Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Việt Nam] Sơ Thảo Lịch Sử Phong Trào Cộng Sản Ở Đông Dương
  3. Chương 1 : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1923 - 1929)
Trước /42 Sau

[Việt Nam] Sơ Thảo Lịch Sử Phong Trào Cộng Sản Ở Đông Dương

Chương 1 : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1923 - 1929)

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN

MỞ ĐƯỜNG CHO PHONG TRÀO CỘNG SẢN (1923 - 1929)

Chương I

HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN

(1923 - 1929)

Phong trào cộng sản ở Đông Dương là con đẻ của Cách mạng Tháng Mười Nga. Giai cấp vô sản Nga, sau khi lật đổ giai cấp tư sản, đã trở thành giai cấp thống trị và giải phóng các dân tộc bị chế độ Nga hoàng áp bức. Thắng lợi của giai cấp công nhân ở một nước rộng lớn như nước Nga, đã thức tỉnh tất cả các dân tộc trên thế giới và cả xứ Đông Dương xa xôi đang rên xiết dưới ách chủ nghĩa đế quốc Pháp này đến lượt mình cũng đã nhảy vào cuộc đấu tranh chung của quần chúng bị áp bức trên toàn thế giới chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thế giới. Nếu tiếng súng đại bác trong những ngày Tháng Mười ở Nga đã làm rung động trái tim quần chúng bị bóc lột ở Đông Dương và thổi đến họ một luồng gió mới, thì cuộc cách mạng Trung Hoa đối với họ là một người hướng đạo, một vị thầy cần thiết và không thể tách rời mà vận mệnh gắn bó rất mật thiết với cách mạng Đông Dương. Chỉ cần nhắc lại rằng những tổ chức cách mạng đầu tiên ở Đông Dương từ khi còn là những hội kín tự đề ra nhiệm vụ duy nhất là lật đổ chủ nghĩa đế quốc, đều ra đời ở Trung Quốc. Những người cách mạng Đông Dương hồi ấy đều được rèn luyện ở Trung Quốc, theo học trong các trường cách mạng ở Trung Quốc, đặc biệt ở Quảng Châu. Sách báo cách mạng phổ cập cho hàng nghìn người cách mạng đều là sách báo Trung Quốc. Những mối quan hệ chặt chẽ như thế tất nhiên không thể không ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng Đông Dương; phong trào này đã không tránh khỏi hấp thụ các mặt tích cực, cũng như tiêu cực. Những người cách mạng Đông Dương đã học tập được sách lược, phương pháp của cách mạng Trung Quốc rồi đem áp dụng nguyên xi vào vùng đất Đông Dương, những nhóm cách mạng ra đời từ năm 1923 như Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - chúng ta sẽ được chứng kiến hoạt động của nó trong chương này - chỉ là mầm mống phôi thai của phong trào cộng sản Đông Dương. Đó là những tia sáng đầu tiên trong buổi bình minh của phong trào công nhân Đông Dương. Cho nên, nếu hệ tư tưởng của họ còn chưa rõ ràng, khuynh hướng của họ còn hỗn độn và quan điểm của họ còn trái ngược nhau thì điều đó cũng không phải đáng ngạc nhiên. Một nhân tố khác gây nên tình hình lộn xộn đó là thành phần xã hội không tốt của các đảng nói trên. Năm 1928, sự phân bố trong thành phần xã hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là như sau: trí thức 10%, nông dân 40%, công nhân 5%, thợ thủ công, thương nhân, lý hào, v.v. 15%.

Chúng ta thấy thành phần tiểu tư sản chiếm ưu thế trong Đảng. Thành phần này, mỗi khi gia nhập vào hàng ngũ Đảng, tất nhiên sẽ mang theo vào đấy hệ tư tưởng, quan điểm và phương pháp tiểu tư sản của họ, và trong nhiều vấn đề quan điểm của họ là hữu khuynh. Họ cũng mang theo cả những xu hướng “tả khuynh”, vô chính phủ, chủ nghĩa biệt phái, khuynh hướng khủng bố cá nhân, tư tưởng manh động, v.v. nghĩa là những tư tưởng gắn chặt với thuyết cách mạng tiểu tư sản.

Mặc dầu có phạm sai lầm và khuyết điểm nhưng các đảng đó cũng đã hoàn thành được một sứ mệnh lịch sử trong phong trào công nhân của đất nước. Họ là những người đầu tiên mang vào trong phong trào giải phóng đất nước những yếu tố mới. Chính họ là những người báo hiệu phong trào cộng sản. Họ đã huy động quần chúng bị bóc lột đứng dậy và vạch ra cho những người này con đường mới phải đi theo.

Tuy có công với phong trào cách mạng Đông Dương, họ vẫn không vì thế mà thoát được hệ tư tưởng quốc gia chủ nghĩa còn khá nặng trong con người họ. Bởi vậy cho nên, dù đã trải qua ba năm đấu tranh, vấn đề thành lập một chính đảng kiểu mới, theo quan điểm lêninnít vẫn còn là một nhiệm vụ trước mắt y như trong năm đầu, khi Đảng ở Đông Dương đã dần dần phong trào quần chúng rộng lớn. Để đạt mục đích ấy, cần phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên hai mặt trận chống chủ nghĩa cơ hội “hữu khuynh” và “tả khuynh”, chống chủ nghĩa Tờrốtxky phản cách mạng, tức là những nguy cơ đã biểu hiện mạnh mẽ trong quá trình ba năm đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương. Một đảng không thể dẫn dắt đúng đắn quần chúng đấu tranh và chuẩn bị cho những người bị bóc lột giành thắng lợi cuối cùng, nếu đảng đó không tôi luyện trong ngọn lửa tự phê bình, sinh ra, tự phát triển và trưởng thành trong đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc và mọi khuynh hướng.

Quảng cáo
Trước /42 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Đại Thiếu Tướng, Quá Háo Sắc!

Copyright © 2022 - MTruyện.net