Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Việt Nam] Sơ Thảo Lịch Sử Phong Trào Cộng Sản Ở Đông Dương
  3. Quyển 3 - Đảng Cộng sản Đông Dương (Thống nhất từ ngày 6-1-1930)-Chương 5 : Hội nghị hợp nhất (Ngày 6-1-1930): Sự cần thiết phải thống nhất các lực lượng cộng sản
Trước /42 Sau

[Việt Nam] Sơ Thảo Lịch Sử Phong Trào Cộng Sản Ở Đông Dương

Quyển 3 - Đảng Cộng sản Đông Dương (Thống nhất từ ngày 6-1-1930)-Chương 5 : Hội nghị hợp nhất (Ngày 6-1-1930): Sự cần thiết phải thống nhất các lực lượng cộng sản

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

PHẦN THỨ BA

ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG

(Thống nhất từ ngày 6-1-1930)

Chương V

HỘI NGHỊ HỢP NHẤT

(Ngày 6-1-1930)[21]

I- SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỐNG NHẤT CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG SẢN

Ba tổ chức cộng sản cùng tồn tại năm 1929 ở Đông Dương đã tranh đấu chống đối lẫn nhau.

Nguyên nhân sâu xa của sự phân liệt ấy trong phong trào cộng sản là ở chỗ tất cả các nhà lãnh đạo cộng sản trong thời kỳ đó đều là trí thức tiểu tư sản. Với hệ tư tưởng lung lay, không kiên định vốn có của giai cấp tiểu tư sản xuất thân của họ, họ không thể quán triệt sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong phong trào cách mạng, sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất để làm đội tiền phong cho những người lao động bị áp bức ở Đông Dương và để tập trung mọi lực lượng cách mạng nhằm tranh đấu cho tự do, độc lập của xứ sở, cho ruộng đất và cho việc cải thiện căn bản đời sống vật chất, xã hội và chính trị của các giai cấp bị áp bức, bóc lột.

Ban Chấp uỷ Quốc tế Cộng sản đã nhận định rằng các nhóm cộng sản năm 1929 nói chung đều là biệt phái, nhóm nào cũng tự cho mình là ưu tú nhất, "toàn thiện" nhất và không bao giờ chịu nhân nhượng các nhóm khác. Chính vì không hiểu thấu vai trò của giai cấp vô sản nói chung và vai trò đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản nói riêng - điều này do hệ tư tưởng tiểu tư sản gây nên - những người lãnh đạo các nhóm cộng sản đã tiến hành một cuộc tranh đấu đã tương tàn.

Trong lúc cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang phát triển; trong lúc đông đảo quần chúng lao động đang ngày càng trở nên cấp tiến; trong lúc phong trào cách mạng Đông Dương đang rầm rộ phát triển trên cơ sở đà phát triển chung của làn sóng cách mạng thế giới, trên cơ sở những mâu thuẫn gay gắt giữa xứ thuộc địa Đông Dương và chính quốc Pháp. Trước những cuộc xung đột giai cấp ngày càng tăng giữa một bên là khối bọn đế quốc và tay sai bản xứ và một bên là khối những người lao động bị áp bức trong nước, tình trạng phân tán giữa các lực lượng cộng sản, cuộc tranh đấu lẫn nhau trong nội bộ các lực lượng đó chẳng những làm cho phong trào cách mạng tan rã và suy yếu mà còn là một sự giúp đỡ trực tiếp và quý báu cho đế quốc Pháp và các giai cấp thống trị bản xứ nữa. Cuộc tranh đấu nội bộ đó tạo nên một nguy cơ lớn lao và một trở ngại nghiêm trọng cho công tác lãnh đạo quần chúng tranh đấu và cho việc mở rộng phong trào quần chúng.

Nhận thức được các mặt tiêu cực trong cuộc tranh chấp đó giữa những người cộng sản Đông Dương, Quốc tế Cộng sản đã vạch ra mối nguy cơ trong sự nghiệp phát triển phong trào cách mạng như sau: "Nguy cơ chủ yếu là ở chỗ những người tự nhận mình là cách mạng, mang danh thực hiện một nhiệm vụ thật sự to lớn là thành lập một đảng cách mạng, lại cản trở việc thành lập một đảng như thế, xuyên tạc những phần tử thực sự cách mạng, trở ngại cho việc giáo dục cách mạng của những công nhân tiên tiến và cho việc mở rộng phong trào quần chúng".....[22] "quá trình tổ chức một Đảng Cộng sản cho đến nay quả thật còn thiếu sót nhiều so với sự trưởng thành của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Thiếu một Đảng Cộng sản thống nhất trong lúc phong trào quần chúng của công nhân và nông dân càng ngày càng lớn là một nguy cơ cực kỳ trầm trọng cho tương lai trước mắt của cách mạng Đông Dương. Bởi vậy, thái độ do dự và không kiên định mà một số nhóm đã biểu lộ trong vấn đề thành lập ngay tức khắc một Đảng Cộng sản phải được xem là một thái độ sai lầm. Nhưng tình trạng chia xẻ giữa các phần tử mà nhóm cộng sản xảy ra trong thời gian gần đây lại còn nguy hại hơn và không thể tha thứ. Sự chia rẽ và cuộc tranh chấp lẫn nhau giữa các nhóm có thể đưa đến những hậu quả tai hại đe doạ toàn bộ phong trào cách mạng Đông Dương. Nhiệm vụ quan trọng nhất và tuyệt đối khẩn trương của tất cả mọi người cộng sản Đông Dương, là phải thành lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng. Đảng ấy phải là một đảng thống nhất, một tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương".

__

Chú thích

21. Trong bài viết "Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương thống nhất" công bố trong Tạp chí Bônsơvích ngày 1-3-1933, chúng tôi phạm thiếu sót là đã viết Đảng Cộng sản chúng tôi đã hợp nhất vào ngày 3-2-1930 (H.T.C). Chương này đã được in trongVăn kiện Đảng toàn tập, t.4, tr.399-425 (B.T).

22. Bản tiếng Pháp mất chữ hơn một dòng (B.T).

Quảng cáo
Trước /42 Sau
Theo Dõi Bình Luận
[Zhihu] Sự cứu rỗi của thiên kim giả

Copyright © 2022 - MTruyện.net