minh mà.”
Tài xế có xe, nếu cần phải đi xa, có bọn họ lái xe nhất định sẽ thuận tiện và thoải mái hơn đi xe buýt nhiều. Nếu có việc vặt thì nhờ tài xế cũng sẽ yên tâm hơn.
Tất cả mọi người đều phải duy trì quan hệ với tài xế, có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống.
“Nếu cháu không thích Tiểu Trương, vậy cháu thấy Tiểu Lưu hoặc Tiểu Tào thế nào?”
Chị Dương gật đầu nói: “Tiểu Tào cũng được.”
Lâm Tịch Tịch biết, dù cô ta không thể kết hôn với Nghiêm Lỗi thì sau này cô ta vẫn phải gả cho một người nào đó.
Nhưng Trương Quốc Cường thì không được, anh ta là người nhà quê. Những người giống như Trương Quốc Cường cũng không được.
Chuyện này cô ta phụ thuộc nhiều vào cậu mợ. Hơn nữa cô ta cũng không phải là thiếu nữ thật sự, nên không cảm thấy ngượng ngùng e thẹn, cô ta nói thẳng với họ: “Cậu, mợ, cháu không muốn gả cho người nhà quê.”
Đoàn trưởng Triệu tức đến mức gân cổ lên: “Chính cháu là người nhà quê. Cậu là người nhà quê, mợ của cháu cũng là người nhà quê.”
“Chính vì cháu là người nhà quê, nên cháu mới không muốn gả cho người nhà quê.” Lâm Tịch Tịch nói.
Trong thời đại kinh tế kế hoạch hóa, muốn mua đồ phải dùng đến phiếu như bây giờ, nông thôn có thể vượt trội hơn thành phố về mặt lương thực và các phương diện khác. Nhưng trong tương lai, sau khi tiến hành cải cách, các tòa nhà cao tầng sẽ dần mọc lên trong thành phố, khi đó khoảng cách giữa nông thôn và thành phố sẽ lớn như đất với trời.
“Tật xấu gì đây, y hệt Tiểu Nghiêm.” Đoàn trưởng Triệu giơ đũa lên chọt chọt mắng.
Chị Dương lại nói: “Con bé có tham vọng thì làm sao. Hơn nữa không phải người xưa vẫn nói trai lấy vợ thấp, gái gả chồng cao hay sao?”
“Được được được.” Đoàn trưởng Triệu rung đũa suy tư: “Vậy Tiểu Lưu, Tiểu Tào, Tiểu Vương…”
“Không phải bọn họ cũng là người nhà quê sao?” Lâm Tịch Tịch khẽ nói.
Tuy nói công nông binh đều là người một nhà, nhưng thật ra trong lòng mỗi người đều phân biệt rạch ròi. Người thành phố là người thành phố, còn người nhà quê là người nhà quê.
Cho nên vì sao buổi xem mắt của Lâm Tịch Tịch lại được săn đón như vậy. Bởi vì những người đoàn trưởng Triệu tìm đều là người nhà quê. Ở thời đại này, tỉ lệ đô thị hóa của đất nước chỉ hơn ba mươi phần trăm một chút, nhìn đi nhìn lại, hầu như bộ đội đều là người nhà quê.
Lấy tiêu chuẩn của những người đàn ông nông thôn này, Lâm Tịch Tịch đúng là một người vợ hoàn hảo.
“Ôi, tìm người thành phố à…” Đoàn trưởng Triệu xoa cằm.
Lần này độ khó tăng lên.
“Cậu, cháu chỉ mới mười bảy thôi.” Lâm Tịch Tịch nói: “Không cần vội.”
Chị Dương cũng nói: “Đúng vậy, không cần vội. Anh viết thư cho chị cả, bảo Tịch Tịch ở lại nhà chúng ta rồi từ từ tìm.”
Sau cuộc trò chuyện này, Lâm Tịch Tịch cũng dần tỉnh táo.
“Cậu, cháu không muốn về quê. Cháu có thể ở lại đây giúp mợ làm việc. Việc gì cháu cũng làm được.” Cô ta thỉnh cầu: “Cậu, cậu xem có thể lấy hộ khẩu cho cháu trước được không?”
Lâm Tịch Tịch vẫn chưa rõ tương lai phía trước sẽ như thế nào. Mười năm ấy thật hỗn loạn, bây giờ đưa ra bất kỳ lựa chọn nào cũng có vẻ mạo hiểm.
Nhưng ít nhất hiện giờ có thể đi bước đầu tiên… hộ khẩu.
Trước hết, về thân phận, từ người nhà quê trở thành người thành phố.
Nữ chính đã bắt đầu đi đúng hướng.
Kiều Vi mà biết được thì chắc chắn sẽ khen ngợi Lâm Tịch Tịch.
Sáng hôm sau, thợ điện đến đúng giờ.
Kiều Vi đang chờ anh ta đến.
Nghiêm Lỗi cố ý dặn dò Kiều Vi vài quy tắc ngầm thời đại này. Lúc thợ điện đến, Kiều Vi phải chuẩn bị đủ nước trà, thuốc lá cho anh ta.
Vài ngành nghề rất bình thường ở hiện đại lại rất cao quý ở thời đại này. Ví dụ như thợ điện, tài xế, gần như tất cả nhân viên ở hợp tác xã cung tiêu, gồm cả người bán hàng và nhân viên cung cấp vật tư gì đó.
Thời đại này rất đặc biệt.
Thợ điện thấy Kiều Vi đã chuẩn bị đủ cả thuốc lá và trà, anh ta nghiêm túc, nhanh chóng làm xong việc, kéo dây điện đến nhà vệ sinh, gắn bóng đèn vào đó.
Gắn dây ở ngoài cửa phòng, buổi tối đi ra ngoài chỉ cần giơ tay sờ sẽ chạm đến dây ở nhà xí. Chỉ cần kéo một phát thì đèn nhà vệ sinh sẽ sáng lên, không phải sợ nữa.
Kiều Vi cố ý nói với thợ điện: “Anh lắp cho tôi công suất lớn nhé.”
Thợ điện nhìn cô, hơi ngạc nhiên, bởi vì người khác chỉ nói “Anh lắp cho sáng chút nhé”, Kiều Vi lại nói thẳng đến công suất.
Sau khi lắp xong, thợ điện nói: “Chồng cô không tiếc à.”
Cảm giác anh cán bộ quân đội kia rất thương cô.
Bởi vì đàn ông bình thường sẽ không cần lắp đèn trong nhà vệ sinh, vừa nghe yêu cầu này đã biết là của phụ nữ.
Kiều Vi nói: “Lúc vào nhà vệ sinh mới dùng, cũng không tốn bao nhiêu KW điện.”
Thợ điện cười: “Cô biết nhiều đấy.”
Còn biết đơn vị đo điện là KW.
Kiều Vi: “?”
Kiều Vi trò chuyện với thợ điện mới biết thì ra lúc này không thu tiền điện theo mức dùng, đồng hồ điện riêng vẫn chưa xuất hiện. Tiền điện của gia đình thu theo số lượng bóng đèn.
Cách này gọi là ‘Chế độ bao đèn’, đếm số bóng đèn trong nhà, mỗi bóng đèn 15 watt là một hào rưỡi một tháng, bóng đèn 25W là hai hào rưỡi, bóng 40W là bốn hào.
Kiều Vi nghĩ đèn này dùng thời gian ngắn, chắc là ít điện, nhưng thật ra không tính theo lượng tiêu thụ mà là cố định mỗi tháng.
Thật là, vậy cả nhà cần gì phải ở chung trong phòng sách buổi tối vì tiết kiệm điện chứ.
Cô không biết nhưng nhất định Nghiêm Lỗi biết, vì tiền điện này nọ trong nhà do Nghiêm Lỗi chi trả.
Nhưng nghĩ kỹ lại, cho dù người ở thế hệ này dùng cái gì đều có ý thức tiết kiệm.
Thời đại thú vị.
Làm xong đèn nhà vệ sinh mới mười giờ.
Kiều Vi bưng chè đậu xanh cô đã nấu cả buổi sáng ngâm vào trong thau ở giếng. Cô lấy hai mảnh vải thô màu lam và màu gốc mua ở chợ, xếp gọn trong giỏ, dẫn Nghiêm Tương ra ngoài.
Trong trấn có một con hẻm thủ công, những việc sửa giày, may đo cần dựa vào tay nghề kiếm cơm đều có trong con hẻm này. Bây giờ không có cá nhân kinh doanh, hợp doanh công và tư thống nhất gom đến văn phòng trấn ủy trên địa bàn quản lý, tất cả mọi người là người có tổ chức, có đơn vị.
Kiều Vi tìm đến tiệm may, miêu tả đồ mình muốn may.
Thợ may là ông lão, đẩy kính hỏi: “Dùng để làm gì?”
Kiều Vi nói: “Để lót phía sau lưng.”
Ông lão cười: “Tôi thấy cũng được.”
Kiều Vi cười hì hì: “Cháu mua giường trúc đặt sát tường, may ba cái đệm lót làm tựa lưng.”
Ông lão nói: “Cái này giống với ghế sô pha, rất dễ chịu.”
Ánh mắt Kiều Vi sáng lên: “Ông biết ghế sô pha à?”
“Ha ha ha, sao tôi không biết được.” Ông lão đẩy mắt kính: “Lúc mười một tuổi tôi đi học nghề ở tỉnh, ghế sô pha kia chỉ thấy trong nhà giàu có thôi.”
Người già thường nói nhiều, ông ấy nói như mở máy hát, kể về thành phố lớn xa hoa bao nhiêu. Môi mấp máy muốn nói nhưng lại khép miệng kìm xuống.
Là một ông lão từng trải sự đời nhưng bây giờ chỉ có thể nhớ nhung cái gọi là sự đời trong quá khứ kia.
Kiều Vi mỉm cười, không hỏi nhiều chuyện lúc trước, chỉ hỏi: “Vải còn lại, màu lam cháu muốn may áo, màu gốc kia may quần. Áo may kiểu tay ngắn cổ tròn, đừng cắt ba chiều, phải cắt phẳng. Phải may rộng một chút, phía dưới xòe thành hình thang.” Cô miêu tả tỉ mỉ: “Quần cũng may rộng, quần ống suông, hai ống đều rộng.”
“Quần đó chúng tôi gọi là quần ống rộng.” Ông lão nói: “Nhưng rất tốn vải.”
Sau đó ông nói thêm: “Không sao, dù sao chỉ là vải thô.”
Đúng là ông lão thức thời.
Ông thợ may dùng thước lấy số đo cho Kiều Vi, hai người bàn luận một lúc quyết định xong xuôi. Mặc dù đây là vải thô nhưng ông lão vẫn không nhịn được lắc đầu: “Phí vải, phí vải.”
Kiều Vi vui vẻ.
Cô thích kiểu dáng rộng rãi thoải mái, cô thừa hưởng quần áo của nguyên chủ, cảm thấy ở thời đại này mặc như thế có thể diện nhưng không dễ chịu lắm. Cô ăn không ngồi rồi ở nhà, muốn ăn mặc thoải mái hơn.
Cô đã trải qua hai năm đau đớn nằm trên giường bệnh, đối với sinh mệnh và cuộc sống đều muốn theo đuổi sự thoải mái, tự nhiên và hài lòng.
Thợ may hỏi: “Cô muốn cái nào trước.”
Kiều Vi chọn đệm lót trước, quần áo không vội.
Ông thợ may: “Buổi chiều đến lấy là được.”
Công cụ làm việc của ông lão là một chiếc máy may có bàn đạp cỡ lớn, trông đã cũ kỹ.
Kiều Vi nói: “Cái này may rất nhanh.”
Đệm lót vuông vức chắc là dễ may.
Bởi vì dùng để tựa lưng nên Kiều Vi làm rất to, kích thước 70×65. Hơn nữa, cô không muốn kiểu dùng hai mảnh vải may lại, cô muốn làm phồng lên, ngoại trừ dài rộng, còn phải cao (dày).
May gối chỉ cần cắt xén ngang dọc, rồi may lại là được, đơn giản hơn may quần áo.
Ông thợ may khẽ gật đầu, cầm vải đặt lên máy dùng phấn vẽ đường kẻ xong, chuẩn bị cầm kéo lên. Sau khi cắt đường đầu tiên, ông lão thuận miệng hỏi: “Nhét gì vào trong thế?”
Kiều Vi nói: “Đang muốn hỏi ông chuyện này, phải làm sao mới mua được bông?”
Nhồi bông vào gối to, tựa lưng vào nó vô cùng dễ chịu.
Có thể thay ghế sô pha.
Ông lão dừng tay, mở to mắt nhìn Kiều Vi.
Ông ấy khom lưng, mắt kính trượt đến mũi, đôi mắt nhìn Kiều Vi từ dưới lên trên: “Bông?”
Kiều Vi: “Đúng.”
Ông lão đẩy mắt kính nhưng vừa thả tay ra mắt kính lại trượt xuống. Ông lão xác nhận lại lần nữa: “Bông à?”
“Ừm…” Kiều Vi khẽ nói: “Không, không được sao?”
“Cô là người nhà cán bộ à?”
Trên trấn có hai khu cho gia đình quân nhân, dân trong trấn thường qua lại với gia đình quân nhân. Trên cơ bản vừa nhìn có thể nhận ra ai thuộc gia đình quân nhân, ai là người địa phương.
Ông lão nói: “Cô may áo bông mới nhồi bông không sao, nhưng cô làm đệm tựa lưng…”
Ông lão không nói gì nữa, chỉ lắc đầu.
Im lặng còn hơn ngàn lời nói.
Trên trán Kiều Vi đổ mồ hôi: “Để tôi suy nghĩ lại…”
Ông lão cúi đầu tập trung cắt may: “Buổi chiều nhớ đến nhé.”
Kiều Vi chuẩn bị dắt Nghiêm Tương rời đi, lại nghe thấy ông lão lẩm bẩm: “Bao nhiêu nhà, bông trong áo bông đã đen nhưng không nỡ làm mới…”
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");