Màu Nền | |
Màu Chữ | |
Font Chữ | |
Cỡ Chữ | |
Style Combo | |
Trương Mạn Thành chết, ngoài thành có mấy vạn lính bao vây, trong thành có mấy vạn lính đón lõng, lên trời không lối, xuống đất không đường, quân khăn vàng lập tức tan vỡ.
Chiến đấu kéo dài đến tận sáng thì kết thúc.
Ngoài thành la liệt xác người, máu chảy thành sông, chiến trường tĩnh lặng, thỉnh thoảng có con ngựa hí lên những tiếng đầy bi thương. Lập tức cho người thu dọn chiến trường rồi luận công ban thưởng.
Trận đánh Liêm Châu, Vân Vụ thành tiêu diệt hơn 2 vạn quân khăn vàng, bắt sống gần 8000 tên. Thiệt hại 200 kị binh, 2 tượng binh, gần 8000 bộ binh (phần lớn là binh lính và gamer của 3 thế lực tham dự (phần lớn chỉ lv 12,13 trong khi đó lính của Vân Vụ thành là 20).
Toàn bộ vật tư của tòa thành chiến lược Liêm Châu trở thành chiến lợi phẩm của Vân Vụ thành. Lương thực đầy kho, vũ khí áo giáp vô số kể trong đó có không ít trang bị tinh phẩm. Gỗ, đá, thiết chất đầy ăm ắp. Đáng tiếc là chỉ có mấy trăm kim tệ bởi phần lớn kim tệ đã bị hộ tống mang về nước.
Tòa thành Liêm Châu khá rộng lớn, vốn có thể chứa được chục vạn người nhưng chỉ có hơn 5000 dân, còn đâu toàn bộ đều là lính.
3 thế lực của Lê Minh, Minh Đức cùng Nguyễn Hoàng được chia vô số chiến lợi phẩm. lương thực, gỗ, đa, vũ khí áo giáp…. Đủ để họ dùng trong một thời gian dài.,
Dân trong thành cũng chuẩn bị lục tục bỏ thành mà đi (thay đổi thế lực chiếm giữ, người dân sẽ bỏ đi), nhưng may mà Long có chức quan trong người nên đã hạ lệnh trấn an, phủ dụ dân chúng nên tòa thành này mới không bị giáng cấp(không đủ dân).
Chiến lược lấy Liêm Châu làm căn cứ địa để tấn công các vùng của Đại Việt đến đây là phá sản, vô số toán quân khăn vàng lập tức trở thành cô quân xâm nhập, nhanh chóng bị quân dân Đại Việt tập trung tiêu diệt, trong thời gian ngắn lập tức chỉ còn co đầu phòng thủ, tình hình Đại Việt lập tức sáng sủa hơn rất nhiều. Triều đình có thể dồn sức đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
Thế nhưng ở Đại Hán, tình hình càng ngày càng rối rắm, Hán đế băng hà, thập thường thị làm loạn, các thế lực quân phiệt bắt đầu cát cứ tranh đấu lẫn nhau. Khăn vàng vẫn tiếp tục lan rộng tuy nhiên sau thất bại tại Đại Việt cũng đã tổn thương đến căn cơ.
Xứ Phù Tang thì đang gồng mình đối phó với những cuộc xâm lăng của khăn vàng, các nông dân cũng liên tục khởi nghĩa chống lại địa chủ.
Roma, khởi nghĩa của Spartacus cũng làm sụp đổ cả 1 đế chế, các lãnh chúa bắt đầu tự phong vương, tuyên bố không chịu sự ảnh hưởng của nguyên lão hội.
Ba Tư, các hoàng tử của vua cyrus VII cũng đang tranh đoạt dữ dội, quốc lực suy giảm.
Đổi tên Liêm Châu thành Bắc Đô thành, dưới trướng của Long giờ đã có 2 thành lớn cùng 1 số trấn nhỏ.
Long quyết định chiếm Liêm Châu bởi vì bây giờ, Vân Vụ thành gần như đã hết không gian để phát triển. Chỉ có thể mở rộng ra các chốn khác. Hơn nữa, triều đình Đại Việt cũng không còn hơi sức mà quan tâm đến mấy thành này nữa, cực bắc của Đại Việt chỉ vươn tới Vạn Xuân mà thôi, xa hơn nữa thì không có sức ảnh hưởng. Chiếm địa điểm này, tuy có nguy cơ phải đối mặt với quân khăn vàng, thậm chí là cả triều đình Đại Hán nhưng ngựa không ăn đêm thì không béo. Cầu phú quý trong hiểm nguy. Chỉ cần mình chiếm giữ được Bắc Đô, lúc đó muốn kiếm chút nước béo bên Hán quốc cũng dễ dàng hơn, với cả để cho binh lính giao phong với đám ô hợp khăn vàng cũng là một cách luyện binh rất tốt.
Thế nhưng Long cũng không dám cất trữ nhiều vật tư ở đây, Vân Vụ thành mới là nơi khởi nghiệp của Long. Lập tức phân phó người mang vật tư về Vân Vụ theo cả đường thủy lẫn bộ. Lương thực vật tư nhiều đến mức xe đi thuyền đến mấy chục chuyến mà vẫn không hết.
Trận chiến này, Vân Vụ thành thiệt hại không đáng kể, lại bắt được gần 2 vạn tù binh, chọn 1 số luyện thành binh còn đâu cho đi làm ruông, cũng may, phần lớn tù binh đều là thanh niên Đại Việt bị bắt đi lính khăn vàng nên tâm lí phản kháng không lớn, rất nhanh đã bị dung hòa. Những tên cứng đầu cứng cổ thì lập tức biến thành tù khổ sai làm những công việc nặng nhọc, bị quản lí cực kì chặt chẽ.
Nhờ có chiến tranh tẩy lễ, quân đội Vân Vụ thành càng ngày càng mạnh, tượng binh có đủ biên chế 100 (chết 2), kị binh mặc dù thiệt hại mất mấy trăm người, nhưng nhờ có số ngựa chiến lợi phẩm trong các cuộc chiến nên nhanh chóng được bổ sung, ngoài ra còn vô số ngựa chiến tuy bị thương nhưng chỉ cần chăm sóc tốt thì vẫn có thể kéo xe hoặc cày ruộng. thủy quân gần 2000 người, bộ binh cũng hơn 6000 người. Tổng số dân của Vân Vụ và Liêm Châu cộng lại cũng gần 6 vạn người.
Lương thực dự trữ cũng đủ cho Vân Vụ thành ăn trong 10 năm (với dân số hiện tại).
Thanh lí chiến lợi phẩm, Long cắt cử Trương Phi ở lại giữ Bắc Đô rồi cho người đón Siêu lão đến phụ giúp công việc nội chính, Trương Phi chỉ là hạng võ biền, đánh giặc còn được chứ bắt hắn xử lí nội chính còn khó hơn bắt hắn thêu thùa.
Cũng may là trường học cũng đào tạo ra vô số văn sĩ sơ cấp đủ để đảm đương 1 số công việc nho nhỏ, tại Vân vụ thành, mọi thứ cũng đã ổn định nên chỉ cần Lam lão duy trì.
Lúc này cũng là lúc nên thanh toán thù lao với lão thành chủ rồi.
Dẫn theo đoàn quân thắng trận trở về Vạn Xuân, thấy lão thành chủ đang méo xệch miệng. Long tiến lên vỗ vỗ vai:
- đánh tan quân khăn vàng, lão phải mừng vui mới đúng chứ. Lần này lão không những giữ được cái mũ ô sa mà còn thăng quan tiến tước ấy chứ.
Thấy Long trở về, lão nhẹ nhõm thở ra một hơi:
- phù, may quá, may quá.
Long ngạc nhiên:
- có gì mà may, thành Liêm Châu cỏn con, mấy vạn man binh mà không đánh hạ được thì mặt mũi lào đi gặp man vương đây.
Lão than thở:
- cậu biết không, lúc nãy có hơn 3000 quân khăn vàng tàn dư đột nhiên đánh đến, may mà lão chạy kịp không thì giờ cũng lên bàn thờ ăn chuối cả nải rồi. Vạn Xuân cũng gặp nguy. May mà ta kịp đóng cửa thành, quân khăn vàng không đánh cũng tự tan rồi.
Đó là đám người Quách Tài đến cứu Quản Hợi, nhưng chiến trường giờ chỉ còn một mảnh tĩnh lặng, Quản Hợi cũng bị chém đầu, Quách Tài muốn đánh vào thành báo thù nhưng chư tướng không nghe, cuối cùng cả lũ tan đàn xẻ nghé trốn khắp nơi làm giặc cướp.
Long cũng thầm cảm thấy may mắn, cũng may là chỉ có 3 ngàn tên, nếu đông hơn mà chúng lại liều lĩnh tấn công thành thì Vạn Xuân khó mà thủ, trong thành còn hơn 6000 binh sĩ, phần lớn đều mệt mỏi sau trận chiến kéo dài, 1 số ít đã ngủ gục rồi. Vạn Xuân thất thủ thì công sức của mình hóa thành bọt nước.
Lão thành chủ cực kì sảng khoái đưa toàn bộ chiến lợi phẩm cho Long, 8000 kim tệ, vô số trâu bò lợn gà, mấy trăm thợ thủ công lành nghề.
Ngoài ra còn có bản vẽ lâu thuyền 2 buồm, trọng tải lớn gần gấp đôi lâu thuyền 1 buồm có thể chở 4 voi và cả ngàn binh sĩ, trên thuyền có thể gắn máy bắn đá, nỗ tiễn…cũng may là công chiếm thành Liêm Châu, Long thu được một bản vẽ máy bắn đá, tuy là loại thô sơ nhất nhưng thế cũng đủ tạm rồi, từ giờ có thể đem máy bắn đá đi dọa người rồi.
Sau đó, lão thành chủ cũng tổ chức luận công ban thưởng, tất cả các người chơi tham dự vào chiến dịch Vạn Xuân có thể nhận phần thưởng, vũ khí trang bị, lương thực vật tư. Thậm chí còn được phát thưởng cả kiến thôn lệnh. Bởi vì chiến tranh tàn phá nên nhiều thôn trấn bị phá hủy, đất hoang khá nhiều, thành lập thôn trang ngoài việc tăng nhân khẩu còn tạo 1 tấm lá chắn giữa Vạn Xuân và Đại Hán.
Chiến dịch kết thúc, người chơi Hán quốc cũng rút lui về nước, để lại đằng sau là khung cảnh tan hoang. Phải mất rất lâu Đại Việt mới khôi phục lại được nguyên khí như lúc trước.