Ta đến Thịnh Kinh để nhận t/h/i t/h/ể vị hôn phu Bùi Cửu Khoảnh của mình.
Nhưng ta không ngờ, ngay ngày đầu tiên đến Thịnh Kinh thì đã gặp được chàng, một Bùi Cửu Khoảnh bằng xương bằng thịt.
Chàng đang đứng trên một chiếc thuyền hoa, tay cầm gương soi giúp một nữ nhân y phục lộng lẫy trang điểm.
Ta nhìn chằm chằm hồi lâu.
Đôi bàn tay đó từng cầm bút viết nên những áng văn dưới ánh đèn, từng vuốt ve tóc ta trong tiếng chim yến ríu rít bên mái hiên.
Giờ đây, chàng lại quỳ gối, cúi lưng, hầu hạ một nữ nhân quyền quý trước bao người.
"Đó là thuyền của ai?"
Ta hỏi bà lão bán súp trên cầu.
Bà lão nhìn chằm chằm vào nồi, như thể không nghe thấy ta nói gì.
"Bán cho ta một bát súp."
Ta nói.
Bấy giờ bà lão mới nở nụ cười, múc súp vào ống tre rồi đưa cho ta:
"Cô nương, của cô năm đồng."
Ta đưa bà lão sáu đồng.
Sau đó, bà lão nói với ta:
"Đó là thuyền hoa của Khánh Dương trưởng công chúa."
Hóa ra nữ nhân kia chính là Khánh Dương trưởng công chúa.
Ta từng nghe lời đồn về ả ta.
Khánh Dương trưởng công chúa và Đương kim Hoàng Thượng là tỷ đệ ruột, kém nhau mười ba tuổi.
Mẹ của hai người mất vì khó sinh, khi đó Trương Quý phi được sủng ái nhất trong cung, ngang ngược hống hách.
Khánh Dương trưởng công chúa lo sợ đệ đệ sẽ bị Trương Quý phi h/ã/m h/ạ/i, nên ở lại trong cung không chịu xuất giá, tự tay nuôi dưỡng đệ đệ của mình.
Ả ta phải chịu nhiều gian khổ, chờ đến khi đệ đệ lên ngôi, ả ta đã ba mươi tám tuổi rồi.
Ả không muốn thành hôn nữa, mà bắt đầu nuôi dưỡng nam sủng trong Phủ Công Chúa, ngày ngày hưởng lạc.
Hoàng Thượng thương xót tỷ tỷ, hễ gặp nam nhân trẻ tuổi tuấn tú nào thì đều đưa vào Phủ Công Chúa.
Khi còn ở Khâm Châu, ta không biết những lời đồn đó có đúng không, nhưng giờ khi đến Thịnh Kinh, ta tận mắt thấy vị hôn phu của mình hầu hạ Khánh Dương trưởng công chúa trên thuyền hoa.
Thuyền hoa rất lớn, ngoài cung nữ và thái giám hầu hạ, còn có rất nhiều thị vệ canh gác.
Bùi Cửu Khoảnh đứng ở giữa, mặc xuân sam mỏng để lộ lồng ngực trắng trẻo.
Mắt ta rất tinh, trong làn gió xuân se lạnh, ta thậm chí có thể nhìn thấy đầu ngón tay chàng hơi ửng đỏ vì lạnh.
Không, không nên như vậy.
Ngày ta nói với cha rằng ta muốn gả cho Bùi Cửu Khoảnh, cha đã nói với ta rằng:
"Xảo Châu, con đã chọn được một lang quân tốt! Ta đọc bài văn của Bùi Cửu Khoảnh rồi, khí phách bất phàm, là một trang nam tử có cốt cách!"
Đồng môn của Bùi Cửu Khoảnh là Chu Lang Quân đã đích thân đến Khâm Châu báo tin:
"Sau khi Bùi Cửu Khoảnh đỗ đạt, ngày nào cũng nhắc đến cô, đợi triều đình phong chức thì huynh ấy sẽ xin về Khâm Châu để thành thân, để cô lên làm phu nhân trạng nguyên. Ngày diễn ra yến tiệc Quỳnh Lâm, thân là trạng nguyên, huynh ấy đứng gần Hoàng Thượng nhất, vốn định cầm ghế chặn k/i/ế/m của thích khách, nhưng Thống lĩnh cấm quân lại hiểu lầm là huynh ấy dùng ghế hành thích Hoàng Thượng nên đã đá văng ghế đi, khiến cho Bùi Cửu Khoảnh phải đỡ k/i/ế/m bằng ngực."
Chu Lang Quân khóc nức nở trước mặt ta, nói rằng khi Bùi Cửu Khoảnh ngã xuống, vẫn còn hét với hắn ta rằng:
"Đừng quên báo tin đỗ đạt của ta cho Xảo Châu, đừng nói chuyện ta bị thương nhé, nàng ấy sẽ khóc mất."
Sau đó, thích khách bị bắt, thị vệ bên cạnh Hoàng Thượng đích thân tuyên bố Bùi Cửu Khoảnh đã hi sinh để bảo vệ thánh thượng.
Nhìn bóng hình quen thuộc trên thuyền hoa, ta nghĩ, ta tin vào cách nhìn người của cha, càng tin lời của Chu Lang Quân.
Ta tin rằng Bùi Cửu Khoảnh của ta trong sáng như ngọc, không phải là người cam tâm khuất phục trước công chúa.
Chắc chắn chàng đã bị ép buộc.
2.
Mưa xuân lất phất rơi xuống, ta ngồi trên cầu, uống súp trong ống tre, ngắm nhìn thuyền hoa trên hồ.
Bà lão nấu súp rất tệ, uống vào thấy vừa đắng vừa chát.
Thế nhưng trong lòng ta không hề thấy đắng chút nào.
Bùi Cửu Khoảnh vẫn còn sống, dù thế nào thì vẫn tốt hơn việc chàng c/h/ế/t trong yến tiệc Quỳnh Lâm.
Ta không cần phải nhận t/h/i t/h/ể Bùi Cửu Khoảnh nữa, ta sẽ đưa Bùi Cửu Khoảnh còn sống về Khâm Châu.
Uống xong bát súp, ta đến khách điếm gần Phủ Công Chúa nhất thuê một phòng, sau đó, ta thay bộ y phục từ vải thô, ngày ngày đều ngồi xổm ở gần cửa sau của Phủ Công Chúa.
Ta ngồi ròng rã ba ngày, mới đợi được người môi giới đến đưa nha hoàn cho phủ.
Ta đưa hắn ba lượng bạc, sau đó số nha hoàn từ ba người tăng thành bốn người.
Bốn người chúng ta được phân công cho nữ quản sự Thanh Đào.
Thanh Đào sắp xếp chúng ta đến viện giặt giũ để giặt y phục.
Ta muốn dò la tin tức về Bùi Cửu Khoảnh, vì vậy sau khi đến viện giặt giũ, ta cố tình giả vờ ngốc nghếch, để người làm cũ ở đây đẩy việc của họ cho ta.
Họ rất thích sự ngờ nghệch của ta, vì vậy làm việc gì cũng đều dẫn ta theo.
Tốn công suốt mấy ngày, dò hỏi khắp nơi, ta mới phát hiện ra có điều gì đó không ổn.
Bên ngoài có rất nhiều lời đồn về việc Khánh Dương trưởng công chúa nuôi dưỡng nam sủng, ngay cả ở xa như Khâm Châu ta cũng từng nghe nói.
Nhưng bên trong Phủ Công Chúa, mọi người lại rất kiêng kỵ khi nhắc đến nam sủng của công chúa.
Công chúa nuôi dưỡng tổng cộng mười tám nam sủng, cho dù chuyện của Bùi Cửu Khoảnh không tiện nhắc đến, vậy còn những người khác thì sao?
Những nô bộc và nha hoàn trong viện giặt giũ chỉ biết rằng mười tám nam sủng này được công chúa nuôi dưỡng trong Thúy Các, còn những chuyện khác thì hoàn toàn chẳng hay biết gì.
Mà Thúy Các là nơi cấm địa của Phủ Công Chúa, có trọng binh canh gác, ngoài Khánh Dương và thân tín của ả thì không ai có thể vào được.
So với nam sủng, họ giống tù nhân hơn.
Ta nhận ra rằng, Bùi Cửu Khoảnh của ta, e rằng không chỉ đơn giản là trở thành nam sủng.
Mà bây giờ, đừng nói là đưa Bùi Cửu Khoảnh về Khâm Châu, ngay cả gặp chàng một lần, nói với chàng vài câu đối với ta cũng khó như lên trời.
Ta không hiểu, công chúa nuôi dưỡng nam sủng một cách công khai như vậy, tại sao lại giấu họ một cách nghiêm ngặt đến thế?
Không thể nào có chuyện mười bảy nam sủng kia đều giống như Bùi Cửu Khoảnh, đều bị bắt giữ từ triều đình được?
Trên triều, làm gì có nhiều nam nhân đẹp như vậy để bắt đây?
Không dò la được tin tức về Bùi Cửu Khoảnh, nhưng ta đào ra không ít chuyện về Thanh Đào.
Thanh Đào không phải là một nữ quản sự bình thường.
Nàng ta là cô nhi mà công chúa nhặt được khi xuất cung hướng Phật năm xưa, công chúa đối xử với nàng ta khác hẳn những nô tỳ khác.
Công chúa không có con cái, trên dưới phủ đều coi Thanh Đào như một vị tiểu thư.
Chỉ là vào hai năm trước, trong phủ có thêm một nữ nhân.
Nàng ta tên là Vân Thư, đến cả tiếng quan thoại cũng không nói được.
Thanh Đào đối xử với nàng ta rất tốt.
Sau đó, không biết xảy ra chuyện gì, công chúa đuổi Thanh Đào ra ngoại viện làm quản sự, sau đó phong Vân Thư làm tỳ nữ nhất đẳng.
Thanh Đào làm ầm ĩ một thời gian, nhưng công chúa không để ý đến nàng ta nữa, để mặc cho Vân Thư trách phạt nàng ta.
Sau đó, Thanh Đào an phận làm một nữ quản sự bình thường ở ngoại viện, chỉ là tính tình đối với bề dưới ngày càng tệ hơn.
Ta nghĩ, nếu muốn gặp Bùi Cửu Khoảnh, e rằng phải dùng đến Thanh Đào này.
3.
Ta bắt đầu ra sức lấy lòng Thanh Đào.
Ta lớn đến chừng này, trước nay chưa từng hạ mình trước mặt người khác như vậy, càng chưa từng bị người khác chỉ thẳng mặt mắng cho te tua.
Đôi hài mà Thanh Đào thích nhất vô tình giẫm phải phân chó, ta bịt mũi đ/á/n/h rửa năm lần, giặt sạch sẽ cho nàng ta.
Mỗi khi không chịu nổi, ta lại nghĩ đến Bùi Cửu Khoảnh.
Nghĩ đến khi Bùi Cửu Khoảnh vì hái hoa lan cho ta mà ngã gãy chân trên núi, miệng vẫn cười bảo ta đừng khóc.
Nghĩ đến năm đó vào tết Đoan ngọ, ta thích giải thưởng của cuộc đua thuyền rồng.
Tuy Bùi Cửu Khoảnh là một thư sinh, nhưng chàng vẫn vì ta mà đi đấu với võ sĩ của võ quán, rơi xuống sông rồi uống no một bụng nước.
Nghĩ đến dáng vẻ dịu dàng khi chàng gọi ta là "heo con" là ta lập tức trở nên kiên trì.
Ta tự nhủ, chờ gặp được Bùi Cửu Khoảnh rồi, ta sẽ kể cho chàng nghe những nỗi khổ mà ta đã chịu vì chàng, sau đó bắt chàng đền bù cho ta thật tốt.
Cuối cùng, Thanh Đào cũng cảm nhận được "lòng thành" của ta.
Một buổi trưa nọ, nàng ta gọi ta đến một góc không người, lạnh lùng nói:
"Ngươi vào phủ bốn tháng rồi, hẳn cũng phải nghe người khác nói chứ. Bây giờ ta không còn được công chúa coi trọng nữa, ngươi ra sức lấy lòng ta như vậy đều phí công thôi.”
"Thanh Đào tỷ tỷ, tỷ hiểu lầm muội rồi, muội không hề có mưu đồ gì với tỷ cả."
Ta ngập ngừng giải thích với nàng ta:
"Muội chỉ thấy, tỷ giống tỷ tỷ của muội."
"Tỷ tỷ của ngươi?"
Nàng ta hơi kinh ngạc.
Ta nói:
"Muội có một tỷ tỷ tên là Xảo Đào, trên người tỷ ấy có một nốt ruồi đỏ nhỏ ở trí giống hệt với Thanh Đào tỷ tỷ. Muội nhìn thấy tỷ như thấy tỷ tỷ của muội vậy, cảm thấy cực kì thân thiết."
Thanh Đào vội hỏi:
"Tỷ tỷ của ngươi đâu?"
"Tỷ ấy đã mất rồi."
Giọng ta nghẹn ngào:
"Ba năm trước, tỷ ấy vì bảo vệ muội, bị kế mẫu và tình nhân của bà ta treo lên đ/á/n/h c/h/ế/t."
Mẹ ta từng nói, ta nói dối còn dễ hơn làm nũng.
Thanh Đào sững sờ một lát, sau đó nàng ta nói:
"Ngươi là một cô nương tốt, sau này nhớ tỷ tỷ thì cứ đến tìm ta trò chuyện."
Sau chuyện này, quan hệ giữa ta và Thanh Đào tiến triển vượt bậc, dưới sự cố ý kết giao của ta, chúng ta nhanh chóng trở thành những bằng hữu thân thiết, không gì không kể cho nhau nghe.
Vì vậy, vào một đêm đầy sao, nàng ta vừa đập muỗi vừa kể cho ta nghe mối thù giữa nàng ta và Vân Thư.
Nàng ta nói, Vân Thư là một cô nương Lạc tộc, sau khi bỏ trốn đến Thịnh Kinh, hành lý bị thất lạc, được nàng ta vô tình gặp được khi xuất phủ.
Nàng ta thương hại Vân Thư, đưa nàng ta về phủ, cầu xin công chúa giữ Vân Thư lại.
Ai ngờ, sau này công chúa càng ngày càng coi trọng Vân Thư, thái độ của Vân Thư đối với Thanh Đào cũng thay đổi.
Nàng ta vu oan cho Thanh Đào yêu thích một nam sủng của công chúa, bảo rằng Thanh Đào lén đưa điểm tâm cho nam sủng đó, vậy mà công chúa lại thật sự tin.
Sau đó ả nổi giận, đuổi Thanh Đào ra ngoại viện.
Ta hỏi Thanh Đào:
"Tỷ thật sự đưa điểm tâm cho nam sủng của công chúa sao?"
Thanh Đào gật đầu, nhưng nàng ấy nhanh chóng nói với vẻ không phục:
"Là hắn ta nói muốn ăn điểm tâm, bảo ta đi lấy, nhưng đến khi Vân Thư vu oan cho ta, hắn lại đứng về phía Vân Thư."
Tim ta đập thình thịch, ta cố nén sự kích động, hỏi Thanh Đào:
"Điện Hạ xây dựng Thúy Các là khi nào?"
"Ngươi hỏi cái này làm gì?"
Thanh Đào nghi ngờ nhìn ta.
Ta vội giải thích:
"Muội chỉ nghĩ, có phải là Vân Thư giám sát việc xây dựng Thúy Các hay không, cho nên những công tử trong Thúy Các đều nghe theo Vân Thư, mới cùng Vân Thư vu oan cho tỷ."
"Thúy Các không phải do Vân Thư giám sát xây dựng, là Điện Hạ đích thân giám sát xây dựng."
Thanh Đào lắc đầu nói:
"Nhưng ngươi đoán đúng một điểm, Thúy Các là sau khi Vân Thư vào phủ mới bắt đầu xây dựng."
Ta rót một chén trà nguội rồi uống cạn.
Ta nghĩ, ta đại khái đã biết được bí mật của Thúy Các rồi.
4.
Mẹ từng kể cho ta nghe về Lạc tộc.
Lạc tộc là một nhánh của Miêu Cương Trùng nữ, họ có một bí thuật hơi giống với thiên phú của Dựng Châu nữ chúng ta, đó là có thể duy trì tuổi thanh xuân mỹ lệ bằng một vài thủ đoạn.
Chỉ là thiên phú của Dựng Châu nữ chúng ta không cần phải hại người vô tội, còn bí thuật của họ lại cần lấy dương bổ âm.
Nữ nhân trên đời này phần lớn đều trân trọng thanh xuân của mình.
Khánh Dương trưởng công chúa vì đương kim Thánh thượng mà bỏ lỡ những năm tháng đẹp nhất của đời mình.
Hiện nay ả ta đã bốn mươi tuổi, dù bảo dưỡng tốt đến đâu thì làn da cũng sẽ trở nên xỉn màu, mất đi vẻ căng bóng, dần dần trên mặt xuất hiện các nếp nhăn.
Vì vậy, ả ta mong muốn được trở lại dáng vẻ thời trẻ của mình hơn bất kỳ ai.
Bí thuật này vô cùng độc ác, cần phải dùng mười tám nam tử trẻ tuổi, dung mạo cực kỳ xuất chúng để làm ‘nhân dược’ nuôi Cổ Trùng.
Nuôi mười tám con Cổ Trùng đủ hai năm trở lên, lại dùng những con Cổ Trùng này để ủ rượu Cổ Trùng, sau khi ủ xong, chỉ cần mỗi tháng uống một chén nhỏ là có thể trẻ mãi không già.
Làm 'nhân dược' không phải chuyện đơn giản, trong tình huống cận kề với cái c/h/ế/t mới có thể cấy Cổ Trùng vào người họ, sau đó ngâm họ trong bốn mươi chín loại thuốc độc.
Sau khi làm xong 'nhân dược', người đó sẽ không còn suy nghĩ được gì nữa, giống như một con rối, chỉ nghe theo sự sai khiến của người điều khiển.
Thảo nào, thảo nào mà Bùi lang quân của ta khi ở trên thuyền hoa lại ngoan ngoãn đến mức không giống chàng một chút nào.
Vụ ám sát trên yến tiệc Quỳnh Lâm, những thích khách đó, căn bản không phải đến để g/i/ế/t hoàng đế!
Đó là một âm mưu nhắm thẳng vào Bùi Cửu Khoảnh!
Chiếc ghế mà Bùi Cửu Khoảnh dùng để đỡ k/i/ế/m, cũng là do bọn chúng cố ý đạp đổ.
Ta nói với Thanh Đào rằng ta buồn ngủ, sau đó trở về viện của nha hoàn.
Ta nằm co ro dưới chăn bông, cắn c/h/ặ/t tay áo, khóc không thành tiếng.
Ta không ngờ, Bùi lang quân mà ta nâng niu như báu vật, chàng vất vả khổ công học hành mười mấy năm, rõ ràng đã bước lên mây xanh công thành danh toại nhưng lại không thể thực hiện hoài bão của mình, cứ thế biến thành thuốc trường sinh bất lão cho một mụ già.
Trời cao không có mắt, kẻ tiểu nhân lại ngồi trên địa vị cao, thế gian rộng lớn như vậy, biết tìm công lý ở đâu đây?
Ta trằn trọc suốt đêm, mãi đến khi trăng sáng sao thưa, trong lòng ta bỗng nảy ra một kế hoạch.
Khánh Dương không phải muốn trẻ lại ư, vậy thì ta sẽ khiến ả ta tận mắt nhìn thấy mình trở thành một bà lão tóc bạc phơ chỉ sau một đêm!