Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn
  3. Chương 71
Trước /169 Sau

Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 71

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); “Anh đi cùng con. Em yên tâm đi.” Nghiêm Lỗi nói: “Không thể quá nuông chiều. Cũng không thể thật sự để con thành cậu ấm.”

Thời đại này nuôi con đều nuôi thả. Giống như Quân Quân, đừng thấy thằng bé chỉ lớn hơn Nghiêm Tương một tuổi rưỡi, đã không có ai trông nữa, đều tự mình chạy chơi. Đói bụng thì tự về nhà tìm ăn.

Tất cả mọi người đều cảm thấy rất bình thường.

Nghiêm Tương được nuôi kỹ hơn nhiều, thoạt nhìn hơi khác biệt với mấy đứa bé giống như khỉ bùn ấy.

“Em cũng đi.” Kiều Vi nói.

Cô vẫn lo lắng, phải đi coi chừng.

Nghiêm Lỗi cười, lắc đầu.

Ăn trưa xong, Nghiêm Tương trở về phòng ngủ, Nghiêm Lỗi dỗ con xong, đi ra thấy Kiều Vi đang ngồi trước tủ thấp trong phòng khách.

“Làm gì vậy?” Anh đi qua khom lưng nghển cổ nhìn xem.

Kiều Vi giơ hũ thủy tinh rỗng trong tay lên lắc.

Trước đó đi chợ mua không ít trái cây khô làm đồ ăn vặt, còn chưa ăn hết. Kiều Vi đều cất vào trong cặp lồng: “Không phải buổi chiều ra bờ sông sao, mang chút đồ ăn vặt. A…”

Còn chưa nói xong, thân thể đã bị bế lên.

Kiều Vi khẽ giãy giụa.

“Suỵt.” Nghiêm Lỗi che miệng cô lại, hạ giọng: “Con mới ngủ.”

Kiều Vi cắn cổ anh.

Nghiêm Lỗi khẽ tung, tay vừa đỡ, biến thành ôm ngang.

“Đừng cắn.” Anh buồn cười: “Đã có mười mấy người hỏi cổ anh làm sao. Nếu như em cắn ra dấu răng, anh thật sự không che giấu được nữa.”

Kiều Vi gần như cười thành tiếng.

Nghiêm Lỗi ôm cô vào gian phía Tây, giơ chân đá cửa…

Trẻ con ngủ ngon có thể lớn nhanh, đây là lời mẹ nói.

Mỗi ngày Nghiêm Tương đều nghiêm túc ngủ trưa, vừa tỉnh lại, hơi nóng.

Trượt xuống giường, dẫm lên băng ghế xuống đất, vào trong viện, bố mẹ đã ngủ dậy.

Thoạt nhìn bọn họ đều ngủ rất ngon, khuôn mặt của mẹ rất đẹp.

Nghiêm Tương rất thích bầu không khí trong nhà hiện giờ.

Cậu bé nhớ một khoảng thời gian trước, bầu không khí trong nhà không thoải mái như vậy, luôn có một cảm giác khiến cậu bé không muốn nói chuyện, nhất là khi bố mẹ đều ở nhà.

Hy vọng về sau trong nhà vĩnh viễn đều như hiện giờ.

Cho dù bố làm gì, sẽ thường xuyên nhìn mẹ. Mẹ cũng thường xuyên nhìn bố.

Sau đó hai người sẽ cùng cười.

Tuy rằng Nghiêm Tương không rõ bố mẹ cười gì, nhưng rất vui vẻ cười theo bọn họ.

“Bố, chúng ta đi thôi.” Nghiêm Tương phấn chấn tinh thần.

Nghiêm Lỗi đứng lên: “Chỉ chờ con dậy. Đi!”

Kiều Vi mặc quần áo vải thô thoải mái kia của cô, đeo đôi giày vải đế đóng. Không đeo tất, gót chân trắng như tuyết đạp lên gót giày, thoải mái thư giãn.

Cô còn xách theo giỏ đan bình thường cô vẫn xách đi chợ, đội mũ rơm của cô, nhắc nhở hai bố con: “Mang ấm nước.”

Trong nhà có ba ấm nước quân dụng, đều đã rót đầy.

Nghiêm Tương đi qua sờ, rất ngạc nhiên: “Thật mát.”

Đầu tiên rót nước đun sôi để nguội vào, đặt vào trong thùng nước ngâm một buổi trưa, được nước ngầm làm cho mát lạnh.

Kiều Vi còn hỏi Nghiêm Lỗi: “Hai bố con không cần mang dù sao?”

Trời vẫn nắng gắt.

Nghiêm Lỗi không nói lên lời: “Đàn ông mang dù cái gì?”

Được rồi.

Nghiêm Lỗi đi qua cầm ghế tre trong nhà lên, vác lên vai.

Nghiêm Tương tò mò: “Bố ơi, cầm theo nó làm gì?”

“Cho mẹ ngồi.”

Kiều Vi vốn nói mang băng ghế.

Nghiêm Lỗi cảm thấy nếu ngồi lâu thắt lưng sẽ mỏi. Buổi trưa cô đã vất vả một phen, không thể để cô vất vả nữa.

Một cái ghế tre không tính là gánh nặng gì đối với anh.

“Phụ trọng huấn luyện việt dã còn nặng hơn như này nhiều.” Anh không thèm quan tâm.

Một nhà ba người cứ như vậy ra cửa.

Đến bờ sông, Kiều Vi còn rất bất ngờ, bờ sông đầy người.

Đúng thế, đến gần bờ sông là có thể cảm nhận được nhiệt độ không khí hạ thấp vài lần. Người trên thị trấn đều thích qua đây hóng mát.

Nhưng bình thường không có nhiều người như vậy, hôm nay là chủ nhật, trường học không có tiết, bé trai đều chạy trong sông chơi đùa, cả khúc sông giống như nồi sủi cảo.

Dưới bóng cây thưa thớt cũng có một vài bà cụ tụ tập phe phẩy quạt hóng mát, nói chuyện phiếm, cùng nhau thêu thùa may vá.

“Tìm chỗ nào ít người chút.” Kiều Vi dặn Nghiêm Lỗi: “Cách xa đám nhóc choai choai kia chút.”

Đối với Nghiêm Tương còn nhỏ, đám nhóc choai choai kia chính là tồn tại nguy hiểm giống như quả bom hẹn giờ.

Nghiêm Lỗi nói: “Có anh đây, em yên tâm.”

Bọn họ tìm một nơi xa hơn chút.

Nghiêm Lỗi đặt ghế tre ở dưới bóng cây bên bờ sông: “Em cứ ở đây nhìn bố con anh.”

Anh c.ởi q.uần áo… ở nhà đã mặc sẵn quần bơi.

Mặc quần bơi còn tốt, bởi vì là người của quân đội, mới biết xuống sông phải mặc quần bơi, cũng có điều kiện mua quần bơi từ chỗ hợp tác xã phục vụ quân đội.

Trên thực tế đàn ông trên thị trấn khi xuống sông đều tr.ần tr.uồng.

Sở dĩ Nghiêm Lỗi tìm một chỗ xa hơn cũng bởi vì ở nơi đông người đó, trong số trẻ con có xen lẫn một hai thanh niên để truồng.

Tuy rằng mấy đứa kia có lẽ đều chỉ mười lăm mười sáu tuổi, nhưng độ tuổi này ở quê đã có thể cưới vợ sinh con.

Anh không muốn vợ mình nhìn người đàn ông khác.

Nghiêm Lỗi c.ởi q.uần áo, gấp gọn đặt trên giày.

Ngẩng đầu, Kiều Vi đang nhìn anh, ánh mắt đảo quanh eo và bụng anh.

Nghiêm Lỗi nhếch miệng, nở nụ cười ngầm hiểu.

Kiều Vi khẽ nhếch miệng cười.

Nhìn dưới ánh mặt trời có thể nhìn thấy rất rõ ràng. Hình dáng mỗi một cơ bắp đều no đủ rắn chắc.

Cô đang nghĩ tới dáng vẻ mồ hôi đầm đìa của anh sau buổi trưa nóng nực.

Lại chỉ trong chớp mắt, tốc độ tay của Nghiêm Lỗi rất nhanh, đã c.ởi sạch trơn cho Nghiêm Tương.

Kiều Vi bụm mặt: “Anh để quần l.ót lại cho con.”

Nghiêm Lỗi nói: “Không sao. Em nhìn xem có con nhà ai xuống sông còn mặc quần l.ót không.”

Anh mang theo Nghiêm Tương xuống nước.

Kiều Vi nhìn xem, Nghiêm Lỗi vẫn rất đúng mực, không đi chỗ sâu, chỉ mang theo Nghiêm Tương chơi ở chỗ tương đối nông.

Dạy con nín thở, dạy con bơi lội.

Kiều Vi yên tâm.

Cô lấy nhang muỗi ở trong giỏ đan ra đốt bên cạnh ghế tre.

Vặn nắp ấm nước của mình uống một ngụm. Mát lạnh, uống thật thoải mái.

Đặt ấm xuống, lại lấy một cặp lồng, mở nắp đặt lên đùi, lấy một miếng táo khô ra ăn.

Trời xanh thăm thẳm, khả năng mặt trời phơi khô cả mây, bầu trời rộng lớn vậy không thấy một đám mây.

Bờ sông có gió nhẹ hiu hiu, mang theo hơi ẩm.

Kiều Vi ngồi vắt chéo chân ở dưới gốc cây, phe phẩy quạt, nhai quả khô, chân đeo giày đong đưa.

Thoải mái.

Nhìn bố con đang đạp nước vui vẻ trong sông, đột nhiên có một bà cụ mặc áo khoác vải xanh xách băng ghế ngồi ở bên cạnh cô.

Kiều Vi: “…”

Cảm giác người thời đại này… thật sự không có ý thức ranh giới.

Bà cụ hồn nhiên không phát hiện đã ngồi quá gần người ta. Bà ta nhìn thấy Kiều Vi đốt nhang muỗi, nên lại lại gần dùng ké nhang muỗi.

Bà ta còn nói với Kiều Vi: “Cô gái, cô là con nhà ai vậy, tôi thấy cô thật lạ mặt.”

Nghe giọng cũng biết là người trên thị trấn.

Kiều Vi cười tủm tỉm: “Cháu là người nhà quân nhân.”

Giọng Kiều Vi khác lạ, bà cụ liếc nhìn cô, hơi kinh ngạc: “Là người trong thành sao?”

Bà ta nhìn Kiều Vi mặc quần áo vải thô, vừa khéo, hôm nay bà ta cũng mặc áo vải thô màu chàm, quần vải thô màu nguyên bản. Mới vừa rồi còn cho rằng Kiều Vi là người địa phương.

Người nhà quân nhân trẻ tuổi thích mặc vải lụa.

“Đúng, cháu là người thành phố Lâm.”

“Thảo nào, cô thật trắng thật xinh.”

Giơ tay không đánh mặt người tươi cười, người ta khen cô đẹp. Kiều Vi nắm một vốc quả khô đưa sang: “Bác, ăn một ít.”

Bà cụ nở nụ cười, buông kim chỉ trong tay xuống, nhận lấy: “Ngại quá .”

Người nhà quân nhân này không chỉ xinh xắn, còn không kiêu ngạo, thật đáng yêu.

Kiều Vi nhìn kim chỉ trên đầu gối bà cụ: “Bác, bác biết làm giày không?”

“Ai lại không biết chứ.”

“Hì hì hì, cháu không biết.”

“Nếu là lúc chúng tôi còn trẻ, không biết làm giày, không biết thêu thùa may vá thì không gả đi được, phải học đấy. Hiện giờ không như vậy, người trẻ tuổi đều đến nhà máy làm công nhân, giày hiện giờ cũng là máy ép ra, có biết làm giày hay không đều giống nhau.”

Bà cụ cũng có ánh mắt và biết nói chuyện.

Kiều Vi cầm lấy giày đã làm được một nửa ở trên đùi bà ta nhìn xem, tay nghề này thật sự không tệ, đường may rất cân xứng.

“Bác, bác đã từng thấy xăng đan người khác đeo chưa?”

“Từng thấy, loại nhựa kia đúng không? Người nhà quân nhân thích đeo. Nó cần phiếu công nghiệp, trong nhà tôi chỉ có một người đi làm ở xưởng, nó đang học nghề, tiền lương chỉ có mười bốn tệ, không có phiếu công nghiệp.”

Phiếu công nghiệp được phát theo tiền lương, mỗi hai mươi tệ tiền lương phát một phiếu công nghiệp.

“Cũng may trong nhà máy cấp phát vài thứ.” Bà cụ vừa ăn vừa nói: “Thời này, nhất định phải làm công nhân, làm công nhân tốt. Chờ chuyển thành chính thức, tiền lương sẽ tăng.”

“Bác.” Kiều Vi kéo đề tài nói chuyện về chuyện giày: “Cắt phần mũi giày đi làm giày vải kiểu như xăng đan, bác làm được không?”

“Sao không làm được chứ. Không phải chỉ là giày nửa mặt sao, còn tiện lợi hơn cả khâu kín.”

Có thể làm là được, Kiều Vi cần một người có thể làm.

“Cháu có đế giày, mua xong rồi. Chỉ là cần người khâu mũi giày và dây giày.” Tuy rằng người ở dưới bóng cây khác hơi xa đây, nhưng Kiều Vi vẫn lén lút hạ thấp giọng: “Bác, bác cần gì? Bác xem cháu có thể đổi bằng gì để bác khâu giày cho cháu?”

Bà cụ cũng lén lút đứng lên, rướn cổ nhìn xung quanh, hạ thấp giọng: “Chính là khâu nửa mặt giày và thêm dây giày?”

Kiều Vi cầm giày bán thành phẩm của bà ta lên ra dấu: “Cứ như vậy, như vậy, bên này là như vậy, như vậy. Có thể làm được không?”

“Làm được, làm được, trong con hẻm chúng tôi, may vá tôi nói thứ hai, không ai dám xưng thứ nhất. Cô tìm đúng người.”

“Vậy bác cần gì?” Kiều Vi hỏi.

Bà cụ thử giơ ba ngón tay lên, do dự một chút, lại thu một ngón về, cuối cùng giơ hai ngón tay thành hình chữ V.

Kiều Vi: “?”

“Bột mì.” Bà cụ nói: “Tôi muốn hai cân bột mì.”

Một tệ có thể mua sáu cân mì. Nhưng bột mì là lương thực tinh, trong nền kinh tế kế hoạch, lương thực phụ lương thực tinh đều có pha trộn cho cân đối.

Nhưng đây không phải là vấn đề gì đối với gia đình cán bộ.

Kiều Vi lập tức đồng ý: “Được!”

“Kiều Vi…” Nghiêm Lỗi gọi cô từ đằng xa.

Kiều Vi đi qua, Nghiêm Lỗi đưa Nghiêm Tương cho cô: “Con bơi vậy là đủ rồi, lại ngâm nữa dễ tróc da.”

Kiều Vi thật sự không tiếp nhận nổi chuyện đứa bé lớn vậy còn tr.ần tr.uồng nơi công cộng, tuy rằng đám nhóc choai choai ở trong sông cách đó không xa đều tr.ần tr.uồng. Cô cầm khăn lông đi tới, nhanh chóng lau khô thân thể cho Nghiêm Tương, sau đó dùng khăn lông bọc nửa người dưới cho con.

Rất tốt, đối với Nghiêm Tương cuốn khăn lông giống như cuốn khăn tắm .

Nghiêm Lỗi đưa mắt nhìn sang ghế dựa: “Ai vậy?”

Anh vốn định ôm Nghiêm Tương qua, nhưng thấy có một bà cụ ở bên cạnh Kiều Vi, anh chỉ mặc quần bơi, không tiện đi qua, nên kêu Kiều Vi tới.

“Một bà cụ. Chúng em bàn chuyện làm giày.” Kiều Vi nói: “Muốn nhờ bà ta làm giày giúp em.”

“Đừng cho tiền.” Nghiêm Lỗi nói: “Cho đồ.”

Cho dù ai đều không thể lấy thân phận tư nhân để bán đồ hoặc cung cấp dịch vụ, mỗi người đều phải có một đơn vị hoặc tổ chức. Nếu không có, vậy chính là đầu cơ trục lợi.

“Nói cho hai cân bột mì. Đắt không?”

“Đắt, bà ta chém em.”

“Hả?”

Nghiêm Lỗi như cười như không: “Em ăn quen lương thực tinh, cảm thấy bình thường đúng không.”

Kiều Vi lúng túng.

“Bọn họ đều biết rõ điều kiện gia đình quân nhân tốt, có phải em nói với bà ta em là người nhà quân nhân không?”

“Ừm, vừa rồi có nói.”

“Vậy nên chém em.”

Còn có một điều, là nhìn Kiều Vi có khuôn mặt thanh tú, nghe giọng nói là con gái thành phố, trong mắt bà cụ chính là người trẻ tuổi còn chưa lập gia đình. Không chém cô thì chém ai.

Kiều Vi khiêm tốn thỉnh giáo: “Vậy nên đưa bao nhiêu?”

“Nửa chén mì, hoặc là một cái bánh bao.” Nghiêm Lỗi nói: “Không thể nhiều hơn.”

Trong tiệm thực phẩm phụ cũng có bánh bao bán thành phẩm. Làm khá lớn, nở rất nhiều.

“Em làm được không? Nếu không để anh nói với bà ta.” Anh định lên bờ.

“Anh cứ bơi đi, để em.”

Kiều Vi ôm Nghiêm Tương hùng hổ đi về chỗ.

Nghiêm Lỗi nhìn bóng lưng cô mà cười.

Kiều Vi ôm Nghiêm Tương trở lại ghế tre, nói thẳng: “Bác, quên chuyện vừa rồi đi.”

Bà cụ vừa nghe liền sốt ruột: “Sao thế, cháu gái, không phải đã nói rồi sao?”

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");

Quảng cáo
Trước /169 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Quần Lụa

Copyright © 2022 - MTruyện.net