Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Lý Thanh Vận đang âm thầm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, quan sát vị trí địa lý.
Bạch Ngọc thì ở nhà nhàm chán, nên cô cũng đi cùng.
Bọn trẻ cũng đi học, chồng cũng không ở nhà, tự nhiên cô cũng không biết mình phải làm gì.
Bọn học cùng nhau đi xem rất nhiều căn, Bạch Ngọc vốn giàu có, nên bị Lý Thanh Vận lừa mua hai căn nhà cũ.
Ba căn tứ hợp viện nhị tiến của nhà họ Cố cũng được mua vào thời điểm đó.
Bạch Ngọc về đến nhà mới phản ứng lại, mình mua nhà để làm gì, nhà mình rộng như vậy, mấy thế hệ ở còn rộng.
Người thời này vốn không có ý tưởng tích trữ nhà cửa, có chỗ ở là được. Hơn nữa, giá nhà cũng không cao, lúc nào cần thì có thể mua.
Sao lúc đấy tự nhiên lại hứng lên mua nhỉ?
Có thể là do nghe quá nhiều về viễn cảnh mà Lý Thanh Vận vẽ ra.
Lý Thanh Vận đã nói gì?
Khi mấy đứa nhỏ lớn lên, những người làm cha mẹ như chúng ta phải tính toán sớm, chuẩn bị cho mỗi đứa một căn nhà, trưởng thành rồi đuổi ra ngoài tự lập, cứ lảng vảng trước mặt chúng ta, lại thấy lo lắng.
Con cái có cuộc sống riêng của chúng, người lớn chúng ta cũng có cuộc sống riêng của mình, cứ ở riêng lại thoải mái hơn.
Chúng lớn rồi có suy nghĩ riêng, không thích bị người lớn quản, cứ giữ chúng mãi sẽ thành thù, thà một mình vô tư, con cái muốn làm gì thì làm.
Đặc biệt là con trai, sau khi kết hôn mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu quá khó khăn, sống riêng thì không ai phải nhường ai, thỉnh thoảng gặp nhau, mọi người đều vui vẻ.
Bạch Ngọc vô cùng cảm động trước những lời này, những năm qua khi sống chung với mẹ chồng, cô cũng gặp nhiều khó khăn.
Tuy mẹ chồng nhà cô là người thấu tình đạt lý, lại có thể chăm sóc và giáo dục mấy đứa nhỏ, là bà mẹ chồng hoàn hảo trong mắt mọi người.
Nhưng hai người thực sự không hợp nhau.
Tính cách, sở thích, thậm chí cả ăn uống của họ hoàn toàn khác nhau, sống chung với nhau thực sự rất khó khăn.
Nhưng con gái cô lại giống hệt mẹ chồng, đoan trang, dịu dàng, hào phóng.
Nói năng nhỏ nhẹ, nhiều lúc cô tự hỏi, cảm giác như mình đã sinh con cho mẹ chồng?
May mắn thay giờ bọn trẻ lớn rồi, không cần ai chăm sóc nữa.
Mẹ chồng cũng đi theo chăm lo cuộc sống cho cha chồng, bây giờ cô hoàn toàn được tự do.
Con trai thì ở trong quân đội, có cha chăm sóc, không cần cô phải quan tâm.
Sau này con gái đi học, cô càng không có chuyện gì phải lo lắng nữa.
Năm 79.
Nhà nước khôi phục hộ công nghiệp và thương mại cá thể.
Chuyện mà Lý Thanh Vận muốn làm cuối cùng cũng có thể thực hiện được.
Là một linh hồn đến từ kiếp sau, bước vào thời kỳ hoàng kim này, chắc chắn cô phải thực hiện được hoài bão của mình.
Trước đây, môi trường xã hội không cho phép.
Bây giờ đã đến lúc, cô muốn là người tiên phong.
Nhưng chỉ dựa vào một mình cô thì không thể xoay xở được.
Sức mạnh của một người chỉ có hạn.
Vì vậy cô đã viết một kế hoạch đơn giản, chính thức mời Bạch Ngọc gia nhập vào đội của cô, cùng nhau kiếm tiên.
Nói thật, Bạch Ngọc thật sự không quan tâm đến tiền bạc, cô xuất thân giàu có, chưa từng thiếu tiền.
Nhưng cô lại thấy hứng thú với kế hoạch của Lý Thanh Vận, bởi vì tính khả thi của nó thực sự rất cao. Đó giống như việc chơi một trò chơi mô phỏng, cô rất thích.
Tình cờ gần đây cô rất rảnh, con trai và con gái đều không ở nhà, cô đang định tìm một trường học để tiếp tục công việc cũ, thay đổi tâm trạng.
Đúng lúc, Lý Thanh Vận gửi cái này.
Thùng vàng đầu tiên mà Lý Thanh Vận muốn kiếm là lĩnh vực kinh doanh thời trang.
Với sự phát triển và thay đổi của xã hội, thẩm mỹ của mọi người ngày càng cao, nhu cầu về quần áo cũng ngày càng lớn.
Ai cũng yêu cái đẹp.
Bởi vì Lý Thanh Vận có tầm nhìn của kiếp sau nên từ trước đến giờ cô đều có thẩm mỹ tốt.
Quần áo của cô đều do cô tự may, đơn giản nhưng sang trọng, có gu thời trang, mặc lên người rất đẹp và không lỗi thời.
Trước kia, Bạch Ngọc và Phạm Tiểu Đan đều nhờ cô thiết kế quần áo.
Kể cả mẹ Giang, người từng trải trong cuộc sống, cũng nói cô có tâm nhìn độc đáo. Với lợi thế bẩm sinh như vậy, cô rất thuận lợi trong việc kinh doanh quần áo.
Bạch Ngọc cũng nhận ra ưu điểm này của cô, có mắt thẩm mỹ và thiết kế tốt, coi như đã thành công một nửa.
Thế là cô vui vẻ đồng ý.
Vì công bằng và lịch sự, Lý Thanh Vân cũng hỏi Phạm Tiểu Đan có muốn góp vốn hay không.
Phạm Tiểu Đan từ chối, cô hiểu rằng Lý Thanh Vận chỉ muốn giúp đỡ mình, nhưng trong chuyện này cô hoàn toàn không thể giúp gì được.
Vì vậy, tốt nhất là cô không nên tham gia.
Lý Thanh Vận cũng hiểu lo lắng của cô, và bày tỏ nếu sau này có dự án nào phụ hợp sẽ thông báo cho cô.
Kinh doanh thời trang trước tiên cần phải khảo sát thị trường, tìm kiếm mặt bằng và nguồn cung cấp nguyên liệu. Sau đó may một lô quần áo để thử nghiệm.
Ngày nay, nguồn cung cấp của các cửa hàng bách hóa đều bán sỉ từ tỉnh Phúc và tỉnh Quảng.
Nhưng Lý Thanh Vận không muốn bán sỉ, cô muốn sử dụng thiết kế của riêng mình.
Những xu hướng thịnh hành trên thị trường hiện nay cô đều đã nằm lòng, nhờ sự phát triển hưng thịnh của quần áo kiếp sau nên cô không gặp khó khăn gì trong việc thiết kế nhiều phong cách khác nhau.
Tự làm tuy hơi vất vả, nhưng lại tiết kiệm được thời gian đi lại và lựa chọn sản phẩm từ Kinh Thị đến tỉnh Phúc hàng quý.
Hơn nữa, tự gia công có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đồng thời có thể quyết định lượng hàng dựa trên tình hình bán ra, tránh tồn kho. Điều duy nhất cần quyết định là nguyên liệu.
Cô có thể trực tiếp tìm một nhà cung cấp ở Kinh Thị.
Nếu thực sự không hiệu quả, chỉ cần đến một lần tỉnh Quảng và giải quyết việc cung cấp nguyên liệu ngay lập tức.
Trong giai đoạn đầu, cứ bắt đầu từ từ, sau đó xem xét tình hình để đầu tư nhiều hơn.
Hai người mỗi người lấy ra một nghìn đồng làm vốn đầu tư ban đầu.
Có sự nghiệp chung, phân công hợp tác rồi bắt đầu bận rộn.
Bạch Ngọc có nhiều mối quan hệ, nhiều con đường.
Cô ấy chịu trách nhiệm tìm mặt bằng cửa hàng phù hợp để thuê, giám sát công nhân, theo thiết kế và sửa sang đơn giản theo Lý Thanh Vận.
Lý Thanh Vận chịu trách nhiệm mua máy may, đặt nguyên liệu, tìm thợ may, vẽ bản thiết kế, giám sát công nhân may một lô quần áo mùa hè để thử nghiệm.
Vì vốn đầu tư ban đầu ít, Lý Thanh Vận quyết định mua trước hai máy may.
Máy may đã có, bản vẽ thiết kế cũng đang được chuẩn bị, nhưng vấn đề thợ may lại khiến Lý Thanh Vận gặp khó khăn.
Cô không sợ bị học lỏm, những thợ may ở Kinh Thị đều là những người có lòng tự trọng cao, khi nghe cô làm hộ cá thể, không có thu nhập ổn định, không ai chịu đến làm.
Người thợ may duy nhất đồng ý đến làm cũng chỉ muốn tranh thủ thời gian sau giờ làm việc để lén kiếm thêm thu nhập.
Cô không thể tuyển được ai dù đã hứa rất nhiều tiền.
Hiện tại, mọi người đều thấy làm hộ cá thể là xấu hổ, không ai muốn từ bỏ công việc ổn định.
Vì vậy, cô chỉ có thể cân nhắc những bà nội trợ biết may vá.
Bạch Ngọc nhắc nhở cô: "Không phải chị bảo em gái thứ hai của chị rất khéo tay sao? Em thấy quân áo cô ấy may cho Tam Tam mỗi dịp Tết đều rất đẹp. Dù sao hiện tại chúng ta cũng không tìm được thợ may chuyên nghiệp, hay là gọi em gái thứ hai của chị đến thử xem."
Nói như vậy, đã khiến Lý Thanh Vận nảy ra một ý tưởng mới.
Đúng vậy, nước phù sa không chảy ruộng ngoài, dù sao đều là gà mờ, thà lợi dụng em gái mình còn hơn.
Chỉ là không biết cô có đồng ý hay không, nhà cô ấy còn hai đứa con.
Vì vậy, ngày hôm đó, cô đã gửi điện tín cho Thanh Hoan, đại khái giải thích tình hình và hy vọng cô sẽ đến Kinh Thị.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");