Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
2234
Hai bên đều ngẩn ra.
Chưa ai kịp chào hỏi ai, Hứa Hoài Thi đã kêu lên một cách mập mờ: “Oa”, cô bé oa đến mức khiến Nguyễn Dụ ngượng ngùng, câu chào hỏi vốn đã đến bên miệng lại bị cô nuốt vào.
Đào Dung lại cười nhẹ, làm cho cô tự nhiên hơn nhiều, bà nói: “Chào con, bác là mẹ của Hoài Tụng, cho bác hỏi Hoài Tụng có nhà không con?’
Nguyễn Dụ cũng cười: “Con còn nhớ bác. Anh ấy có việc gấp phải về San Fransico, lần này chắc bác không gặp được anh ấy rồi.”
“Việc gấp?” Sắc mặt Đào Dung thay đổi, “công việc xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn sao?”
“Không phải…” Đứng ở đây cũng không được, Nguyễn Dụ tránh sang một bên nhường đường, “bác và Hoài Thi vào nhà ngồi trước đã.”
Cô mời hai người ngồi lên sofa, bảo họ đặt bao lớn bao nhỏ xuống.
Đào Dung giải thích với cô: “Bác sợ nếu nói trước với nó, nó lại lái xe về Tô Châu, vì thế bác đến đây mà không báo trước.”
Nguyễn Dụ phát hiện, lúc nói câu này, thái độ của Đào Dung cực kỳ khiêm tốn, làm mẹ của Hứa Hoài Tụng, bà như thể còn không thân thiết với anh bằng một cô gái xuất hiện trong phòng anh.
Dù sao cũng xa nhau nhiều năm rồi, hai mẹ con cũng có khoảng cách.
Nguyễn Dụ vội giải thích thay Hứa Hoài Tụng: “Vốn anh ấy cũng nhớ mọi người, định về Tô Châu một chuyến, quà tết cũng đã mua rồi.” Nói xong cô chỉ vào đống quà trong phòng khách, “chỉ có điều còn chưa chắc là ngày mai hay ngày mốt, vì thế chưa nói với bác.”
Đào Dung nhìn từ xa, cười cười: “Thằng bé này…”
Nguyễn Dụ thấy hai người ngồi không, đứng dậy nói: “Con đi pha trà cho mọi người.”
Cô dứt lời liền vào phòng bếp, sau một lát cô nghe thấy tiếng bước chân từ đằng sau, quay đầu thấy Đào Dung đang lại gần, bà hơi ngập ngừng hỏi nhỏ: “Có phải ba nó ở San Fransico xảy ra chuyện gì rồi không?”
Vốn Nguyễn Dụ cũng là vì không rõ tình hình gia đình trước mắt của Hứa Hoài Tụng lắm, nên do dự không biết có nên nói sự thật không, bây giờ thấy Đào Dung như thể không muốn để Hứa Hoài Thi biết, vì thế gật đầu nhẹ, nói khẽ: “Hình như là bệnh cũ tái phát.”
Hứa Hoài Thi đang nghịch điện thoại, cô bé nghe thấy âm thanh nhỏ này, quay lại kêu lên: “Mẹ đang thì thầm gì với chị ấy thế?”
Đào Dung quay sang liếc cô bé.
Nguyễn Dụ cười cười chuyển đề tài: “Hai người đường xá xa xôi đến, hay là cứ gọi cho Hoài Tụng một cuộc điện thoại đi.”
“Thôi.” Bà xua tay, “giờ chắc nó đang lái xe, không cần nói cho nó nữa, bác đi ngay đây.” Nói rồi bà nhìn bàn tay đang lấy lá trà của cô, “con cũng đừng pha trà nữa.”
Nguyễn Dụ ngừng tay, rót một cốc nước lọc đưa cho bà, thấy bà nhận lấy mà như hồn tiêu phách lạt, cô nhỏ giọng thêm một câu: “Bác đừng quá lo lắng.”
Bị nhìn thấu suy nghĩ, Đào Dung cười nhẹ, lát sau bà lấy lại tinh thần nói: “Con với Hoài Tụng ở bên nhau vẫn tốt chứ?”
Nguyễn Dụ ngẩn ra, biết rằng với tình huống hôm nay, phụ huynh khó mà không hiểu lầm cho được, đang suy tư xem giải thích thế nào, Đào Dung lại đã nghĩ sự trầm mặc của cô thành một ý khác, vội nói: “Nếu như con cảm thấy nó có điểm nào không tốt thì bỏ qua cho nó, trước đây thằng bé chưa từng có bạn gái, rất nhiều chuyện nó không hiểu.”
Nguyễn Dụ buột miệng nói: “Nhiều năm như vậy rồi mà anh ấy chưa từng có bạn gái sao?”
Nhắc đến chuyện này, sự câu nệ của Đào Dung giảm đi nhiều, nói với cô: “Theo như bác biết thì không. Người Trung Quốc làm luật sư ở Mỹ không phải chuyện dễ dàng gì, nếu không có năng lực để người khác khâm phục, nhiều khi còn bị kì thị. Đặc biệt là sau khi ba nó bị như thế, chuyện gì nó cũng phải dựa vào chính mình, làm gì còn tâm trạng yêu đương.”
Bây giờ chuyện cô quan tâm lại không phải là vấn đề tình sử của anh mà cô tò mò bấy lâu nữa.
Lòng cô chua xót, một cảm giác mà cô không diễn tả được.
Đào Dung vẫn còn đang xát muối vào trái tim cô: “Thực ra, tính cách của nó không được trọn vẹn.” Nói xong bà lại sợ sẽ doạ Nguyễn Dụ, giải thích thêm: “Ý của bác không phải là nó bị bệnh gì.”
Nguyễn Dụ nghiêng đầu: “Dạ?”
Đào Dung cười thở dài; “Chuyện của bác và ba nó, nó có nói cho con không?”
Cô gật đầu.
“Trước khi nó lên cấp ba, hai bác đã có vấn đề, chuyện này ít nhiều gì cũng ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của nó, vì thế tính cách nó khó tránh khỏi có một mặt yếu đuối, có lẽ sẽ có lúc sẽ làm con cảm thấy nó không đủ quyết đoán, nhưng đó thường là biểu hiện với những chuyện mà nó cực kỳ quan tâm. Hy vọng cháu hiểu cho nó, tất cả là do bác và ba nó không tốt.”
Nguyễn Dụ vỗ nhẹ mu bàn tay bà tỏ ý an ủi: “Con biết, bác cứ yên tâm.”
Hai người trò chuyện thêm một lát nữa, điện thoại của Nguyễn Dụ vang lên.
Là Lưu Mậu, anh ấy hỏi cô vẫn còn ở khách sạn có phải không.
“Ừ.”
“Vậy cô đợi ở đó đi, tiểu Trần sắp đến rồi, Hoài Tụng bảo cậu ấy đưa cô về nhà.”
Nguyễn Dụ ngẩn người: “Ngày lễ tết, sao có thể làm phiền tiểu Trần được chứ, tôi tự về được, anh bảo…” Cô nói đến đây thì ngưng lại, nhìn Đào Dung, đưa điện thoại ra xa rồi hỏi bà, “Bác đến đây bằng cách nào vậy?”
“Bác ngồi tàu cao tốc.”
“Vậy về thì sao?”
“Đúng rồi.” Hứa Hoài Thi đang ngồi bấm điện thoại, bà quay sang nói với cô bé, “Hoài Thi, con xem có đổi vé sớm hơn được không?”
Không cần xem cũng biết, với lượng khách ngày lễ tết thế này, không thể có chuyện đổi được vé, trừ khi là đứng cả chặng đường về nhà.
Nguyễn Dụ đưa điện thoại lại gần: “Đúng là phải làm phiền tiểu Trần rồi, anh bảo cậu ấy đến đi.”
Không lâu sau, Trần Huy đến khách sạn, Nguyễn Dụ chào hỏi cậu ấy, cám ơn liên tục, vì Đào Dung nhất quyết không ăn cơm ở đây, cô đưa bà xuống dưới lầu.
Hứa Hoài Thi cứ muốn nói gì đó rồi lại thôi, lúc đến bên cạnh xe, cô kéo cánh tay Đào Dung: “Mẹ… dù sao cũng đến đây rồi, con ở đây chơi hai ngày được không?”
“Để mình con ở đây mẹ yên tâm làm sao được? Đi về, hôm nào anh con ở đây rồi đến sau.”
Hứa Hoài Thi phụng phịu lên xe với bà, lên được một nửa lại quay đầu nhìn Nguyễn Dụ, biểu cảm rất đáng thương.
Nhận được tín hiệu cầu cứu của cô bé, Nguyễn Dụ nghĩ nghĩ, cuối cùng bước lên trước: “Nếu Hoài Thi muốn ở Hàng Châu, cháu có thể chăm sóc cho cô bé.”
Hứa Hoài Thi không biết chuyện của ba mình, không tâm trạng như Đào Dung, vui vẻ ở lại.
Nhưng khi Nguyễn Dụ hỏi cô bé muốn đi đâu chơi, cô bé lại lắc đầu: “Trời nóng quá, những khu du lịch vào thời điểm lễ tết này rất đông người, thực ra là em muốn trò chuyện với chị, hai chị em mình lên phòng hoặc về nhà chị đi.”
Không ngờ cũng là một đứa thích ở trong nhà.
Nguyễn Dụ nghĩ nghĩ, gọi điện thoại cho ba mẹ cô, nói cô đột nhiên có việc bận sẽ đến sau, sau đó hỏi: “Thế ở phòng anh em, hay về nhà chị?”
“Nhà chị cách chỗ này xa không?”
“Nếu không tắc đường thì ngồi xe nửa tiếng.”
“Chắc chắn là tắc rồi! Thôi, em ngồi xe sắp ói ra rồi.”
Cuối cùng hai người lại quay lại khách sạn.
Hứa Hoài Thi bỏ cặp sách xuống, lấy một tập đề ra, nói trong đau khổ: “Chị không cần chăm sóc em, có bài tập chắm sóc rồi, chị cứ đi làm việc của chị đi.”
Nguyễn Dụ ngừng cười.
Có lẽ Hứa Hoài Thi cũng hiểu lầm là cô cùng Hứa Hoài Tụng sống chung rồi, nên không biết là cô ở đây cũng chẳng có gì làm cả.
Vậy làm gì đây? Cô ngồi một lát, nhớ tới mèo con, cô mở cửa phòng ngủ ra, quả nhiên thấy nó đang nằm trong đó.
Cô bế nó ra, Hứa Hoài Thi nhìn thấy kinh ngạc nói: “Oa, anh em đổi tính thật rồi, ngày trước anh ấy ghét nhất thu dọn lông mèo lông chó!”
Nguyễn Dụ lại ngẩn ra.
Hồi cấp ba chẳng phải Hứa Hoài Tụng rất thích mèo sao?
Hứa Hoài Thi vui vẻ chạy lại chơi với nó: “Nó tên là gì?”
“Bây giờ chỉ có tên tiếng anh, hay là đặt cho nó một cái tên tiếng trung, nhập gia tuỳ tục?”
“Vậy chị đặt đi, nghe anh em nói chị là nhà văn, rất có văn hoá.”
Đặt tên cho mèo còn cần có văn hoá?
Nguyễn Dụ: “Gọi nó là Bì Bì đi, gần âm với Tiffany. Ừm…. Hứa Bì Bì?”
“Vâng vâng, theo họ em!”
Nguyễn Dụ cười ha ha, không nói ra câu “theo họ anh của em” để khỏi làm cô bé tổn thương, không ngờ “nhớ Tào Tháo, Tào Tháo tới”, cô nhận được điện thoại của Hứa Hoài Tụng.
Cô lập tức hỏi: “Bác trai thế nào rồi?”
“Vẫn đang trong phòng cấp cứu,” Hứa Hoài Tụng an ủi ngược lại cô, “sẽ không có chuyện gì đâu.”
Cô nhỏ giọng nói ừ: “Vậy anh chú ý lái xe, đừng gọi điện nữa.”
“Anh nghe Trần Huy nói, em với Hoài Thi giờ đang ở chỗ anh à?”
“Ừ, hai đứa em cộng lại cũng hơn bốn mươi rồi, anh không phải lo.”
Hứa Hoài Tụng có vẻ như rất không biết nói gì: “Sợ em buồn chán, nói với em một tiếng, mật khẩu laptop của anh cũng là ngày sinh nhật của em, đồ đạc trong phòng em cứ dùng thoải mái.”
Sau khi tắt điện thoại, cuối cùng Nguyễn Dụ cũng tìm được việc để làm, được sự đồng ý của anh, cô lấy laptop của anh mang ra phòng khách, đến khi nhập mật khẩu lại khựng lại.”
Hứa Hoài Tụng dùng ngày sinh của cô đặt làm mật khẩu laptop và điện thoại, vậy mật khẩu thanh toán có ý nghĩa gì đặc biệt không, có liên quan đến cô không?
309017…
Xuất phát từ sự tự sướng, cô dùng sức nghĩ xem con số này liên quan gì đến mình.
30——không nghĩ ra.
90——không có manh mối nào cả.
17——cô khá thích con số này, bởi vì đây là số thứ tự hồi cấp ba của cô.
Nghĩ đến đây, cô đột nhiên nhìn vào màn hình điện thoại.
Nó là số 17 ban 309.
Ý nghĩa của nó đây sao?
Nhưng cô không tiết lộ những chi tiết nhỏ này vào trong tiểu thuyết, sao anh lại biết được chứ?
Nguyễn Dụ nghĩ mãi không ra, cũng không thể đem mấy chuyện nhỏ nhặt này ra hỏi Hứa Hoài Tụng trong thời điểm này, chỉ đành gác lại.
Gần đến giờ ăn cơm, vì Hứa Hoài Thi lười ra ngoài, lại đang làm đề gấp, cô đặt chút đồ ăn sống để người ta ship đến, làm thức ăn cho cô bé.
Hứa Hoài Thi bị hương thơm cuốn hút, đặt đề văn xuống chạy vào phòng bếp, nhìn cô thuần thục nấu cá, kích động đến mức nhảy lên: “Chắc chắn anh em đã xui tám kiếp rồi, đến kiếp này mới nhặt được bảo bối như chị.”
Nguyễn Dụ mãi nấu cá, không phủ nhận cười cười.
Nụ cười này được ánh sáng ngoài cửa số chiếu vào, quả thật là dịu dàng như nước.
Hứa Hoài Thi không kiềm chế được nói: “Góc nghiêng của chị đẹp thật, em quay một đoạn video đăng lên tường nhé.”
Nguyễn Dụ thấy không sao cả nói: “Quay đi.”
Hứa Hoài Thi quay một video với góc nghiêng của cô, đăng là: “Trương Mạn Ngọc, Cao Viên Viên, Vương Tổ Hiền- mấy con người đang ngấp nghé mỹ mạo của anh trai ta, các người hãy nhìn cho kỹ vào, thế này mới đủ tứ cách làm chị dâu ta, bye bye các em!”
Khoe chị dâu tương lai xong, Hứa Hoài Thi hưng phấn ôm lấy cửa sổ, chờ đợi sự xuýt xoa của đám bạn học, nhìn xuống dưới, cô bé đột nhiên kinh ngạc kêu lên: “Ya, chị ơi, lại đây xem.”
Nguyễn Dụ vừa vớt cá ra đĩa, bước đến cửa sổ nhìn xuống, thấy người phụ trách khu “xanh hoá” của khách sạn đang cầm vòi phun nước cao áp để tưới hoa, dưới sự phản chiếu của ánh sánh, trong hơi nưới mờ mịt xuất hiện một hàng cầu vồng.
Như đang dự báo sẽ có chuyện tốt xảy ra.
Cô vội vàng đi lấy điện thoại, quay cảnh tượng này lại, định gửi cho Hứa Hoài Tụng, lại lo lắng làm phiền anh lái xe, mãi đến hai rưỡi chiều, chắc chắn anh đã lên máy bay rồi mới gửi: “Tặng anh.”
Biết rằng phải sau mười mấy tiếng nữa anh mới xuống máy bay, Nguyễn Dụ không để ý đến điện thoại nữa, đến tối, cô ngủ cùng giường với Hứa Hoài Thi.
Vì không yên tâm để cô bé ở một mình trong khách sạn nên cô cũng ở lại, gọi nhân viên vệ sinh thay ga giường, cầm thêm chăn đến.
Hứa Hoài Thi rất thích được thân cận với cô, cứ đòi đắp chung chăn với cô, buổi tối cũng không ngủ, hưng phấn kể đủ thứ chuyện trong trường cho cô nghe.
Lúc gần tối Nguyễn Dụ nhận được tin nhắn của Lý Thức Xán, hẹn cô trưa mai đi ăn cơm, cô vốn định chuẩn bị sẵn thức ăn cho Hứa Hoài Tụng sau đó mới ra ngoài, nhưng bây giờ lại bị cô bé cuốn lấy, trực giác nói cho cô biết ngày mai cô sẽ ngủ đến gần trưa mới dậy.
Hơn một giờ đêm, cô ngáp; “Được rồi được rồi, mai rồi nói tiếp, ngủ đi.”
Hứa Hoài Thi vẫn còn tỉnh, nói: “Vậy chị ngủ trước đi, em lướt weibo một lúc nữa.”
Nguyễn Dụ nói ừ, xoay người, đang mơ màng sắp ngủ, cô nghe thấy người nằm bên cạnh hít một hơi khí lạnh.
Cô bị doạ tỉnh, quay đầu hỏi: “Sao thế?”
Hứa Hoài Thi nắm chắt điện thoại nói: “Em thấy một lệnh truy nã nên weibo, oa, Hàng Châu thật nguy hiểm, không ngờ lại có một tên tội phạm giết người trốn thoát, may mà hôm nay chúng ta không ra ngoài.”
Bây giờ đang là thời đại của tin tức, ở đâu có người phạm tội, dân mạng ai ai cũng biết, cũng chẳng phải chuyện lạ lẫm gì, Nguyễn Dụ ngáp: “An ninh ở Hàng Châu cũng là khá tốt rồi đó.” Nói xong cô ngủ luôn.
Vì thế, cô không nghe thấy giọng Hứa Hoài Thi lẩm bẩm: “Ý… sao em thấy hình của kẻ bị tình nghi này có chút quen quen vậy nhỉ?”