Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Việt Nam] Sơ Thảo Lịch Sử Phong Trào Cộng Sản Ở Đông Dương
  3. Quyển 3 - Đảng Cộng sản Đông Dương (Thống nhất từ ngày 6-1-1930)-Chương 10 : Giai đoạn hiện tại: Những hậu quả của khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương và tình cảnh khốn cùng của quần chúng bị bóc lột
Trước /42 Sau

[Việt Nam] Sơ Thảo Lịch Sử Phong Trào Cộng Sản Ở Đông Dương

Quyển 3 - Đảng Cộng sản Đông Dương (Thống nhất từ ngày 6-1-1930)-Chương 10 : Giai đoạn hiện tại: Những hậu quả của khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương và tình cảnh khốn cùng của quần chúng bị bóc lột

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

PHẦN THỨ BA

ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG

(Thống nhất từ ngày 6-1-1930)

Chương X

GIAI ĐOẠN HIỆN TẠI

I- NHỮNG HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở ĐÔNG DƯƠNG VÀ TÌNH CẢNH KHỐN CÙNG CỦA QUẦN CHÚNG BỊ BÓC LỘT

Khủng hoảng kinh tế thế giới càng phát triển, khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương càng lan rộng và trở nên sâu sắc. Các giai cấp thống trị ở Đông Dương tìm đủ mọi cách trút những hậu quả của cuộc khủng hoảng đó lên những người lao động. Để biết rõ quy mô của cuộc khủng hoảng, chúng tôi đưa ra đây một vài số liệu.

Lúa gạo là yếu tố căn bản của nền kinh tế Đông Dương, nhưng vào khoảng năm 1931 – 1932 [57] tình hình thị trường lúa gạo trở nên hết sức nghiêm trọng. Tại Nam Kỳ, diện tích cày cấy bị giảm sút 10%. Năm 1928, số lượng gạo xuất khẩu là 1.797.682 tấn, năm 1929: 1.471.643 tấn, năm 1930: 1.121.543 tấn và năm 1931 là 959.504 tấn, năm 1932, người ta ước lượng số gạo xuất khẩu là 1.200.000 tấn (trong khi quần chúng lao động chết đói, năm 1932 bọn đế quốc lại xuất khẩu lúa gạo nhiều hơn năm 1931 nhằm bảo đảm được số lợi nhuận kếch xù của những năm trước.

Tuy vậy, trong lúc giá trị xuất khẩu đạt đến 1.200.000 triệu phờrăng năm 1930, thì năm 1931 lại không vượt quá 632 triệu phờrăng. Tháng 12-1932 Pátxkiê đã nói rằng giá trị xuất khẩu năm 1932 thấp hơn năm 1931 (mỗi tạ gạo giá 11,70; 11,34; 6,58 và 4,50 đồng các năm 1929, 1930, 1931 và 1932).

Cao su đứng hàng thứ nhì về xuất khẩu của Đông Dương. Sản lượng xuất khẩu có tăng chút ít, nhưng giá trị lại hạ 70%.

Trong công nghiệp, giá trị sản lượng khoáng sản giảm từ 10.500.000 đồng năm 1929 xuống 13.000.000 đồng năm 1931. Sản lượng phân phốt phát sụt từ 26.000 tấn năm 1930 xuống 3.800 tấn năm 1931.

Trong thương nghiệp đã có 191 và 180 cửa hiệu lớn lần lượt bị phá sản trong những năm 1929, 1930 và 1931.

Những con số sau đây (tính hàng triệu phờrăng) về giá trị nhập khẩu và xuất khẩu của thương nghiệp đặc biệt nói lên rõ rệt hơn về quy mô của cuộc khủng hoảng:

Năm

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Cộng

1929

1930

1931

2.602

1.811

1.292

2.611

1.840

1.148

5.214

3.652

2.440

Còn ngân sách Đông Dương thì trong những năm 1929, 1930, 1931 và 1932 đã lần lượt đạt những con số sau đây: 93.782.000, 100.243.000, 75.696.000 và 68.371.865 đồng.

Chính quần chúng lao động phải chịu đựng hết thảy mọi hậu quả tai hại của khủng hoảng. Hiện nay có, hơn 50% công nhân công nghiệp lâm vào cảnh thất nghiệp.

Tại các hầm mỏ, số công nhân từ 56.000 người năm 1929 đã sụt xuống còn 32.000 người vào cuối năm 1931. Trong các đồn điền, có 12.732 phu trở về xứ sở năm 1931 và 10.921 năm 1932 (năm 1932 không tuyển mộ thêm một phu mới nào). Tiền công của số công nhân còn lại bị hạ thấp độ 50% (La Tribune Indochinoise, tháng 2-1932); trước đây một phu đồn điền phải chăm 1 hécta, bây giờ chăm từ 5 đến 8 hécta và 1.000 cây cao su, chứ không phải 400 cây nữa. Tại Nghệ An, những người thất nghiệp bị trưng dụng đi làm công tác thủy lợi và được trả công 2 xu một ngày, nông dân phá sản lại bị điêu đứng vì thuế má. Tại Trung Kỳ, năm 1932, thuế đinh và thuế điền ở nhiều tỉnh đều tăng 75%, ruộng đất bị mất giá (tại Phú Quốc, một đồn điền trước kia trị giá 2 triệu đồng, nay chỉ còn giá 12.000 đồng); nông dân chết đói hàng loạt, tại một tổng ở Nghệ An có hơn 500 người chết đói trong vòng một tuần lễ (báo Tiếng dân).

Lương công chức nhỏ bị sụt trên 30%. Một số lớn nhân viên thương nghiệp và hành chính bị sa thải. Chỉ ngân sách mật thám, cảnh sát và quân đội là tăng lên. Lương bổng của bọn quan lại cũng tăng (100% Trung Kỳ và 50% ở Bắc Kỳ). Quan lại cũng được bọn đế quốc trọng thưởng về những tội ác, giết chóc mà chúng phạm đối với những người cách mạng. Quần chúng lao động không được cứu tế chút gì. Nhưng, chính họ là những người gánh chịu những khoản tài chính mà chính phủ đế quốc đã đem giúp đỡ bọn chủ đồn điền thực dân Pháp và địa chủ bản xứ. Trong ba năm 1930, 1931 và 1932, bọn chủ đồn điền cao su, cà phê, chè đã được giúp 7.279.207 đồng; năm 1931, chính phủ đã cho bọn thực dân Pháp và địa chủ bản xứ vay hai triệu đồng để canh tác và gặt hái; năm 1932, chính phủ đã bảo lãnh cho các hãng tư vay.

Và nếu phong trào cách mạng có một sự phát triển mới năm 1932 - 1933 chính phần lớn là trên cơ sở của sự bóc lột ngày càng tăng đó.

Chú thích:

57. Những số liệu về lúa gạo, cao su, công nghiệp, các vụ phá sản, thương nghiệp và ngân sách chung đều lấy trong diễn văn của Pátxkiê đọc hồi tháng 12-1932 tại Hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương (H.T.C).

Quảng cáo
Trước /42 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Không Phải Em Không Lấy

Copyright © 2022 - MTruyện.net