Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Giải nghĩa về tên chương: Thật ra bản raw là gà salon, nhưng salon nó cũng là tiệc tùng cho nên tui chuyển luôn thành tiệc tùng. Mọi người có thể kéo xuống cuối chương để biết thêm về từ ngày nhé.
- -
Ngày 16 âm lịch.
Đêm khuya, trăng sáng vằng vặc trên bầu trời.
Gà trống với bộ lông rực rỡ nhảy xuống đống rơm, nghênh ngang đá văng cửa chuồng gà dưới cả tá đôi mắt nhỏ bằng hạt đậu đầy sùng bái. Nó đi thẳng ra ngoài, không thèm ngoảnh đầu, chân gà lại đá cái nữa, cánh cửa "ầm" một tiếng vang dội đóng lại.
Gà mái: Cục cục cục cục cục cục.
Ôi ~ sao bóng lưng rời đi của nó cũng đẹp trai đến vậy.
Đúng vậy, tiếc quá, nó chỉ là một con gà phong lưu mà thôi.
Gà trống: Cục tác, cục tác, cục tác.
Đại ca đi thong thả!
Đại ca, nhớ ghé nữa nha!
***
Đôi mắt gà trống sáng như bó đuốc trong bóng đêm, đôi chân chạy nhanh trong rừng, tiếng gió gào thét sượt qua tai. Nó nhanh nhẹn né cây này rồi tới cây khác, rời khỏi khu rừng là những ngôi nhà thô sơ tự xây dựng, gà trống vẫn giữ nguyên tốc độ đó. Nó đập cánh, bay lên nóc nhà, tiếp tục chạy thật nhanh, sau đó nhảy nhẹ, bay lên sân thượng ngôi nhà kế bên, lại chạy thêm một lát, nó rơi xuống nóc nhà căn nhà ngói bên kịch, cứ nhảy qua nhiều mái nhà, rất nhanh đã ra khỏi khu dân cư, tiếp tục chạy vào một khu rừng lạnh căm.
Xuyên qua núi rừng, bay qua con sông, đến trước cửa nhà của một căn nhà nông nhỏ. Nó bay thẳng vào trong sân, hai chân nắm tấm vải che mưa giữa sân, đập cánh một cái, tấp vải rơi xuống, chiếc xe SUV đỏ xuất hiện dưới ánh trăng.
Rốt cuộc gà trống cũng dừng lại. Nhịp thở của nó bình thường, không giống mới chạy bức tốc đến đây chút nào.
Chỉ có hai mươi cây, với Quý Nguyễn mà nói, chỉ giống đi dạo mà thôi.
Đây là căn nhà Quý Nguyễn cố tình mua để tiện qua lại chuồng gà mà không khiến ai nghi ngờ. Mặc dù có căn nhà nhỏ nhưng chưa dọn dẹp bao giờ. Quý Nguyễn bay lên xà nhà, lấy chìa khóa xe mình giấu trên đó rồi bay xuống lại.
Móng gà ấn xuống chìa khóa, cửa xe tự động mở ra, Quý Nguyễn bay vô hàng ghế sau, tìm một tư thế thoải mái để ngủ.
Chín mười cây xung quanh đây không có người ở, cậu cũng đã khóa cửa trong, không cần lo có người vào.
Cậu nằm mơ một giấc mơ rất đẹp. Trong mơ, Đỗ Cảnh Hú đang vẽ tranh cho cậu, hắn vẽ một chú gà trống oai phong, Đỗ Cảnh Hú còn khen bản thể của cậu đẹp trai lắm.
Gà trống vui đến mừng cười khùng khục.
Dần dần, chân trời chuyển sang màu xám tro, gà trống tỉnh dậy từ trong giấc mơ ngọt ngào, nó bay lên mui xe, run bộ lông xinh đẹp, ưỡn ngực ngẩng đầu, cất tiếng gọi mặt trời.
"Ò ó o o --"
Tiếng gáy vang đi xa thật xa, rất nhanh, mấy con gà trống xung quanh nhập bọn, từng tiếng gà gáy thay phiên nhau vang lên trong không gian trong lòng.
Quý Nguyễn chui vào trong xe trước khi mặt trời mọc hoàn toàn, sau khi luồng sáng đỏ tản đi, cậu biến lại thành người, lưng tựa vào cửa xe để duỗi người, xong xuôi rồi mới từ tốn mặc quần áo.
Hai tiếng sau, Quý Nguyễn lái xe về tới nhà.
Cậu mở điện thoại lên, chưa kịp nhắn tin cho Đỗ Cảnh Hú đã nhận được điện thoại của Cố Hồng.
Cố Hồng gọi cho cậu để bàn chuyện làm ăn, bọn họ cùng đầu tư vào một dự án năng lượng mới, bây giờ dự án cần thêm đầu tư.
Hai người trò chuyện một lúc lâu, sau khi quyết định kế hoạch giai đoạn sau, trước khi cậu cúp điện thoại, Cố Hồng hỏi kế hoạch bắt chàng đánh cá nuôi gà đến đâu rồi.
Giọng Quý Nguyễn hí hửng, tâm trạng vui vẻ không gì giấu diếm được: "Ảnh nói muốn vẽ cho em một bức, tuần trước bọn em còn ngủ chung đó."
Nói xong Quý Nguyễn mới nhận ra câu này còn ý nghĩa khác, vội vàng giải thích: "Chỉ là ngủ thôi ạ, không có làm gì khác."
Nhưng cậu vẫn rất vui.
Bữa đó quạu vì mới ngủ dậy, bây giờ nghĩ lại chỉ thấy vui.
Chỉ là, tư thế ngủ của hai người khác nhau một trời một vực, sau này vẫn nên chia giường ngủ đi thôi.
"Tốt lắm, rút ngắn khoảng cách rất nhanh." Cố Hồng nói: "Nhưng anh ta là ngư dân, có lẽ kinh nghiệm rất phong phú, em nhớ bắt cậu ta kiểm tra sức khỏe trước rồi hẵng giao phối, đi khám mỗi ba tháng một lần."
"Dạ dạ, em biết, anh cứ yên tâm."
Anh ngỗng của cậu lúc nào cũng kỹ tính.
Để tìm dịp hỏi.
Cúp điện thoại của anh ngỗng, Quý Nguyễn xử lý vài chuyện của công ty, thuận tiện mở họp online.
Mấy năm nay, công ty của cậu lên như diều gặp gió. Cậu tôn trọng tác phẩm của bản thân nên cũng rất tôn trọng ý tưởng và sự sáng tạo của "lính" của mình, chỉ cần nó hợp lý, cậu sẽ cho bọn họ tự do phát triển.
Vì thế, các nhà thiết kế rất yêu quý công ty, cho dù sau này rời công ty mở công ty riêng vẫn thường xuyên hợp tác qua lại, doanh thu vô cùng khả quan.
Có thể nói, cả cái công ty này, người cống hiến ít nhất có lẽ là ông chủ Quý Nguyễn.
Các nhà thiết kế và bộ phận bán hàng: Cảm ơn bản thảo của ông chủ rất nhiều, khiến người khác tự tin hơn.
Ông chủ Quý Nguyễn của bọn họ còn tự tin hơn bọn họ, vừa bận rộn xong đã ngồi xuống vẽ ngay: Chuyến đi đến chuồng gà ba ngày này lại cho cậu rất nhiều linh cảm, vẽ luôn cho nóng.
Tóm lại, mục tiêu lần này là bán được mười bộ!
Mười bộ!
Quý Nguyễn vẽ đến mức quên hết tất cả, bỏ luôn bữa trưa, mãi đến khi wechat thông báo ba tiếng liên tục cậu mới dừng tay.
Mở wechat ra, cậu đột nhiên nhớ đến một chuyện...
Hình như, cậu chưa nhắn cho Đỗ Cảnh Hú!
Sao cậu có thể quên chuyện quan trọng đến vậy hả!
Đầu tiên, cậu nhắn cho Đỗ Cảnh Hú một tin "Tôi về rồi", sau đó mới mở tin nhắn Tùng An gửi lên.
-Tùng An: Cậu đi sưu tầm cảm hứng về chưa?
- Tùng An: (gửi địa điểm) Lại đây chơi không?
- Tùng An: Đỗ Cảnh Hú cũng đến này.
Chỉ ba câu thôi, Quý Nguyễn quyết định đi ngay!
Trước khi đi cũng không quên nhìn gương, thay bộ quần áo đẹp nhất.
**
Trong một biệt thự sang trọng, đang có bữa tiệc nghệ thuật.
Giống một cuộc triển lãm quy mô nhỏ, chủ nhà cẩn thận sắp xếp các tác phẩm cho khách mời mang đến, phối hợp với âm nhạc khẽ khàng, mọi người tụm lại trước một tác phẩm, nhỏ giọng bàn luận.
Người nào không có hứng thú với tượng thì vào phòng sách đàm luận về thơ ca hoặc triết học.
Quý Nguyễn vừa vào là Tùng An thấy ngay, hất mấy người còn lại ra để đến đón Quý Nguyễn.
Tùng An: "Ông tới rồi à. Có muốn uống gì không, tui lấy dùm cho."
Quý Nguyễn lắc đầu bảo không. Mắt cậu đảo xung quanh, hỏi: "Đỗ Cảnh Hú đâu?"
Nụ cười của Tùng An cứng lại, nhưng nhanh chóng quay lại như cũ. Cậu mỉm cười đầy khéo léo: "Bên kia, để tui dắt ông sang."
"Ừm ừm."
Quý Nguyễn đi theo Tùng An, đi vào trong vài bước, lúc đi ngang qua một bức tượng đã thấy Đỗ Cảnh Hú. Cậu muốn đi lại gọi hắn, ai dè bị Tùng An kéo lại.
Tùng An: "Đừng làm phiền cậu ta."
"Hả? Tại sao?"
Mặt mày Tùng An khó xử, cậu ta kéo Quý Nguyễn vào xó xỉnh nào đó, nhỏ giọng giải thích: "Cậu nhìn ba người bên cạnh cậu ta kìa, tui biết vài tin đồn khá là...mập mờ giữa bọn họ với Đỗ Cảnh Hú."
Quý Nguyễn trợn mắt, nhìn Đỗ Cảnh Hú cách đó không xa, nghiêm túc quan sát.
Đỗ Cảnh Hú đứng trước một bức tranh, bên trái là hai người đàn ông, một cao một thấp. Người cao da hơi đen, mặt mày bình thường. Người lùn da trắng bóc, phong cách ăn mặc chú trọng đến từng chi tiết, ánh mắt nhìn Đỗ Cảnh Hú như tơ đường, ngọt ngào sền sệt. Bên phải hắn là một cô gái cao gầy với mái tóc dài, do đang quay lưng về phía cậu nên cậu không rõ biểu cảm.
Giống như đang nói chuyện rất vui vẻ, Đỗ Cảnh Hú lúc nào cũng treo nụ cười trên mặt, không ngó lơ bất kì ai.
Tai Quý Nguyễn dỏng cao, thêm chút linh lực, cẩn thận nghe xem bọn họ đang nói gì --
Cái gì mà phái hoang dã, hình thể, còn có gì đó Nietzsche, Heidegger.....
Ngoài ra còn có ngoại ngữ xen lẫn bên trong.
Cho dù là tiếng Trung thì dù cho Quý Nguyễn có hiểu rõ từng chữ nhưng khi tụi nó hợp lại, cũng không khác gì tiếng nước ngoài với cậu.
Không hiểu gì hết.
Cho nên cậu càng thấy Đỗ Cảnh Hú lợi hại, dù cho nói về chủ đề gì, ngôn ngữ gì cũng ung dung đáp lại.
Quý Nguyễn quan sát Đỗ Cảnh Hú thì đồng thời, Tùng An cũng quan sát cậu. Cậu ta thấy biểu cảm của cậu dần chuyển từ không tin được sang tán thưởng, thậm chí còn có chút kiêu ngạo?
Còn có vẻ tự hào nữa.
Tùng An:?
Tùng An: "...Tiểu Quý, ông không tức hả?"
"Không á."
"Cậu ta có nhiều đối tượng mập mờ đến vậy..."
"Ừ, đây quả thật là vấn đề." Quý Nguyễn trầm ngâm một chốc: "Cũng do mắt tui quá tốt."
Nhìn phát đã chọn chúng một con hạc giữa bầy gà.
Tùng An:...
Tự nhiên có cảm giác bê đá đập chân.
"Không sao." Thấy Tùng An không nói gì, Quý Nguyễn bèn an ủi cậu ta: "Ông không cần lo cho tụi tui, mấy đối tượng mập mờ kia chỉ là tạm thời mà thôi."
Kế hoạch bắt chàng đánh cá nuôi gà vẫn đang tiến hành.
"...Ừ."
Tùng An còn muốn nói gì đó, bỗng tiếng dương cầm mạnh mẽ vang lên, thu hút sự chú ý của đám người.
"Có người muốn biểu diễn kìa, chúng ta sang xem đi." Có người nói khi đi ngang qua hai người.
Quý Nguyễn thấy bọn Đỗ Cảnh Hú đi theo đám người kia nên cũng kéo Tùng An theo sát.
Lúc này Đỗ Cảnh Hú đúng lúc quay đầu nói chuyện với người phía sau, nhìn thấy Quý Nguyễn đằng sau. Không hiểu sao, hắn bỗng thấy yên tâm lạ thường. Hắn cách một đám người, gật đầu chào cậu.
Quý Nguyễn vẫy tay, mỉm cười thật tươi.
Tùng An chứng kiến tất cả. Cậu ta siết chặt nắm đấm, mặt mày phức tạp, nhưng khi Quý Nguyễn nhìn sang lại tỏ vẻ không có gì.
Trong phòng khách đặt dương cầm, mọi người vây quanh một chiếc dương cầm.
Ngón tay của chàng trai lướt như đang khiêu vũ trên những phím đàn, các nốt nhạc cũng đang nhảy nhót theo anh. Sau khi mọi người có mặt đông đủ, tiếng đàn dần chậm đi và tắt mất.
Người đàn ông mặc đồ Tây màu trắng đứng bên cạnh chiếc đàn nói: "Xin chào các quý ông và quý bà, chúc các vị một buổi chiều vui vẻ."
"Tôi rất vinh hạnh khi gặp lại người bạn cũ của mình nơi đây - cậu Đỗ Cảnh Hú."
Tay người đàn ông giơ về một phía, ánh mắt mọi người cũng nhìn sang Đỗ Cảnh Hú, nhưng rất nhanh đã bị người đàn ông kia kéo lại.
Đỗ Cảnh Hú chỉ mỉm cười, không đáp lại, cứ như người anh ta nói không phải hắn.
Người đàn ông nói tiếp: "Lâu rồi không gặp, hiếm hoi mới có dịp thấy nhau, thứ cho kẻ hèn bất tài, xin hát một đoạn ca ngắn, tặng cho cậu Đỗ Cảnh Hú."
Tặng cho Đỗ Cảnh Hú?
Quý Nguyễn hứng thú, vỗ tay mong chờ cùng với mọi người.
Nhìn gương mặt đôn hậu hiền lành của người đàn ông, khác hoàn toàn với ba người khi nãy.
Chi nên Quý Nguyễn bỏ ngay khả năng anh ta là đối tượng mập mờ của Đỗ Cảnh Hú.
Chỉ là bạn bình thường mà thôi.
Bài hát tiếng Nga, Quý Nguyễn càng nghe càng không hiểu, nhưng cậu thấy biểu cảm của mọi người càng ngày càng lạ, có người còn lén nhìn Đỗ Cảnh Hú, biểu cảm dò xét.
Quý Nguyễn:?
Cậu kéo tay áo Tùng An, nhỏ giọng hỏi: "Tùng An, anh ta hát cái gì vậy?"
Biểu cảm của Tùng An cũng rất khó coi, cậu kéo Quý Nguyễn ra sau cùng, bắt đầu giải thích: "Đây là một đoạn trong vở Opera [Mozart and Salieri]. Nội dung là Salieri ghen tị với tài hoa của Mozart. Bây giờ anh ta xem mình là Mozart còn Đỗ Cảnh Hú là Salieri hết thời ghen tị với tài hoa của anh ta."
Nghe Tùng An nói vậy, Quý Nguyễn bắt đầu nổi giận, thế như cậu cố kìm lại, hỏi: "Anh ta có thù oán gì với Đỗ Cảnh Hú?"
Tùng An khinh thường trả lời này: "Ghen tị mà thôi, vừa thành danh đã bị Đỗ Cảnh Hú trẻ tuổi đè bẹp, im lặng hết mấy năm. Tui mới gửi bài báo cho ông đó, rất có khả năng là thuê người viết."
Quý Nguyễn cầm điện thoại mở ngay mấy link Tùng Anh gửi cho.
Xem xong, cậu chỉ muốn cho người trên sân khấu, cũng chính là Chu Nguyên bốn chữ - không biết xấu hổ.
Nửa đầu bài báo khen Đỗ Cảnh Hú tới tấp, nào là tuy còn trẻ nhưng đã thành họa sĩ thiên tài, nửa sau bắt đầu thay đổi, nói Đỗ Cảnh Hú bị thương nặng, tranh cũng mất đi vẻ sinh động. Nhất là những năm gần đây, tranh hắn vẽ ra kém xa họa sĩ thiên tài Chu Nguyên.
Sau đó toàn là khen Chu Nguyên, tuy lớn tuổi hơn Đỗ Cảnh Hú, thành danh cũng sớm nhưng khiêm tốn, không lăng xê bản thân, chỉ tập trung vào nghệ thuật nên tranh mãi mãi không mất đi sự sinh động.
Quý Nguyễn cố ý đi tìm mấy bức tranh của anh ta, hoàn toàn không nhìn ra chút sức sống nào.
Tùng An: "Quả thật mấy năm gần đây Đỗ Cảnh Hú không vẽ được tranh như ngày xưa nữa, chỉ có thể nói, tranh của cậu ta ngày xưa quá xuất sắc."
"Nhưng vẫn dư sức đè bẹp Chu Nguyên."
Tiếng đàn kết thúc, mọi người im lặng, không một ai vỗ tay.
"Ngại quá, cảm ơn thầy Ngọc Thanh đã đệm đàn cho tôi."
"Mozart bị đầu độc năm 35 tuổi, kẻ hèn năm nay đúng 35, có vẻ nguy hiểm đây, ha ha ha ha, tôi đùa thôi, chắc cậu Đỗ không để ý đâu nhỉ."
Chu Nguyên nhìn Đỗ Cảnh Hú, ý cười không chạm đáy.
Mọi người xung quanh bắt đầu hòa giả, phụ họa: "Đúng vậy, tính tình Cảnh Húc tốt lắm, chắc chắn là không để ý rồi."
"Hai người ai cũng giỏi cả, tôi chờ mong các bức tranh tiếp theo lắm đấy."
Cũng có vài người không có ý tốt nói: "Cậu Đỗ, cậu thấy cậu Chu hát thế nào?"
Đỗ Cảnh Hú cười: "Nếu xét về tính giải trí thì dễ nghe, nhưng nếu so với người chuyên nghiệp thì anh Chu còn phải cố gắng nữa."
Thật là chỉ đánh giá giọng hát thôi?
Có người bắt đầu phân tích xem có ẩn ý gì trong câu nói của Đỗ Cảnh Hú hay không.
Có người cười lớn xé tan bầu không khí lúng túng: "Ha ha ha ha, rồi rồi rồi, tôi chưa xem đủ đâu, còn ai lên biểu diễn nữa không?"
"Tôi, để tôi!"
Quý Nguyễn giơ tay cao thật cao, thản nhiên đi lại bên cạnh đàn dương cầm dưới ánh nhìn của tất cả mọi người, giơ ngón giữa với Chu Nguyên.
- --
Chú thích:
Salon (沙龙): "Salotto" trong tiếng Ý, là phiên âm của từ "Le Salon" trong tiếng Pháp, ban đầu nó dùng để chỉ phòng khách sang trọng trong các dinh thự của giới thượng lưu Pháp. Từ thế kỷ 17, những người nổi tiếng ở Paris (hầu hết là quý bà) thường biến phòng khách của mình thành địa điểm giao lưu nổi tiếng. Đa số những người tham gia đều là nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà phê bình, triết gia và chính trị gia. Họ có những sở thích giống nhau và tụ tập cùng nhau, nhâm nhi đồ uống, thưởng thức âm nhạc tao nhã và trò chuyện lâu dài mà không bị gò bó. Sau này, người ta gọi hình thức tụ tập này là "salon", và nó trở nên phổ biến trong giới văn hóa Châu Âu và Hoa Kỳ, thế kỷ 19 là thời kỳ hoàng kim của nó.
Trường phái dã thú: Trường phái dã thú (Fauvism hay Les Fauves) là một trường phái nghệ thuật tồn tại trong thời gian ngắn của một nhóm họa sĩ hiện đại. Trong khi phong cách nghệ thuật dã thú bắt đầu từ năm 1900 và kéo dài qua năm 1910, thì trường phái này chỉ tồn tại trong vòng 3 năm, 1905 đến 1907, và có 3 cuộc triển lãm. Những người đứng đầu trường phái này là họa sĩ Henri Matisse và André Derain.
Siêu hình học: Siêu hình học (tiếng Anh: metaphysics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: μετά (meta) = "sau", φυσικά (phisiká) = "lý thuyết vật chất; hay Vật lý") ám chỉ những tác phẩm của Aristotle để đằng sau những tác phẩm nghiên cứu vật chất của ông trong thời cổ đại, là một nhánh triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thế giới là cái đằng sau các hình thái vật chất cũng như biểu hiện của chúng được gọi là hiện tượng, là căn nguyên tối hậu và là những nguyên lý đầu tiên và phổ quát nhất của thực tại. Đây là một môn học về sự tồn tại hoặc sự thật.
Friedrich Wilhelm Nietzsche: Một nhà triết học người Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp như là một nhà ngữ văn học và viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học.
Martin Heidegger: Một triết gia Đức. Ông chịu ảnh hưởng của nhà triết học Franz Brentano. Sau khi nghiên cứu, ông quyết định tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm tồn tại và cấu trúc bản thể của tồn tại người.
Antonio Salieri (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1750 - mất ngày 7 tháng 5 năm 1825): Nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng của thời kỳ Cổ điển không chỉ bởi những tác phẩm của mình mà bởi câu chuyện thù địch với Mozart. Vì ghen với tài năng xuất chúng của nhà soạn nhạc người Áo, nhà soạn nhạc Salieri đã có mâu thuẫn với ông. Nhưng việc ông Salieri giết Mozart như lời nhà soạn nhạc người Ý nói vào lúc cuối đời và các tác phẩm âm nhạc phản ánh (đây là đề tài rất được nhiều nhà soạn nhạc khai thác như trường hợp của Nikolay Rimsky-Korsakov với vở opera Mozart và Salieri là ví dụ điển hình) hoàn toàn không có thật. Các bằng chứng hiện tại cho thấy Mozart chết vì bệnh tật thì đúng hơn so với việc Mozart chết vì bị sát hại.
Wolfgang Amadeus Mozart (tiếng Đức: [ˈvɔlfɡaŋ amaˈdeus ˈmoːtsart]; tên đầy đủ là Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart (27 tháng 1 năm 1756 – 5 tháng 12 năm 1791 (35 tuổi): Nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các thể loại nhạc như piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera. Tuy phong cách nhạc của ông bị một số người chê bai và khinh thường trong thời điểm đó, ông được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông trở thành một phần quan trọng trong nhiều buổi hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng: "Hậu thế sẽ không thể nhìn thấy tài năng như vậy trong 100 năm".
Mozart và Salieri: Vở opera một màn trong hai cảnh của Nikolai Rimsky-Korsakov, được viết vào năm 1897 trên một bản libretto của Nga được lấy gần như nguyên văn từ vở kịch cùng tên năm 1830 của Alexander Pushkin.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");