Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Khôi phục kỳ thi đại học 2
Phong Ánh Nguyệt cũng chuyển sang chủ đề khác mà nói.
"Có vẻ như buổi chiều sẽ mưa đấy."
"Đúng vậy, chỉ là mưa một trận cũng được. Gần đây thời tiết thật nóng bức..."
Quả nhiên buổi chiều có mưa. Ông Trịnh tới nhà bọn họ chơi nhưng đi giữa đường thì mắc mưa nên ướt như chuột lột. Đường Văn Sinh vốn định để ông ấy thay quần áo của mình nhưng ông ấy lại khéo léo từ chối.
"Hôm nay ông tới là muốn nói cho Văn Văn tới đây học thêm. Không biết cháu có thời gian không?"
"Có ạ, cháu thì vẫn giống năm ngoái thôi." Phong Ánh Nguyệt cười đáp.
Sau khi quyết định xong ngày cho Văn Văn tới học thêm, ông Trịnh chào tạm biệt bọn họ rồi ra về. Bởi vì ông ấy không thay quần áo nên Đường Văn Sinh đã đưa cho ông ấy một cây dù.
Mùa hè này chỉ cần có thời gian rảnh là cả hai người đều dành để đọc sách.
Mãi đến tháng bảy, thông tin khôi phục kỳ thi tuyển sinh vào đại học được công bố. Trong khoảng thời gian ngắn, dù là thanh niên trí thức hay người đã đọc sách nhiều năm đều xôn xao.
Các thanh niên ở nhà ngang cũng bắt đầu rục rịch.
"Thời gian tới anh có tham gia thi tuyển sinh đại học không? Vậy anh sẽ mặc kệ em, mặc kệ con gái anh à?"
"Đều là tại cha anh cả. Anh đi học đại học rồi đại gia đình chúng tôi biết sống thế nào đây! Công việc này cũng không cần nữa sao!"
Lúc Phong Ánh Nguyệt xách đồ ăn đi tới tầng hai thì lại nghe có tiếng người khác gây gổ. Khoảng thời gian này cô đã nghe không ít những lời như vậy, đều có ý tương tự nhau cả.
Ở nhà ngang, những người thuê nhà như mấy người Tống Chi chỉ là số ít mà thôi. Số còn lại đều là công nhân của nhà máy sản xuất giấy và người thân của bọn họ cả.
Lúc Phong Ánh Nguyệt đi tới tầng năm, đi ngang qua nhà chị dâu Trương cũng nghe thấy tiếng chị dâu Trương và anh cả Trương cãi nhau bên trong. Anh cả Trương cũng muốn tham gia thi tuyển sinh đại học, muốn bỏ việc nhưng chị dâu Trương lại không đồng ý nên mấy ngày nay hai người đều ầm ĩ. Nguyên Đản chạy về nhà trước cô một chút nên đã dùng chìa khoá tự mở cửa vào rồi. Sau đó nó nhón chân lên rót nước, chờ Phong Ánh Nguyệt vào cửa thì đưa cốc trà lạnh cho cô.
Đây là trà sáng nay Đường Văn Sinh đã pha, bây giờ đã nguội mất rồi.
"Mẹ, mấy ngày nay có nhiều người cãi nhau ghê. Tại sao vậy ạ?"
Phong Ánh Nguyệt đặt giỏ đi chợ xuống. Sau khi nhận lấy cốc trà, cô bưng cho Nguyên Đản uống trước còn mình uống sau.
"Vì hiện thực và tương lai đấy." Phong Ánh Nguyệt nhẹ giọng nói.
Cô và Đường Văn Sinh cũng chuẩn bị tham gia kỳ thi tuyển sinh lên đại học. Từ khi biết được rằng kỳ thi tuyển sinh vào đại học sẽ được khôi phục, hai người đã quay về quê bàn bạc với người nhà, hơn nữa còn nhận được sự ủng hộ của bọn họ.
Thậm chí mẹ Đường còn nói bà sẽ đưa Nguyên Đản đi học cho để hai người bọn họ không cần phải lo lắng gì cả.
Người nhà cho bọn họ đủ tự do để lựa chọn, nhưng những nhà khác thì khó khăn hơn.
Đặc biệt là những nhà ở quê mà cả đại gia đình đều sống dựa vào con trai đi làm ở nhà máy sản xuất giấy. Bọn họ càng cực lực phản đối chuyện con trai bỏ việc để đi thi đại học.
Mặc dù có thể nhường công việc lại cho anh chị em trong nhà, nhưng nhà máy sản xuất giấy sẽ không để cho người tiếp nhận công việc có được tiền lương và quyền lợi như người đang làm ở vị trí đó bây giờ. Tất cả những người tiếp nhận công việc đều sẽ phải bắt đầu từ tầng dưới cùng. Số tiền lương đó có thể không nuôi nổi người cả một đại gia đình.
Nếu muốn leo được lên vị trí cũ thì cũng phải mất mấy năm, chưa tính đến việc giữa chừng còn phải nuôi con trai ăn học lên đại học.
Nguyên Đản nghe không hiểu lời mẹ nói, nhưng mà người nhà nó không cãi nhau nên nó cũng không phiền não quá lâu.
Thời gian thi vào đại học là giữa tháng mười nên bây giờ Đường Văn Sinh vẫn còn đang đi làm. Anh là kỹ thuật viên, hơn nữa tuổi còn trẻ nên là một kỹ thuật viên rất lành nghề. Thành ra nếu anh rời khỏi nhà máy sản xuất giấy thì người khác không tiếp nhận công việc này của anh được. Vậy nên anh có muốn nhượng việc lại cho người khác cũng khó.
Thật ra thì anh muốn nhường việc lại cho anh hai Đường, mặc dù sau khi vào nhà máy làm việc thì phải bắt đầu từ tầng dưới cùng.
Nhưng đối với nhà máy sản xuất giấy mà nói thì dùng một kỹ thuật viên để đổi một công nhân bình thường là việc khiến bọn họ tổn thất lớn. Bọn họ không vui nên sau khi biết được Đường Văn Sinh muốn tham gia thi đại học, lãnh đạo của anh đã nóng ruột đến nỗi khoé miệng cũng lở loét.
Bây giờ cứ ba ngày hai lần lãnh đạo lại đi tìm Đường Văn Sinh để nói chuyện một lần.