Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Đội hình chiến Hạm của Nam Việt quá hoành tráng với năm mươi chiến hạm trong đó đặc biệt gây chú ý là 3 chiếc Khu trục Hạm HQ 001 Trần Thánh Tông, HQ 002 Hưng Đạo vương dài 140m rộng 45m với tải trọng 800 tấn, trang bị dàn pháo 30 pháo 150mm, động cơ 1400 mã lực tốc độ trung bình 14 hải lý tốc độ tối đa 19.5 hải lý/ giờ. Chiếc khu trục hạm còn lại có chỉ số tương tự nhưng vì lắp động cơ tuabin hơi đời đầu nên chỉ có 1200 mà lực tốc độ tối đa chỉ đạt được 17 hải lý nếu thuận gió. Tất cả chúng đều là tàu đáy thép đóng mới với tỉ lệ bọc giáp lên tới 80%.
Tiếp theo là 7 tàu hộ tống là do các thuyền kiểu châu âu cải tạo lại lầng lượt kí hiệu HQ 004 đến HQ 010 trong đó có ba chiếc Hãn Thần Hoàn, Tuyết Thần Hào, Thái Hậu Hào đã từng phục vụ trong chận chiến tại Đông Triều. Tất cả đều coa chiều dài từ 55 m đến 60m mà thôi, được lắp bổ xung tuabin hơi 900 mã lực, tỉ lệ bọc thiết giáp chỉ khoảng 60% tốc độ trung bình 16,5 hải lý tốc độ tối đa lên tới 23 hải lý. Hộ tống hạm trang bị 20 đại bác 150mm. 20 Phúc hạm kiểu Đông Á đã bỏ hết buồm sử dụng thuần một động cơ tuabin hơi 1200 mã lực nặng 40 tấn, tốc độ trung bình 10 hải lý tối đa 15 hải lý vì bỏ hết buồm nên pháo được trang bị rất nhiều lên tới 30 pháo 150mm, bọc giáp gần 60%. Chiến Hạm đáy bằng của Đông Á có được trọng tải lớn hơn cùng loại kích cỡ của Châu Âu. Vì chủ yếu các phúc hạm thu được trong chiến tranh cùng Dương Lăng Năm trước được cải tạo thành thuyền Vận chuyển và thuyền đổ bộ là chính chỉ có hai mươi chiếc tốt nhất này được cải tạo thành Tuần Dương Hạm kiểu này.
Tiếp theo là 5 Lôi Hạm dài 20m rộng 4,5 m, hoàn toàn đóng bằng thép. Chỉ bố trí 2 pháo 100mm cùng với động cơ tuabin 1000 mã lực, cái động cơ này gần như chiếm mất ½ thể tích và trọng tải của Lôi Hạm. Tốc độ chung bình của lôi Hạm là 18 hải lý tốc độ tối đa lên tới 25 hải lý, thủy thủ đoàn chỉ có 25 người trong đó tới 12 người là thuộc tổ phóng ngư lôi, mỗi hạm có 3 cửa phóng ngư lôi mỗi bên sườn.
Nói về ngư lôi thì đây là sáng tạo của Nguyên Hãn. Một quả ngư lôi nặng tầm 75 kg mang theo 40 kg. Cơ chế nổ lõm, định hướng đi thẳng cho ngư lôi là 4 cánh cân bằng. Động cơ của Ngư lôi là tuabin hơi nhỏ dẫn đến cánh chân vịt, còn hơi cấp cho động cơ là khí axetylen sinh ra từ đất đèn và nước khi cho chúng kết hợp với nhau. Một quả ngư lôi có thể chạy đi với vận tốc 40 hải lý/ giờ và có thể chạy xa 2km, thế nhưng vì không có thiết bị định vị hay điều khiển từ xa nên khoảng cách chính xác sẽ là dưới 500m. Đây mới chính là vũ khí tối thượng của Nguyên Hãn lần này dành tặng Dương Lăng.
Mười Hạm còn lại bao gồm 4 tầu vận tải được cải tạo từ 4 Đại lâu thuyền thu được của Dương Lăng dài 140m rộng 60m, được trang bị hai động cơ 1200 mã lực mỗi động cơ khoảng 45 tấn, không hề trang bị buồm và thiết giáp giáp để tăng khả năng vận chuyển len tới 1200 tấn tốc độ trung bình là 12 hải lý một giờ, tối đa là 16,5 hải lý. Thuyền có thể vận chuyển 3 ngàn lính tại hai tầng khoang và gần 900 tấn than cùng các khí tài cho quân đoàn. 7 Phúc thuyền còn lại được cải tạo thành thuyền đổ bộ, phải nói phúc thuyền đáy bằng có ưu thế tuyệt đối khi cải tạo thành thuyền đổ bộ.
Hạm đội 50 chiến hạm có vẻ hơi bé nhỏ khi tấn côn Bắc Minh, thế nhưng đây là tất cả năng lực cải tạo hiện nay của Nam Việt rồi. Nếu không nhờ vào thủy lợi và động cơ hơi nước thì không thể nào trong gần 3 tháng Nam Việt có thể hoàn thành nhiều đổi thay đến vậy. Trong đó Đạn pháo nổ lõm và ngư lôi cùng với đạn cối số lượng rất hạn chế, quân đoàn viễn chinh lần này cần dùng hết sức tiết kiệm. Gần 200 phúc thuyền còn lại vẫn được đang tích cực cải tạo thành tuần dương hạm, thuyền đổ bộ và tầu vận chuyển hạng nhẹ. Cuộc chiến với Bắc Minh là cuộc chiến dài hơi, thế nên đạn dược vẫn phải sản xuất liên tục và vận chuyển Ra chiến trường. Đây là cuộc chiến tranh tiêu hao và quấy nhiễu sự phát triển của Dương Lăng tạo điều kiện cho sự phát triển của Nam Việt kéo dài khoảng cách với Bắc Minh mà không hề có lợi nhuận nhiều như các cuộc chiến khác, thế nên số lượng quân tung vào không nhiều. Chỉ có 1 vạn lục binh và 1 vạn thủy binh. Nếu tung nhiều quân lực vào hơn có khi Nam Việt suy sụp trước.