Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Tuyển tập] Bên kia sự sống (Cú Heo)
  3. Chương 12: Yên tâm mà nhắm mắt
Trước /314 Sau

[Tuyển tập] Bên kia sự sống (Cú Heo)

Chương 12: Yên tâm mà nhắm mắt

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

Chết chỉ là một sự khởi đầu cho một cuộc sống mới. Nhiều người nghĩ rằng, khi chết đi rồi con người ta sẽ chìm vào một giấc ngủ vĩnh hằng, và mãi mãi không bao giờ tỉnh dậy. Cái chết đột ngột của bà Mười, làm cho mọi người không khỏi ngỡ ngàng. Chồng bà có việc, nên phải ra Hà Nội từ đầu tuần. Mình bà ở nhà, con cái thì đã lớn, đã lập gia đình, và ra ở riêng hết cả. Bà Mười có tiền sử bệnh tim, cái ngày hôm đó, không hiểu sao khi đang làm bếp, bà lên cơn đau tim dữ dội, rồi bất thình lình bà ngã xuống sàn nhà, từ từ chìm vào giấc ngủ ngàn thu. Người xưa nói rằng, chết mà không được nhìn mặt những người mình yêu thương nhất, hoặc không có ai ở bên cạnh là vong hồn sẽ vô cùng oan ức và không bao giờ siêu thoát được. May cho bà Mười, cô Tám kế bên qua biếu bà buồng chuối, thấy bà Mười nằm sõng soài trên mặt đất. Cô Tám chạy lại đỡ bà và gọi ngay cái xích lô đưa bà đi bệnh viện. Kì lạ thay, khi bà Mười được người đạp xích lô và cô Tám đặt lên xe, ông lái xích lô không thể nào đạp hoặc di chuyển cái xích lô đó được. Một sức mạnh thần bí nào đó đã níu giữ cái xích lô đó lại, cảm tưởng như vừa đặt lên một vật gì đó rất nặng nề. Cô Tám như linh cảm rằng bà Mười không muốn rời khỏi căn nhà yêu thương của mình, không chịu đi đâu khác trừ khi đã nhìn thấy mặt chồng bà, và con cái. Cô Tám chắp tay lại, cầu khấn rằng: “Dì Mười ơi, dì sống khôn thác thiêng, mong dì để con đưa dì vô bệnh viện. Rồi sẽ báo cho dượng Mười và anh chị em về lo phúng điếu cho dì”. Vừa nói dứt câu, chợt chiếc xích lô bắt đầu chuyển bánh. Và rồi như vậy, cô Tám và ông lái xích lô đã đưa bà Mười vào viện.

Nói về ông Mười, công chuyện làm ăn rất tất bật, ông hầu như không lúc nào được nghỉ ngơi. Trước cái ngày bà Mười lên cơn đau tim, ông Mười có cái cảm giác bồn chồn, đứng lên ngồi xuống không yên. Có thể nói cái cảm giác này ông chưa từng trải qua trong đời bao giờ. Rồi đúng cái lúc mà bà Mười ngã gục xuống sàn và lên cơn đau tim. Lúc đó, ông Mười đang nằm thiu thiu ngủ. Trong mơ, ông Muời thấy mình đang đứng chính trong ngôi nhà của mình. Rồi ông thấy bà Mười đang đứng ngoài cửa, vẫn bộ quần áo đó. Ông chạy ra cửa tính đón bà Mười thì lạ thay, ông càng tiến tới, bà Mười như bị một thế lực vô hình nào đó kéo lui lại, và rồi cứ như vậy ông Mười dù cố đến cách nào… Ông vẫn không thể lại gần được bà Mười. Khi tỉnh dậy, ông Mười hết đỗi ngạc nhiên khi thấy hai dòng nước mắt đang tuôn trào từ khóe mắt của ông. Ông cố dụi mắt nhưng nước mắt vẫn tuôn ra, cứ như vậy phải đến 2 phút. Vì ông Mười là người thường hay mơ những giấc mơ kì quái, nên ông không mấy lo lắng lắm. Ông chạy ra bưu điện Hà Nội nhờ đánh một cái điện tín khẩn về nhà để coi coi tình hình bà Mười thế nào. Cái thời này, thì điện tín khẩn mất ít nhất là quãng độ hai ngày, điện tín vào miền Nam, còn thường thì mất gần như bốn, năm ngày. Nhưng thương thay cho ông, chỉ đến sáng hôm sau, nhân viên bưu điện gõ cửa, báo với ông rằng bà Mười đã mất. Cầm tờ điện tín trên tay, ông Mười như không tin vào mắt mình được nữa, cả người ông lặng đi, những giọt nước mắt đã tuôn trào từ lúc nào mà không hay.

Đứng trước nhà xác, ông Mười như người mất hồn. Đây là lần cuối ông được nhìn thấy mặt người vợ yêu thương của mình. Nhà xác ở ngoài Bắc và trong Nam có cách bố trí khác nhau. Ngoài Bắc, mỗi một thi thể chở tẩm liệm hay đem chôn được cho vào một cái tủ lạnh chia ra từng ngăn, còn ở trong Nam, nhà xác là cả một căn buồng lạnh tanh, thi thể được đặt ngay ngắn trên những chiếc giường hai tầng, phủ khăn trắng khắp mình chỉ để lộ đầu và chân. Ông Mười nói với nhân viện gác nhà xác:

- Chú cho tui vô nhìn mặt bà xã lần cuối.

Nhân viên nhà xác hỏi tên tuổi, rồi anh ta mở cửa, chỉ về phía cái giường tầng một ở cuối phòng. Cánh cửa mở ra, một luồng khí lạnh ùa thẳng vào người ông Mười, ông có cảm giác như mình đang đứng trước một cánh của dẫn qua thế giới khác vậy. Ông có cái cảm giác rờn rợn, quay ra hỏi sao anh nhân viên không vào trong với mình. Anh ta trả lời rằng muốn cho ông một chút riêng tư. Thêm vào đó, anh ta căn dặn ông Mười rằng vào trong đó chỉ nên ở tầm 5 phút rồi ra ngay vì nhà xác là một nơi không nên ở lâu. Thứ hai là, nếu có chuyện gì lạ, hãy thật bình tĩnh và cố đừng ngất trong đó. Ông Mười nghe xong thì lạnh cóng cả dọc sống lưng. Ông từ từ bước vào, cánh cửa đằng sau lưng được anh nhân viên từ từ đóng lại, và để hở một khe nhỏ.

Bước vào đến nơi, xung quanh ông giờ đây bị bao bọc bởi cái lạnh rờn rợn, ánh đền trắng không quá chói, nhưng mang lại cho người ta một cái cảm giác trống rỗng và buồn miên man. Một thứ mùi khó tả xộc thẳng vào mũi ông Mười, đó mùi hóa học trộn lẫn với hơi người chết thật khiến ông buồn nôn. Cố lấy hết can đảm, ông tiến từ từ về phía bà xã nằm ở cuối bồng. Ông đi qua không biết bao nhiêu thi thể, nhìn những khuôn mặt trắng bệch, đang chìm vào giấc ngủ ngàn thu mà ông sợ đến mức muốn té xỉu ngay tại chốn lạnh lẽo này. Ông để ý, thỉnh thoảng, khi đi qua mấy giường, ông có nghe thấy tiếng khóc từ xa xăm vang vọng bốn bức tường nghe thật não nề. Ông Mười như rùng mình, nhưng ông cố đi thẳng và làm như không nghe thấy gì. Có những thi thể, khi ông liếc nhìn, thì có cảm giác như lồng ngực được phủ tấm khắn trắng đang phập phồng như họ đang thở vậy. Hơn thế nữa, cái cảm giác như những thi thể được đặt trên giường tầng hai đang nhỏm dậy nhìn theo ông, ông Mười lúc này thì quá sợ hãi, nên không còn đủ can đảm để mà quay lại nhìn được nữa. Ông Mười có để ý thấy thi thể của một đứa nhóc tầm mười mấy tuổi nằm lạnh lẽo trong này một mình. Khi đi ngang qua, ông dường như nghe được tiếng cười rúc rích của đứa nhỏ đó. Ông Mười rụng rời chân tay, như muốn ngã quỵ xuống. Cuối cùng, ông tiến tới bên giường bà Mười. Giờ đây, bà Mười đang nằm ngay ngắn, đôi mắt nhắm lại, bộ mặt trắng toát, khi nhìn kĩ, thì thấy nét mặt bà có hơi buồn buồn. Ông Mười nước mắt tuôn trào, ông thì thầm: “Bà xã, tha lỗi cho tui khi đã không thể ở bên bà giây phút cuối cùng…”. Ông Mười chợt giật mình khi bỗng cánh tay bà mười từ trong tấm vải thò ra, chộp lấy cánh tay ông, một bàn tay trắng ởn và lạnh toát. Ông Mười định hét lên, và gỡ bàn tay đó ra. Nhưng có lẽ ông hiểu được sự cô đơn của bà Mười. Ông chỉ khóc nhiều hơn, và lấy tay trái đặt lên cái bàn tay trắng bóc của bà. Ông vừa khóc vừa nghĩ về những tháng ngày còn có bà Mười, còn được ở cạnh nhau. Rồi ông lại thì thầm: “Bà xã ơi, bà đã dâng hiến cả cuộc đời này cho tôi, và cho con cái… Bà đã sống một cuốc sống đầy ý nghĩa, con cái giờ đã nên người hết rồi… Bà hãy an tâm mà nhắm mắt, tôi sẽ không bao giờ quên bà đâu…”. Nói đến đây, chợt bàn tay bà Mười như nới lỏng ra, ông Mười nhẹ nhàng đặt bàn tay bà Mười lại vào dưới tấm vải trắng. Khuôn mặt bà Mười giờ đây đã có nét thanh thản, trên môi bà như nở một nụ cười. Rồi lạ thay, trên khóe mắt bà, hai hàng nước mắt tuôn trào… Trên đường đi ra, ông Mười như nghe tiếng bà Mười vọng về từ một cõi xa xăm “Ông xã…”

Quảng cáo
Trước /314 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Thôn Thiên

Copyright © 2022 - MTruyện.net