Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Việt Nam] Sơ Thảo Lịch Sử Phong Trào Cộng Sản Ở Đông Dương
  3. Quyển 3 - Đảng Cộng sản Đông Dương (Thống nhất từ ngày 6-1-1930)-Chương 7 : Thời kỳ Xô viết: Hoạt động của giai cấp vô sản trong thời kỳ Xô viết
Trước /42 Sau

[Việt Nam] Sơ Thảo Lịch Sử Phong Trào Cộng Sản Ở Đông Dương

Quyển 3 - Đảng Cộng sản Đông Dương (Thống nhất từ ngày 6-1-1930)-Chương 7 : Thời kỳ Xô viết: Hoạt động của giai cấp vô sản trong thời kỳ Xô viết

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

PHẦN THỨ BA

ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG

(Thống nhất từ ngày 6-1-1930)

Chương VII

THỜI KỲ XÔVIẾT

V- HOẠT ĐỘNG CỦA GIAI CẤP VÔ SẢN TRONG THỜI KỲ XÔVIẾT

Có một số đồng chí cho rằng phong trào nông dân không hề liên can đến phong trào công nhân, cho nên họ đã dựa vào số người tham gia quá chênh lệch giữa các cuộc biểu tình nông dân và bãi công công nhân để đưa ra lý luận cơ hội chủ nghĩa về sự chậm trễ của phong trào công nhân so với phong trào nông dân. Lập luận như thế là sai lầm, bởi vì nó phủ nhận sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với phong trào nông dân. Chúng ta không thể nào căn cứ vào những số liệu toán học để đánh giá phong trào, hơn nữa, ở một nước nông nghiệp như Đông Dương, trong đó 90% dân số là nông dân, thì làm sao phong trào vô sản lại có thể bằng phong trào nông dân về số lượng được.

* * *

Khi nói về cuộc khởi nghĩa, chúng tôi đã nói là giai cấp vô sản đã biến những cuộc biểu tình nông dân thành những cuộc khởi nghĩa vũ trang. Chúng ta cũng đã nói trong ngày 12-9, 300 công nhân Bến Thủy đã dẫn đầu cuộc khởi nghĩa. Bây giờ chúng ta hãy xem giai cấp vô sản đã đóng một vai trò như thế nào trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng dưới ảnh hưởng của chế độ Xôviết tại miền bắc Trung Kỳ.

Vai trò ấy quả thật rất rõ ràng bởi vì nói chung, phong trào đều hầu như do Đảng Cộng sản, đảng có tính chất giai cấp và đội tiền phong của giai cấp vô sản, tổ chức và lãnh đạo. Không có Đảng ta, phong trào không thể rộng lớn và lên cao đến mức như vậy, và quần chúng không thể đấu tranh với một tinh thần hy sinh và kỷ luật đến thế.

Sau bốn tháng khởi nghĩa, chúng ta có rất nhiều ví dụ về tinh thần đoàn kết giữa công nhân và nông dân. Ngày 21 và 23-9, công nhân Bến Thủy đã tổ chức mít tinh và biểu tình một mặt để hưởng ứng với những người nông dân anh dũng đã thiết lập được các Xôviết, và mặt khác để tỏ tình đoàn kết với anh chị em nông dân đang chống khủng bố trắng và đấu tranh nhằm mở rộng phong trào Xôviết.

Tinh thần đoàn kết của nông dân khởi nghĩa ở Hương Sơn cũng đáng được chú ý; họ đã hiên ngang tiến vào đồn điền Pharuy để ủng hộ anh chị em công nhân nông nghiệp tại đây (công nhân ở đây không những đấu tranh đòi tăng tiền công mà còn để bảo vệ các Xôviết nữa). Một bằng chứng nữa nói lên tinh thần đoàn kết giữa giai cấp vô sản và nông dân, là sự giúp đỡ của anh chị em nông dân đối với công nhân thất nghiệp Bến Thủy nhằm tịch thu những kho thóc tại tỉnh ấy trong ngày 25-9-1930 (một số công nhân thất nghiệp này đã chiến đấu bên cạnh nông dân khởi nghĩa ngày 12).

Thắng lợi của công nhân Bến Thủy, sự nghiệp của các Xôviết Thanh Chương, Nam Đàn và Nghi Lộc làm cho công nhân thêm phấn khởi, trái lại các vụ tàn sát của bọn đế quốc lại làm cho lòng căm thù của họ thêm sâu sắc. Trong tháng 10, có những cuộc bãi công lớn ủng hộ Nghệ An và Hà Tĩnh nổ ra tại Bắc Kỳ: bãi công ở Nhà máy tơ, Nhà máy sợi[35], ở Nhà máy ximăng (Hải Phòng), Nhà máy sứ (Hải Phòng) tất cả đều do những người cộng sản lãnh đạo với những chỉ thị cụ thể của Xứ ủy Bắc Kỳ.

Ngày 7-11, công nhân Nhà máy tơ, Nhà máy sợi, Nhà máy nước, Nhà máy Bờlăngkê, 200 công nhân làm muối, 400 công nhân bưu điện, Nhà máy ximăng (tất cả đều ở Hải Phòng), 3.000 công nhân mỏ Cẩm Phả, Công ty than đá Bắc Kỳ lên tiếng ủng hộ Nghệ An và Hà Tĩnh, ủng hộ Liên Xô, phản đối chiến tranh đế quốc; công nhân Bến Thủy xuống đường biểu dương tình đoàn kết giai cấp cách mạng với anh chị em lao động Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Phủ Lý và Nam Kỳ.

Còn tháng 12 thì sao? Tuy số liệu chưa đầy đủ, nhưng chúng tôi biết rằng: dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, 150 công nhân tại đồn điền Phú Riềng (Nam Kỳ) và anh em bồi bếp Lào và Việt trên tàu Pavi cũng bãi công. Cuộc bãi công thứ nhất đòi tăng lương; cuộc bãi công thứ hai đòi đuổi một tên cai tàn ác (cuộc bãi công thứ hai đã thắng lợi).

* * *

Tình đoàn kết giữa công nhân và nông dân thật đáng nêu gương, nhưng còn chưa được hoàn mỹ lắm. Đảng ta chưa động viên được công nhân ở tất cả các trung tâm công nghiệp khác ủng hộ các tỉnh đỏ. Sở dĩ sự ủng hộ của công nhân công nghiệp và của phu đồn điền đối với phong trào nông dân còn yếu như vậy, là vì công tác của Đảng phát triển không đều, phần khác là vì tất cả các đồng chí chúng ta chưa hiểu đầy đủ sự cần thiết phải hết sức quan tâm đến công tác vận động trong các xí nghiệp, biến các xí nghiệp thành những thành trì hay pháo đài của phong trào cách mạng. Một chỗ yếu khác nữa là công nhân biểu lộ tình đoàn kết của mình với nông dân khởi nghĩa không kịp thời, quá chậm nghĩa là mãi đến mấy tuần sau khi khởi nghĩa nổ ra và các Xôviết thành lập, thái độ đó mới thể hiện.

Trước tháng 9, cũng như trong thời kỳ Xôviết, phong trào công nhân của chúng ta gần như chỉ đóng khung tại Vinh, Bến Thủy, Trường Thi (Trung Kỳ), Nam Định, Hà Nội và Hải Phòng (Bắc Kỳ). Trong năm, cũng có những tỉnh có bãi công nhưng rất lẻ tẻ và yếu ớt. Nhìn chung, so với tốc độ phát triển hết sức nhanh của phong trào cách mạng trong cả nước, thì phong trào bãi công là quá chậm.

__

Chú thích:

35. Chữ trong bản tiếng Pháp mờ (B.T).

Quảng cáo
Trước /42 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Dấu Yêu

Copyright © 2022 - MTruyện.net