Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. [Việt Nam] Ái Tình Và Sự Nghiệp
  3. Chương 8 : VIII
Trước /11 Sau

[Việt Nam] Ái Tình Và Sự Nghiệp

Chương 8 : VIII

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

Nguyễn Khải và Nguyễn Danh Thế đem năm nghìn quân tiên phong vào tới Hà trung tục gọi là Cầu Doanh, thì đóng lại chờ Chúa Trịnh.

Vả, hai tướng dù muốn đánh nhau với Nam binh cũng không thể đánh nhau được. Theo kế sách của Nguyễn Hữu Dật, tiết chế Nam binh là Nguyễn Phúc Vệ nhất định cứ án binh bất động. Nam, Bắc, từ hôm giáp mặt nhau, chưa hề giao chiến lần nào.

Cho mãi đến ngày Thanh Đô Vương phò xe giá vua Lê vào đến nơi, tình thế vẫn không thay đổi.

Thanh đô Vương nghe lời trình của hai tướng xong, lập lức hạ lệnh mở một cuộc

Ngự tiền quân sự hội nghị để xem ai có điệu kế nào khả dĩ đem phá bên địch được chăng.

Lệnh chỉ truyền ra, trên từ bậc thượng tướng, dươi đến các tì tướng đều lập tức kéo nhau vào ngự doanh.

Trịnh vương, chờ ai nấy an vị xong, liền hỏi ;

- Nguyễn phúc Nguyên kháng mệnh Triều đinh, gây hấn ở biên giới đến nổi đức Hoàng Đế phải hưng binh hỏi tội. Nay, đại binh tới đây, chung nó nhất định thủ hiểm không đánh, các tướng thử đoán xem dụng ý của chúng như thế nào?

Đinh Văn Tả chắp tay đứng dậy:

- Tâu Thánh Hoàng và Khải Chúa Thượng, Nguyễn Phúc Nguyên cậy có bọn Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, Đào duy Từ, dám manh tâm làm phản, mong những sự mưu đồ vương bá nọ kia. Bản ý của va ngông cuồng như vậy nên va gây hấn để thử xem Triều đình sẽ hành động như thế nào, cốt ý dò la thực lực của ta. Nay thiên binh tới đây, va biết rằng sức va chỉ là cái sức của quả trứng, không đem mà trọi nhau với đá nên va nép hơi im tiếng, thủ hiểm không ra, chờ khi nào ta mỏi mệt mới xuất toàn lực công phá, theo cái kế dĩ dật đã lao vậy.

Trịnh-Vương hỏi:

- Giờ làm cách nào?

Bằng một giọng quả quyết, Đinh văn Tả thưa:

- Xin Bệ hạ và Chúa thượng truyền ba quân vây hãm thành trì, rồi hoặc dụng lực công phá, hoặc dụng hỏa công mà đốt cháy nó như Khổng Minh đốt Tư mả Ý ở hang Tà cốc.

Nguyễn Khải đứng lên:

- Tâu Hoàng Đế, Khải Chúa thượng, xin phép quan Đại tướng quân, hạ quan mong được ngỏ bày ý kiến...

Trịnh vương gật đầu.

- Trong một cuộc hội nghị, việc cần thiết là mưu mẹo tài tình để đánh giặc, vây bắt kỳ ai, ở địa vị nào, đều được phép tỏ bày ý kiến của mình.

- Khải Thượng Vương, tiểu tướng không đồng ý kiến với quan Đại tướng quân.

- Theo ý ngươi, nên làm cách nào?

- Quân Nguyễn đã đành cố thủ để chờ lúc ta mỏi mệt mới đem toàn lực ra đánh. Nhưng ta không thể vì vậy mà vây hãm thành trì cả chúng được?

Đinh văn Tả quắc mắc hỏi vặn Nguễn Khải

- Tại sao lại không thể vây hãm thành trì của giặc được?

- Bẩm quan Đại tướng, Nam binh dự bị làm phản đã lâu, chúng hẳn đã tính toán kỹ lắm. Bọn Hữu Dật, Hữu Tiến, Duy Từ lại đều là những tay kính luân cả, họ chắc đã nghĩ đến cái nguy bị vây. Thành này là nơi căn cứ đầu tiên của họ, Thế thì các thứ lương, thảo, nước nôi cùng vật dụng giữ thành tất phải sẳn sàng và đầy đủ đâu vào đấy cả rồi, Ta vây hãm thành trì của giặc đừng nói một vài tháng, ngay một vài năm chúng cũng không sợ,

Nguyễn danh Thế cũng đứng dậy nói theo

- Nếu ta dụng toàn lực đánh thành, ta sẽ bị thiệt hại lớn. Vì rằng kẻ đánh bao giờ cũng không lợi thế bằng kẻ giữ

- Nếu ta dụng toàn lực đánh thành, ta sẽ bị thiệt hại lớn. Vì rằng kẻ đánh bao giờ cũng. không lợi thế bằng kẻ giữ. Còn như dùng hỏa công thì miền này đồi lũng cây cỏ nhiều, gia chi dĩ cửa nhà trong thành không dựng liền khu mà dựng tản ra từng xóm nhỏ một. Sức lửa sẽ không đủ mạnh có thể gây một cuộc thiêu đốt dữ dội...

Trịnh-Vương hỏi:

- Vây không được, đánh không được, hỏa công lại cũng không được bây giờ dùng cách nào?

- Đem quân ra khiêu chiến để dử chúng ra khỏi nơi sào huyệt. Lực lượng của chúng thế nào, ta sẽ biết rõ.

Thanh đô Vương hỏi Mạc Thế tử:

- Túc hạ nghĩ sao?

Mạc kính Hoàn đáp:

- Chúng tôi nghĩ khác hẳn. Kẻ kia đã giảm kháng mệnh tất nhiên chúng tự biết sức chúng lắm. Còn cách phòng thủ thành này của chúng, tôi hoàn toàn đồng ý với hai tướng tiền phong.

Trịnh Vương gật đầu ;

- Vậy, theo ý túc hạ?

- Theo ngu ý thì chúng án binh bất động chẳng phải là chúng sợ ta hay nhất định kiên thành cố thủ đâu. Chúng hẳn đương mưu một việc ghê gớm, mà ta sẽ như người bị sét đánh ngang tai, không kịp bưng đầu nữa.

- Túc hạ có thể đoán được là việc gì chăng?

- Đoán đích xác là việc gì thì tiểu tài quả thực không thế đoán được. Có điều tôi giám chắc, ấy là mưu cao của giặc sẽ chỉ xảy ra trong sớm tối.

Đinh văn Tả cười nhạt:

- Cứ nghe ngài nói thì Vua và Chúa chỉ nên ngồi trông nhau mà chờ đợi.

- Bản ý của tôi không phải định nói như vậy, xin lão tướng quân chứ hiểu nhầm. Tôi há không biết rằng đức Hoàng Thượng và Đại Vương đây một khi đã thân chinh, việc tiến đánh để thu lấy những chiến công oanh liệt là rất cần cho uy thế của Triều đình. Sự thắng lợi chậm chừng nào nguy hiểm chừng nấy.

Trịnh-Vương gật đầu:

- Túc hạ nói rất phải!

- Khải Đại Vương, nhưng chính vì Vua Chúa cùng thân chinh, tôi mới càng ngờ sự hành động của giặc, ở ngay nơi căn cứ của ta vậy.

Một vẻ hoài nghi vụt lóe sáng trong đôi mắt Trịnh Vương:

- Ồ, Túc hạ nói cũng có nhẽ... Ta phải coi chừng...

Đinh văn Tả vội gạt:

- Khải Chúa Thượng, sự ấy chỉ là một ý vu khoát. Kinh thành hiện ở trong tay thân tín của Vương - Thượng, lại sẵn nhiều văn vũ tài năng giúp giập, những quân cáo thỏ còn giở được trò trống gì!

Nguyễn Khải lại đứng lên:

- Tiểu tướng chủ chương sự đem quân khiêu chiến để đánh thử vài trận với giặc xem tình hình thực của chúng thế nào.

Thanh đô-Vương ngẩm nghĩ một lát:

- Chuẩn y. Ta hãy cứ thử nghe theo nhời nhị vị tiền phong xem thế nào.

Nguyễn Khải và Nguyễn danh Thế cùng hớn hở bước ra.

Về tới quân doanh, hai tướng lập tức hạ lệnh cho binh sĩ sửa soạn để ra trại thách Nam binh giao chiến. Phải chờ lâu, bọn sĩ tốt Bắc hà đương buồn nản, bỗng được ra trận thì ai nấy cùng vui mừng nhảy nhót. Tất cả khoa chân múa tay, hò reo hăng hái.

Nhưng, cuộc điểm duyệt vừa xong, hai tướng họ Nguyễn chợt thấy sứ giả của Thanh đô Vương cầm hỏa bầy đến truyền lệnh không được ra khơi chiến cùng quân Nam vội.

Nguyễn Khải ngạc nhiên:

- Lạ thật! Thế này thì có mà trời hiểu !...

Danh Thế cũng tỏ ý tức bực:

- Chúa thượng có tiếng người quyết đoán xưa nay, sao tự nhiên lại đâm ra do dự thế chả biết!...

- Hay ta vào hỏi xem nguyên uỷ làm sao!

- Hỏi để mà chết à! Chúng mình là bọn thiên Iôi, trỏ đâu đánh đấy, thì thôi đành cứ cam phận. Còn việc quân quốc trọng đại, mình có quyền gì được dự tới mà hỏi.

- Không có thì cũng cứ mò vào xem động tĩnh ra sao vậy.

- Được, rồi chúng ta cùng đi...

Nguyễn Khải và Nguyễn Danh Thế ngạc nhiên là phải. Vì rằng, chính ngay Thanh đô Vương cũng không chờ đợi cái việc thình lình nó xảy đến, khiến Vương phải truyền vội cho hai tướng tiên phong thôi việc đánh thành của Nam binh.

Nguyên lúc hai tướng họ Nguyễn lĩnh mệnh ra khỏi đại doanh Trịnh vương một lát thì có phi kỵ từ Kinh đô vào mật báo một tin xét đánh Trịnh Gia và Trịnh Nhạc sắp làm phản.

Thanh Đô Vương biến sắc.

Ngài liếc trông Mạc kính Hoàn, chịu phục chàng tuổi trẻ là cao đoán.

- Túc hạ!

Mạc Thế tử đứng phắt dậy:

- Vương Thượng có lệnh truyền?

- Túc hạ thực là bậc Quản Nhạc đời nay !

- Chúng tôi có tài đảm chi mà được Vương Thượng ban khoa như vậy?

- Túc hạ đoán như thần !

- Nghĩa là Nam chúa đã thực hành cái mưu kế làm rối hậu quân của ta?

- Đúng.

Mạc Thế tử khẽ nhìn viên lão tướng Đinh văn Tả.

Đinh nói:

- Khải Vương Thượng, chẳng hay có quốc gia trọng sự chi vậy?

- Nguyễn phúc Nguyên ngầm thông với bọn loạn thần tặc tử Trịnh Gia và Trịnh Nhạc định hãm ta vào cái thế lưỡng diện thụ địch.

Đinh Văn Tả nổi trận lôi đình:

- Xin Chúa thượng cho tôi đem mấy nghìn khinh kỵ nhật dạ về kinh bắt hết loạn đảng đem chém bêu đầu ở giữa chợ.

Thanh Đô Vương nhìn Mạc Thế tử và hỏi rằng:

- Ý kiến của Đinh tướng quân, túc hạ nghĩ thế nào?

- Khải Vương thượng, tinh thế của ta không phải là không nghiêm trọng. Vậy, ta

phải tĩnh trí mà cân nhắc xếp đặt mọi việc cho rõ đâu vào đấy, đừng nên hấp tấp mà hỏng to...

Chính thế, lúc nầy, mỗi việc đều phải nghĩ rất chín. Túc hạ thử vì ta bày một chước thần tình xem sao?

- Khải Vương thượng, chẳng hay theo nhời mật khải, bọn Trịnh Gia và Trịnh Nhạc định hành sự như thế nào?

- Cứ bản khải thì lũ chúng nó định mượn tiếng tôn phù chính thống, chiếm giữ Kinh thành, mặt ngoài thông đồng với họ Nguyễn ở phương Nam, làm kế nội ứng ngoại hiệp.

- Chắc họ chưa cử sự !

- Sao Túc hạ biết?

- Vì hiện tình Nam binh vẫn yên tĩnh lắm.

- Đúng!

- Thế thì ta chớ nên tiết lậu việc này, và nếu có lui binh cũng nên hết sức thận trọng kẻo Nam quân sẽ đem toàn lực đuổi theo công, phá thì nguy to.

- Túc hạ nói rất hợp ý ta!

- Giờ, Vương thượng hãy cứ cho hai tướng tiên phong đem binh khiêu chiến với giặc. Một mặt, Chúa thượng giao cho lão tướng Đinh Văn Tả đem bản bộ mai phục ở phía bên này Hoàng Giang chờ hễ giặc đến thì đánh. Chúng tôi xin đem hai trăm khinh kỵ về kinh, thác cớ thỉnh an Vương phi. Làm như vậy, bọn phản thần sẽ không ngờ vực chi hết và sẽ trở tay không kịp. Giặc có theo, ta phòng bị sẵn hẳn chúng không dám đuổi dài. Trong khi ấy, Chúa thượng phò xe giá đức Hoàng đế đương đêm cất lẽn về Kinh đô các ngự dụng hãy tạm bỏ lại cả.

Thanh Đô Vương vỗ vai Mạc Thế tử mà rằng:

- Túc hạ thực là Trương Tử Phòng của ta! Vậy, ngay chiều nay, phiền túc hạ lên đường về Kinh để phù tá Hoàng thất và Vương gia cho bản suy. Công ấy sẽ là công đầu trong các hàng nhân thần của Triều đình vậy,

- Chúa thượng đã giao trọng trách cho mạc tướng, mạc tướng xin thề sẽ không phụ lòng ủy thác của Chúa thượng.

Thế tử vái chào vua chúa, đoạn lui về bản trại điểm quân lên đường.

Quảng cáo
Trước /11 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Ánh Trăng Ấy Và Em

Copyright © 2022 - MTruyện.net