Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Việt Nam] Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí
  3. Chương 11 : Hàn Tiến tung quân vài phen thắng nhỏ, Chúa biền họp tướng bàn kế đánh to
Trước /32 Sau

[Việt Nam] Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí

Chương 11 : Hàn Tiến tung quân vài phen thắng nhỏ, Chúa biền họp tướng bàn kế đánh to

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

Xét nghĩ chúa Hiền (1) ở Nam triều từ khi lên ngôi năm Mậu Tí (1648) đã phát binh đánh đồn Tam Hiệu (2), lấy Dinh Cầu (3) giết Hàn Tiến, đuổi quận Đông, chiếm giữ miền sông Lam ở Nghệ An, thu phục được bảy tám châu huyện, anh hùng hào kiệt theo về nhiều không xiết kể. Đến năm Canh Tí (1660) rút đại quân về Nam, trước sau tất cả là sáu năm. Quân dân của Đàng Trong, Đàng Ngoài phần nhiều đều mệt mỏi chán nản, cho là số trời đã định, thời cơ chưa đến, nào phải là do sức người mà có thể hiểu được đâu?

Thơ rằng:

Khai sáng tuy rằng vận chửa thông,

Sáu năm giao chiến rạng anh hùng.

Đức như đế Thuấn thời đương thịnh,

Công tựa vua Chu buổi rạng đông.

Khí tốt đã ngời ngoài ấp Bái (4)

Ánh lành còn đọng giữa tinh không.

Một mai nếu được mây sấm động.

Sẽ thấy rồng bay chốn cửu trùng (5).

Lại nói chuyện năm Ất Mùi, niên hiệu Thịnh Đức thứ ba (1655), tháng Giêng, chúa Nam triều là Hiền vương từ khi nghe trấn thủ dinh Bố Chính là Phù Dương báo tin tướng Trịnh là Hàn Tiến (6) sai quân quấy nhiễu vùng ven rất lấy làm tức giận, bèn gọi các tướng văn võ hội họp để bàn định. Có người bàn nên phát binh tiến đánh, cũng có ý kiến cho là chưa nên hành động, còn đang phân vân chưa định bề nào. Chúa Hiền làm thinh chưa nói ý gì, luôn mấy ngày không ra coi chầu, thường chỉ một mình ngồi trong công dinh nghĩ ngợi để chọn người đi đánh quân Trịnh, nhưng chưa biết giao phó cho ai. Một đêm, Hiền vương mệt mỏi nghiêng lưng bên ghế rồi ngủ quên, chợt thấy một người râu tóc bạc phơ, mặc áo hồng bào, đầu đội mũ quan văn, tay cầm tờ giấy từ phía nam đi tới, phong thái ung dung như người hiền ẩn dật thời xưa. Cụ già đến bên cạnh nói rằng:

-Tướng quân muốn cất quân dẹp trừ tiếm loạn, tôi có tờ giấy đây, xin tướng quân xem kỹ, tất chọn được người vừa ý, hà tất phải lo nghĩ nhiều. . . (7)

Hiền vương tiếp lấy tờ giấy giơ lên đọc, thấy một bài thơ tứ tuyệt như sau:

Tiên kết nhân tâm thuận.

Hậu thi đức hóa chiêu

Chi diệp kham thôi lạc

Căn bản dã nan dao.

Dịch nghĩa:

Trước hết phải liên kết cho thuận nhân tâm.

Sau phải thi hành đức hóa cho sáng tỏ.

Lá cành có thể xỏ gãy rụng.

Nhưng gốc rễ khó lung lay.

Chúa Hiền xem xong hỏi rằng:

- Ông là ai mà đem thơ văn trêu đùa ta như thế?

Cụ già đầu bạc lặng yên không đáp, chỉ gật đầu nói:

-tốt, tốt - mà thôi.

Chúa Hiền cả giận nói:

- Thế thì ngươi tất là yêu quái cả gan đến đây trêu đùa ta.

Nói đoạn, chúa rút kiếm, quát lớn một tiếng, bỗng tỉnh dậy, mới biết là giấc chiêm bao. Bấy giờ trống lầu ở cửa đông đã điểm canh ba, chúa bèn trở dậy lấy giấy bút chép lại bài thơ, ngẫm đi ngẫm lại đến lúc trời sáng mới lý giải được ý nghĩa của bài thơ đó. Hiền vương tự nghĩ mình còn đang lưu tâm đến việc chọn người mà thần nhân trao cho mảnh giấy, bảo xem vào đó mà chọn người mà thần nhân trao cho mảnh giấy, bảo xem vào đó mà chọn người. Như câu thơ >, thì chữ Thuận là tên người; > thì Chiêu cũng là tên người. Trong triều hiện này về tướng võ thì Thuận Nghĩa Nguyễn Hữu Tiến là người trí dũng song toàn, quả đúng là bậc tướng có tài. Về văn chức thì Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật là con cháu bậc danh tướng, khá có mưu lược, người thường khó sánh được. Hai người ấy ta đã biết từ lâu. Nay thần nhân tiến cử cho ta hai người ấy, hẳn không có gì phải nghi ngờ. Đến như hai câu sau thì chưa rõ ý nghĩa ra sao, phải đợi ngày sau suy nghiệm mới biết.

Tháng ba, Hiền vương sai vời văn chức Chiêu Vũ vào trong trướng bàn kín, giao cho Chiêu Vũ ra dinh Bố Chính điều tra tin tức và quan sát địa thế, đường sá núi sông, các ngả tiến lui ra vào. Hiền vương lại dặn riêng Chiêu Vũ mật truyền cho Thuận Nghĩa biết như thế.

Văn chức Chiêu Vũ vâng lệnh định ngày ra đi.

Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật nguyên gốc người Thanh Hoa, cùng làng với Nam chúa (8), là con của tham tướng Triều Văn, sinh ở kinh đô ( Thăng Long), đến năm lên sáu tuổi mới vào Nam theo cha. Bấy giờ Dật còn nhỏ, nhưng hiểu biết thông minh, đức lành tính tốt, ăn nói trôi chảy, làm văn chương từ phú rất nhanh, các sách của bách gia chi tử, tam giáo cửu lưu đều học thuộc. Nhưng Chiêu Vũ bấy giờ còn tính ngạo mạn không chịu kém người. Khi đi học ở trường, Dật thường bầy đặt mưu mẹo xúi cho bạn đánh nhau còn mình thì ngồi nhìn vỗ tay mà cười. Lại thường cùng bọn trẻ con bầy trò chơi, tự xưng là đại tướng, cầm đầu bọn trẻ chia thành đội ngũ, bày binh bố trận, cũng đặc binh, kỳ binh, đặt phục binh, xuất du binh, thường dàn thành thế trận đôi bên đánh nhau, lấy thế làm vuiv. Cha là tham tướng Triều Văn thấy thế làm mừng, bảo rằng: >, trong lòng càng thêm yêu quý. Chiêu Vũ mười sáu tuổi được Sãi vương ( Nguyễn Phúc Nguyên ) bỏ làm văn chức, nhưng vì tính hạnh chưa thuần, lại giao về cho cha dạy dỗ. Đến đời Thượng vương ( Nguyễn Phúc Lan ) Chiêu Vũ lại được bổ làm văn chức, được trao quyền giám chiếu. Năm Mậu Tí (1648), Hiền vương thăng Chiêu Vũ lên chức cai cơ kiêm ký lục trấn thủ dinh Bố Chính, Chiêu Vũ có ý muốn lấy đô thị (9), ngầm chế tạo khí cụ theo kiểu miền Bắc, bị người khác tố cáo. Chúa bèn gọi giáng chức. Nhân đó, Chiêu Vũ làm Truyện trung thần liệt nữ nhờ dâng lên Chúa. Chúa tha cho, lại cho giữ văn chức như cũ. Từ đó về sau, khi có việc quốc gia đại sự, chúa thường vời Chiêu Vũ vào bàn bạc. Chiêu Vũ bàn mưu hiến kế, ai nấy khâm phục. Chúa đều rất vừa ý. Bấy giờ Hiền vương sai Chiêu Vũ đi xem xét tình hình ở biên cương để định kế sách tiến đánh quân Trịnh. Mấy chục năm sau, Chiêu Vũ làm quan đến chức chưởng dinh, trấn thủ đạo Lưu Đồn.

Lại nói lúc bấy giờ, văn chức Chiêu Vũ vâng mệnh rời triều, ngày đêm ruổi gấp ra đạo Lưu Đồn (10), vào trướng quân hội kiến với Thuận Nghĩa Nguyễn Hữu Tiến. Chào hỏi xong, hai người yên chỗ, Chiêu Vũ ghé tai nói nhỏ với Thuận Nghĩa, rồi bảo rằng:

- Mật lệnh của chúa thượng là như thế.

Thuận Nghĩa nghe xong cả mừng nói:

- Vận trời đã ứng, lòng người đã theo, ấy là cơ hội đáng làm lắm!

Chiêu Vũ bèn từ giã Thuận Nghĩa đi thẳng đến đầu địa giới dinh Bố Chính để xem xét tình hình núi sông, sau là thăm dò tình hình quân địch hư thực thế nào. Rồi đó Chiêu Vũ đến quân doanh của trấn thủ Phù Dương trình bày cặn kẽ với Chiêu Vũ đầu đuôi việc tướng bên Trịnh là Hàn Tiến thường sai quân vào quấy nhiễu vùng ven. Chiêu Vũ nghe xong trở về triều tâu với Hiền vương:

- Thần vâng mệnh chúa thượng đã đi xem xét tình hình ở vùng biên. Từ năm ngoái, tướng bên Trịnh là Hàn Tiến thường sai thuộc hạ là Mậu Long (11) đem quân qua sông mại phục để đón bắt quân tuần tiễu của bên ta. Tướng trấn thủ biết mưu địch, đã dự liệu đặt phục binh vây bắt không cho thoát về bờ Bắc. Đến tháng hai năm nay, Hàn Tiến sai quân đi do thám, biết tướng trấn thủ Phù Dương là người bản tính thô bạo kiêu căng. Hàn Tiến nói: >. Thế rồi vào giờ Dậu (12) ngày tháng ấy sai bọn Thao Giang Lộc Tài (13), thự vệ Nghiêm Kiều theo đường hạ đạo qua sông Gianh, đón bắt lính tuần của ta từ Yên Nâu đến Thuận Cỏ, Đá Đĩa, Bồ Khê, Thanh Hà v. v. . . không để cho một tên quân nào của bên ta chạy thoát. Vì thế Phù Dương không hay biết tin tức gì cả. Đến khoảng canh tư lại sai tham đốc Minh Lãng, thự vệ Nghiêm Trung theo đường thượng đạo chặn bắt lính tuần của ta từ tuần Ròn (14) đến núi Lệ Đệ. Lính tuần ở đây thấy có biến vội chạy về báo cho trấn phủ Phù Dương biết tin, Phù Dương nghe nói cả giận, vội cất quân đón đánh. Đến phía đông tuần Mục Dưỡng, khi đi qua Cao Trang, có người dân đến báo tin rằng: quân bên Bắc đã bắt hết lính tuần của ta ở các nơi từ Thanh Hà đến Yên Náu rồi. Nay quân Bắc ở thượng đạo đã rút xuống nhập theo quân ở hạ đạo. Vậy minh công chờ đem quân ra Lệ Đệ. Nên theo đường từ tuần Hạc Hải (15) đi xuống chặn đánh, chớ để cho bọn chúng vào thành mà khó truy quét. Phù Dương nghe xong bèn trọng thưởng cho người dân ấy rồi chia quân tiến xuống tuần Hạc Hải, tự mình đem đại quân trở về giữ trấn doanh, phòng bị đánh chặn hậu. Bấy giờ quân Trịnh thẳng tiến đến núi Lệ Đệ. Tướng bên Nam giữ cửa tuần mới đến (16) đã bố trí mai phục. Quân Trịnh do tham đốc Minh Lãng, thự vệ Nghiêm Trung chỉ huy xông vào bắt lính giữ cửa tuần, liền bị Triều Tại và Văn Lộc tung quân chặn đánh. Quân hai bên hỗn chiến một hồi lâu, sau đó Triều Tài và Văn Lộc vì ít quân không chống cự nồi phải rút chạy về tuần Mục Dưỡng, quân Trịnh đuổi theo thu nhặt khí giới đem về bờ Bắc. Đó đều là mưu kế của Hàn Tiến cả.

Hiền Vương nghe Chiêu Vũ tâu xong bừng giận, nói rằng:

- Tên lính đội nón (17) mà cả gan đến thế thế ư? Ta sẽ đưa đại quân ra chém đầu đem bên cho hắn hết khoe mẽ, khỏi thả quân xâm nhiễu miền ta!

Chiêu Vũ nói:

- Xin chúa thượng bớt giận, để từ từ tìm kế trừ khử hắn, chớ nên nóng vội.

Hiền vương lặng yên suy nghĩ hồi lâu rồi cho bãi chầu. Đến thượng tuần tháng tư sai cai bạ Hoa Phong hầu truyền lệnh cho văn chức Chiêu Vũ cùng với các tướng bàn định mưu kế bắt cho được Hàn Tiến, xong việc sẽ được trọng thưởng.

Chiêu Vũ trình bày với cai bạ Hoa Phong rằng:

- Xin cai bạ tâu lên chúa thượng truyền lệnh cho các đại thần từ tể tướng đến các quan văn võ, cứ buổi sáng một người, buổi chiều một người, ai nấy đều tự trình bày mưu kế, không được bàn luận chung. Người xưa nói: Mưu không thể đông người, đông người tất bị lộ. Ấy là lo xa vậy.

Cai bạ Hoa Phong hầu về triều tâu lên chúa Thượng lời hiến kế của văn chức Chiêu Vũ. Hiền vương nghe theo, truyền cho các quan văn võ vào chầu để hiến kế. Người nói lên cất quân đánh ra mà bắt, kẻ thì bàn nên dùng kế thích khách mà giết. Ý kiến bàn định khác nhau chưa ngã ngũ ra sao. Hiền vương bèn cho gọi Chiêu Vũ về triều, hỏi rằng:

- Nay ta muốn tìm kế bắt Hàn Tiến để hả giận trước, giao cho khanh trù định xem nên dùng mưu chước gì.

Chiêu Vũ tâu răng:

- Thần kém tài ít học, nhưng trộm nghĩ: này chúa thượng muốn bắt Hàn Tiến thì trước nên phao tin là sai quân sang bờ bắc sông Bố Chính (18) đánh quân của Mậu Long để trả đũa việc bên Trịnh bắt quân tuần của ta. Hàn Tiến nghe tin như thế chỉ cho rằng quân ta vây đánh quân của Mậu Long chứ không có ý đánh ra Dinh Cầu, tất sẽ tự minh đem quân vào ứng cứu. Như thế Dinh Cầu bị bỏ trống không đề phòng. Ta sẽ sai một đội quân tiến thẳng ra đánh Dinh Cầu chặn bắt Hàn Tiến dễ như trở bàn tay, không cần phải bàn luận nhiều. Xin chúa thượng xét chọn.

Chúa Hiền nghe xong cả cười nói:

- Mưu của khanh rất hợp ý ta ! Nay họ Trịnh dùng Hàn Tiến làm tướng phên giậu. Hắn ngồi giữ ở Dinh Cầu gây phiền nhiễu cho vùng biên thúy của ta, cũng ví như cái ung nhọt chưa chích bỏ đi được thì cả thân mình còn đau nhức. Khanh khá nên hết lòng theo kế ấy mà thi hành cho xứng với sự giao phó của ta.

Chiêu Vũ cúi đầu vâng lệnh, thưa:

- Hàn Tiến tuy là hạng bề tôi nhưng kể cũng có chút mưu trí, không dễ bị người khác đánh lừa. Nay họ Trịnh dùng y làm tướng giữ miền biên, kể cũng là trọng dụng. Chúa thượng muốn chắc thắng bắt gọn Hàn Tiến thì phải dùng mưu kín. Xin chúa thượng cho thần tu sửa khu kho Trường Dục để bí mật chứa trữ lương hưởng; xin cho đặt hiệu lửa từ cửa Nhật Lệ đến cửa Tư Dung (19). Lại cho chiến thuyền dàn hàng đậu ngoài cửa biển phao ngôn rằng có tàu gian của ngoại quốc đậu ngoài biển thường chặn cướp thuyền buôn của lương dân, cho nên phải phòng ngự như thế. Còn như dân châu Bố Chính ở bờ nam thì hạ lệnh không kể già trẻ, đàn ông, đàn bà đều phải đi sửa kho Trường Dục, không cho một ai ở nhà. Lại truyền cho các nơi ven sông phải tuần phòng cẩn mật không cho một người dân nào ở châu nam Bố Chính vượt sông sang bờ bắc để khỏi lộ tin cho Hàn Tiến biết tất khó đánh. Như thế sau ba ngày, thần sẽ mật truyền cho các tướng trấn thủ Quảng Bình, Bố Chính cùng tướng chỉ huy các đạo quân đồn thú lo liệu đấy đủ mọi việc quân nhu để đề phòng đánh địch. Cắt đặt điều khiển mọi việc xong xuôi, thần sẽ sai người ruổi ngựa về tâu trình lên chúa thượng. Lúc ấy xin chúa thượng sai quân ở chính doanh đi sau tiếp ứng. Như thế thì bắt Hàn Tiến như trở bàn tay, không có gì khó.

Chúa Hiền nghe xong cả mừng nói:

- Kế của khanh ta đã hiểu rõ. Nhưng việc bắt Hàn Tiến thì tình thế nên làm gấp hay chậm? Khanh khá tâu trình cho ta nghe rõ.

Chiêu Vũ đáp:

- Binh pháp nói: Binh quý thần tốc ( việc dùng bình cốt nhanh chóng), lợi ở chỗ đánh nhanh, không trì hoãn. Vả lại Hàn Tiến cũng ví như con hổ dữ ở trên núi, rắn độc ở ngoài hang. Xin chúa thượng chọn tướng tài, kén quân dám đánh, chia làm ba đạo thuỷ bộ cùng tiến, đến nơi cùng một lúc dàn thành thế ỷ dốc (20), chia quân thành chính binh và kỳ binh, dương đằng đông, đánh đằng tây, vào lối này, ra lối khác. Như thế Hàn Tiến dù có cơ mưu cũng không xét đoán kịp, ấy gọi kế điệu hổ ly sơn. Hàn Tiến liệu có chạy đằng trời?

Chúa Hiền lại hỏi Chiêu Vũ:

- Khi quân ta đã qua sông Gianh thì ở đó là vùng sông nước, sao lại còn bảo dàn thành thế ỷ dốc? Khanh khá nói cho ta nghe điều ấy. ấy.

Chiêu Vũ thưa rằng:

Hàn Tiến ngồi trấn ở Dinh Cầu hiện là tả trấn quân doanh, thống lĩnh một vạn quân bộ giữ con đường chính từ Lũng Bông đến chợ Đằng (21) ở bên sông. - Mậu Long làm tiên phong, Minh Lãng, Triều Tiên làm tả hữu tiếp ứng, đóng trại ở vùng Phù Lưu, Lũng Bông. Hữu đô đốc tham tướng Đông quận công (22) hiện là hữu trấn quân doanh, lĩnh năm nghìn quân thủy giữ đường hạ đạo từ cửa Bố Chính đến Cửa Ròn; Giản Trung làm tiên phong, đóng trại ở bờ bắc sông Gianh. Đó là thế ỷ dốc của các đạo quân bên Trịnh.

Nay quân ta khi đã qua bờ bắc sông Gianh thì thủy quân chi đậu theo dọc bờ sông. Quân bộ chia làm ba cánh: cánh bên tả theo đường thường đạo phải gắng sức đánh vào trại quân của Mậu Long ở thượng đạo phía bắc Lũng Bông. Cánh bên hữu theo đường hạ đạo chiếm Cửa Ròn rồi cho du binh vượt Đèo Ngang khống chế quân của Giản Trung ở hạ đạo để đề phòng bị đánh chặn ở phía sau. Còn quân chính đạo thì đóng ở cửa sông Gianh tiếp gần với quân thủy. Buổi sáng tung quân đánh đuổi Mậu Long ở Lũng Bông, buổi chiều thu quân về sông Gianh cùng đóng giữ với quân thủy, không giao chiến với quân Mậu Long. Làm như vậy Hàn Tiến nghe tin tất cho rằng quân ta muốn đánh Mậu Long mà không đánh được, phải trở về địa giới phía nam, còn nói chi đến việc dòm ngó Dinh Cầu? Qua ngày hôm sau, vào khoảng giờ Sửu (23), quân bộ ở cánh bên tả theo đường thượng đạo tiến đánh Mậu Long ở Lũng Bông. Cánh bên hữu thì thủy quân theo đường hạ đạo tiến ra chiếm Cửa Ròn, quân bộ dàn thành thế du binh vượt qua Đèo Ngang. Quân bộ ở chính đạo tiếp ứng theo đường thượng đạo thần tốc vượt Đèo Ngang, đánh quân của quận Đông, đuổi dài đến tận Dinh Cầu, bắt Hàn Tiến như thò tay vào túi lấy đồ vật. Đó là phép dùng thế ỷ dốc để phá phép ỷ dốc, một diệu kế của binh gia vậy.

Chúa Hiền nghe xong liền gật đầu vui mừng khen ngợi. Lại hỏi Chiêu Vũ rằng:

- Thế nào gọi là điệu hổ ly sơn?

Chiêu Vũ đáp:

- Bổn phận của Hàn Tiến là trấn giữ từ Dinh Cầu đến Lũng Hống. Nếu quân tiên phong của ta đến Lũng Hống thì Mậu Long tất sai quân ra Dinh Cầu cấp báo xin quân cứu viện. Hàn Tiến nghe tin, đâu dám ngồi yên mà nhìn, ắt là phải đem quân vào tiếp ứng. Nếu Hàn Tiến đem quân vào Lũng Bông, Dinh Cầu tất phải bỏ ngỏ, quân ta chỉ xoa tay (24) tự khắc lấy được. Ấy gọi là kế điệu hổ ly sơn vậy.

Chúa Hiền lại hỏi Chiêu Vũ:

- Thế nào gọi là đuổi rắn vào hang? Khanh khá nói nghe.

Chiêu Vũ đáp:

- Quân Trịnh ở hạ đạo do quận Đông lĩnh thủy binh đóng từ cửa Bố Chính đến cửa Ròn, tướng tiên phong là Giản Trung giữ đường bộ ở Đèo Ngang - Lũng Hống để ngăn không cho quân ta vượt qua. Nếu quân của Giản Trung giữ Đèo Ngang quân số chỉ khoảng dưới năm trăm, không có trọng binh (25). Như thế quân thượng đạo của ta đánh Mậu Long ở Lũng Hống chỉ nên giao chiến từ từ, không nên đánh gấp, đôi bên chỉ cầm cự làm thế nghi binh. Đợi cho quân ở hạ đạo đánh gấp đuổi quận Đông chạy vào Lũng Bông, quân ta cỉ vui vẻ chuyện trò cũng có thể lấy được. Ấy là kế đuổi rắn vào hang. Thần kém tài ít học, mưu kế tuy còn nông cạn, nhưng dám xin tâu trình để chúa thượng chọn lựa cùng các vị đại thần cao mưu sáng trí bàn định xem có thể thi hành được hay không.

Chúa Hiền nghe xong cả mừng, bảo Chiêu Vũ rằng:

- Lời khanh bàn luận mưu kế thật màu nhiệm, dẫu quỷ thần cũng khó lường. Quả là diệu thuật biến vô cùng (26) dẫu là với Trương Lương đời Hán, Lưu Bá Ôn (27) đời Minh cũng khó sánh kịp. Việc trù mưu tính kế trong chỗ màn trướng chẳng qua cũng chỉ đến như thế, ta bất tất phải hỏi đến người khác làm chi nữa. Từ nay các việc lớn ở biên cương ta ủy thác cả cho khanh và Thuận Nghĩa. Khanh kha tận tâm làm phận sự, mau ra Lưu Đồn cùng với Thuận Nghĩa theo đúng mưu kế đã bàn định mà điều khiển thi hành. Ta sẽ đích thân cất quân tiến theo tiếp ứng.

Rồi đó Hiền vương phong cho Thuận Nghĩa làm tiết chế, văn chức Chiêu Vũ làm đốc chiến lĩnh quân thi hành mệnh lệnh.

Người đương thời có thơ vịnh Chiêu Vũ rằng:

Lời nói thao thao tựa nước trào,

Bàn hay giảng giỏi định mưu sâu.

Trường quân trù tính hay thành bại,

Chiến địa am tường biết thấp cao.

Chớ bảo Kiền Châu vui thưởng cúc.

Đừng khoe Vị Thủy cợt buồng câu.

Minh quân tất có tôi hiền sáng

Ngoái lại Dinh Cầu một sớm nhào.

Chú thích :

(1) Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, con thứ hai của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, lên ngôi năm thứ hai mươi chín tuổi, ở ngôi : 1648 - 1687.

(2) Tức thị trấn Ba Đồn ở Quảng Bình.

(3) Dinh Cầu: sở phủ Hà Trung xứ Nghệ An, ở phía bắc đèo Ngang 30km ( huyện lỵ Kỳ Anh ngày nay)

(4) Bái ấp: quê của Hán Cao Tổ, trong thơ văn thường dùng để chỉ quê hương hoặc nơi phát tích của các vua sáng nghiệp.

(5) Cửu ngũ long: rồng bay ở hào Cửu Ngũ ( Cửu Ngũ là tên hào trong Kinh Dịch, biểu thị sự hanh thông tốt đẹp nhất).

(6) Viên tướng này, Tòan thư, và Cương mục đều chép là Tiến quận công Lê Văn Hiếu. Nguyên văn CNDC chép là Tiến Hàn, có lẽ đương thời vẫn gọi là Hàn Tiến ( Hàn, chỉ người có quan hàm hàn lâm viện ) nhưng ĐNTLTB và ĐNLTTB lại chép là Trịnh Đào. Chưa rõ vì sao có sự khác biệt ấy.

(7) Nguyên bản chép thiếu một đoạn khoảng 6 chữ.

(8) Tức Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Sơn ( nay thuộc huyện Tống Sơn, Thanh Hóa ).

(9) Nguyên văn chữ Hán chép là >, ngờ sai thiều một vài chữ. Theo DNTLTB: . Bản sao chép nhầm chữ > là ghi, đúng ra là chữ > = đến.

(17) Nguyên văn : >, > chỉ loại nón của quân triều đình Lê Trịnh sơn đen, thường gọi là nón dấu. Ở đây chỉ Hàn Tiến.

(18) Tức sông Giênh.

(19) Cửa Tư Dung: tức Cửa Tư Hiền ( Đời Mạc vì kiêng húy Mạc Đăng Dung, đổi gọi là Cửa Tư Khách).

(20) Ỷ dốc: nương dựa để trợ chiến cho nhau.

(21) Đằng là tên Nôm của xã Lữ Đăng (ở bờ bắc sông Gianh)

(22) Đông quận công : tên tước của Lê Hữu Đức.

(23) Giờ Sửu tức là khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.

(24) Chữ Hán là > có nghĩa là nhổ nước bọt xoa tay ( trước khi bắt tay làm một việc gì )

(25) Trọng binh: những đội quân chỉ có khí giới thường không có súng lớn bắn đạn nổ. xe đánh thành v. v. . .

(26) Nguyên bản chép . Xét ý ở đây dùng chữ > thì thích đáng hơn.

(27) Trương Lương (tự Tử Phòng ) mưu thần của Hán Cao Tổ. Lưu Cơ (tự Bá Ôn) có công giúp Minh Thái Tổ thu phục Trung Quốc.

Quảng cáo
Trước /32 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Dị Giới Chi Trang Bị Cường Hóa Chuyên Gia

Copyright © 2022 - MTruyện.net