Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
“Tứ Vân Sơn từ bao đời nay nhờ ơn Thần Mộc mà có mật độ Linh Khí đậm đặc.
Nơi đây cũng đã sản sinh ra nhiều trường phái nổi danh của Hà Quốc như Khế Linh, Luyện Đan.
Các trường phái này đều dựa trên đặc tính biến hóa của Linh Khí mà thành.
“Dựa vào Linh Khí mà tu luyện, còn có Tiên thuật của Mai Chân Nhân trên đỉnh Mai Sơn.
Tuy ta không thể phủ nhận tài năng trác tuyệt của vị tiền bối này, kì thực ta lại càng không thể đồng tình với lý luận của ông ấy.
Mai Chân Nhân là người sinh ra đã có thiên phú tuyệt luân, mọi thành tựu đạt được đều khôn tốn 1 giọt mồ hôi.
Thành ra suy nghĩ của ông ấy về Tiên thuật khá đơn giản và ngây ngô.
Tiên thuật mà Mai Chân Nhân đặt nền móng, kì thực quan trọng hơn những gì ông ấy nghĩ.
Nó không chỉ đơn thuần là 1 trường phái như Khế Linh, như Luyện Đan, mà hoàn toàn có thể phát triển thành 1 hệ thống triết lý, 1 hệ tư tưởng, 1 Đạo.
Ta gọi đó là Tiên Đạo.
Mai Chân Nhân cho rằng, Tiên thuật đơn thuần là những thủ thuật lợi dụng Linh Khí.
Ta lại nghĩ rằng, Linh Khí giống như Đạo, chỉ là công cụ, không phải mục đích.
Linh Khí đối với Tu tiên giả, hoạt động như 1 vật trung gian, giúp Tu sĩ kết nối bản thân với trời đất.
Mà vì sao lại là Linh Khí chứ không phải bất kì loại Khí nào khác, ta đơn giản cho rằng Linh Khí có hoạt tính cao hơn mà thôi.
Sinh Khí, Tử Khí, Long Khí, Thường Khí, hay bất kì loại Khí nào khác đều hoàn toàn có thể trở thành vật trung gian.
“Nhưng vì không muốn lạm bàn về các loại Khí ta không thân thuộc, ta đành vùi sâu hơn vào nghiên cứu thứ Linh Khí tràn ngập khắp đỉnh Trúc Sơn nơi ta đang cư ngụ.
Lúc viết những dòng này, ta đã ở Trúc Sơn ngót nghét 12 năm.
5 năm đầu ta săn bắt chim muông làm thức ăn.
7 năm sau ta chỉ hái măng và nấm.
Lối sống giản tiện và thanh tịnh giúp ta cảm nhận rõ ràng hơn về thứ Linh Khí tồn tại trong vạn vật.
“Vạn vật đều có vòng tuần hoàn.
Linh Khí cũng là 1 phần của vòng tuần hoàn ấy.
Con người cũng vậy.
Chúng ta sinh ra từ hư vô, rồi lại trở về với hư vô.
“Khí xuất hiện trong cơ thể chúng ta giống như cách nó xuất hiện trong vũ trụ này.
Từ hư vô xuất hiện.
Khoảnh khắc ấy là Khởi Nguyên.
“Từ những mầm mống đầu tiên ấy, Khí sinh sôi nảy nở trở thành bao la rộng lớn như biển.
Ấy gọi là Hóa Hải.
“Biển Khí bắt đầu sôi sục và hỗn loạn.
Ta gọi nó là Hỗn Thể.
“Từ trạng thái hỗn loạn ấy, Khí bắt đầu ngưng tụ về 1 mối, 1 tâm hạch duy nhất.
Đó là Tụ Đan.
“Khi Đan đã được tích tụ tới mức tận cùng, 1 tia sét lớn đánh vào nó tạo ra 1 vụ nổ vô tiền khoáng hậu.
Ấy là Thiên Kiếp.
“Năm thứ 36 trên đỉnh Trúc Sơn, 1 tia sấm sét khủng khiếp giảng xuống đỉnh núi nơi ta thiền định.
Ta đã sống sót.
Ta đã bắt đầu nhận thấy sự thay đổi từ sâu thẳm bên trong.
Ta đã phá tan rào cản giữa “cá nhân” và “thiên địa”, ta đã cảm nhận được những thứ vượt ngoài thân xác phàm tục.
Ta gọi cảnh giới ấy là Thiên Nhân.”
Kiến giải của Trúc Sơn Cư Sĩ về các cảnh giới trên Tiên Đạo dừng ở đó, vì bản thân ông ta cũng chưa từng vượt quá cảnh giới Thiên Nhân này.
Tuy nhiên, dù không đích thân trải nghiệm, Trúc Sơn Cư Sĩ vẫn có thể suy luận ra 3 cảnh giới còn lại: Đại Giới, Nhất Thể, Vô Ngã.
Đại Giới là khi nhận thức của Thiên Nhân đã bao hàm được toàn bộ thế giới xung quanh mình, để thoát khỏi nó mà nhìn thấy 1 toàn cảnh rộng lớn hơn, vô biên vô hạn hơn.
Nhất Thể, là khi hoàn toàn dung hợp bản thân vào với vạn vật.
Đây đáng lẽ đã là cảnh giới cuối cùng trong thuyết Vũ Trụ Nhất Thể.
Vạn vật từ 1 thể mà ra, cuối cùng lại quay về 1 thể.
Nhất thể ấy sẽ là tạo vật vô địch thiên hạ, vì thiên hạ cũng là chính nó.
Nhưng sau Nhất Thể, Trúc Sơn Cư Sĩ đã liều lĩnh mà đặt ra 1 giả thuyết gây tranh cãi.
Cảnh giới cao hơn cả Sự tồn tại tuyệt đối, ấy là sự Không tồn tại.
Vô Ngã.
•Chà chà chà! – Trong màn đêm, Vân đưa tay lên cằm mà ngẫm nghĩ – Tiên Đạo, 1 trường phái những tưởng chỉ tồn tại trong truyện Tiên hiệp, 1 trường phái tưởng như được PR thổi phồng, ai ngờ lại có chiều sâu tới vậy.
“Cô nhận thấy điều gì sao, cô Hồng Vân?”
•Thì như trong sách đã nói đó.
Tiên Đạo không chỉ đơn thuần là 1 loại kỹ thuật, 1 trường phái kỹ năng.
Nó còn là 1 nỗ lực đầy tham vọng để lý giải thế giới.
Và 9 cảnh giới của Tiên Đạo cũng không phải không có cơ sở.
Sách được viết cách đây 34 thế kỉ, nhưng áp vào thời điểm hiện tại vẫn vô cùng hợp lý.
Thiên Nhân, phải trải qua Thiên Kiếp, cảnh giới này đương nhiên tương đương với Tiến Sĩ thời hiện đại, không thể bàn cãi.
Vượt qua Thiên Nhân, là Đại Giới.
Nếu sử dụng thước đo hệ thống học vị như hiện nay, có lẽ sẽ tương đương trình độ của Hà Chí Thương hiện tại?
Hà Chí Thương mới lên ngôi ngót nghét 3 chục năm.
Hắn vẫn còn 1 khoảng cách đối với các đời tiền nhiệm.
Cũng có thể hắn đã suýt soát đạt tới cảnh giới Nhất Thể.
Mạnh hơn hắn 1 chút, có Edward Kaiser.
Sức mạnh của tên này ít nhất đã vượt qua ranh giới giữa Đại Giới và Nhất Thể.
Cao hơn nữa, là Kumo Sasaki và Đại Hùng Kwarruh.
Đại Hùng nói không ngoa đã thực sự đạt tới đỉnh cao nhất của cảnh giới Nhất Thể.
Nhưng trên đó, còn có Vô Ngã, thứ cảnh giới mà cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, vẫn chưa có kẻ nào chạm tới.
Nó vượt quá cả khởi đầu, quá cả kết thúc.
Nó là sự Không tồn tại.
Mà áp theo cách gọi thời hiện đại, đó sẽ là Tầng Vô thức thứ 18 mà Hà Chí Thương đang nhắm tới, hay Tầng Siêu Hình mà Edward Kaiser đang khao khát đạt được.
Nếu 1 trong 2 kẻ này chạm tới cảnh giới ấy, thì dù có là Đại Hùng Kwarruh cũng không cách nào ngăn cản.
.