Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); "Tuy nhiên, đối với thị trường Huyện này, những người như vậy rất ít. Hầu hết công nhân viên chức của đơn vị sẽ được cấp nhà gần nơi làm việc, thuận tiện cho việc đi lại, nhiều người cống hiến cả đời trong đơn vị, sẽ không rời đi và sẽ không thay đổi. Đối với họ, đó là một cộng đồng toàn diện, có thể xem như là tiện lợi nhất cho họ về mọi mặt."
"Tòa chung cư mà chúng ta hướng đến không thể tiếp cận tới mọi đơn vị và tôi cảm thấy đó là điều không thực tế khi khách hàng từ bỏ căn nhà được cấp gần đơn vị để đi xa hơn và tốn thêm tiền mua một căn nhà khác."
Điểm này Hứa Bối Đóa thật ra đã từng nghiên cứu sâu.
Trước kia, lúc Hứa Bối Đóa vừa mới tốt nghiệp, tất cả mọi người trong nhà đều hy vọng cô có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ, tóm lại chính là hy vọng cô có thể vào một đơn vị quốc gia ổn định, nâng lên bát sắt.
Quan trọng nhất là, rất nhiều trưởng bối trong nhà còn mang tư tưởng cũ, cho rằng một số đơn vị tốt, không những có thể làm việc cả đời mà còn được cấp nhà ở đàng hoàng.
Chỉ cần làm đủ lâu, đơn vị có thể sẽ cấp cho công nhân viên chức một căn nhà, theo thứ tự mà nhận, ai nấy đều sẽ đến lượt...
Vào thời điểm đó, Hứa Bối Đóa sau khi tốt nghiệp ở Tỉnh, cũng được xem là một thành phố loại hai loại ba, nhưng lúc ấy giá nhà cũng tăng rất nhanh, người bình thường gân như đều phải vét sạch tiên tiết kiệm của cả gia đình mới có thể mua được một căn nhà thương mại nho nhỏ.
Khi đó Hứa Bối Đóa đành bỏ nhiều tâm tư nghiên cứu một chút, làm thế nào để có được một căn nhà với chi phí thấp nhất.
Về chuyện đơn vị cấp nhà, cô đã từng nghiên cứu sâu hơn.
Hứa Bối Đóa suy tính, nếu như muốn có một căn nhà của riêng mình do đơn vị cấp, không cần tốn tiên cũng có thể ở, là chuyện quá tốt...
Vậy thì, trước tiên tìm hiểu xem đơn vị nào có đãi ngộ cấp nhà.
Nghiên cứu này rất thú vị.
Thì ra, trước thập niên 90, đại đa số đơn vị đều sẽ lần lượt phân chia nhà cho công nhân viên chức.
Hơn nữa một số đơn vị cấp phòng ở bình thường, đều là bên trong khu ký túc xá của đơn vị, điều kiện kém thì phòng ở nhỏ, khép kín, không thông thoáng cùng hàng lang đi lại phía trước. Điều kiện tốt một chút, thì có một số tòa nhà có trang bị đầy đủ đồ đạc, cửa sổ thông thoáng, cũng không tệ lắm.
Cho đến khoảng thập niên 90, người có công việc chính thức phần lớn đều sẽ không muốn đi mua nhà.
Không riêng gì cơ quan công quyền, còn có một số ít doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ phân phòng trong nhà máy của mình.
Mỗi người đều sẽ dựa theo thâm niên mà xếp hàng, chỉ cần lớn tuổi, trụ lâu, nhất định có thể chờ được đến ngày ấy...
Cho nên cho dù đầu thập niên 90, trên thị trường xuất hiện một số ít nhà thương mại nhưng cơ bản cũng không ai quan tâm.
Làm gì có ai ngốc, chỉ cần chờ đợi một chút là có thể được cấp một căn nhà miễn phí, ai mà dại dột phí tiền mua nhà ở bên ngoài, làm chuyện vô ích vậy chứ...
Nhưng điều thú vị là tình thế cũng bắt đầu thay đổi từ khoảng thập niên 90 trở về sau...
Dần dần, các biện pháp phân phối nhà ở cho nhân viên càng trở nên nặng nề và loại phúc lợi này đã trở thành chi phí quả tạ mà đất nước và mỗi đơn vị cấp phát không thể gồng gánh nổi.
Không gì là miễn phí mãi mãi...
Khi niềm vui người làm công trở thành trọng trách nặng nề như một ngọn núi lớn đặt trên lưng của mỗi một đơn vị, mọi thứ liền dân dần đổi thay để phù hợp với khả năng.
Kỳ thật hiện tại cô đã có một ít manh mối.
Ví dụ như trường học hiện tại mà Hứa Bối Đóa làm việc có rất nhiều công nhân viên chức trẻ tuổi đều ở tạm trong ký túc xá của giáo viên, bọn họ còn đang vui sướиɠ chờ đợi được cấp phát nhà ở.
Nhưng Hứa Bối Đóa đã xem qua ghi chép đăng ký hành chính, danh sách cấp nhà hàng năm của trường càng ngày càng ít.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");