Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Trên bục có người đang phát biểu, có thể coi như là một lễ khai giảng ngắn gọn. Trong lúc phát biểu, tất cả các phụ huynh được sắp xếp bên ngoài đội ngũ.
Khi các học sinh xếp hàng nối đuôi nhau đi đến tòa nhà lớp học, Trần Nhất Thiên đứng trước cửa lối vào của dãy lớp học đợi lớp 5-2 đi tới.
Giáo viên chủ nhiệm còn rất trẻ, trông chưa đến 30 tuổi, đeo kính không vành và cột tóc đuôi ngựa thấp.
Trần Nhất Thiên bước đến chào cô giáo của Vu Kiều... Vu Kiều đi ở cuối hàng, thứ ba từ dưới đếm lên, Trần Nhất Thiên gọi cô bé lại.
Cô bé mặc chiếc váy màu xanh da trời và mang một chiếc ba lô hơi phai màu, đi đến trước mặt Trần Nhất Thiên và giáo viên chủ nhiệm.
Hôm nay Vu Kiều đã tự cột tóc đuôi ngựa cho mình, dây cột rất chặt, trán lộ ra sáng bóng, biểu cảm có phần hoang mang, khuôn mặt thể hiện sự thân thiện, hay nói đúng hơn là nịnh nọt, câu nệ mỉm cười với giáo viên chủ nhiệm.
Bà Trần cũng bước đến, Trần Nhất Thiên giới thiệu: "Đây là cô Tiết đó bà."
Bà Trần nói: "Phiền cô Tiết rồi. Đứa trẻ này đang học lớp bốn ở Giang Tô, cũng không biết những gì nó học được có khác gì với ở đây hay không. Thường thì con bé không nói nhiều, nhưng rất thông minh và nhạy bén. Con bé có làm gì sai thì cô cứ việc dạy dỗ."
Cô Tiết đáp lời, vỗ vai Vu Kiều nói cô bé đợi mình ở cửa lớp.
Vu Kiều lúc lắc tóc đuôi ngựa chạy nhanh để theo kịp lớp. Cô bé không có thời gian để gặp Trần Nhất Thiên và bà Trần.
Thấy Vu Kiều đã đi tương đối xa, bà Trần nói: "Ba mẹ của con bé ở Giang Tô, gia đình xảy ra chuyện, thực sự không có cách nào mới phải gửi con bé về đây."
Cô Tiết gật đầu, bày tỏ sự thấu hiểu. Có lẽ đây cũng không phải là lần đầu tiên cô ấy nghe được tình huống như thế này.
Cô ấy cũng không hỏi gì thêm nữa. Cô ấy đã có vài năm kinh nghiệm giảng dạy, có thể sẽ có một số phụ huynh sẽ kể cho cô ấy nghe mọi thứ, có một số thì xem cô ấy như một cái hốc cây, giữ vai cô ấy mà trút hết những chuyện bực bội trong nhà. Nào là chuyện bồ nhí vợ bé tìm đến tận nhà đủ loại tình huống. Là một giáo viên, cô ấy phải kiên trì lắng nghe.
Vì vậy cô ấy thà gặp được người giống như người trước mặt này đây, cô ấy chỉ lắng nghe những gì mình có thể nghe, sẽ không lắm chuyện muốn tìm hiểu thêm.
Vu Kiều đi theo nhóm bạn học xa lạ đến lớp 5-2, tiếp đó cô Tiết đưa cô bé đến bục giảng, kêu các bạn cùng lớp vỗ tay chào đón bạn mới, sau đó là đủ loại lời dặn dò.
Trên đường về, Trần Nhất Thiên nhìn vào mắt bà Trần, đột nhiên nói: "Vu Hương là một bà mẹ tàn nhẫn."
Bà Trần đi dưới trời xanh mây trắng, lòng buồn trĩu nặng.
Trả lời Trần Nhất Thiên: "Con bé thực sự không có lựa chọn nào khác."
"Sao lại không có? Nuôi con khó đến vậy sao? Giống con trai với con dâu của bà chỉ quan tâm đ ến việc kiếm tiền vậy đó, con thấy Vu Hương chỉ muốn mình rảnh rang thì có." Nói xong thì nheo mắt nhìn bà mình.
Bà Trần gần như vô thức vặn lại: "Con biết gì mà nói! Bệnh của ba Vu Kiều là bệnh đơn giản thôi chắc?"
Trần Nhất Thiên tiếp tục dò hỏi: "Bệnh này có thể lây sang Vu Kiều hả bà?"
Bà Trần nói: "Không đến mức lây bệnh, nhưng không thể để trẻ con đến gần, không gặp cũng không nói chuyện, tốt nhất là không tiếp xúc."
Bà đi vài bước, lại quay đầu nói với Trần Nhất Thiên: "Dù sao đi nữa thì Vu Hương cũng là một người mẹ tốt, biết bảo vệ con mình."
Trần Nhất Thiên vẫn đút tay vào túi quần như cũ, vì vóc dáng cao và tay dài nên lúc đi đường cứ luôn lắc lư, "Chị ấy cũng biết nghĩ!"
Suy nghĩ một lúc, khẽ nói: "Con lớn rồi, không sao cả, nhưng Vu Kiều chỉ mới 11 tuổi, bà có thể chăm sóc con bé, nhưng vẫn không thể thay thế ba mẹ nó được."
Sao Bà Trần có thể không hiểu đạo lý này kia chứ.
Nghĩ đến Trần Nhất Thiên cũng cùng ba mẹ chung đụng thì ít mà xa cách thì nhiều, mấy năm nay chỉ có hai bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, tuy nói không thiếu cái ăn cái mặt, nhưng dù sao thì vẫn thua thiệt với người ta.
Hôm nay Trần Nhất Thiên có thể thoải mái nói ra những lời này, có thể thấy rằng thằng bé đã thực sự trưởng thành.
Bà Trần lại thở dài.
Trần Nhất Thiên bước vài bước lớn đi lướt qua bà, rồi lại quanh ngược về nhìn bà nói: "Hay là kêu Vu Hương ly hôn đi!?"
---
Một tháng sau khi khai giảng, cô gái nhỏ bắt đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.
Bà Trần muốn về quê thư giãn, dĩ nhiên Vu Kiều sẵn sàng đi cùng, còn Trần Nhất Thiên thì sao cũng được.
Vì vậy, tour du lịch mùa thu của ba người đã được xác định như vậy.
Sau khi Vu Kiều bắt đầu đi học, cuộc sống đại học của Trần Nhất Thiên cũng bắt đầu.
Trường đại học mà Trần Nhất Thiên theo học cũng ở thành phố này. Theo yêu cầu của trường thì sinh viên phải ở lại ký túc xá, vì vậy Trần Nhất Thiên có một chiếc giường trong ký túc xá, nhưng anh rất ít khi ở lại đó. Nếu như tan học sớm, anh vẫn sẽ bắt xe buýt về nhà.
Khi Trần Nhất Thiên không về, chỉ có bà Trần và Vu Kiều ở nhà. Một tháng qua Vu Kiều đã quen thuộc với con đường đến trường và không cần bà đưa đón nữa. Nhưng trong những ngày mưa, bà vẫn sẽ đưa cô bé đến trường và đón cô bé về.
Ngày cuối cùng của tháng 9, trong lớp tràn ngập không khí vui vẻ. Ngày mai là ngày Quốc khánh, sau đó là kỳ nghỉ 7 ngày. Học sinh tiểu học vừa mới bắt đầu đi học được một tháng sao có thể kìm nén được niềm vui này.
Trong tiết học cuối cùng, còn 5 phút nữa chuông mới vang lên nhưng đã có tiếng bàn ghế di chuyển ở cuối lớp. Mấy bạn xung quanh Vu Kiều đang thu dọn đồ dùng học tập bỏ vào cặp. Trên bục giảng, giáo viên biết có nói gì cũng vô ích, chỉ kêu mọi người giữ im lặng cho có mà thôi.
Bạn cùng bàn của Vu Kiều đang thảo luận với bạn ngồi ở bàn trên là Quốc khánh này đi du lịch ở đâu. Bạn bàn trên nói ba mẹ sẽ đưa mình đến Đại Liên. Bạn cùng bàn nói ở Đại Liên có một Thế giới hải dương...
Vu Kiều đang chăm chú lắng nghe thì tiếng chuông tan học vang lên, bạn cùng bàn nhấc cặp lao ra khỏi lớp như một mũi tên.
Vu Kiều thì lại rất bình tĩnh. Cô bé từ từ thu dọn đồ bỏ vào ba lô, đợi đội quân lớn kia đi hết rồi sẽ đi.
Hôm nay hơi lạ. Mấy đứa trẻ bước đến cửa lớp đều sẽ nhỏ giọng lại một vài giây, sau đó lại châu đầu ghé tai vào nhau thì thầm, ríu ra ríu rít chạy đi.
Vu Kiều đứng dậy, nghe thấy tiếng "bập bập" ở cửa. Đây là một cách giao tiếp đặc biệt của bọn trẻ, dùng môi và răng để tạo ra tiếng bập môi hu hút sự chú ý của người khác hoặc nhắc nhở người đó rằng: Có biến, giáo viên đến, hãy nhìn tôi, vv... Tóm lại, nó là một tín hiệu.
Vu Kiều nhìn theo tiếng, Bao Quát đang nháy mắt ra hiệu với cô bé.
Bao Quát là một trong hai cậu bé đùa giỡn trong ngày khai giảng. Bạn Bao Quát này có thể được tóm tắt trong một câu: Thích người đẹp. Hơn nữa còn không phân biệt lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thiếu niên cho đến các cô chú trung niên, miễn là người đẹp, cậu bé sẽ mất nguyên tắc, ném đi ba hồn bảy vía.
Có nghĩa là, nếu có hai con đường trước mặt, một con đường không có người đẹp nhưng có thể về nhà an toàn, và một con đường có anh đẹp trai, dì đẹp gái, nhưng có thể một trong số đó là kẻ buôn người. Để cho Bao Quát lựa chọn, cậu bé sẽ không hề do dự chạy về phía kẻ buôn người ngay.
Người của Bao Quát ở ngoài cửa, hai tay giữ khung cửa lớp học, chỉ thò một khuôn mặt tròn vào.
Một đôi mắt trắng đen rõ ràng và trong veo, cho thấy điều kiện của gia đình rất tốt, đầy đủ dinh dưỡng.
Vu Kiều và Bao Quát nhìn nhau, chỉ thấy cậu bé mím môi, ánh mắt xoay tròn hai vòng rồi hướng ra ngoài cửa.
Vu Kiều đoán rằng những gì xảy ra bên ngoài có thể có liên quan đến mình.
Cảnh tượng ở cửa phải nói không khiến cho đồng bọn nhỏ của cô bé choáng váng mới lạ.
Trần Nhất Thiên đang nói chuyện cùng cô Tiết.
Cô Tiết đứng một bên, Trần Nhất Thiên thì dựa vào khung cửa sổ, mông anh dựa trên bệ cửa, vì hai chân quá dài nên phải bắt chéo, người cúi về phía trước 45 độ.
Cuối tháng 9 ở vùng Đông Bắc cây đã bắt đầu rụng lá, không còn sum suê như trước nữa, tô điểm một chút ý thu.
Cô Tiết lớn tuổi hơn Trần Nhất Thiên, nhưng tại thời điểm này, cô ấy đứng bên cạnh anh, không có sự trang nghiêm của một nhà giáo nữa, mà trông họ giống như hai người quen thuộc, bình đẳng, giữa một cô gái và một chàng trai.
Tất cả cái gọi là vẻ đẹp trên thế gian này đều đánh không lại một quy luật, đó là: Cố tình tạo ra không thể nào bằng được với đúng lúc đúng thời.
Hầu hết thời gian như khi ở nhà, lúc ở trước mặt bà và lúc chung đụng với Vu Kiều, Trần Nhất Thiên chỉ là một anh chàng sinh viên đại học bình thường.
Nhưng dưới một cơ hội tình cờ hay nhất định nào đó, anh luôn có thể phô cái khía cạnh trưởng thành của mình ra.
Bỏ đi sự ngây thơ, không bị ảnh hưởng bởi thế tục, nó vừa vặn thành thục. Dưới cái nhìn của học sinh tiểu học Vu Kiều, vẻ đẹp đó không thể tiếp cận được.
Vu Kiều nhìn thấy cảnh này thì nhớ lại vài phút trước, khi các bạn cùng lớp bước ra, những âm thanh thổn thức đó có lẽ bắt nguồn từ Trần Nhất Thiên.
Vu Kiều đi đến chỗ họ.
Cô Tiết chắp hai tay sau lưng, lúc trò chuyện với Trần Nhất Thiên người khẽ lắc lư. Có lẽ họ đã trò chuyện được một lúc, bầu không khí không tệ.
Thấy Vu Kiều đến, cô ấy thả tay ra, vuốt tóc đuôi ngựa của Vu Kiều, mỉm cười với Trần Nhất Thiên: "Về với cậu em đi, cậu em chờ em lâu rồi."
Trần Nhất Thiên đứng thẳng lên - dáng người anh khi đứng thẳng vừa ốm vừa cao, nói lời tạm biệt với cô Tiết: "Vậy chúng tôi đi đây, tạm biệt cô Tiết."
Vu Kiều nói lời tạm biệt với giáo viên chủ nhiệm, giọng nói của cô bé rất trong trẻo, chỉ trong vài giây đã hiểu được ý của từ "Cậu" này.
Có hai bịch sô cô la xuất hiện trước mặt. Trong lúc Trần Nhất Thiên đứng thẳng không biết đã lấy từ đâu ra.
Thiếu niên ấy nói: "Con có muốn chia sẻ nó với cô Tiết không?"
Vu Kiều đưa một bịch cho cô Tiết, cô ấy cầm lấy theo bản năng. Vu Kiều ngọt ngào nói thêm một câu: "Chúc cô ngày Quốc khánh vui vẻ ạ!"
Cô Tiết thấy Vu Kiều bị bỏ lại phía sau. Trần Nhất Thiên đi chậm lại, vươn tay trái ra nắm lấy ba lô của cô bé rồi mất hút ở góc cầu thang.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");