Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Tuyển tập] Bên kia sự sống (Cú Heo)
  3. Chương 148: [Con Rồng Cháu Tiên] Bí mật quốc phòng
Trước /314 Sau

[Tuyển tập] Bên kia sự sống (Cú Heo)

Chương 148: [Con Rồng Cháu Tiên] Bí mật quốc phòng

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

chương 16: bí mật quốc phòng

Trong chiến tranh, có hai nguyên tô quan trọng mà những người cầm quân cần nắm bắt được, đó chính là số lượng và vũ khí. Thông thường thì chỉ cần có một trong hai nguyên tố này cũng đủ dẫn tới chiến thắng, nhưng suy cho cùng, nếu như mỗi bên nắm dữ một nguyên tố thì cuộc chiến sẽ là mãi mãi và trở nên vô tận. Số lượng ở đây là gì? Thật là đơn giản, số lượng ở đây ý chỉ rằng bạn có bao nhiêu quân lực, bao nhiêu vũ khĩ, hãy nói đơn giản, có bao nhiều người sẵn sàng sống chết để cho bạn điều khiển. Trong suốt chiều dài lịch sử, cái nguyên tố số lượng đã quyết định thành bại, thằng thua của không ít nhà cầm quyền. Vì như là ở Trung Quốc thời xưa, Táo Tháo thống lĩnh hàng vạn quân, đã không ít lần uy hiếp đến cả Lưu Bị và Tồn Quyền. Hay nói ngay như đến Nga, Stalin đã phải dùng biết bao nhiêu lính để mà đẩy bật quân đội Phát Xít Đức ra khỏi nước Nga. Nói là nguyên tố số lượng ở đây rất quan trọng. nhưng cũng nên hiểu rằng không phải cứ đông quân là thắng được. Hãy nghĩ lại vào thời Tam Quốc, trận chiến trên sống Xích Bích, tại sao Tào Tháo điều khiển mấy vạn quân như vậy mà vẫn thua về tay Lưu Bị và Tôn Quyền? Phải chăng Tào Tháo thua trận là vì mấy vạn quân linh đó của ông ta đều chỉ toàn là một lũ ô hợp tức thời, chúng chả qua vì thua trận nên mới đầu quân cho Tao Tháo? Hay nói ngay như nước Nga ngày xưa, đã không biết bao nhiêu mạng người Nga đổ xuống để đánh đuổi quân Phát Xít Đức, những tại sao họ có nhiều quân như vậy mà cuộc chiến vẫn là đẫm máu và vẫn kéo dài? Phải chăng vì quân đội của họ được trang bị vũ trang quá sơ sài? Hay phải chăng là vì họ bị ép vào đường cùng mà phải cầm súng lên chiến đấu nên tình thần không vững? Hay nói ngay như Mỹ trước năm 1942, có hẳn một đội quân hùng hậu đóng tại cảng Trân Châu, trong đó còn có cả một chiếc chiến hạm tối tân và là niềm tự hào quân lực của Mỹ, chiến thuyền Arizona. Thế nhưng rồi cũng chỉ sau có mấy tiếng đồng hồ, tất cả là tro bụi sau một trận oanh tạc bất ngờ của quân Nhật. Thử hỏi làm sao mà đội quân của Mỹ tại cảng Trân Châu lại thất thủ được? Họ đủ mạnh chứ đúng không? Chẳng lẽ vì họ quá mạnh mà đã kiêu căng không đề phòng ?

Đó là về vấn đề số lượng, thế còn về vấn đề vũ khí thì sao? Thật đơn giản, một vũ khí tối tân có thể đổi lấy được mấy mạng quân cơ mà. Nếu các bạn còn nhớ, trước khi thuốc nổ ra đời thì con người ta chỉ có cách cầm kiếm mà chém nhau với cung tên là hết cấp. Tuy nhiên, thuốc nổ ra đời đồng nghĩa với súng đạn, với bom. Lập tức con người ta vứt bỏ kiếm, giáo, tên, ná mà sử dụng súng. Và thưa các bạn của tôi, ngay tại cái thời điểm này đây, con người ta đã bắt đầu nghĩ ra cách lấy mạng người không ghê tay. Hãy cũng nhau ngẫm nghĩ kĩ cái vấn đề này nhé. Trước đây để giết người ngoài cầm ná bắn ra người ta phải cầm dao trực tiếp đứng trước mặt người đó mà chém, mà đâm, cho nên cái cảm giác rờn rợn là vẫn tồn tại, tuy nhiên sau này khi đã có súng thì cái cảm giác rờn rợn bắt đầu giảm dần. Đầu tiên là súng lục, mỗi viên đạn là một mạng người, vẫn ghê tay đúng không nào? Thế tiểu liên thì sao? Một băng đạn ít nhất là ba mươi viên, cứ giữ cò mà phơ, bớt ghê tay rồi chứ? Cả lừu đạn nữa, rút trốt ra, ném, “Bùm”, có khi là mười người chết. càng ngày càng không ghê tay và giết người dễ dàng hơn đúng không nào? Chưa kể bây giờ còn có xe tăng, máy bay, rồi thì vũ khí hạt nhân và còn vô số các loại vũ khí tối tân khác mà chúng ta đang có. Nhưng cũng như nguyên tố số lượng, nguyên tố vũ khí cũng có cái mặt trái của nó. Ngày xưa Mỹ rải thảm bom B52 tại thành phố Hà Nội, một loại vũ khí tối tân nhất thời bấy giờ, vậy tại sao Mỹ vẫn không ngăn được bước tiến quân ta? Phải chăng vì quân ta quá đông? Điều này là không thể. Hay phải chăng vì tinh thần và lòng quân ta là quá mạnh không bom đạn nào có thể làm lu mờ được? Hay nói ngay như trận Điện Biên Phủ thời kháng chiến chống Pháp, nguyên một cái hầm được trang bị vũ khí vững chắng và tối tân như vậy mà vẫn thua? Không lẽ lính Pháp không biết sử dụng?

Nhưng cho dù tôi có nói gì đi chăng nữa, thì “vũ khí” và “số lượng” đều là hai nguyên tố tất yếu định đoạt sự thành bại của một cuộc chiến. Vậy tính đến thời điểm bây giờ, theo các bạn, con rồng cháu tiên đang giữ lợi thế hay là đang bại trận? Và tôi tin chắc chắn điều mà các bạn đang quan tâm nhất đó là “C2ĐV” là cái gì? Hay cũng có thể là ai? Nhưng trước tiên phải nói đến GN Drive, tạm dịch ra là General Nucelear Drive, và hãy tạm hiểu nó là một động cơ chạy bằng nguyên tử hạt nhân gần như vô hạn. Vậy làm sao mà các nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam lại có thể chế tạo ra được một thứ động cơ lợi hại như vậy? Trước tiên phải kể đến những thùng công ten nơ lạ xuất hiện tại cảng Hợp Thành, đây chính là những manh mối đầu tiên trong quá trính sáng chế ra GN Drive. Đầu tiên bên lực lượng quân đội đã đưa một số lượng lớn vũ khí cho các nhà khoa học nghiên cứu. Nhưng thay vì nghiên cứu những khẩu súng đó để sản xuất hàng loạt thì họ lại chú tâm hơn vào việc nghiên cứu hợp chất tạo thành của những khẩu súng này. Với những nhà khoa học hàng đầu, những cỗ máy tối tân nhất, mà chúng ta chính là nước đầu tiên khám phá và chế tạo thành công hai hợp chất “Lệ Thanh” và “Tinh Giáp”. Tuy nhiên, hai hợp chất đó chỉ là một thứ vỏ bọc để che giấu đi cái nghiên cứu thực sự của các nhà khoa học mà thôi. Như đã biết, tình hình mặt trận ở miền Bắc ngày càng diễn ra khốc liệt, lãnh đạo cấp cao đã phải tạm thời phải đình chỉ hoạt động của các nhà nghiên cứu khoa học trong một khoảng thời gian ngắn vì thấy rằng họ không mang lại lợi ích gì cho cuộc chiến cả. Nhưng chính trong lúc nguy kịch đó, các nhà khoa học đã công bố “Lệ Thanh” và “Tinh Giáp” để được lãnh đạo cấp cao tiếp tục chu cấp nguyên liệu cũng như cho phép tiếp tục nghiên cứu với một lời hứa rằng sẽ có nhiều sáng chế kinh ngạc hơn nữa. Và cũng đúng như lời mà những nhà khoa học đã hứa hẹn “Lệ Thanh” và “Tinh Giáp” quả thật có sức mạnh vô song, và chúng đã thực sự đẩy lui được quỷ binh. Tuy nhiên, một vấn đề vấp phải ở đây rằng nếu “Lệ Thanh” và “Tinh Giáp” chỉ dùng để chế tạo vũ khí, gia cố phương tiện, và cải tiến vũ trang hạng nặng thì mất rất nhiều thời gian và công sức thêm vào đó nó lại không hiệu quả triệt để. Nguyên liệu chính của “Lệ Thanh” chính là nước biển xung quanh đảo Phú Quốc, phải đúng là nước biển ở quanh đảo Phú Quốc thì mới chế tạo được “Lệ Thanh”. Còn về “Tinh Giáp”, thì nguyên liệu chính của nó lại là những hạt muối trắng ngần cũng được lấy từ Phú Quốc, quả là thú vị và bất ngờ phải không nào?

Vậy, “Tinh Giáp” và “Lệ Thanh” được tung ra để dành thời gian sáng chế ra cái gì? Nếu coi “Lệ Thanh” là nhiên liệu và “Tinh Giáp” là cỗ mãy, thì một khi kết hợp cả hai nguyên tố này lại thì chúng ta đã chế tạo ra được một cỗ máy mới, một thứ vũ khí mà con người lâu này mơ ước. Tuy nhiên để có được GN Drive trong tay như ngày hôm nay, các nhà khoa học của chúng ta đã phải trải qua những công đoạn gian khổ, và thêm vào đó cũng đổ nhiều xương máu mồ hôi công huyết lắm. Tuy nói rằng có được GN Drive chỉ trong vòng có mấy tháng là quá nhanh, nhưng nếu biết rằng trong mấy tháng đó mà một ngày các nhà khoa học phải làm việc mười tám tiếng liên tục thì liệu các bạn có coi quãng thời gian đó là ngắn nữa không? Vị cha đẻ của GN Drive không phải ai xa lạ mà chính là giáo sư Minh. Tuy bây giờ giáo sư mới có ở độ tuổi tầm 50, những chính cái tinh thần nhiệt huyết sáng chế, và những ý tưởng điên cuồng đó đã giúp cho giáo sư thành công trong việc chế tạo ra nguồn năng lượng gần như là vĩnh cửu, GN Drive. Vậy giáo sư Minh lấy ý tưởng đó từ đâu ra? Chuyện phải kể từ khi “Lệ Thanh” và “Tinh Giáp” đã được thành công thử nghiệm và sản xuất hàng loạt. Nhưng ngay từ khi hai nguyên tố này được công bố và giới thiệu qua bên quân đội, giáo sư Minh đã nhận ra rằng đây chỉ là phương pháp tạm thời để kéo dài thời gian cho cuộc chiến gian khổ này mà thôi. Nguyên liệu mà giáo sư để ý đến đầu tiên chính là “Lệ Thanh”, thứ dung dịch lỏng chứa đầy tiềm năng mà đến tận ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa thể hiểu hết được. Suốt ba ngày đêm liên tục không ngừng nghỉ, giáo sư Minh đã phát hiện được ra một điều khá bất ngờ, đó là dung dịch “Lệ Thanh” có thể lưu trữ được năng lượng. Để thử nghiệm điều này, giáo sư đã dùng “Lệ Thanh” thay cho xăng và đổ vào một chiếc xe máy. Khi khởi động máy, quả nhiên xe vẫn nổ được, duy chỉ có một điều, đó là khi rồ gas rồi thì không hạ được gas nữa dẫn tới tình trạng động cơ chạy quá tải và nổ xe. Chính cái vụ tai nạn thử nhiệm đầu tiên này mà giáo sư Minh đã nghỉ làm mất một tuần. Tuy nhiên khi ở trong phòng điều trị, ông vẫn miệt mài nghiên cứu. Kết luận cuối cùng của giáo sư Minh đưa ra đó là, động cơ hiện này không thể nào chịu nổi công xuất hay như tiếp nhận được cái nguồn năng lượng quá mạnh của “Lệ Thanh”. Sau khi đã xuất viện sớm, giáo sư đã cho tiến hành thử tất cả các loại động cơ như xe ô tô, tầu hỏa, máy bay, phản lực, v.v. Nhưng đáp án cuối cùng vẫn là quá tải vả tự động nổ. Quá buồn phiền vì khi mà đã phát hiện ra được một nguồn năng lượng quý giá như vậy mà bây giờ lại không có cỗ máy nào chịu nổi công suất của “Lệ Thanh”, như vậy chẳng phải là quá lãng phí hay sao?

Thế nhưng rồi chính cái đêm tuyệt vọng đó, giáo sư Minh đã vô tình đánh rơi một khẩu súng đặc biệt ở trên bàn thí nghiệm xuống đất. Khi giáo sư cầm khẩu súng đó lên, ngay khi giáo sư để mắt lên khẩu súng, “Tinh Giáp” bên ngoài trong suốt, bên trong là băng đạn với những viên đạn có chưa dung dịch “Lệ Thanh” tỏa sáng lấp lánh. Trong đầu giáo sư bỗng xuất hiện hai chữ “Tinh Giáp”, quá mừng rỡ giáo sư vội vứt lại khẩu súng lên bàn, rồi ông bắt đầu lấy giấy bút ra thiết kế một động cơ mới, động cơ duy nhất có thể chịu đựng được tần xuất từ năng lượng “Lệ Thanh”. Sau khi vẽ bản thiết kế đầu của GN Drive, giáo sư bèn họp bàn các giáo sư khác cùng nhau chế tạo. Và sau hai tuần lễ, sản phẩm cuối cùng chính là GN Drive. Vậy cấu tạo của GN Drive ra làm sao? Trước tiên hãy hình dung ra rằng GN Drive bao gồm 3 phần chính: Vỏ bọc, động cơ quay, và khu chứa năng lượng. Cấu tạo của GN Drive có hình trụ như một cục pin AA khổng lồ to bằng cổ tay người thường với độ dài 20 cm. Lớp vỏ ngoài của GN Drive được cấu tạo từ 3 lớp: lớp ngoài cùng là cái khung cứng như kim cương, đồng thời để hở một vài khe để tỏa nhiệt và làm đen đặc toàn bộ. Lớp thứ hai thì để nguyên dạng trong suốt, cũng cứng như kim cương, và cuối cùng là lớp đệm mềm dẻo như cao su để giữ nhiệt và chánh va chạm trong khi xoay của khối động cơ chính. Sở dĩ phải làm cấu tạo ba lớp như vậy vì giáo sư Minh đã thử nghiệm thành công việc đưa Uranium dạng lòng hòa vào với “Lệ Thanh” tạo nên một nguồn năng lượng tuyệt đối. Vì thành phần của “Lệ Thanh” bây giờ có cả Uranium, một thứ chất phong xạ cực mạnh mà có thể làm hại đến sức khỏe con người, và nếu không ở trạng thái ổn định, dễ dẫn tới phát nổ. Lớp vỏ ngoài kiên cố đã xong, bây giờ bước vào phần chính, đó là phần động cơ quay. Hãy hình dung phần động cơ quay này tựa như một con quay gỗ của trẻ con hay chơi, tuy nhiên nó không có hình nón mà là hình trụ dài như que kem vậy. Thêm vào đó ở vị trí chân của con quay này sẽ là một khối “Tinh Giáp” nhỏ rỗng không hình trụ dùng để dự trữ “Lệ Thanh” cho việc kích hoạt và lưu giữ năng lượng tuyệt đối. Nhưng một khối hình trụ chỉ to bằng cục pin AAA thì làm sao lưu trữ được nhiều năng lượng đúng không nào? Đây chính là điểm mạnh của “Lệ Thanh” , sau khi đã được kết hợp hay hòa chung với Uranium thì cho dù có là năng lượng từ mười nhà máy sản xuất điện nguyên tử đi chăng nữa thì chỉ cần một cục pin AAA làm từ “Tinh Giáp” cũng chưa được. Tuy nhiên, nói về mặt lợi ích thì hay ho lắm, nhưng cái mặt hại thì cũng rất là nguy hiểm vô cùng. Trong quá trình gắn khối trụ AAA vào thân của động cơ xoay hay như lúc rót dung dịch vô mà không cẩn thận, dù chỉ là với một thay đổi nhỏ nhất, thì nguyên một miền Nam Việt Nam sẽ vĩnh viễn biến khỏi mặt đất. Thật may mắn khi mà chưa có cái tai nạn nào như vậy cả.

Nhưng cho ra lò được GN Drive thì cũng chỉ tựa như là có đạn thôi, vậy súng đâu? Để thử nghiệm, trước tiên các nhà khoa học đẵ lắp GN Drive vào thử một chiếc ô tô, nhưng sau khi nổ máy xong thì toàn bộ hệ thống máy móc hay như dây nối dẫn đều bóc cháy ngùn ngụt, vậy tức là với những cỗ máy bình thường hiện tại thì không một thứ gì chịu nổi được năng lượng từ GN Drive. Các nhà khoa học lúc này mới bắt tay vào chế tạo ra một cỗ máy nào đó làm từ “Tinh Giáp” mà có thể áo dụng ngay vào cuộc chiến này. Khi suy nghĩ về một cỗ máy có thể áp dụng ngay và thử được cả sức mạnh của GN Drive, nhiều người nói là làm ra một cái máy bay, người thì chế tạo ra ô tô, v.v. Nhưng tất cả đều là không thiết thực và tốn kém rất nhiều thời gian. Cho đến khi một nhà khoa học đưa ra sáng kiến là đã tạo ra được GN Drive thì sao không làm thử một vũ khí dùng năng lượng từ GN Drive để thử luôn? Và cũng chính nhờ có đó, mà khẩu súng laser đầu tiên dùng năng lượng GN Drive đã ra đời. Sau khi thử nghiệm thành công khẩu súng laser không có vấn đề gì, người ta đã nghĩ ngay ra việc chế tạo thêm một bộ áo giáp, biến con người thành một con robot có thể bay lượn, chạy nhanh, và thậm chí tiến ra ngoài không gian nữa mà dùng chung nguồn năng lượng từ một GN Drive. Sau ba tuần làm việc không ngừng nghỉ, cuối cùng các nhà khoa học không chỉ vẽ xong bản thiết kế, mà họ còn chế tạo và lắp ráp hoàn chỉnh cái vỏ bọc robot đó, các bạn có thể liên tưởng tới Iron man của mỹ, nhưng nhìn xẽ đẹp hơn. Để biết thêm chi tiết hay như có một cái nhìn thiết thực hơn về ý tôi muốn nói, các bạn còn có thể gõ lên google chữ “Gundam”, đó chính là hình dáng của lớp vỏ bọc robot mà tôi muốn nói đến. Thế nhưng mà sau khí bộ khung robot đó đã được lắp đặt hoàn chỉnh, máy móc đã thử nghiệm xong thì các nhà khoa học đã gặp phải một vấn đề khiến cho họ không kịp cho người vào thử nghiệm, đó chính là vấn đề không trọng lượng. Điều làm các nhà khoa học thực sự bỡ ngỡ đó chính là khi mà họ ráp hoàn chỉnh cái khung đó lại thì bật chợt, nguyên bộ khung robot tự động mất lực hút của trái đất mà lơ lửng trong không trung. Phải mất một lúc lâu thì các nhà khoa học với lôi được cái khung robot đó xuống và giữ lại vào vị chí chắc chắn. Qua nghiên cứu sơ bộ, các nhà khoa học nhận ra rằng với một lượng “Tinh Giáp” nhất định, khi tập chung chúng lại 1 chỗ thì cái khối “Tinh Giáp” đó sẽ phá vỡ định lý lực hút của trái đất mà trôi lơ lửng trên không. Sở dĩ phải đến thời điểm này các nhà khoa học mới bắt gặp cái sự việc lạ lẫm như thế là vì từ trước đên nay chưa bao giờ họ thực sự gắn kết một khối lượng lớn “Tinh Giáp” ở nhiều thể dạng khác với nhau như thế này cả. Theo như tính toán thì chỉ cần giảm số lượng “Tinh Giáp” nối kết với nhau thì lực hút trái đất sẽ từ từ xuất hiện lại với bộ khung robot này.

Sau một hồi phân tích tính toãn kỹ lưỡng, cộng thêm việc tháo ra lắp vào nhiều lần, cuối cùng các nhà khoa học đã tái tạo lại được lực hút trái đất cho bộ khung robot mà vẫn giữ được các tính năng hay như là sự vững chắc của nó. Cuối cùng các nhà khoa học cũng đã cho được môt người tình nguyện vào để thử bộ khung robot. Tuy nhiên tại thời điểm thử nghiệm này lại có nhiều vấn đề khác nảy sinh. Vấn đề thứ nhất, tuy là bộ khung robot đã có được lực hút trở lại, thế nhưng mà người điểu khiển vấn khó lòng mà giữ thăng bằng được. Vấn đề thứ hai, đó là khi thử nghiệm các thao tác như: nhẩy cao, cất cách, bay lôn vòng, tăng tốc, và thậm chí là cả hạ cánh, v.v. Người ngồi trong khung robot dường như không chịu đựng được áp xuất và trọng lượng, một số chiệu trứng trứng minh cho điều đó là: buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, chảy máu mũi, máu tai, khớp đầu gối đau nhức mỗi khi cất và hạ cánh, và v.v. Vấn đề cuối cùng, và cũng là vấn đề đáng lo ngại nhất chính là do lượng “Tinh Giáp” đã được giảm bớt đi nên khoảng cách giữa người điều khiển và GN Drive cũng giảm đi đáng kể và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nhiễm độc phóng xạ. Điều khiến cho các nhà khoa học đau đầu đặt câu hỏi đó là tại làm sao mà dù đã có ba lớp vỏ bọc như vậy rồi mà tia phóng xạ vẫn có thể lọt ra ngoài được? Cuối cùng thì các nhà khoa học cũng đã có được câu trả lời, đó là một khi mà GN Drive quay với vận tốc nhanh như tậy, thì không một vật gì kể cả “Tinh Giáp” có thể ngăn cản được sự lan tỏa của phóng xạ, thêm vào đó, do việc giảm thiểu lượng “Tinh Giáp” không cần thiết của bộ khung robot đã phần nào làm cho việc người điều khiển bị nhiễm phóng xạ nặng nề hơn. Đã không biết bao nhiêu tình nguyện viên được đưa đi điều trị do nhiễm chất độc phóng xạ, đã thử không biết bao nhiêu người, tìm đủ mọi phương cách, nhưng tất cả đều chỉ là vô vọng. Tuy nói là công việc nghiên cứu đang bước vào thời điểm khó khăn như vậy, và xem ra thời giờ là cấp bách hơn cả, nhưng những nhà khoa học của chúng ta không phải là không có manh mối của hiện tượng phóng xạ lan tỏa mạnh như vậy. Sau nhiều giờ nghiên cứu kĩ lưỡng, quan sát tỉ mỉ, tất cả các giao sư đều có chung một kết luận đó là sở dĩ có hiện tượng phóng xa lan nhanh và mạnh từ GN Drive là vì động cơ này chạy quá nhanh, khi quay quá nhanh, động cớ xoáy bên trong tạo nên áp xuất mạnh, đồng thời các phần từ Uranium và “Lệ Thanh” va chạm, cọ sát vào nhau liên hồi dẫn đến việc chất phóng xạ lan tỏa xuyên qua cả vỏ bọc ngoài ba lớp của GN Drive. Nếu quả thật đúng như vậy, thì câu trả lời cho cái bài toán khó này là làm cho GN Drive quay chậm là lại là được. Tuy nhiên, các nhà khoa học của ta tạm thời đành phải chịu khuất phục là vì bộ khung robot không thể nào mà làm đơn giản hóa thêm được nữa. Thêm vào đó, máy móc và hệ điều hành của cái khung robot này đều là những máy móc thuộc vào loại tân tiến nhất, mà đã cái gì tân tiến thì đều cần nhiều năng lượng, thế cho nên cũng không thể làm đơn giản hóa máy móc đi được. Và rồi cứ như thế, các nhà khoa học đã bắt đầu cảm thấy chán trường và nghĩ rằng GN Drive sẽ mãi mãi chì là giấc mộng của loài người, nó tất nhiên là vẫn có thực, nhưng chưa phải là vào lúc này hay như thời điềm này.

Nhưng ngay khi niềm hy vọng cuối cùng vào GN Drive đang léo lắt thì một cánh cửa mới đã được mở ra, đó là khi mà sinh học tiếp xúc với công nghệ. Giáo sư Minh còn nhớ in cái lúc ông ta nghe nhà thạc sĩ sinh học trẻ tuổi chưa đến ba mươi này bàn về giải pháp giúp cải tiến cho GN Drive ddể có thể thực sự sử dụng được thì giáo sư Minh nghĩ rằng anh ta còn quá nông nổi và đã quá xa vời với thực tế. Tuy nhiên, khi giáo sư Minh nhìn thẳng vào con mắt của người thanh niên trẻ tuổi, một thạc sĩ sinh học đầy tiềm năng này thì nó lại tạo cho ông một cảm giác gì đó rất lạ, một cái cảm giác rất muốn tin người này. Và thế rồi giáo sư Minh đã đồng ý làm thử theo cách của vị thạc sĩ sinh học trẻ tuôi này vì coi bộ đến giờ phút này, mọi thứ đều là đánh cược hết, và vị thạc sĩ sinh học trẻ đó cũng không phải ai khác mà chính là Hiếu. Điều đầu tiên mà Hiếu và các giáo sư tiến sĩ khác bắt tay vào làm là tháo rời cái khung robot đó ra, thêm vào đó, họ chú trọng việc gia cố vả cải tiến cái đôi cánh lại. Hiếu đưa ra đề xuất rằng nếu chỉ dùng ống phòng thì sẽ rất hao tốn năng lượng và điều đó sẽ chỉ khiến cho GN Drive quay tít mù hơn mà thôi. Để tránh tình trạng này, Hiếu đã nhờ giáo sư Minh cùng anh ta và nhiều giáo sư khác thiết kế thành công một đôi cánh mới có tên là W.O.F (Wings Of Freedom, tạm hiểu là đôi cách tự do). W.O.F này có hình dáng tương tự như những đôi cánh thiên thần mà chúng ta vẫn thường coi trong các bộ phim viễn tưởng hay như trong những câu truyện cổ tích vậy. W.O.F có thể co gập lại và giang rộng ra y như cánh của các loài động vật lông vũ. Thêm vào đó, nhờ được chế tạo hoàn toàn từ “Tinh Giáp” nên đôi cánh cử động rất tự nhiên chứ không hề gò bó như các máy móc khác và trọng lượng là không đáng kể. Sau khi đã chế tạo xong W.O.F, các giáo sư đã gắn GN Drive vào và cho thử nghiệm tại chỗ, và kết quả thu được là vận tốc trung bình mà W.O.F đạt được là 500 km/h, và nếu phóng hết cỡ thì vận tốc có thể đạt tới là 5000 km/h. Ngoài việc chế tạo và lắp ráp thành công W.O.F ra, Hiếu còn đưa cho các giáo sư coi một hệ thống điều khiển mới tối tân nữa mà không cần nút bấm do anh dày công nghiên cứu và nghĩ ra, hệ điều khiển đó có tên gọi là S.N.S (Spine Network System, có thể tạm hiểu là hệ điều hành cột sống). Tại sao S.N.S lại có cái tên kì quặc như vậy? Từ cột sống ở đây có nghĩa là gì? Không lẽ ý chỉ cột sống của con người? Đúng là như vậy, thạc sĩ sinhg học Hiếu là người rất am hiểu về cấu tạo sinh học của con người. Hiếu giải thích rằng não bộ gần như chỉ là nơi bàn giao mệnh lệnh xuống, nhưng cái việc thực thi mệnh lệnh thì lại nằm ở những dây thần kinh tập trung dọc cột sống, mỗi đoạn cột sống là một hệ dây thần kinh đảm bảo một nhiệm vụ khác nhau. Lấy ví dụ như sau, khị bạn muốn chạy nhanh, não bộ gửi tin tức xuống dây thần kinh ở cột sống. Tại đây dây thần kinh cột sống phát tín hiệu truyền xuống cơ chân và thực thi việc tăng tốc. Vậy giả dụ nếu bạn muốn bay lượn, não bộ sẽ truyền thông tin xuống dây thần kinh cột sống, tại đây dây thần kinh cột sống không thể thực thi mệnh lệnh vì nó không được kết nối với bất kì một bộ phần nào mà có thể giúp bạn bay lượn được cả. Cũng chính nhờ vào cái giả thuyết đó, mà Hiếu đã vẽ xong bản thiết kế bộ thu nhận thông tin trực tiếp với hệ thống thần kinh tại cột sống. Tuy nhiên ngay cả khi đã thiết kế lắp đặt xong hệ thống thu phát mệnh lệnh S.N.S này thì không môt ai giám thực nghiệm nó cả. Tại sao lại như vậy? Lý do thật đơn giản, đó là vì công đoạn phẫu thuật là cực kì nguy hiểm, việc kết nối hệ điều ảnh với dây thần kinh cột sống chỉ cần mảy may một chút sơ sảy là coi như người được kết nối nhẹ là liệt toàn thân, còn nặng sẽ dẫn tới tử vong. Nhiều giáo sư tiến sĩ đã bác bỏ S.N.S ngay sau khi nghe Hiếu trình bày thao tác ca phẫu thuật. Họ đưa ra hai nguyên nhân chính: một là ca phẫu thuật đòi hỏi người am hiểu như Hiêu để đảm bảo không có sơ sót gì xảy ra; hai là kiếm đâu ra được người tình nguyện hiến thân mà vẫn bảo đảm được bí mật quốc phòng?

Những rồi chính Hiếu cũng là người tìm ra giải pháp cho hai vấn đề đó. Thạc sĩ sinh học Hiếu đã tự hiến thân mình cho cuộc thực nghiệm này. Hiếu nói rằng cậu đã bàn giao chi tiết cách phẫu thuật cho những bác sĩ hàng đầu mà cậu tin cậy, thứ hai, nếu cậu tình nguyện thì dù cho có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, cậu hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trước những lời lẽ đó, mọi người đãnh phải chiều lòng Hiếu, cũng có lẽ, trong lòng họ thực sự vẫn muốn thử coi liệu W.O.F và S.N.S có thể hoạt động được với nhau hay không. Ca phẫu thuật đó kéo dài một ngày liên tục không ngừng nghỉ, thêm vào đó Hiếu được để cho tĩnh dưỡng ba ngày.

… Ngày Hiếu thực sự tỉnh lại …

Hiếu được đặt nằm trên một chiếc giường đặc biệt trong một căn phòng rộng lớn. Sau khi Hiếu tỉnh lại, cậu ngồi dậy trên giường, khắp dọc sống lưng của Hiếu bây giờ có cảm giác cứng đờ vã lạnh lẽo. Các bác sĩ ra hiệu cho Hiếu bước khỏi giường đi lại để coi coi có di chứng gì sau khi phẫu thuật không. Hiếu bước xuống và đi lại vững vàng và không tỏ ra có dấu hiệu di căn gì cả. Mọi người mừng rỡ, thế rồi họ lôi W.O.F lại bên cạnh Hiếu, giáo sư Minh hỏi:

- Cậu đã sẵn sàng chưa?

Hiếu nhìn bác ta mỉm cười và nói:

- Giáo sư kết nối đi.

Thê rồi mọi người lắp đặt W.O.F vào lưng của Hiếu, đèn báo hiệu hệ thống đồng loạt nhảy qua mầu vàng cho thấy việc kết nối thành công và toàn bộ S.N.S và W.O.F đang ở tư thế Stand By (sẵn sàng). Thế rồi giáo sư Minh bảo Hiếu:

- Cậu thử giang cánh ra cho chúng tôi coi nào.

Hiếu đứng đó nheo trán, có lẽ cậu đang tập chung ra lệnh từ bộ não để giang cánh. Thế nhưng đôi cánh vẫn gập lại im lìm, không hề nhúc nhích. Năm phút trôi qua, thế rồi mười lăm phút, mọi người có vẻ như đã thực sự thật vọng, S.N.S và W.O.F vẫn chỉ là hai cỗ máy không tưởng. Hiếu vẫn đứng đó, cậu vẫn tập trung giang cánh, nhưng vẫn không có gì thay đổi. Thế rồi các giáo sư và bác sĩ trong phòng lặng lẽ quay đầu hướng ra cửa, có lẽ họ chưa muốn tháo W.O.F ra khỏi lưng Hiếu vì họ nghĩ rằng dù sao đây cũng là ước mơ lớn nhất đời cậu, cứ để cho cậu ta thử. Giáo sư Minh từ từ tiến lại bên cạnh Hiếu, ông đặt tay lên vai cậu ta và lặng lẽ lắc đầu. Hiếu quay đầu nhìn giáo sư Minh với bộ mặt buồn bã đến tột cùng, thế rồi cậu thở hắt ra một cái. Giáo Sư Minh lúc này chợt bên tai ông nghe có tiếng “vù vù” y như tiếng cánh quạt. Giáo Sư Minh ngước đầu nhìn ra đằng sau chỗ GN Drive ở trên W.O.F, thật là mừng quá, GN Drive đang quay từ từ, và thứ ánh sáng xanh da trời đang tỏa ra rực rỡ. Dường như Hiêu cũng cảm nhận được có điều gì đó thay đổi, cậu ta mừng rỡ và cố giang cánh một lần nữa. Giáo sư Minh gọi lớn mọi người, tức thì toàn bộ giáo sư tiến sĩ khác khi họ nhìn thấy GN Drive đã chạy và mầu của đèn báo hiểu chuyện qua mầu xanh thì mừng rỡ khôn xiết. Tất cả chạy lại vô phòng đứng tụm quanh Hiếu chăm chú theo giõi. Và rồi cứ như thế, đôi cánh máy móc trên lưng Hiếu đã bắt đầu nhúc nhíc, rồi dần dần đôi cánh giang rộng ra, vỗ nhẹ, từ từ nâng Hiếu lên khỏi mặt đất. Tất thể mọi người ai nấy cũng vỗ tay reo hò, họ ôm chầm lấy nhau vui sướng nhìn Hiếu đang từ từ bay lên không. Giáo Sư Minh đứng dưới tháo cặp kính ra mà lau nước mắt, ông nghĩ thầm trong lòng “S.N.S,W.O.F, và GN Drive đã thực sự hoàn tất rồi, chúng ta được cứu rồi, Việt Nam được cứu rồi!”. Ngay sau hôm đó, tất cả mọi người đã thồng nhất gỏi cỗ mãy hoàn chỉnh bao gồm S.N.S, W.O.F, và GN Drive là C2ĐV, viết tắt của bốn chữ “Con Của Đất Việt”.

S.N.S ngoài lợi ích giúp nhận và phát thông tin điều hành từ hệ thần kinh cột sống tới W.O.F ra, nó còn có thể giúp người ta thu thập thông tin về tình trạng toàn bộ cơ thể. Cứ nghĩ rằng một khi S.N.S, W.O.F, và GN Drive được đưa vào hoạt động thành công là xong, nhưng trên thực tế, chiều khóa cuối cùng lại nằm ở cơ thể con người. Tuy bây giờ GN Drive đã không còn quay nhanh như trước, nhưng nếu tăng tốc di chuyển trong chiến đấu, phóng xạ vẫn lan tỏa như thường. Thêm vào đó, di chuyển với vận tốc nhanh, hay như thay đổi vận tốc đột ngột, cơ thể con người không chịu đựng được áp xuất có thể dẫn tới gẫy chân khi hạ cánh và cất cánh. Xoay vòng liên tiếp dẫn tới lệnh và gẫy sương sống. Chưa kể đến việc khẩu súng laser hôm nào, tuy nói là mạnh thật, nhưng khi mà bắn tỉa thì nó có độ giật tương đối cao, và nếu không cẩn thận, sẽ dẫn tới trật khớp bả vai và cổ tay. Nhưng có lẽ, các nhà khoa học sẽ không còn cơ hội để khắc phục nữa vì họ đã đưa Hiếu ra trận như mong muốn của cậu ta ngay khi biết tin Thanh Hóa thất thủ. Mọi người tại phòng thí nghiệm chỉ còn biết mong cho cậuta bình an trở về. Còn giáo sư Minh thì tiếp tục thay đổi tình trạng cơ thể của Hiếu quá máy tính thu nhận sóng từ S.N.S, và cho cậu những lời khuyên trong chiến đấu, với hy vọng rằng cậu có thể bảo toàn tính mạng. Vậy rồi liệu C2ĐV có thể thay đổi tình thế, và liệu người như Hiếu có thể lập nên kì tích? Chúng ta chỉ còn biết trông trờ và hy vọng mà thôi.

Quảng cáo
Trước /314 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Sông Đông Êm Đềm

Copyright © 2022 - MTruyện.net