Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. Võ Lâm Việt
  3. Chương 1 : Lục phái xuất danh môn
Trước /41 Sau

Võ Lâm Việt

Chương 1 : Lục phái xuất danh môn

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

Hớp ngụm trà cụ già râu tóc bạc phơ phẩy phẩy cái nón lá, ngồi bên mái hiên của quán nước rồi chợt nghe xa xa có tiếng người kể chuyện , người đó đang kể về giai đoạn, chốn giang hồ, võ lâm Việt từ khi tranh đấu đến khi kết thúc ở vào thời Lê-Mạc.

Đất Nam ta, khi đó có sáu đại phái, được xếp vào hàng danh gia và nổi tiếng từng vùng, từng loại sở học khác nhau....Nổi lên trong lúc cảnh binh đao, tranh tối tranh sáng.

Máu, nước mắt, bi hùng, sự tráng lệ, quyền lực, tham vọng, xóa nhòa đi nhân tính con người, trên hết là tình yêu thiêng liêng, tình yêu giành cho đất nước, mảnh đất mà tổ tiên, cha ông của những người đi trước đã gầy công xây dựng, từ khi Thái Tổ phục hưng cương thổ Đại Việt.

Lần lượt,....

Đầu tiên là phái Tỳ Long: thành lập từ Cấm Quân triều Đinh-Hậu Lê, người trai tráng thành đinh từ 18 tuổi trở lên được học tập Kim Long Trận (trận pháp: 8 thành viên), Long Hổ Trận (Trận: 19 thành viên),...lấy đao pháp làm nền, thân thể bất xâm, môn sinh Tỳ Long như tên gọi kiên trung bất khuất.

Tiếp đến là Cổ Pháp: xuất thân của họ Lý, sau này là Nguyễn Lý cải họ sau khi nhà Trần nắm ngôi, võ học Cổ Pháp dung hợp giữa Phật và võ học hai dòng danh gia đất Việt: Dương ( hậu duệ Dương Đình Nghệ) và họ Lý (vương triều thành danh 1009), lấy từ bi, sử dụng côn pháp thành thạo, nổi danh với: Lục Hợp Lý Gia Côn, Tam Tiết Dương sa côn, Ngũ Môn Tứ Tượng côn pháp, Bạch Xà Bái Vĩ Địa Côn-Thiên Côn,...Dòng võ quy tụ của môn sinh lớn nhất, môn sinh lấy từ bi làm nền tảng nên được kính trọng trong nhân dân nhất, bởi dù Nho giáo thời Lê sơ có uy nhưng tiếc rằng trong nhân dân thì Phật gia vẫn ưu thế. Trải dài châu Cổ Pháp với ba ngôi chùa trứ danh: Cổ Pháp, Lục Tổ, Chùa Dận (còn tên gọi "Dậu").

Môn phái thứ ba được nhắc đến là Thượng Viên: dòng võ miền sơn cước kết hợp giữa người Kinh triều đình với võ người thượng ( Tày, Thái, Nùng, ) với tính khí người thượng tạo nên sự biến ảo vô cùng: Ngũ Hổ Trảo, Di Sơn Quyền, Lâm Sơn phái, Lâm Sơn Động được cho là một phần thừa hưởng từ thượng viên.

-----Tên gọi thượng viên là xuất phát từ người Việt gọi tộc người tày, nùng, thái là THƯỢNG.Viên nhắc đến núi Tản Viên xuất thân của Lạc Long Quân (Phụ Tổ dân Việt), nổi danh của Thượng Viên gồm có: Lạc Long Kiếm pháp, Lạc Long Trận, Đại Hùng Quyền, Hắc Báo Quyền, rựa, sáo, ....

Quảng cáo
Trước /41 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Xin Hãy Ôm Em

Copyright © 2022 - MTruyện.net