Saved Font
  1. mTruyen.net
  2. Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân
  3. Chương 111: Bích Mặc Tiên Sinh Ngược Đời
Trước /182 Sau

Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân

Chương 111: Bích Mặc Tiên Sinh Ngược Đời

Màu Nền
Màu Chữ
Font Chữ
Cỡ Chữ
Style Combo

Khương thị lang thấy Nguyễn Đông Thanh lò dò rón rén bước từng bước, không khỏi cảm thấy vị “tiên sinh” này giống như có hơi... quái lạ. Lão bèn ho khan một cái, nói:

“Tiên sinh yên tâm, điện Kim Loan này không có bẫy truyền tống.”

Nhìn Nguyễn Đông Thanh lục tục thẳng lưng đứng dậy, xấu hổ nhìn lão cười cười, Khương Vân Trường cảm thấy rất khó hiểu.Đây vẫn là vị Bích Mặc tiên sinh hai bài thơ chấn kinh bá quan văn võ hay sao?Điện Kim Loan là nơi hoàng đế thường xuyên lui tới, ai dám đặt bẫy truyền tống ở đây? Muốn bị tru di cửu tộc hay sao?

Chưa nói đến chuyện chẳng may hoàng đế đạp phải bẫy, bị đưa đến một xó xỉnh nào đó trong cung, thì trận pháp truyền tống có cao thâm cách mấy thì cũng là do con người tạo nên. Thiên địa hữu khuyết, nhân vô thập toàn, ấy vốn là chuyện thường ở đời. Chẳng có gì chắc chắn kẻ hữu tâm không nghiên cứu bẫy truyền tống, đảo ngược hai đầu, sau đó thừa cơ hành thích hoàng đế cả.

Mối nguy lớn đến thế, chẳng cần biết là hiền vương hay bạo chúa, hôn quân hay minh quân thì đều không cho phép tồn tại ngay gần nơi mình phải đi qua hàng ngày.

Thế nhưng...

Vị Bích Mặc tiên sinh này dường như lại... không nhận ra cái chuyện đáng nhẽ phải là thường thức ở đời này.

Giữa cái người đang lóng nga lóng ngóng trước điện Kim Loan và vị tiên sinh tài cao bắc đẩu từng thấy ở đám cưới Trương – Hồ cơ hồ có khoảng cách như trời với vực, thực chẳng khác nào hai kẻ khác nhau.

Khương Vân Trường chẳng tránh khỏi hoài nghi.Điện Kim Loan tông cộng chia làm ba khu vực. Điện nội là nơi hoàng đế tảo triều, tiếp kiến các quan đại thần. Trung đường là chỗ các quan nhỏ chờ tiếp kiến, hoặc làm chỗ nghỉ lại cho văn võ bá quan lúc cần làm việc thâu đêm. Cuối cùng, bên ngoài cũng là nơi rộng nhất là Điểm Tướng Tràng, năm xưa là nơi thái tổ hoàng đế điểm binh ngự giá thân chinh.

Sau khi Thánh Tông hoàng đế đại bại sơn man, ổn định biên cương, thì Điểm Tướng Đài cũng hiếm khi được động tới nữa. Bây giờ, quảng trường rộng bát ngát này cơ hồ chỉ dùng trong những ngày lễ tế trời đất, hoặc những nghi thức tiếp sứ quan trọng.Đương nhiên... đến đời Dực hoàng đế thì còn là chỗ tổ chức sinh thần cho vua, mở hội Mỹ Thực tiến vua.

Khương Vân Trường quảng cáo muốn xì khói lỗ tai, thở hổn hà hổn hển. Vừa nói, lão vừa quay sang nhìn xem vị Bích Mặc tiên sinh đi cùng có phản ứng gì không. Thế nhưng, khiến cho lão không khỏi thất vọng là Nguyễn Đông Thanh chỉ tròn xoe mắt nghe, dường như thích thú hào hứng lắm, như đứa trẻ lần đầu được kể chuyện cho vậy.

Khương Tranh:

“...”

Thân là người tu Nho đạo, phản ứng của Nguyễn Đông Thanh khiến lão càng nghĩ càng thấy khó hiểu.

Nho gia tu hành dựa vào văn khí.

Muốn có được, phải dựa vào đọc sách thánh hiền, mượn Nho Đạo thần vận ẩn chứa trên trang sách chuyển hóa chân khí bình thường thành văn khí, nạp vào đan điền.

Mà điển tịch Nho gia cũng chia làm ba loại.Đại thuyết – cũng tức là kinh văn đạo nghĩa của các bậc đại Nho văn thánh – tương đương với công pháp tu hành của người bình thường, giúp người đi Nho đạo chuyển hóa chân khí trong trời đất thành văn khí.

Trung thuyết – cũng là sách sử - có công dụng phụ trợ, giúp điều hòa văn khí, vận dụng trơn tru hiệu quả. Tuy không có công dụng trực tiếp, thế nhưng giữa hai Nho đạo cường giả, người luyện sách sử chiến lực sẽ hơn xa người không có. Chính vì thế được xếp ngay sau kinh sách.

Tiểu thuyết – tính tất cả thi ca thư họa, truyền kỳ dã sử. Người tu văn dựa vào văn khí câu thông với mặc bảo, cụ hiện hóa ra nhân vật thần thông, cũng tương đương với võ kỹ.

Khương Vân Trường, cũng như tất thảy người tu hành Nho đạo khác, không ai mà không đi theo lối đại – trung – tiểu thuyết. Kinh thư thánh hiền cơ hồ là cội rễ của Nho đạo, đã ăn vào tiềm thức của dân chúng. Cho dù chỉ đọc sách bình thường, không chuyển hóa chân khí làm văn khí, thì cũng bắt đầu từ kinh thư đến sách sử.

Chính vì lẽ đó...

Nên Nguyễn Đông Thanh trong mắt Khương Tranh lại thành kẻ ngược đời.

Bích Mặc tiên sinh không biết sử, ngôn hành cử chỉ lại càng chẳng có vẻ gì là thông đạo thánh hiền, tuân thủ tam cương ngũ thường, hoàn toàn không có phong phạm của người quân tử, giống như chưa từng đọc qua kinh sách đại thuyết.

Thế nhưng... gã lại “tài hoa xuất chúng”.

Nói một cách dễ hiểu, trong mắt Khương Vân Trường, Nguyễn Đông Thanh giống như một đứa trẻ chưa luyện tí ti công pháp nào đã có thể sáng tạo ra thần thông võ kỹ uy lực thông thiên vậy.

Lên đến Điểm Tướng Đài, hai bên tách ra.

Khương Vân Trường là Lại Bộ thị lang, đương nhiên là phải đứng ở hàng quan lại trong triều.

Mà nhóm của Nguyễn Đông Thanh đến đây để thi thố, đương nhiên phải đứng ở chỗ đã quy định. Chỉ thấy Điểm Tướng Đài lúc này được người ta dùng chỉ đỏ chia làm nhiều ô vuông khác nhau, cái lớn cái nhỏ không đều. Trung tâm mỗi một ô vuông đều cắm một lá cờ, ghi rõ khu vực này thuộc về thế lực nào.

Ba người Nguyễn Đông Thanh nhanh chóng tìm được khu vực triều đình chuẩn bị cho ải Quan Lâm – một ô vuông nhỏ tí tẹo nằm ở một chỗ hẻo lánh trên quảng trường.

Trương Mặc Sênh cau mày, nói:

“Khinh người quá dáng thật, cái nơi nhỏ bé này đến cái ghế cũng chẳng có, sao xứng với tiên sinh? Không được, tiểu tử phải đi nói lý với bọn họ.”

“Thôi bỏ đi. Lẽ thường ở đời mà thôi.”

Nguyễn Đông Thanh cười, đoạn ra hiệu cho Hồng Đô lấy mấy cái ghế xếp ra bày trên đất. Thứ này phải kể đến cái hồi gã vẽ cho ông Hùng một bản vẽ đại khái của cái quán lưu động. Vốn Nguyễn Đông Thanh không cho rằng nghề mộc ở Huyền Hoàng giới có thể tái hiện lại bản vẽ sơ sài của gã, nào ngờ thế mà lại thành công thật. Nguyễn Đông Thanh bèn hỏi ông Hùng địa chỉ của hàng mộc, tìm đến làm mấy cái ghế xếp hồi còn ở địa cầu.

Người ta làm thì làm được thật, nhưng gỗ nặng, cái đám đinh sắt bản lề cũng chẳng lấy gì làm nhẹ, thành phẩm có điều đến bảy, tám cân. Nguyễn Đông Thanh thấy mang đi Quan Lâm phí sức quá, bèn vứt ở cổ viện.

Bấy giờ có Hồng Đô, quăng được vào nhẫn chứa đồ, hắn mới nghĩ đến mà mang theo.

Nguyễn Đông Thanh mở ghế ra, bảo hai người ngồi xuống. Con Cải Thảo nhảy phốc lên đùi hắn, nằm ườn ra ngáp, cái đuôi vung vẩy cào vào cánh mũi khiến hắn cơ hồ hắt hơi mấy cái liền. Nguyễn Đông Thanh vuốt lông ở lưng con mèo béo, nói:

“Cải Thảo! Giảm cân đi thôi, mày nặng quá!”

“Nhưng mà tiên sinh...”

Nguyễn Đông Thanh thấy Trương Mặc Sênh hãy còn khó chịu vì bị đối xử chẳng ra sao thì cũng không ngạc nhiên lắm. Cậu ta là thiếu niên, tuổi trẻ háo thắng, lại là thiếu trang chủ của Mỹ Vị sơn trang, địa vị không thấp.

Gặp cái chuyện này nổi nóng cũng là lẽ thường.

Nguyễn Đông Thanh lắc đầu, khuyên:

“Bỏ đi. Ải Quan Lâm mấy năm nay đứng bét, có người tôn trọng chúng ta mới là lạ. Chẳng nhẽ cậu nhìn Cổ Long thành phân chia chín quận, bá tánh cũng bị chia làm tám chín mươi hạng người mà còn chưa rõ thái độ của hoàng đế hay sao?”

Trương Mặc Sênh bấy giờ lại nhớ đến cái đầu rồng đặt chềnh ềnh trên cổng long môn, không khỏi gật đầu một cái.

Mấy ngày này, bọn họ tận mắt thấy được quang cảng ở Cổ Long thành rốt cuộc là thế nào. Cho dù hai người cùng là ăn mày với nhau, thì: “Ngươi làm ăn mày ở quận Cửu, ta chống gậy xin ăn ở quận Bát, so ra cũng là cao hơn ngươi một cái đầu!”

Có kẻ nói quan có quan phẩm, nhưng ở Cổ Long thành, dân cũng có “dân phẩm” là vậy.

Chính vì lẽ đó, Nguyễn Đông Thanh cảm thấy có đi nói lý với người ta thì cũng là “đạo bất đồng bất tương di ngôn” mà thôi. Không bị cười nhạo đã là may rồi...

Còn mong chờ người ta ra mặt cho mình?

Về kê cao gối, đắp chăn, tự nhiên là sẽ thấy được.

Thành thử, Nguyễn Đông Thanh cũng chẳng để ý lắm đến những chuyện này.

Hắn tự thấy mình không được như các cô cậu thiếu niên xuyên không khác. Nguyễn Đông Thanh chẳng có hùng tâm tráng chí gì đáng nói, nhu cầu lại thấp, hơn nữa cũng chẳng quá quan tâm đến cái nhìn của người khác...

Người ta giúp hắn bớt phiền thì ghi ơn, mà mặc kệ cũng chẳng sao hết.

Trương Mặc Sênh thấy hắn bấy giờ đã nhắm mắt lại, tay vuốt lông mèo, thì cũng chỉ có thể ngồi xuống ghế. Hồng Đô thấy cậu chàng có vẻ không vui, bèn móc trong túi ra một bọc lá chuối, dúi cho Tiểu Thực Thần, hỏi:

“Ăn không?”

Trương Mặc Sênh vừa nghe đến “ăn”, lập tức hào hứng quên cả những ấm ức ban nãy. Cậu chàng hí hửng giở gói lá chuối, tức thì một mùi hương thơm ngào ngạt phả ra.

Chỉ thấy trong gói lá chuối, có mấy cái bánh tròn xoe. Cái thì lấm tấm vừng vàng, cái thì lốm đốm đường trắng, lại có cái đỏ hồng màu mật, quả thực là sắc hương vị đều đủ cả, khiến người ta phải thèm chảy nước miếng.

Trương Mặc Sênh thời gian gần đây ở Lão Thụ cổ viện cũng được Nguyễn Đông Thanh mua loại bánh này về cho ăn mấy lần, đương nhiên nhận ra thứ này là bánh rán. Cậu chàng vốn tưởng là lần này đến Cổ Long thành thì phải dăm bữa nửa tháng nữa mới được ăn lại, không ngờ Hồng Đô vẫn còn hàng tồn.

Nguyễn Đông Thanh nhìn thấy cảnh này, cười lắc đầu...Đến “bánh rán” cũng thành món ưa thích rồi, không biết sắp tới hắn có bị ăn gậy bản quyền hay không nữa.

Chính lúc Hồng Đô và Trương Mặc Sênh đang chia nhau bánh rán ăn, thì đằng sau chợt có tiếng nói khinh khỉnh:

“Cái thứ quê mùa dầu mỡ này mà cũng dám mang tới tham gia hội thi sao? Xem ra ải Quan Lâm này càng lúc càng không được, sớm muộn cũng phải đổi chủ.”

Ba người nhìn về phía kẻ vừa lên tiếng, thì phát hiện ấy là một trung niên mặc áo nhà Nho, bên eo còn treo một cây bút lông.

Trương Mặc Sênh quệt miệng:

“Còn tưởng là người nào, té ra là cái tên Nho sinh lưỡi trâu!”

Quảng cáo
Trước /182 Sau
Theo Dõi Bình Luận
Vu Sư Bất Hủ

Copyright © 2022 - MTruyện.net