Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. Năm Tháng Huy Hoàng
  3. Chương 84: Lễ sắc phong (2)
Trước /88 Sau

Năm Tháng Huy Hoàng

Chương 84: Lễ sắc phong (2)

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Kiệu hoa chậm rãi tiến lên trên đại lộ Đồng Đà, con đường này sẽ thông đến cửa cung, xung quanh kiệu hoa có nội thị cung nữ và đội ngũ Túc Vệ quân, trước sau đều nhìn không thấy điểm cuối. Đại lộ này được xây dựng vào thời Tào Ngụy, lát bằng gạch hình vuông, hai bên đường có lạc đà đồng do Ngụy Minh Đế đúc và con đường này có tên từ đó.

Hai bên đường hiện giờ đầy rẫy những người kiễng chân nhìn chiếc kiệu to lớn được mười sáu người khiêng với tầng tầng lớp lớp hàng rào bảo vệ. Thành Lạc Dương đã lâu không náo nhiệt như vậy, mọi người đều xì xào bàn tán: Một thiếu nữ đẹp như hoa vậy mà lại gả cho người bằng tuổi cha mình, người này lại là kẻ ngốc nghếch, cho dù ở ngôi vua thì từ góc độ hôn nhân, hạnh phúc cả đời của cô gái này cũng đã không còn nữa, thật sự là điều đáng buồn thay.

Một đám người buôn chuyện đang thương tiếc cho số phận của hoàng hậu thì bỗng nhiên một mũi tên bắn ra với tốc độ cực nhanh, những người đi bên cạnh kiệu còn chưa kịp phản ứng thì mũi tên kia đã xuyên thẳng vào trong kiệu. Mười sáu người khiêng kiệu đều sợ hãi, có người còn nhũn cả chân, kiệu hoa nghiêng ngả rồi dừng lại. Hiệu úy đội Túc Vệ hét lên một tiếng, phân phó một nhóm người chạy đuổi theo hướng mũi tên, nhóm Túc Vệ còn lại thì bao vây chiếc kiệu hoa.

Hiệu úy vội vàng đi tới kiệu hoa rồi quỳ xuống: "Hoàng hậu nương nương không sao chứ?"

Một giọng nói nhẹ nhàng từ trong kiệu truyền ra: "Không có việc gì."

Chiếc màn vừa dày vừa nặng được vén lên, a hoàn thân cận của hoàng hậu ló đầu ra và đưa mũi tên ấy giao cho Hiệu úy: "E rằng là trò đùa của trẻ con, cũng không có người nào bị thương cả đâu. Tướng quân mau chóng tiến cung, đừng làm chậm trễ giờ lành."

Mũi tên không chỉ bị rút đầu tên bỏ đi, mà còn được bọc trong một lớp vải bông, chắc chắn không có ý định làm hại ai. Hiệu úy thở phào nhẹ nhõm, nhìn về hướng mũi tên bay tới. Đó là một tửu quán nổi tiếng ở thành Lạc Dương, có ba tầng, người bắn tên ắt hẳn là ẩn nấp ở nơi cao nhất. Để có thể bắn chính xác một mũi tên không đầu xuyên thẳng vào kiệu hoa và tính toán sao cho không làm tổn thương ai, loại sức mạnh của cánh tay và thị lực này không thể được thực hiện bởi một đứa trẻ. Hiệu úy đề cao cảnh giác, đợi một lúc cũng không thấy có động tĩnh gì nữa. Đội đi theo dõi cũng đã quay lại và nói rằng không tìm thấy kẻ khả nghi nào. Không thể chần chừ thêm, Hiệu úy vẫy tay và ra lệnh cho kiệu hoa đi tiếp.

Bên trong kiệu hoa, Dương Hiến Dung ngồi vững vàng, khuôn mặt được trang điểm dày đậm, không thể nhìn ra biểu cảm nào.

Xuân Nhi ngồi ở trên chiếc ghế nhỏ bên cạnh, không nhịn được nhẹ giọng hỏi: "Tiểu thư, rốt cuộc là chuyện gì vậy?"

Từ dưới ống tay áo rộng thùng thình, Dương Hiến Dung vươn hai tay và xòe lòng bàn tay ra. Trong lòng bàn tay nàng là một mảnh vải, đã rất cũ kỹ, loang lổ vết máu giống như rỉ sét.

Xuân Nhi kinh ngạc: "Đây là......"

Dương Hiến Dung không trả lời, nàng chỉ nắm chặt tay, giữ chặt miếng vải này, như người sắp chết đuối vớ được khúc gỗ trôi dạt. Nghĩ đến vừa rồi bị tên tiểu thúc làm nhục, nàng không thể làm gì khác hơn là tự mình hại mình. Nếu lúc đó có người ấy, nhất định sẽ bảo vệ nàng hết sức đúng không? Tay Hiến Dung khẽ run rẩy, nước mắt lưng tròng, nhưng nàng lập tức dùng móng tay nhéo vào lòng bàn tay mình. Nỗi đau khiến nàng rũ bỏ đi sự yếu đuối trong lòng. Đó là kẻ thù của nàng, nàng tuyệt đối không được có bất kỳ tưởng niệm và vướng mắc nào nữa.

Những giọt nước mắt trong mắt nàng cũng dần biến mất, và nàng lại quay về làm một con búp bê vải vô cảm.

Khoảng giờ tỵ ba khắc, đội ngũ đón dâu đã tới cửa chính hoàng cung - Hạp Lư môn. Cửa chính này ngày thường đóng chặt, giờ đây nghiêm chỉnh mở rộng, Hiến Dung được nâng xuống kiệu hoa. Lại đổi một nhóm nội thị và cung nữ để đổi sang ngồi kiệu nhỏ bốn người, sau đó là đi qua cửa chính vào bên trong. Ở giữa là con đường hoàng gia lát đá, con đường này chỉ có hoàng đế và hoàng hậu mới đủ tư cách đi lại. Giờ phút này, hoàng đường trải thảm đỏ, kiệu hoa được khiêng lên, bốn phía hoàn toàn yên tĩnh, chỉ có tiếng bước chân nho nhỏ, càng làm cho không khí thêm trang nghiêm.

Đi một mạch về phía trước, cho đến bục đất nện cao trước mặt, lúc này Hiến Dung có thể bước xuống khỏi kiệu và đi bộ. Lầu gác cao lớn trước cung điện đứng sừng sững hai bên, đây chính là Đồng Tước Đài được xây dựng vào thời Tào Ngụy. Trên đài cao phía trước là một đại điện to lớn, ngói xanh gạch vàng, chói lọi rực rỡ. Và đây là Thái Cực điện, là tòa cung quan trọng nhất chính điện, dùng cho những buổi nghị sự trọng yếu, các nghi lễ sắc phong và đăng cơ cũng đều hoàn thành tại nơi này.

Ngoài đại điện treo rất nhiều nhạc cụ lớn như chuông nhạc, ngọc khánh, sênh, nhiều tiếng leng keng tùng tùng vang lên. Trong tiếng nhạc trang nghiêm mà đơn điệu ấy, Dương Hiến Dung được cung nữ dìu đi từng bước lên đài cao. Nàng ngẩng đầu nhìn qua rèm châu vướng bận trước mắt của chiếc mũ, Thái Cực điện thật nguy nga tráng lệ nhưng lại quá ngột ngạt bức bách với nàng.

Trước đại điện có rất nhiều người đang đứng, đứng ở giữa là nam tử trung niên mập mạp đầu đội vương miện với vẻ mặt vui cười, hắn nhanh chóng vươn tay về phía nàng. Người này chính là trượng phu của nàng, xưng là thiên tử, trên danh nghĩa là người cai quản đế chế rộng lớn này. Đây là lần đầu tiên nàng gặp ông ta, ở khoảng cách gần như thế, mặc dù không thể giương mắt nhìn thẳng, nhưng cũng nhìn được đại khái. Hiến Dung không khỏi cảm thấy bi ai. Quả thật đúng như lời đồn đại, hoàng đế thần sắc khờ dại, đi lại chậm chạp. Người hơn bốn mươi tuổi rồi mà ánh mắt vẫn như trẻ con không có chút gì che giấu.

Ánh mắt của Hiến Dung không ngừng tìm kiếm cho đến khi nàng nhìn thấy một bóng người cao gầy đứng giữa đám đông, nàng mới mang tâm tư trở lại vị trí ban đầu. Nàng đã nhiều ngày không gặp phụ thân, lần gặp lại này khiến nàng không khỏi nghẹn ngào. Phụ thân đang mặc trên người cát phục để tham dự nghi lễ, hai má của ông gầy gò đi nhiều, chòm râu như mới tu chỉnh qua, hốc mắt thì trũng sâu, mệt mỏi và vô hồn. Thấy Hiến Dung nhìn sang, Dương Huyền Chi không nói được lời nào, chỉ có thể gượng cười. Ánh mắt của ông như đang an ủi nhi nữ của mình, bảo nàng yên tâm, đừng lo lắng cho ông.

Bên cạnh hoàng đế Tư Mã Trung luôn có một cận thần gần năm mươi tuổi đi theo, vẻ mặt thì kính cẩn, thỉnh thoảng nhắc nhở hoàng đế về hành vi của mình. Người này tên là Kê Thiệu, đảm nhiệm chức quan Thị trung, là con của Kê Khang, chính là người trong nhóm Trúc Lâm Thất Hiền tiếng tăm lẫy lừng. Kê Khang từng phản đối nhà Tư Mã soán Ngụy nên bị Tư Mã Chiêu giết chết, nhi tử của hắn Kê Thiệu lại trung thành phụ tá Tư Mã Trung.

Kê Thiệu là người chủ trì cả buổi lễ, hắn mời hoàng đế và Hiến Dung bước đến chiếc bàn dài rồi quỳ xuống cạnh nhau, sau đó là thắp hương để vái lạy trời đất. Hai người bọn họ vừa quỳ xuống thì nhóm người phía sau cũng quỳ xuống khấu đầu lạy tạ. Dưới lời nhắc nhở thì thầm của Kê Thiệu, hoàng đế cũng lắp bắp đọc xong chiếu chỉ sắc phong, rồi giao Kim sách và sách Bảo văn cho Hiến Dung cất giữ.

Khoảnh khắc nàng tiếp nhận Kim sách đồng nghĩa với việc nàng chính thức trở thành Hoàng hậu và là bậc mẫu nghi trong thiên hạ. Dường như, Hiến Dung nghe thấy một tiếng thở dài nhỏ truyền đến từ đám đông phía sau nàng.

*****

Dưới ánh nến ảm đạm, A Lạc tựa như ao bùn nhão đang dựa người trên giường, trên bàn thì vứt đầy bình rượu rỗng. Cánh cửa kọt kẹt mở ra, A Lạc quay đầu lại thấy là A Diệu thì không thèm để ý, hắn tiếp tục cầm lấy bình rượu ngẩng đầu rót vào miệng.

A Diệu giật lấy bình rượu trong tay hắn: "Đừng uống nữa, còn rất nhiều việc chúng ta cần phải làm, huynh không có thời gian ở nơi này mượn rượu giải sầu đâu."

A Lạc lắc đầu và lẩm bẩm: "Còn có thể làm gì được nữa đây? Mọi thứ đều đã định hết rồi."

Vẻ mặt A Diệu ủ rũ, chàng ngồi xuống đối diện bàn: "Trên đời này làm gì có chuyện đã định, đệ muốn cứu nàng ấy."

A Lạc cả kinh, thiếu chút nữa trượt khỏi giường: "Cứu thế nào chứ? Đó là hoàng cung đấy, chúng ta ngay cả cửa cung cũng không vào được nữa!"

"Huynh biết câu lấy trứng chọi đá không?" Hai mắt A Diệu sáng ngời, giọng nói kiên định: "Cho dù sức lực của chúng ta nhỏ bé đi chăng nữa, nhưng chỉ cần chúng ta đồng tâm hiệp lực thì một ngày nào đó nàng ấy sẽ được tự do."

A Lạc lập tức tỉnh táo rất nhiều, hắn ngờ vực hỏi: "Đệ đã nghĩ cách nên làm thế nào rồi à?"

"Ngày mai huynh bí mật đi đến Dương phủ một chuyến đi."

Uống rượu nhiều như vậy cũng không làm đầu óc A Lạc tê liệt, hắn lập tức tỉnh táo lại: "Đúng rồi, cha của muội ấy nhất định sẽ cứu muội ấy." Đột nhiên nghĩ tới cái gì, ánh mắt hắn lóe lên, chần chờ nói: "Đệ nói thử xem, muội ấy hiện giờ sẽ......vì dù sao người đó cũng là hoàng đế......"

"Nàng ấy sẽ không." A Diệu biết A Lạc muốn nói đến điều gì, ngữ khí của chàng vô cùng chắc chắn, "Đừng quên nàng ấy giảo hoạt cỡ nào."

A Lạc nhìn bóng đêm bên ngoài cửa sổ, ánh mắt trở nên nhu hòa, khóe miệng hiện lên một nụ cười: "Đúng vậy, tiểu hồ ly xảo quyệt ấy......"

A Lạc chìm vào hồi ức miên man bất định, A Diệu lại đang cẩn thận quan sát hắn. Một tia sáng từ trong mắt A Diệu lóe lên rồi nhanh chóng biến mất.

*****

Chú thích:

- Đất nện: là một phương pháp cổ xưa để xây dựng nền móng, sàn và tường bằng cách sử dụng các nguyên liệu thô tự nhiên như đất, phấn, vôi hoặc sỏi.

- Đà đồng

- Đồng Tước Đài: Tào Tháo đời Tam Quốc (220-264) có xây một cái đài bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam, đặt tên là Đồng Tước. Đài này cực kỳ tráng lệ. Tháo sai người trang hoàng tô điểm rất lộng lẫy, rồi tuyển gái đẹp khắp vùng đem chứa vào trong.

- Thái Cực Điện: còn gọi là Khải Tường cung, là một cung điện thuộc Tây lục cung tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. "Khải Tường" có ý nghĩa "Khải Khởi Cát Tường", tức là bắt đầu của sự may mắn.

- Chuông nhạc: là một nhạc cụ gõ cổ, bao gồm một số chuông có thang âm khác nhau được treo cạnh nhau.

- Ngọc Khánh: Cái khánh bằng ngọc. Khánh là một thứ nhạc khí thời xưa, gõ lên làm nhịp.

- Sênh: là cái kèn, cái sênh có 13 ống, một thứ nhạc khí thời cổ dùng để thổi.

- Kim Sách: Các triều đại khi phong tước vị hay chức vụ đều phải tiến hành lễ phong tước, qua đó mới chứng nhận được thân phận của người có được tước vị hoặc chức vụ ấy. Phong tước cho Hoàng hậu cùng phi tần từ thời Hán đã dùng Sách (冊), trong đó ghi lời lẽ bằng chữ Hán do quan viên soạn sẵn, chủ yếu là kí thác trọng trách từ nhà vua dành cho hậu phi ấy và lý do gia phong, đây là "chứng nhận" căn bản nhất trong việc phong tước của các triều đình Nho Khổng. Chất liệu thường thấy nhất của loại sách phong tước này là vàng, nên còn gọi Kim sách (金冊), quý hơn nữa là ngọc, tức Ngọc sách (玉冊), lễ nhận sách phong được gọi là Thụ sách (受冊). Còn một hình thức ngoài ban sách chính là ban con dấu được khắc tên tước vị, trong Hán ngữ gọi là Ấn chương (印章) hoặc Bảo (寶), tuy nhiên so với sách thì các con ấn này không được ban thường xuyên, rất nhiều triều đại quy định phong tước chỉ có nhận sách mà không có nhận ấn.

- Sách Bảo Văn: là tên gọi chung của Sách văn hay là Bảo văn. Vào thời nhà Thanh, việc sắc lập Hoàng hậu và sắc phong Hoàng Quý phi và Quý phi, hoặc tôn phong Hoàng Quý Thái phi, Quý Thái phi đều được ban sách và bảo vật. Phi và Thái phi thì ban cho sách và ấn tín. Tần và phi tần thì chỉ ban cho sách.

- Hiệu úy: là chức quan võ tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc thời cổ đại. Chức quan Hiệu úy có địa vị quan trọng nhất vào thời Lưỡng Hán, có quyền chỉ huy quân thường trực, trong khi một số tướng quân lại chỉ có tướng hàm mà không được cầm quân.

- Cát phục: Về cơ bản, loại trang phục này cũng giống như thường phục, nhưng có thêm hoa văn và trang sức mỹ lệ hơn, nên còn được gọi là Thải phục hay Hoa y dùng để mặc khi tham dự các nghi thức tế lễ,cưới hỏi, mừng thọ,....

*****

Quảng cáo
Trước /88 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Vũ Cực Hư Không

Copyright © 2022 - MTruyện.net